Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp

104 4.9K 11
Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan trọng nhất. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu quý Tiếng Việt. Do đú, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, nghe, đọc là hai kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cũn núi, viết là hai kĩ năng sản sinh ngôn bản. Phõn môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Thông qua môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Trong phõn mụn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn nhất so với các loại văn khác. Văn miêu tả là một thể loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nú giỳp học sinh hình thành và 1 phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét. Qua các văn bản miêu tả giúp ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm hồn, trí tuệ của chúng ta thêm phong phú. Những văn bản miêu tả có tác dụng to lớn như vậy một phần bởi sự có mặt của những biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ vựng (trong phạm vi của một câu hay một chỉnh thể trờn cõu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nú giỳp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao. Ngôn từ được dùng không chỉ đảm bảo tính thông báo thông tin mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Thông qua việc học các biện pháp tu từ này không chỉ giúp người học cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái hay, cái đẹp bằng ngôn từ. Hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong các bài văn miêu tả là biện pháp so sánh và nhân hóa. Khi học sinh được học những kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật. Từ đó, các em sẽ biết sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đúng, cho hay để viết văn miêu tả gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn. Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa để viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của học sinh thường ít sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa hoặc có sử dụng thì cũng chưa hay, chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao. Vì vậy, các bài văn miêu tả của các em học sinh lớp 4 thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê, mô tả. Bên cạnh đó, nhiều 2 giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp tu từ này trong bài văn miêu tả. So sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong khi nói và viết văn bản. Hai biện pháp tu từ này không được dạy thành bài riêng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học cũ từ lớp Một đến lớp Năm. Chúng chỉ được dạy cho học sinh giỏi khối Bốn, khối Năm hoặc được nói đến trong các giờ tập đọc khi khai thác nội dung của bài học. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới, hai biện pháp tu từ này được đưa vào cho học sinh làm quen từ lớp Hai và được dạy chính thức thành bài riêng cho học sinh líp Ba ở phân môn Luyện từ và câu. Luyện từ và câu là tên gọi mới của phân môn Từ ngữ, ngữ pháp. Cách gọi này và việc đưa hai biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh nhằm phản ánh một sự chuyển đổi khá căn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt. Học sinh học hai biện pháp tu từ này không phải nh các lớp trên (THCS). Học sinh không học một tiết lý thuyết nào về so sánh, nhân hoá. Học sinh tiếp thu kiến thức về so sánh nhân hoá thông qua hệ thống bài tập. Đặc biệt biện pháp tu từ so sánh được dạy cho học sinh líp Ba trong suốt học kỳ I, còn biện pháp nhân hoá được dạy trong suốt học kỳ II. Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được các biện pháp so sánh, nhân hoá trong cách nói, viết, làm cho câu văn trở nên sinh động, có hình ảnh hơn. Đồng thời nó còn khắc phục được tình trạng trước đây học sinh viết câu văn khô, không có hình ảnh, không sinh động. Mặt khác, học hai biện pháp tu từ này, học sinh sẽ thu nhận được ý đồ của tác giả gửi gắm trong các bài văn, bài thơ. Thông qua đó, học sinh được trau dồi kiến thức Tiếng Việt một cách tốt nhất. Điều đó giúp học sinh học Tiếng Việt và sản sinh văn bản có hiệu quả. Theo đó, ta thấy việc đưa hai biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh hoàn toàn phù hợp. Học sinh được luyện nói nhiều hơn trong các giờ học phân môn của Tiếng 3 Việt. Việc hiểu biết về hai biện pháp so sánh, nhân hoá và kỹ năng vận dụng chúng vào lời nói sẽ giúp học sinh học tiếng Việt ngày một tốt hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được dạy ở Tiểu học, nội dung dạy học phần văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. 3. Lịch sử vấn đề So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Chính vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này. Về biện pháp so sánh: Theo GS Đinh Trọng Lạc: so sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố: Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động. Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh Theo tác giả Cự Đỡnh Tỳ: so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai đối tượng cựng cú một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng. So sánh tu từ bao giờ 4 cũng gồm hai vế: vế được so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B). Mối quan hệ giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo công thức sau: A như B (tựa, dường như) B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu A là B Theo TS Nguyễn Thế Lịch: so sánh là đưa ra xem xét sự giống nhau, khác nhau, sự hơn , kém về một phương diện với một vật khác được coi là chuẩn. Có thể không phải chỉ một mà nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh. Theo tác giả Nguyễn Thỏi Hũa: so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng cú nột tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh. Về biện pháp nhân hóa Theo GS Đinh Trọng Lạc: nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình. Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách: - Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người. - Coi đối tượng không phải như con người và tâm tình trò chuyện với nhau. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà nghiên cứu hay một số sinh viên, học viên cao học các khóa học trước đã đi tìm hiểu về biện pháp so sánh hoặc biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên chỉ mới đi sâu tìm hiểu về hai biện pháp này 5 hoặc có ứng dụng trong văn miêu tả thì chỉ là ứng dụng một biện pháp này trong văn miêu tả. Hoặc nếu có ứng dụng thì chỉ ở một kiểu bài nhất định như phần văn tả cây cối hay văn tả loài vật. Về văn miêu tả Cuốn sách “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả” của tác giả Nguyễn Trí đã viết, gồm hai phần lớn: Phần thứ nhất: cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả nói chung, về các kiểu bài miêu tả nói riêng. Các tri thức này bao gồm các hiểu biết về ba mặt: yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu tả và ngôn ngữ miêu tả. Ở mỗi kiểu bài, tác giả đã nêu ra được một số hiểu biết có tính chất đặc thù. Phần thứ hai: trình bày các yêu cầu và đặc biệt đi sâu phân tích một số điểm về phương pháp dạy văn miêu tả. Trong phần này, tác giả đã trình bày các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK CCGD: đề cao tính chân thực, nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp, chú ý yêu cầu rèn kĩ năng theo hướng HS (chủ thể hoạt động) rèn kĩ năng, GV là người tổ chức và hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức. Ngoài hai phần chính trên, tác giả còn giới thiệu thêm một số đoạn văn miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề cần phải sử dụng các biện pháp, phương tiện tu từ nào khi dạy từng kiểu bài văn miêu tả. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng trong các bài văn chứ tác giả chưa nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng trong từng bài văn như thế nào. Cuốn sách “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” tác giả Nguyễn Trí cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học và văn miêu tả trong nhà trường, đồng thời cũng đề cập đến phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường. 6 Cuốn sách “Văn miêu tả và kể chuyện” của các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu những bài viết của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Tác giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả. Nhưng đó cũng chỉ là nói qua, nói một cách sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa ra sao. Cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến các vấn đề sau: văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5, nghệ thuật miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5. Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách tuyển chọn những bài văn miêu tả hay ở bậc Tiểu học. Như vậy, văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học đã được rất nhiều tác giả quan tâm. Các tác giả đã tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra được các phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học. Tuy nhiờn các tác giả còn đề cập chưa nhiều đến việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong viết văn miêu tả. Tóm lại, vấn đề hướng dẫn HS lớp 4 sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Gần đây đó cú một số luận văn đề cập đến vấn đề này nhưng chưa phải là ứng dụng cả hai biện pháp này trong văn miêu tả của HS lớp 4. Tuy nhiên những nghiên cứu đó là nền tảng, là cơ sở cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về so sánh, nhân hóa và văn miêu tả. Song chưa có một tác giả nào đề cập đến vấn đề hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả. Hai biện pháp này là những vấn đề SGK mới đưa vào chương trình dạy học 7 của môn Tiếng Việt lớp 3 từ năm học 2004 – 2005. Đây là vấn đề còn mới và dặc biệt chưa được GV dạy tích hợp với các môn học khỏc nờn HS khó nắm bắt được kiến thức về so sánh và nhân hóa, do vậy, việc áp dụng hai biện pháp này trong văn miêu tả cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều đó khiến cho các nhà giáo dục đặt ra một loạt những suy nghĩ trăn trở: làm thế nào để HS ứng dụng được những điều đã học về hai biện pháp này trong bài văn? Làm thế nào để HS viết dược một văn miêu tả hay? Cần hướng dẫn HS như thế nào để HS viết được một bài văn có nhiều hình ảnh, cảm xúc? Tất cả những vấn đề trên đây đã định hướng giúp chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả, tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn, góp phần tháo gỡ khó khăn trong dạy học văn miêu tả. 4. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh. Tìm hiểu về vấn đề rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, thực trạng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4. Xây dựng một hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa để luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của hệ thống bài tập theo các đề xuất của đề tài. 5. Giả thuyết của đề tài 8 Nếu xây dựng được hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phù hợp với trình độ của học sinh và hướng vào hoạt động luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 thì kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của các em sẽ được nâng cao, bài văn miêu tả của học sinh sẽ sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6. 1. Phương pháp phân tích Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài. Đó là lý thuyết về văn miêu tả, văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. 6. 2. Phương pháp khảo sát thực tế Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát bài làm của học sinh. Đây là phương pháp đòi hỏi phải tiến hành công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4. 6. 3. Phương pháp thống kê Để làm cơ sở cho việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp các tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra những lỗi sai, thống kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa cho học sinh. 6. 4. Phương pháp thực nghiệm 9 Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, là một trong những nội dung quan trọng của luận văn. Qua phương pháp thực nghiệm, những kết quả cụ thể được định lượng rõ ràng mới có thể có những kết luận được về giá trị thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề được đặt ra trong luận văn. Phương pháp này được tiến hành sau khi đã đưa ra lý thuyết và hệ thống bài tập. Đây là khâu hiện thực hóa nội dung lý thuyết và bài tập. Đồng thời, đây cũng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình nghiên cứu của mình. 7. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4. - Khảo sát thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 và chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm. - Xây dựng những bài tập nhằm rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và tiễn của đề tài Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10 [...]... vào thực tế sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả Qua khảo sát thực tế, kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong câu văn, đoạn văn và bài văn của HS lớp 4, ta thấy các em còn lúng túng hoặc sử dụng các biện pháp này chưa hợp lý, chưa chính xác, chưa 34 mang lại kết quả cao Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp. .. cứu: hướng dẫn HS rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoa trong văn miêu tả lớp 4 Biện pháp so sánh (ở đây chỉ nói đến biện pháp so sánh tu từ) và nhân hóa được sử dụng nhiều trong văn miêu tả Như trên chúng tôi đã đề cập đến vấn đề vai trò của hai biện pháp này đối với văn miêu tả là rất quan trọng Nhờ nó mà bài văn miêu tả trở nên sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc và có hồn hơn Chúng ta cần... được cái hay, cái đẹp của biện pháp so sánh và nhân hóa, cái hay của các câu văn, hình ảnh miêu tả do biện pháp so sánh, nhân hóa mang lại, để từ đó HS có ý thức sử dụng so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của mình Tuy nhiên có những trường hợp dùng biện pháp so sánh, nhân hóa và không dùng hai biện pháp này (dùng cách khác) vẫn có thể tạo nên một câu văn hay, một hình ảnh miêu tả đẹp, có cảm xúc... so sánh, biện pháp nhân hóa có hai chức năng cơ bản là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm 1.5 Vai trò của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả 1.5.1 Vai trò của so sánh trong văn miêu tả Sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả thể hiện sự nhận thức chính xác, sâu sắc của người sử dụng và tăng cường nhận thức cho người đọc, người nghe về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan So sánh. .. miêu tả trở nên sáng tạo, sinh động và hấp dẫn 1.5.2 Vai trò của biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả Tuy không được sử dụng nhiều như biện pháp so sánh nhưng biện pháp nhân hóa cũng được sử dụng hữu hiệu trong bài văn miêu tả Biện pháp nhân hóa giúp cho bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, lớ thỳ hơn, làm cho các đối tượng không phải là con người mang những dấu hiệu, thuộc tính của con người Với nhân hóa, ... nhất của đám học trò chúng cháu nhé! Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn miêu tả Hơn hẳn các biện pháp tu từ khác, nhân hóa sẽ giúp chúng ta thổi hồn vào cho đối tượng, làm bài văn miêu tả sinh động, giàu cảm xúc và làm nên sức sống của bài văn 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 Văn miêu tả trong trường Tiểu học Tập làm văn nhằm giúp HS có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản Nhờ năng. .. tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù sự vật Ví dụ: Trăng tròn như quả bóng Ai vừa tung lên trời 1.3.4 Chức năng của biện pháp so sánh tu từ Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm 20 Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ thể hiện ở chỗ: biện pháp so sánh tu từ đem lại cho con người những hiểu biết hay... tượng miêu tả Nó đòi hỏi người viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, có tình cảm, có ấn tượng thì mới miêu tả được đối tượng đó 1.2 Đặc điểm của văn miêu tả Trong cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả , tác giả Nguyễn Trớ đó nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả Đó là: Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả. .. biết sử dụng Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập Do vậy, Tập làm văn được đưa vào chương trình phổ thông rất sớm và văn miêu tả đồng thời được dạy ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả Lên đến lớp 4, lớp 5, HS được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người Trong. .. Rèn luyện kỹ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết học văn miêu tả (cú cỏc loại kỹ năng: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, lựa chọn từ ngữ, kỹ năng dựng đoạn và bài, kỹ năng đánh giá và chữa văn bản.) Chương trình SGK Tập làm văn 4 đã tạo ra cơ chế và phương pháp dạy học văn miêu tả, chống lối dạy “sỏo”, coi việc rèn luyện bộ óc, phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tòi, vận dụng kiến thức . năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4. - Khảo sát thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học. Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa PHẦN. trạng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4. Xây dựng một hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa để luyện viết văn

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan