Thiết kế một số trò chơi học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

82 7.1K 72
Thiết kế một số trò chơi học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yếu tố hàng đầu để phát triển đất nước theo con đường này. Cùng với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, trong dạy học hiện nay, HS đóng vai trò chủ động trong quá trình đi tìm và lĩnh hội tri thức, GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn. Nhận thức được tầm quan trọng đó và hòa nhịp với sự phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục nên Luật giáo dục đã xác định đổi mới phương pháp dạy học là “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. 1.2. Ở Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng trong phân môn Luyện từ và câu (LTC), hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng. Việc vận dụng trò chơi học tập trong phân môn LTC sẽ mang lại hiệu quả cao cho các tiết học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP *************** LÊ THỊ DƯƠNG NGUYỄN THỊ MY THOA TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRÂN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Ngành đào tạo: Sư phạm Giáo dục Tiểu học Trình độ đào tạo: Đại học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỒNG THÁP, NĂM 2011 1 MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Danh mục cụm từ viết tắt 3 MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Phương pháp nghiên cứu 7 8. Cấu trúc khóa luận 8 NỘI DUNG 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 9 1.1.1. Khái quát về trò chơi 9 1.1.2. Khái quát về trò chơi học tập 12 1.1.3. Vấn đề sử dụng trò chơi học tập vào DH phân môn LT&C lớp 5 16 1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5 23 1.2. Cơ sở thực tiễn 26 1.2.1. Các bài dạy LT&C trong SGK Tiếng Việt lớp 5 26 1.2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học LT&C lớp 5 28 1.2.3. Thực trạng tiếp nhận trò chơi học tập của học sinh lớp 5 34 1.2.4. Nguyên nhân của thực trạng 40 1.3. Tiểu kết chương 1 41 Chương 2 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 2.1. Các nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập 42 2.2. Các bước thiết kế trò chơi học tập cho dạy học LT&C lớp 5 43 2 2.2. Một số trò chơi học tập cho dạy học phân môn LT&C lớp 5 45 2.2.1. Trò chơi “Câu cá vàng” 45 2.2.2. Trò chơi “Đấu trường 45” 46 2.2.3. Trò chơi “Đi tìm đồng đội” 48 2.2.4. Trò chơi “Đối đầu” 49 2.2.5. Trò chơi “Giành cờ chiến thắng” 50 2.2.6. Trò chơi “Hãy hát lên” 52 2.2.7. Trò chơi “Hiểu ý đồng đội” 53 2.2.8. Trò chơi “Phóng viên” 54 2.2.9. Trò chơi “Ô chữ kì diệu” 56 2.2.10. Trò chơi “Rung chuông vàng” 57 2.2.11. Trò chơi “Tiếp sức đồng đội” 58 2.2.12. Trò chơi “Truyền tin” 60 2.2.13. Trò chơi “Về đúng nhà mình” 61 2.2.14. Trò chơi “Vòng quay kiến thức” 62 2.3. Tiểu kết chương 2 64 Chương 3 DẠY HỌC THỬ NGHIỆM 3.1. Mục đích thử nghiệm 65 3.2. Nội dung thử nghiệm 65 3.3. Đối tượng thử nghiệm HS lớp 5 65 3.4. Phương pháp thử nghiệm 65 3.5. Bài soạn thử nghiệm 65 3.6. Quá trình thử nghiệm 65 3.7. Phân tích kết quả thử nghiệm 68 3.8. Kết luận từ dạy học thử nghiệm 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Để việc nghiên cứu đề tài được thành công thuận lợi và tránh được những lỗi viết sai của một số từ ngữ cho người đọc trong đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu đã viết tắt một số từ ngữ như sau: • DH: Dạy học • GV: Giáo viên • GVTH: Giáo viên tiểu học • HS: Học sinh • HSTH: Học sinh tiểu học • KTBC: Kiểm tra bài cũ • LT&C: Luyện từ và câu • MRVT: Mở rộng vốn từ • NXB: Nhà xuất bản • PV: Phóng viên • SGK: Sách giáo khoa • TCHT: Trò chơi học tập • TP: Thành phố 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yếu tố hàng đầu để phát triển đất nước theo con đường này. Cùng với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, trong dạy học hiện nay, HS đóng vai trò chủ động trong quá trình đi tìm và lĩnh hội tri thức, GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn. Nhận thức được tầm quan trọng đó và hòa nhịp với sự phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục nên Luật giáo dục đã xác định đổi mới phương pháp dạy học là “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. 1.2. Ở Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng trong phân môn Luyện từ và câu (LT&C), hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng. Việc vận dụng trò chơi học tập trong phân môn LT&C sẽ mang lại hiệu quả cao cho các tiết học. Trò chơi học tập tạo cho tiết học có một không khí sôi động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HSTH. Khi sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C, HS được hòa nhịp vào môi trường “chơi mà học, học mà chơi”. GV đóng vai trò tổ chức hướng dẫn cho HS tự khám phá ra tri thức cho bản thân. Các em chủ động, linh hoạt, hứng thú với tiết học hơn, giúp khắc sâu kiến thức được học. 1.3. Vấn đề đặt ra là trò chơi học tập phải phát huy được tính tích cực tự giác hoạt động, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của HS, việc sử dụng trò chơi học tập nào cho phù hợp với nội dung dạy học và sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Phân môn LT&C lớp 5 rất phong phú về nội dung và hình thức nên đòi hỏi trò chơi cũng phải đa dạng, phong phú. Nhận thức được những điều đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5” để nghiên cứu. Chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này sẽ giúp cho GV và HS tiểu học hiểu rõ vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học phân môn LT&C lớp 5 nói riêng và các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung. 5 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay, việc nghiên cứu và tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi học tập (TCHT) nói riêng cho trẻ đã được các nhà sư phạm trên thế giới cũng như nước ta quan tâm, bởi họ nhìn thấy việc sử dụng trò chơi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ. Tuy nhiên, việc xem xét nghiên cứu vấn đề này vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. - Trên thế giới, các nhà khoa học Sáclơ Phurie, Robert Owen đã nghiên cứu và sử dụng TCHT vào mục đích giáo dục - phát triển toàn diện cho trẻ em. Họ đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ ra được vai trò của TCHT trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Theo nhà sư phạm Đức Ph. Phroebel, TCHT phát triển thể chất, làm giàu vốn ngôn ngữ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, phát triển cái vốn có sẵn của trẻ. Một luận điểm vô cùng quan trọng của A. I. Xôrôkina: TCHT là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi. Trò chơi được vận dụng trong tiết học, hành động chơi sẽ chỉ đạo hoạt động trí tuệ của trẻ, trò chơi tự bản thân nó trở thành tiết học. Theo như T. M. Babunova; A. K. Bônđarencô bám sát mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS đã xác định TCHT là một phương pháp giáo dục và phát triển tích cực, độc lập nhận thức của HS. - Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức trò chơi trong dạy học ở Tiểu học cũng đã được quan tâm ở nhiều bộ môn khác nhau như: môn Toán, môn Tự nhiên – Xã hội, môn Đạo đức, môn Tiếng Việt Với tài liệu “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3”, tác giả Bùi Phương Nga [6] đã giới thiệu một số trò chơi dùng trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội. Đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp người nghiên cứu học hỏi để có thể vận dụng thiết kế những trò chơi cho dạy học phân môn LT&C lớp 5. Trong tài liệu “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh”, các tác giả Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang [8] đã khái quát được các vấn đề cơ bản về trò chơi cũng như việc tổ chức trò chơi cho HSTH. Nó giúp người nghiên cứu nắm vững những vấn đề khi vận dụng trò chơi phải vận dụng theo những mục tiêu nào? Cách thức nào? Nguyên tắc 6 nào?… Từ đó người nghiên cứu có thể tiến hành thiết kế một số trò chơi học tập theo những mục tiêu, cách thức, nguyên tắc đó Tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh trong tài liệu đào tạo GVTH “Dạy luyện từ và câu ở Tiểu học” [1] đã nghiên cứu kĩ về chương trình LT&C ở tiểu học, đề ra những phương pháp tích cực để vận dụng vào dạy học LT&C. Tài liệu giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về chương trình phân môn LT&C, cũng như nắm rõ các phương pháp dạy học tích cực cho từng nội dung, từng kiểu bài làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, còn có một số tác giả khác có những công trình nghiên cứu liên quan đến trò chơi ở tiểu học như: tác giả Trần Mạnh Hưởng có bài “Vui học Tiếng Việt” [5], tác giả Lâm Uyên, Lê Thị Tuyết Mai có bài “Trò chơi thực hành Tiếng Việt 1” [13]. Các tài liệu đã nói rõ vai trò của trò chơi trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, những nguyên tắc và quy trình lựa chọn, tổ chức trò chơi cho HSTH. Có thể nói đây là những tài liệu quan trọng về lí luận giúp chúng tôi có thể tiến hành thiết kế trò chơi học tập vào dạy học LT&C lớp 5 phù hợp và đạt hiệu quả. Điểm qua các công trình nghiên cứu trên, người nghiên cứu thấy việc tìm hiểu và vận dụng trò chơi học tập cũng như vấn đề nghiên cứu dạy học LT&C đã được triển khai ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo và là gợi ý quan trọng tạo cơ sở tốt cho người nghiên cứu hiểu rõ vấn đề để tiến hành thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề “Thiết kế một số trò chơi học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5” vẫn là một sự cần thiết về mặt tư liệu. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề về lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. - Khảo sát thực tiễn để nắm việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 7 - Thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5. - Thiết kế giáo án và dạy thử nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5. - Phạm vi nghiên cứu: thiết kế trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 6. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên và người nghiên cứu nắm vững cách thức thiết kế cũng như tổ chức trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5 một cách hợp lí, linh hoạt, sáng tạo sẽ góp phần kích thích tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, đồng thời mang lại hiệu quả cao trong dạy - học phân môn LT&C lớp 5 nói riêng và chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói chung. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài về mặt lí luận, SGK Tiếng Việt lớp 5 để xây dựng lịch sử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lí luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp khảo sát, điều tra: tham khảo ý kiến của GV, HS lớp 5 của các trường Tiểu học để thu thập những số liệu thực tế về việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5. Từ đó có thể thiết kế một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn LT&C lớp 5. + Phương pháp thống kê, phân loại: sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các kết quả khảo sát. + Phương pháp quan sát sư phạm: dự giờ lớp 5 của các trường nghiên cứu nhằm quan sát cách tổ chức và phương pháp giảng dạy phân môn LT&C của GV. + Phương pháp thực nghiệm: thiết kế kế hoạch dạy học và dạy thử nghiệm những trò chơi đã thiết kế để rút ra được những nhận xét, đánh giá. + Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chứng kết quả khảo sát, thực nghiệm của các lớp khác nhau. Từ đó ta thấy được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh như thế nào? Hiệu quả của việc vận dụng trò chơi học tập đã thiết kế vào dạy học Luyện từ và câu lớp 5 ra sao? 8 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Chương 3: Dạy học thử nghiệm. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái quát về trò chơi Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở Tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Trò chơi mang lại cho mọi người những phút thư giãn hiệu quả cao. Đối với trẻ em, chơi lại vừa có vai trò giải trí vừa tạo điều kiện phát triển tư duy. 1.1.1.1. Khái niệm về trò chơi Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HSTH, dù nó không còn là hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên, vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, có ý nghĩa to lớn đối với trẻ. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: nếu tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định, có tổ chức, sự cổ vũ của bạn bè, có sự tham gia của nhiều người và những quy định mà người tham gia phải tuân thủ. Luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động chơi. Trò chơi có tính thi đua và tính thách thức đối với người tham gia. Hiện nay có một số định nghĩa về khái niệm trò chơi như sau: Trò chơi là một loại hình văn hóa dân gian rất quen thuộc, gần gũi với mọi người và mang tính chất truyền thống. Trò chơi là một loại hình sinh hoạt, giao lưu văn hóa của con người, thường được tổ chức vào các dịp lễ, hội, tết… Trò chơi đem lại cho con người sự vui vẻ, đoàn kết, giúp con người thổ lộ những tình cảm, thể hiện ước mơ, sự phấn đấu… Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí thông qua đó giáo dục con người những kinh nghiệm sản xuất, phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học… Theo Hà Nhật Thăng thì “trò chơi là loại hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người” [8, tr. 24]. Hay theo Từ điển Tiếng Việt “trò chơi là hoạt động bày ra để chơi cho vui…” [13, tr. 946]. 10 [...]... dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5 nhằm mục đích: - Tìm hiểu thực tế hoạt động dạy học của GV và việc sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5 của một số trường Tiểu học - Biết được những thuận lợi, khó khăn của GV và HS khi vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5 - Tạo cơ sở cho việc thiết kế trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5. .. bổ ích để có thể thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5 a Thực trạng nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập Nhận thức của GVTH về nội dung chương trình, mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học và tác dụng của trò chơi trong dạy học phân môn LT&C lớp 5 được thể hiện rõ qua các bảng sau: Bảng 5: Nhận thức về nội dung chương trình phân môn LT&C lớp 5 Nội dung chương... TCHT trong dạy học phân môn LT&C ở lớp 5 là hết sức cần thiết và có ích 1.1.3 Vấn đề sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5 1.1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học phân môn LT&C lớp 5 a Mục tiêu Mục tiêu của phân môn LT&C là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho HSTH thông qua việc phát triển vốn từ, trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản Rèn luyện kĩ năng... vào dạy học LT&C ở lớp 5 là rất cần thiết, sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp b Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C lớp 5 Với nhận thức trên, các GV đã sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học phân môn LT&C của mình với những tần suất và mức độ sử dụng, hình thức tổ chức như: Bảng 8 Tần suất sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Số lượng trò chơi Không sử dụng trò chơi nào Từ 1 đến 2 trò chơi. .. Mỗi một môn học, mỗi một phân môn có những loại trò chơi khác nhau Đối với phân môn LT&C lớp 5 cũng có nhiều cách phân loại khác nhau Qua thực tế chúng tôi đã thu được một số trò chơi mà các thầy (cô) đã sử dụng và chúng tôi tiến hành phân loại như sau: a Trò chơi trí tuệ - Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?  Mục đích: - Trò chơi này được sử dụng phổ biến trong dạy học các bài tập phân môn LT&C Trò chơi. .. khi chơi Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo - Kết quả: TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, người học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu 1.1.2.4 Phân loại trò chơi học tập Về ý nghĩa trò chơi, về phương diện phát triển chức năng tâm lí của HS, người ta phân trò chơi học tập. .. rất cần thiết, cho thấy đa số các GV đã hiểu biết được trò chơi học tập cần thiết đến mức độ nào Tuy nhiên vẫn còn 10% GV cho là sử dụng trò chơi trong dạy học chỉ ở mức độ cần thiết, cho thấy có GV chưa nhận thức đầy đủ về trò chơi học tập Không phải trò chơi học tập là tất cả của dạy học nhưng với những gì trò chơi mang lại thì sử dụng trò chơi trong dạy học đúng như đa số ý kiến GV là rất cần thiết. .. dụng từ b Nội dung Luyện câu - Câu: câu ghép (khái niệm câu ghép), cách nối các vế câu ghép và nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng Ôn tập về dấu câu - Văn bản: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối 1.1.3.3 Các loại trò chơi học tập thường sử dụng trong dạy học LT&C lớp 5. .. đối với việc sử dụng trò chơi vào dạy học LT&C Sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần thiết vì nó giúp cho tiết học sinh động hơn, HS tích cực tự giác trong học tập dễ khắc sâu kiến thức Với 100% GV nhận thức được tác dụng hiệu quả của trò chơi cũng như mức độ cần thiết trong dạy học LT&C ở lớp 5 Với sự cần thiết và tác dụng như vậy, trò chơi sẽ đảm bảo cho HS lớp 5 học tốt phân môn LT&C Tính chất... chức trò chơi học tập Bảng 10 Hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Hình thức tổ chức Cá nhân Nhóm Tùy vào từng trò chơi mà cách tổ chức khác nhau Số lượng 0 3 17 Tỉ lệ % 0 15 85 Trò chơi thì có rất nhiều hình thức tổ chức, thông qua bảng 10 chúng ta thấy rằng đa số thầy cô dựa vào từng trò chơi mà có cách tổ chức khác nhau ( 85% ) Một số ít thầy cô đã dùng hình thức nhóm để tổ chức trò chơi . Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Phương pháp nghiên cứu 7 8. Cấu trúc khóa luận 8 NỘI DUNG 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN. LT&C: Luyện từ và câu • MRVT: Mở rộng vốn từ • NXB: Nhà xuất bản • PV: Phóng viên • SGK: Sách giáo khoa • TCHT: Trò chơi học tập • TP: Thành phố 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang. việc xem xét nghiên cứu vấn đề này vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. - Trên thế giới, các nhà khoa học Sáclơ Phurie, Robert Owen đã nghiên cứu và sử dụng TCHT vào mục đích giáo dục - phát triển

Ngày đăng: 06/02/2015, 00:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan