Những vấn đề cơ bản của hợp đồng tiếng anh 1

132 5.9K 31
Những vấn đề cơ bản của hợp đồng tiếng anh 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần lớn các bản hợp đồng quốc tế đều được viết bằng tiếng anh. Lý do chủ yếu là sự tồn tại củaMỹ , một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới và ngônngữ chủ yếu được sử dụng ở Mỹ là tiếng anh. Vì vậy, tiếng anh được sử dụng trong các bản hợp đồngquốc tế là điều thường thấy.Hơn nữa, các công ty nước ngoài mà tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ sẽ gặp khó khăn khigiao dịch và đọc hiểu bản hợp đồng do không thống nhất về ngôn ngữ. do đó, tiếng anh được sử dụngtrong các bản hợp đồng giao dịch này.Để hiểu chính xác ý nghĩa của các thuật ngữ trong bản hợp đồng quốc tế, ta phải tìm hiểu kháiniệm hợp đồng và các thuật ngữ dùng trong bản hợp đồng theo Luật phổ thông (Common Law) đã đượcphổ biến ở Anh, Mỹ.

Những vấn đề cơ bản của hợp đồng tiếng anh Biên Dịch: Nguyễn Thành Yến Mục lục Chương I: Sơ nét về hợp đồng bằng tiếng anh 1. Hợp đồng quốc tế bằng tiếng anh 2. Khái niệm về hợp đồng 3. Văn bản hợp đồng 1. Văn bản hợp đồng có phải là điều kiện cần thiết để lập hợp đồng không? 2. Luật căn cứ trong cách lập hợp đồng ở Việt Nam 3. Luật ăn cứ trong cách lập hợp đồng ở các nước khác 4. Các vấn đề mấu chốt trong hợp đồng quốc tế 1. Tranh cãi về các loại văn bản (Battle of forms) 2. Các điều khoản mở trong hợp đồng quốc tế (Open Terms) 3. Thư ngỏ ý (Letter of Intent) 4. FOB, CIF, CF trong giao dịch quốc tế 5. Hệ thống thư tín dụng 5. Tầm quan trọng của việc phân xử 6. Sự đồng ý theo luật căn cứ 7. Sự thỏa thuận về thẩm quyền xét xử 8. Những hiểu biết cơ bản về vấn đề pháp lệnh của bên giao dịch với Mỹ 1. Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm (Product Liability: PL) 2. Quyền sở hữu trí tuệ (Inllectual Property Rights) 3. Luật chống độc quyền (Antimonopoly Act) Chương II: Hợp đồng bằng tiếng anh 1. Từ nối and 2. Từ nối or 3. Lời tựa dùng và không dùng Witnesseth 4. Trợ động từ shall/may/will/should/must/can 5. Here- herein / hereinafter/ hereby/ hereto/ hereunto/ hereunder/ hereof / herewith và các cách dùng khác của here 6. There- thereof/ thereat 7. Subject to 8. Terminate/ expire 9. Including, without limitation, …/including, but not, limited to, …/without limiting the generality of the foregoing 10. Responsible/ liable 11. Indemnify/ hold harmless 12. Immediately/ promptly/ forthwith/ without delay/ within a reasonable time/ without undue delay/ as soon as possible 13. Without prejudice to 14. To the extent 15. At one’s discretion/ for one’s convenience 16. Provided 17. As the case may be 18. Commission or omission 19. Without commitment 20. Best efforts/ best endeavors 21. Jointly/jointly and sevarlly 22. Execute 23. Upon one’s request/ at the request of one 24. On the [a] basis of …/on a …basis 25. For the purpose of …/for purposes of 26. From time to time 27. At the expense of 28. Otherwise 29. Deem/consider/presume/regard/treat 30. Credit 31. Notwithstanding 32. Những từ thường dùng có nguồn gốc nước ngoài: force majeure/ bons fide/ memorandum/ mutatis mutandis/ vice versa/ in lieu of/ per annum 33. Từ đồng nghĩa được ghi cùng 34. Số lượng 35. Ngày tháng 36. Thời hạn Chương III: Hợp đồng mua bán Nội dung của hợp đồng mua bán 1. Tiêu đề và lời tựa 2. Định nghĩa (Definitions) 3. Mua bán (Sale and Purchase) 4. Số lượng mua vào (Requirement) 5. Giám định (Inspection) 6. Giá cả (Price) 7. Thanh toán (Payment) 8. Giao hàng (Delivery) 9. Đơn đặt hàng cố định và việc gửi hàng (Firm Order and Shipment) 10. Bảo hiểm hàng hải (Marine Information) 11. Quyền sở hữu và việc chấp nhận rủi ro khi vận chuyển (Title and Risk) 12. Cung cấp thông tin (Information) 13. Bảo đảm (Warranty) 14. Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm (Product Liability) 15. Nhãn hiệu hàng hóa (Trademarks) 16. Các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (Events of Default) 17. Trường hợp bất khả kháng (Force Majeure) 18. Giải quyết tranh chấp (Settlement of Disputes) 19. Chuyển nhượng (Assignment) 20. Thông báo (Notice) 21. Sự đồng ý hoàn toàn (Entire Agreement) 22. Sửa đổi (Amendments) 23. Từ bỏ quyền (Waiver) 24. Sự tách biệt (Severability) 25. Luật căn cứ (Governing Law) 26. Quyền xét xử (Jurisdiction) 27. Thời hạn hợp đồng (Term of Agreement) 28. Lời kết và chữ ký 29. Chữ ký của người thứ 3 ngoài các bên tham gia hợp đồng Chương IV: Hợp đồng cấp giấy phép Nội dung hợp đồng cấp giấy phép 1. Tiêu đề và lời tựa 2. Định nghĩa (Definitions) 3. Việc cấp giấy phép (Grants of License) 4. Tiết lộ bí quyết sản xuất (Disclosure of Know-how) 5. Thỏa thuận về việc hỗ trợ kỹ thuật (Technical Assistance Agreement) 6. Thanh toán cho giấy phép được cấp (Payment for License Granted) 7. Sản phẩm cạnh tranh (Competitive Products) 8. Kiểm toán (Auditing) 9. Bản quyền sáng chế và giấy bảo hành (Patent and Warranties) 10. Những cải tiến (Improvements) 11. Cung cấp sản phẩm (Supply) 12. Nghĩa vụ nộp đơn thỉnh cầu sự chấp thuận của Chính Phủ (Obligation to File Aplication for Governmental Approval) 13. Giữ bí mật (Secrecy) 14. Trường hợp bất khả kháng (Force Majeure) 15. Chuyển nhượng (Assignment) 16. Thời hạn hợp đồng (Term of Agreement) 17. Chấm dứt hợp đồng (Termination of Agreement) 18. Luật căn cứ (Governing Law) 19. Thông báo 20. Sự đồng ý hoàn toàn (Entire Agreement) 21. Nguyên bản chính thức (Official Text) 22. Lời kết và chữ ký Chương V: Hợp đồng liên doanh Nội dung của hợp đồng (giữa các cổ đông) liên doanh 1. Tiêu đề và lời tựa 2. Định nghĩa (Definitions) 3. Thành lập công ty mới (New Corperation) 4. Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các thành viên trong hội đồng quản trị (Meeting of Shareholders, Board of Directors and Directors) 5. Hỗ trợ vốn (Financing) 6. Phát triển và chào bán sản phẩm (Development and Marketing of Products) 7. Cấm cạnh tranh (Non-competition) 8. Chuyển nhượng lợi tức (Transfer of Interests) 9. Đại diện, Bảo đảm, Bồi thường (Representations, Warranties and Indemnities) 10. Luật căn cứ (Governing Law) 11. Trọng tài phân xử (Arbitration) 12. Sự đồng ý hoàn toàn và những sửa đổi (Entire Agreement and Modifications) 13. Ghi chép sổ sách và kiểm toán (Records and Auditing) 14. Thông báo (Notices) 15. Lời kết CHƯƠNG I SƠ NÉT VỀ HỢP ĐỒNG BẰNG TIẾNG ANH 1. Hợp đồng quốc tế bằng tiếng anh Phần lớn các bản hợp đồng quốc tế đều được viết bằng tiếng anh. Lý do chủ yếu là sự tồn tại của Mỹ , một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới và ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng ở Mỹ là tiếng anh. Vì vậy, tiếng anh được sử dụng trong các bản hợp đồng quốc tế là điều thường thấy. Hơn nữa, các công ty nước ngoài mà tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ sẽ gặp khó khăn khi giao dịch và đọc hiểu bản hợp đồng do không thống nhất về ngôn ngữ. do đó, tiếng anh được sử dụng trong các bản hợp đồng giao dịch này. Để hiểu chính xác ý nghĩa của các thuật ngữ trong bản hợp đồng quốc tế, ta phải tìm hiểu khái niệm hợp đồng và các thuật ngữ dùng trong bản hợp đồng theo Luật phổ thông (Common Law) đã được phổ biến ở Anh, Mỹ. 2. Khái niệm về hợp đồng: Trong từ điển, Contract và Agreement đều có nghĩa là hợp đồng. tuy nhiên, theo luật pháp Anh- Mỹ, contract hợp đồng và agreement sự thỏa thuận là 2 khái niệm riêng biệt. Theo luật pháp Anh-Mỹ, hợp đồng nói chung (Contract) được giải thích là sự cưỡng chế (enforceable) dựa trên pháp lệnh (của tòa án) phải được 2 bên nhất trí. Ngoài ra, luật thương mai Thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial Code: U.C.C) ghi rằng: “hợp đồng là tổng thể các quyền lợi ra đời từ sự thỏa thuận giữa các bên và vận dụng các điều kiện khác” [Điều 1-201(11)]. Pháp luật Anh- Mỹ quy định rằng không được lập hợp đồng khi không bổ sung điều xem xét (Consideration) vào thỏa thuận. Như vậy, nếu có sự chấp nhận (acceptance) lời đề nghị (offer) thì sẽ có sự thỏa thuận (agreement). Nói cách khác, Contract Hợp đồng phải được các bên xem xét. 3. Văn bản hợp đồng: 1. Văn bản hợp đồng có phải là điều kiện cần thiết để lập hợp đồng không? Nói chung, văn bản hợp đồng được soạn thảo theo các quy định của luật pháp nước đó (Governing Law Luật căn cứ). Vì vậy, các nước có luật căn cứ cho các văn bản hợp đồng khác nhau thì kết luận của họ cũng khác nhau. Nội dung hợp đồng được ghi chứa đựng các điều khoản. hợp đồng được hình thành khi có sự chấp nhận (acceptance) lời đề nghị (offer) theo nguyên tắc hai bên cùng thỏa thuận (agreement). Hơn nữa, luật căn cứ có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó có tính bắt buộc thực hiện, giải thích theo pháp lệnh của mỗi nước về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Luật căn cứ trong cách lập hợp đồng ở Việt Nam: Gần đây, việc áp dụng luật pháp Việt Nam vào các bản hợp đồng giao dịch quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. các bản hợp đồng dựa theo luật căn cứ của Việt Nam được phiên dịch sang tiếng anh. Lúc này, nếu các bên tham gia hợp đồng đồng ý với nội dung đã thỏa thuận thì xem như bản hợp đồng được hình thành. Hợp đồng quốc tế thường áp dụng luật thương mại nhưng trong luật thương mại không quy định lập hợp đồng là điều kiện cần thiết. Do đó, một hợp đồng sẽ được thành lập khi luật căn cứ được sử dụng.  Những điều cần lưu ý khi lập hợp đồng: 1. Chứng cứ tài liệu trong nội dung đã thỏa thuận cần được ghi rõ ràng. Trong giao dịch quốc tế, những khác biệt về tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và hệ thống pháp luật thường làm phát sinh nhiều vấn đề do hiểu lầm và gây tranh cãi nhiều hơn so với giao dịch trong nước. Vì thế, khi thảo hợp đồng các điều khoản cần được ghi rõ ràng, cụ thể thì mới tránh được tranh cãi. Ngoài ra, khi xảy ra vấn đề tố tụng, bản hợp đồng sẽ là chứng cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp. 2. Nên loại bỏ quy định tự do hoạt động để có sự nhất trí giũa các bên tham gia hợp đồng, nhanh chóng đi đến ký kết và tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này. 3. Luật căn cứ trong cách lập hợp đồng ở các nước khác: Trong hợp đồng giao dịch quốc tế, luật pháp Việt Nam đang trở thành luật căn cứ trong cách lập hợp đồng nhưng nó vẫn chưa có nhiều cơ hội như luật căn cứ của nước ngoài. Các nước Anh-Mỹ thường áp dụng Luật phổ thông, chẳng hạn như hợp đồng liên quan đến luật đất đai khi không có văn bản hợp đồng. Ngoài ra có những pháp lệnh gọi là Luật chống lừa đảo (Statute of Frauds) ở các nước được áp dụng theo luật phổ thông này. Bên cạnh đó, còn có việc chỉ định trước loại hợp đồng nhằm ngăn chặn sự dàn xếp với tòa án xét xử co lợi cho một bên bằng cách ngụy tạo chứng cứ cho những hợp đồng đó. Cho dù hợp đồng được thành lập tỏ ra có hiệu quả (và cho dù có sự thỏa thuận và xem xét) mà không thành văn bản thì ta không công nhận sự tồn tại của hợp đồng đó khi tố tụng. Nói cách khác, nếu đối phương bị tố tụng vì không thực hiện nghĩa vụ trong nội dung hợp đồng thì tòa án không có quyền cưỡng chế việc thực hiện nghĩa vụ của bên đó do không có văn bản hợp đồng. 1. Hợp đồng là đối tượng của Luật chống lừa đảo: Khái niệm Luật chống lừa đảo đã được phổ biến ở Anh, nhưng hiện nay nhiều loại hợp đồng được đánh giá là đối tượng của luật này tùy theo mỗi bang ở Mỹ. Đối với hợp đồng được áp dụng Luật chống lừa đảo trong giao dịch ở Mỹ, ngoài hợp đồng chứng thực , hợp đồng nhằm xử lý những loại mua bán khác liên quan đến quyền lợi đất đai, còn có hợp đồng mua bán bất động sản trên 500 đô la Mỹ, hợp đồng thực hiện trên 1 năm kể từ khi ký kết hợp đồng. Đặc biệt, nếu đối phương không đủ tài lực, yêu cầu sự bảo đảm của công ty đó, nhất định phải lập văn bản hợp đồng bảo đảm. Nếu không có văn bản, cho dù hợp đồng bảo đảm tính chuyên môn thì khi bị tòa án truy tố, công ty mẹ sẽ không bảo đảm tính chính xác của nội dung hợp đồng. 2. Hình thức văn bản theo Luật chống lừa đảo: Bản hợp đồng theo Luật chống lừa đảo không cần có văn bản nhất định. chỉ cần ghi nội dung chủ yếu là tán thành và ký tên, nếu không, văn bản đó cũng giống như thư từ, sổ sách ghi chép, giấy biên nhận tiền đặt cọc. 3. Tác dụng của Luật chống lừa đảo: Cuối cùng, trong hợp đồng, người ta thường đưa ra điều khoản gọi là Entire Agreement Sự tán thành hoàn toàn. Điều khoản “sự tán thành hoàn toàn” ghi chép tất cả nội dung đã được tán thành trong bản hợp đồng đó, và tất cả các điều khoản đã thỏa thận bằng văn bản hay lời nói trước đó đều bị coi là không có giá trị. Vấn đề thay đổi điều khoản bằng lời nói dễ nảy sinh tranh chấp vì nội dung thay đổi không có văn bản sẽ không có giá trị. Ví dụ: Bên Bán ghi trong hợp đồng là đồng ý bán căn nhà với giá 30.000 đô la, nhưng trước lúc giao nhà, hai bên thương lượng với nhau và đạt đến giá bán là 25.000 đô la, nhưng sự thay đổi giá này không có văn bản. Do đó, về sau này, khi bên mua bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thì không thể tố tụng được. Để tránh trường hợp đối phương phản kháng như thế, ta nên bổ sung thêm điều khoản “Sự thay đổi hợp đồng không ghi thành văn bản thì không được đồng ý”. 4. Vấn đề mấu chốt trong hợp đồng quốc tế: 1. Tranh cãi về các loại văn bản (Battle of forms) Trong giao dịch quốc tế, đặc biệt là trong giao dịch mua bán, khi các điều khoản quan trọng của hợp đồng đạt được sự nhất trí thì người ta sẽ gửi cho bên kia một bản ghi các điều khoản đó dưới dạng hợp đồng do bên gửi soạn thảo và yêu cầu bên nhận chỉ việc ký tên. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ có nhiều loại văn bản, chẳng hạn khi công ty của họ là bên bán thì dùng loại văn bản A. Là bên mua thì dùng loại văn bản B. Việc gửi đi loại văn bản của chính công ty mình cũng có nghĩa là áp dụng cách thức ghi chép các điều khoản nói chung có lợi cho bên họ. Tuy nhiên, đó cũng là vấn đề làm nảy sinh cái gọi là sự tranh cãi về các loai văn bản (battle of forms). Dù các bên chưa ký tên vào hợp đồng nhưng các điều kiện quan trọng của hợp đồng (giá cả mua bán, điều kiện thanh toán, thời hạn giao dịch, cách thức thực hiện và địa điểm) đạt được sự nhất trí thì khả năng thành lập hợp đồng là rất cao. Vì vậy, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi gặp trường hợp hợp đồng được ghi ngày tháng trước ngày tháng ký kết chính thức. 2. Các điều khoản mở trong hợp đồng quốc tế (Open terms) Trong quá trình đàm phán hợp đồng quốc tế (cũng như hợp đồng trong nước) có những điều khoản ghi là to be agreed later thỏa thuận sau được gọi là các điều khoản mở (Open terms), tức là không quy định tính tuyệt đối của điều khoản về phạm vi áp dụng. Chẳng hạn, cố vấn pháp luật (General Counsel) của một công ty mẹ nói rằng “The price of this product shall be seperately agreed through (mutual) negotiations.” Giá của sản phẩm này sẽ được thỏa thuận riêng qua các cuộc thương lượng với nhau và ông ta được hỏi rằng “If not agreed, what will be the destiny of the agreement?” Nếu không thỏa thuận được thì số phận của hợp đồng sẽ ra sao? Vì vậy, trước khi gửi các điều khoản mở đi, ta phải tính đến hậu quả của hợp đồng được ký kết sẽ như thế nào trong tương lai nếu các điều khoản đó không được tán thành (nhìn chung, các điều khoản này thường không được tán thành trong giao dịch trong nước). Theo luật pháp nước Anh, tất cả mọi sự đồng ý về điều kiện hợp đồng được coi là điều kiện thành lập hợp đồng, và nếu có các điều khoản mở thì những hợp đồng đó không được thành lập. Lấy ví dụ về việc giao hàng, hai bên đồng ý về thời hạn giao hàng, nhưng vẫn chưa thỏa thuận về giá cả. Nếu bên mua không có nghĩa vụ nhận hàng thì điều đó có nghĩa là bên mua từ chối nhận hàng. Mặt khác, Luật thương mại Thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial Code: U.C.C) đã thay đổi cách nghĩ trong luật Anh-Mỹ như thường lệ và các điều kiện quan trọng trong hợp đồng, ví dụ: giá cả, địa điểm giao dịch, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán là các điều khoản mở cân nhắc ý đồ đàm phán của các bên và khả năng ký kết hợp đồng có rõ ràng hay không. Tuy nhiên, không một tòa án nào ở các bang áp dụng cách giải quyết của Luật Thương mại Thống nhất. Trong trường hợp này, tòa án sẽ được quyền ra phán quyết cuối cùng. Nhưng, nếu có quá nhiều điều khoản mở và trong trường hợp điều kiện quan trọng của hợp đồng vẫn chưa đạt được sự đồng ý thì có khả năng hợp đồng không được thành lập. Dù thế nào đi nữa, vấn đề mở rộng giao dịch với nước ngoài chưa đạt được sự đồng ý cuối cùng về điều khoản hợp đồng cũng không nhất thiết dẫn tới các rủi ro trong việc tiến hành các điều khoản mở khi giao dịch trong nước. 3. Thư ngỏ ý (Letter of Intent): 1. Ý nghĩa của việc viết thư ngỏ ý: Về vấn đề thời gian từ lúc chuẩn bị cho đến lúc ký kết hợp đồng quốc tế, các bên tham gia hợp đồng phải tranh thủ rút ngắn khoảng cách, nhưng vì bất đồng ngôn ngữ và văn hóa nên họ có thể chấp nhận một khoảng thời gian nào đó. Hơn nữa, việc đàm phán về điều khoản hợp đồng cũng có thể chấm dứt trong một ngày nếu đó là cuộc mua bán đơn thuần. Nhưng nếu có những hợp đồng mua bán phức tạp đôi chút như hợp đồng cấp giấy phép thì nó có số ngày trên một tháng. Theo điều kiện đàm phán này, tất cả các yếu tố cần thiết của bản hợp đồng thông thường được đồng ý và ghi thành văn bản kết hợp với sự nhất trí của các bên. Ví dụ: nếu các tụ điện được đồng ý bán ở mức giá 10.000 yên/cái, nó được ghi dưới hình thức biên bản cuộc họp (Minutes of Meeting) và thư từ (Letter) hoặc biên bản ghi nhớ (Memorandum, Memorandum of Agreement) và được các bên xác nhận (đây là việc thường gặp khi giao dịch với nước ngoài). Các văn bản này chính là thư ngỏ ý (Letter of Intent). Thư ngỏ ý là tên gọi theo nghiệp vụ thực tế hơn là từ thường được dùng trong pháp lệnh và văn bản này chỉ mang nghĩa tạm thời xác nhận sự đồng ý từng phần giữa các bên. Điều khoản đồng ý cá biệt này được tập hợp lại trong văn bản hợp đồng cuối cùng. Mục đích viết thư ngỏ ý rất đa dạng. Ví dụ: các bên thương lượng về việc cung cấp số tiền được xem là quyết định cuối cùng của công ty trước đây một lần nữa, họ xác nhận lại các điều khoản cơ bản trước khi lập hợp đồng. Hơn nữa, thư ngỏ ý cũng được sử dụng để có được sự chấp thuận cho vay của cơ quan tài chính. Trong thư ngỏ ý thường có sự xác nhận các điều khoản đã được đồng ý có chữ ký của các bên và gửi theo dạng thư từ cho đối tác. Tính chính xác trong hợp đồng phải được xác định một cách khách quan. Nhất định trong thư ngỏ ý sẽ có những từ như Contract, Agreement để chỉ việc lập hợp đồng. Ta nên tránh dùng will, shall để chỉ nghĩa vụ, thay vào đó là những từ thể hiện ý muốn như desire, expect, intend, be thinking of. Lấy ví dụ, người ta ghi điều khoản đồng ý có sự ràng buộc với điều khoản chấp nhận đơn giản không có sự ràng buộc trong một loại thư ngỏ ý, nhưng trong trường hợp đó, ta cần có sự phân biệt một cách chính xác về hai bên liên quan. Ví dụ: The purpose of this Letter of Intent is to set forth the nonbinding understandings and binding agreements by and between you and us, respectively. Mục đích của thư ngỏ ý này là nêu ra những điều kiện không ràng buộc và những thỏa thuận ràng buộc giữa các ông và chúng tôi. 2. Loại thư ngỏ ý a. Trường hợp muốn có sự ràng buộc theo pháp luật đối với thư ngỏ ý: Hợp đồng được lập phải có sự chấp nhận (acceptance) lời đề nghị (offer) (theo luật Anh-Mỹ thì ngoài sự thỏa thuận ra, cần có điều xem xét (consideration). Nếu người ta lập được hợp đồng như mong đợi, việc viết thư ngỏ ý ở giai đoạn đàm phán sẽ được cho là họ muốn có sự ràng buộc theo nội dung ghi trong đó và đối tác vì muốn xem xét lại nội dung một lần nữa trước khi ký kết hợp đồng chính thức nên chắc chắn họ không muốn có sự ràng buộc đối với điều khoản ghi trong thư ngỏ ý. MEMORANDUM dưới đây là một ví dụ của thư ngỏ ý và cả hai bên đều có nghĩa vụ ký kết hợp đồng này trước ngày 31 tháng 10 năm 1997. Ví dụ: MEMORANDUM THIS MEMORANDUM is made this 1st day of March, 1997 between AA Corporation (hereafter AA) and BB Co. Ltd. (hereafter BB). 1.AA and BB hereby agree to conclude by the 31st of October, 1997 a license agreement concerning the pharmaceutical compound indentified as XXX to be defined in the License Agreement (hereafter the License Agreement). 2.The License Agreement shall as minimum requirements include the terms and conditions hereafter set forth: [...]... Territory 1. Bất cứ vấn đề nào không được ghi trong bản hợp đồng này sẽ phải được quyết định thông qua việc trao đổi ý kiến lẫn nhau giữa hai bên 2 .Hợp đồng này sẽ có hiệu lực vào ngày hợp đồng được thực hiện, miễn là phải có sự phê chuẩn của hội đồng quản trị trước đó 3.Không bên nào được phép chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do nào trong thời hạn hợp đồng, tuy nhiên một bên có thể chấm dứt hợp đồng bất... registered under the laws of Japan 1. Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng ngay lập tức nếu bên kia vi phạm hợp đồng hoặc không thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào của bản hợp đồng 2.Ngay sau khi tổ chức và đăng kí công ty mới, ABC sẽ bắt đầu thực hiện một hợp đồng phát triển với công ty mới 3.Sau ngày hợp đồng liên doanh này có hiệu lực, ngay khi có thể, các bên tham gia hợp đồng sẽ cho tổ chức và đăng kí... quyết tranh chấp theo hợp đồng còn cơ quan có thẩm quyền xét xử không trực thuộc tòa án (non-exclusive jurisdiction) phải được sự đồng ý của tòa án, và được thừa nhận quyền xét xử theo pháp lệnh Tùy theo mỗi nước, việc không thừa nhận sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng về thẩm quyền xét xử còn có sự thống nhất trước với cơ quan tư pháp 8 Những hiểu biết cơ bản về vấn đề pháp lệnh của bên giao...BIÊN BẢN GHI NHỚ BIÊN BẢN GHI NHỚ NÀY được lập vào ngày 1 tháng 3 năm 19 97 giữa công ty AA (dưới đây được gọi là AA) và công ty trách nhiệm hữu hạn BB (dưới đây được gọi là BB) AA và BB dưới đây đồng ý ký kết trước ngày 31 tháng 10 , năm 19 97 một hợp đồng cấp giấy phép về hợp chất dược XXX mà sẽ được xác định rõ trong hợp đồng cấp giấy phép (dưới đây được gọi là License Agreement) b Trường hợp muốn đề. .. XYZ against the carrier or an insurance company 1. ABC chịu trách nhiệm về việc bảo trì tòa nhà 2.Các viên chức có trọng trách sẽ quyết định công việc kinh doanh của công ty theo đúng các điều khoản trong các quy định của công ty đó 3.Trong trường hợp chuyển nhượng bản hợp đồng này hay bất cứ quyền lợi nào của hợp đồng hoặc ủy thác các nghĩa vụ của bản hợp đồng, bên được chuyển nhượng hoặc được ủy thác... Title: Title: Hợp đồng này được ký kết và bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1 tháng 12 năm 19 96 giữa ABC và XYZ CHỨNG NHẬN RẰNG Xét rằng ABC ; và Xét rằng XYZ ; Nay xét đến những thỏa thuận được nêu trong hợp đồng này, hai bên đồng ý như sau: Điều khoản I Chứng nhận hai bên đã cho các đại diện được ủy quyền hợp lệ của mình thực hiện hợp đồng này kể từ ngày được đề cập đầu tiên ABC XYZ Đại... pháp lý của văn bản về cước phí vận chuyển đó Trong vụ kiện này, cả hai bên đã không đạt đến sự thỏa thuận Ở Mỹ, sự vi phạm luật chống độc quyền bị xử phạt rất nhiều tiền, và có cả hình phạt giam cầm Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận với việc ấn định và thỏa thuận về giá cả Chương II Hợp đồng bằng tiếng anh 1 Từ nối and Từ nối and và or là những từ cơ bản thường được dùng trong hợp đồng bằng tiếng Anh, and... kinh doanh Ngoài ra, vì lý do cạnh tranh, nhiều công ty đã lôi kéo, thuê những kỹ thuật viên, nhân viên giữ chức vụ cao ở công ty khac hoặc đã từng có liên quan đến bí mật kinh doanh làm việc cho mình b Không khai thác thêm thông tin dựa trên bản hợp đồng giữ bí mật Trong trường hợp này, người ta thường chú ý đến hành động của những nhân viên bị lôi kéo có liên quan đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp... tham gia hợp đồng, nếu không đồng ý bất cứ điều gì thì việc thực hiện hợp đồng hay tiếp tục tranh cãi sẽ tùy thuộc vào nguyên tắc luật quốc tế riêng tư (private international law) hoặc tranh chấp (conflicts of law) Do đó, trong hợp đồng đặc biệt này, vấn đề vận dụng pháp lệnh của nước thứ 3 ngày càng được ưu tiên Trong quá trình đàm phán, cả hai bên không thỏa hiệp chủ trương làm theo luật căn cứ của nước... công ty kinh doanh cạnh tranh với nhau được quy định theo luật chống độc quyền đầu tiên vào năm 18 90, và là điều 1 của luật Sherman Điều khoản tương tự là “Tất cả các hợp đồng hạn chế giữa các bang hoặc giao dịch với nước ngoài hoặc thông thường, việc kết hợp hoặc đồng mưu ở những hình thức độc quyền khác đều bị coi là phạm pháp” Hơn nữa, những người vi phạm quy định này đều bị buộc vào tội hình sự . Những vấn đề cơ bản của hợp đồng tiếng anh Biên Dịch: Nguyễn Thành Yến Mục lục Chương I: Sơ nét về hợp đồng bằng tiếng anh 1. Hợp đồng quốc tế bằng tiếng anh 2. Khái niệm về hợp đồng 3 kết CHƯƠNG I SƠ NÉT VỀ HỢP ĐỒNG BẰNG TIẾNG ANH 1. Hợp đồng quốc tế bằng tiếng anh Phần lớn các bản hợp đồng quốc tế đều được viết bằng tiếng anh. Lý do chủ yếu là sự tồn tại của Mỹ , một quốc gia. cách khác, Contract Hợp đồng phải được các bên xem xét. 3. Văn bản hợp đồng: 1. Văn bản hợp đồng có phải là điều kiện cần thiết để lập hợp đồng không? Nói chung, văn bản hợp đồng được soạn thảo

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan