Bài thu hoạch chuyên đề Những chủ trương của Đảng về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992

2 1.3K 0
Bài thu hoạch chuyên đề Những chủ trương của Đảng về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ NĂM 2013 HUYỆN BUÔN ĐÔN Buôn Đôn, ngày 07/8/2013 Họ và tên: Nguyễn Tuấn Hà Đơn vị: THPT Trần Đại Nghĩa. Câu hỏi: Trong sửa đổi Hiến pháp 1992 có quan điểm: “Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đồng chí hãy phân tích quan điểm trên. Bài làm Hiến pháp là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của một quốc gia. Hiến pháp 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH năm 1991. Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp là bộ Luật cao nhất và căn bản nhất của một quốc gia, thiết kế tổ chức bộ máy chính quyền và cam kết bảo vệ những quyền lợi căn bản cho người dân. Hiến pháp quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, bảo vệ tổ quốc XHCN, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, sửa đổi Hiến pháp là một công việc hết sức quan trọng. Trong quá trình tiến hành sửa đổi Hiến pháp phải đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học vì: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thứ hai, thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài. Để đạt được những yêu cầu lớn trên, sửa đổi Hiến pháp cần phải được tiến hành tuần tự qua nhiều bước. Đầu tiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trên cơ sở Cương lĩnh 2011, kế thừa Hiến pháp 1992 phải dự thảo những nội dung cơ bản nhất của bản Hiến pháp mới. Tiếp theo, tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân, công việc này phải được tiến hành nghiêm túc, tránh hình thức, vừa tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của Hiến pháp, đồng thời phát huy trí tuệ tập thể của quần chúng nhân dân, các nhà khoa học, nhân sĩ và trí thức , tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng ở trong và ngoài nước không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa cần thông báo rộng rãi đến toàn thể nhân dân, nên để nhân dân tiếp tục góp ý hoàn thiện trước khi Quốc hội thông qua. Sửa đổi Hiến pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, trung thành với lợi ích của dân tộc, lãnh đạo thành công các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Do đó, Đảng lãnh đạo việc sửa đổi Hiến pháp vừa là khẳng định vai trò, vị trí của Đảng, cũng là phù hợp ý chí, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân. Tóm lại, sửa đổi Hiến pháp 1992, là một yêu cầu khách quan của lịch sử. Toàn thể nhân dân ta cần tập trung ý chí, phát huy trí tuệ, tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và xây dựng Hiến pháp mới. Có như vậy, đất nước ta mới có thể có được một bản Hiến pháp, vừa có tính chặt chẽ, khoa học, ổn định và lâu dài, đồng thời phù hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triến nước nhà. . sửa đổi Hiến pháp vừa là khẳng định vai trò, vị trí của Đảng, cũng là phù hợp ý chí, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân. Tóm lại, sửa đổi Hiến pháp 1992, là một yêu cầu khách quan của. cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa cần thông báo rộng rãi đến toàn thể nhân dân, nên để nhân dân tiếp tục góp ý hoàn thiện trước khi Quốc hội thông qua. Sửa đổi Hiến pháp. nhiều bước. Đầu tiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trên cơ sở Cương lĩnh 2011, kế thừa Hiến pháp 1992 phải dự thảo những nội dung cơ bản nhất của bản Hiến pháp mới. Tiếp theo, tiến hành lấy

Ngày đăng: 06/02/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan