nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía bắc

123 393 0
nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé c«ng th−¬ng C«ng ty cæ phÇn b«ng miÒn b¾c BÁO CÁO TỔNG KẾT Đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO MỘT SỐ GIỐNG BÔNG LAI PHÙ HỢP VỚI VÙNG TRỒNG BÔNG ĐẤT DỐC TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC” Thực hiện theo hợp đồng số 31.11 RD/HĐ-KHCN ký ngày 10 tháng 03 năm 2011 giữa Bộ Công thương và Công ty Cổ phần Bông miền Bắc (Đã sửa theo Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ ngày 19 tháng 01 năm 2013) Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Bông miền Bắc Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Văn Bộ 9651 Hà Nội, tháng 12 năm 2012 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CT Công thức 2 CTTN Công thức thực nghiệm 3 TGST Thời gian sinh trưởng 4 KL Khối lượng 5 NSLT Năng suất lý thuyết 6 NSTT Năng suất thực thu 7 QT Quy trình 8 NSG Ngày sau gieo 9 TLB Tỷ lệ bệnh 10 CSB Chỉ số bệnh 11 THSH Tổng hợp sinh học 12 HC Hữu cơ 13 Đ/C Đối chứng 14 CRBD Randomized Complete Block Design (khối đầy đủ ngẫu nhiên) 15 LT Lãi thuần 16 LR Lãi ròng 17 LS Lãi suất 18 TT Tổng thu 19 TC Tổng chi 20 TN Thu nhập 21 CP Chi phí MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu …………………………………….……………………………………………………………………………………………… 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ………………….……………………………………………………………………………………. 1 2. Mục tiêu của đề tài ……………………………………………………………………………………………………… ……. 2 2.1. Mục tiêu khoa học – công nghệ ……….……………………………………………….……………………………… 2 2.2. Mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường ….…….……………………………………………… ……………………… 2 Chương 1. Tổng quan tài liệu ……………. ……………… ………………………………………… …………………… 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ………………. …………………………………………………………………… 3 1.1.1. Cơ sở lý luận xây dựng quy trình bón phân cho cây … …………………………………………….… 3 1.1.2. Những nghiên cứu về đất và dinh dưỡng đất ……………………….………………………… ………… 6 1.1.2.1. Dinh dưỡng đất theo sự phân bố độ cao ………………………… ………………………………………… 6 1.1.2.2. Độ dốc và sự xói mòn của đất …………………………………….………………………………………………. 7 1.1.2.3. Yêu cầu về đất trồng bông ……………………………………….……………………………………… ………… 8 1.1.3. Những nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng cây bông …………….…………………………….………… 9 1.1.4. Những nghiên cứu về phân bón cho bông ………………………….…………………………….……………. 12 1.1.5. Một số quy trình bón phân đã được áp dụng cho vùng trồng bông trọng điểm …………… 17 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ……………… ……………………………………………… ……………… 20 1.2.1. Một số nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng cây bông ………………….……………………………….… 20 1.2.2. Những nghiên cứu về đất trồng bông ………………………….………………………………………….……… 21 1.2.3. Những nghiên cứu về phân bón cho bông ………………………………………………….……… ………… 22 Chương 2. Thực nghiệm …………………… …………………………………………………………………….……………. 23 2.1. Thời gian nghiên cứu ………………………… ……………………………………………….……………….………… 23 2.2. Vật liệu thí nghiệm ………… ……………………………………………………………………… ………….……………. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu 23 2.3.1. Nội dung nghiên cứu năm 2011 23 2.3.2. Nội dung nghiên cứu năm 2012 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ……………………………………………. 25 2.4.1. Đánh giá chất lượng đất trồng bông vùng nghiên cứu …………………………………………………… 26 2.4.2. Đánh giá hiệu quả của một số quy trình bón phân cho cây bông trồng trên đất có độ dốc từ 10 – 30 0 sinh trưởng phát triển đúng thời vụ …………………………………………………………… …. 27 2.4.3. Đánh giá khả năng rửa trôi trong điều kiện đất dốc khi xuống phân cho bông ………………………… … 27 2.4.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp xuống phân đáp ứng độ đồng đều, ít bị rửa trôi cho giống bông lai VN01-2 và VN15 trồng trên đất có độ dốc trung bình 15 - 20 0 …… … 29 2.4.5. Hiệu chỉnh quy trình bón phân và biện pháp bón phân cho vùng thử nghiệm …… 30 2.4.6. Nghiên cứu mức độ rửa trôi tầng đất mặt và lượng đất bị rửa trôi trên đất trồng bông 31 2.4.7. Nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN015, VN01-2 trên đất có độ dốc <15 0 , 15 – 20 0 và >20 0 ………………………………………………………………… 31 2.4.8. Phương pháp tính toán và xử lý thống kê số liệu ………………………………………………………………………. 33 Chương 3. Kết quả và thảo luận 35 A. Kết quả năm 2011 35 3.1. Đánh giá chất lượng đất trồng bông của vùng nghiên cứu ……………………………………………… 35 3.1.1. Một số chỉ tiêu về độ phì của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu 35 3.1.2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu 36 3.2. Hiệu quả của một số quy trình bón phân cho cây bông trồng trên đất có độ dốc từ 10 – 30 0 37 3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân tại Sơn La năm 2011 38 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông 41 3.3. Nghiên cứu khả năng rửa trôi trong điều kiện đất dốc khi xuống phân cho bông 42 3.3.1. Đánh giá khả năng rửa trôi khi bón cho bông trên đất có độ dốc <15, 15 - 20 0 và >20 - 30 0 thông qua một số chỉ tiêu nông sinh học và kinh tế của cây bông 42 3.3.2. Đánh giá thông qua tốc độ rửa trôi của các nguyên tố dinh dưỡng 43 3.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp xuống phân đáp ứng độ đồng đều, ít bị rửa trôi cho 2 giống bông lai VN15 và VN01-2 46 3.4.1. Kết quả đối với giống bông VN15 …………………………………………………………………………………. 46 3.4.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây bông giống VN15 tại Sơn La …………………………………… ………… 46 3.4.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên cây bông giống VN15 tại Sơn La …………………………………………………………………….…… 47 3.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN15 trồng trên đất dốc tại Sơn la … 48 3.4.2. Kết quả đối với giống bông VN01-2 ……………………………………………………………………… ……. 49 3.4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây bông giống VN01-2 tại Sơn La ……………………………………………… 49 3.4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên cây bông giống VN01-2 tại Sơn La ……………………………………………………………………… 50 3.4.2.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN01-2 trồng trên đất dốc tại Sơn La ……………………………………………………………………………………………………………………… … 50 3.5. So sánh hiệu quả của các biện pháp bón phân đã thực hiện …………………………………….……… 51 B. Kết quả năm 2012 53 3.6. Hiệu chỉnh quy trình bón phân và biện pháp bón phân cho vùng thử nghiệm …… …….……. 53 3.6.1. Kết quả hiệu chỉnh quy trình bón phân cho bông tại vùng thử nghiệm …………………………. 53 3.6.1.1. Một số đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân tại Sơn La năm 2012 53 3.6.1.2. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông tại Sơn La năm 2012 … 57 3.6.2. Kết quả hiệu chỉnh biện pháp bón phân cho bông tại vùng thử nghiệm ……………….……… 57 3.6.2.1. Kết quả trên giống bông VN15 …………………………………………………………………………………… 58 3.6.2.1.1. Đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông ở các công thức biện pháp bón phân tham gia nghiên cứu tại Sơn La năm 2012 …………………………….………………………………… …… 58 3.6.2.1.2. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên cây bông giống VN15 trong các công thức biện pháp bón phân tại Sơn La năm 2012 ……………………………………………………… ……… 59 3.6.2.1.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN15 trồng trên đất dốc tại Sơn La năm 2012 …………………………………………………………………………………………………………………………………… 60 3.6.2.2. Kết quả đối với giống bông VN01-2 ………………………………………………………………………… 62 3.6.2.2.1. Đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông ở các công thức biện pháp bón phân tham gia nghiên cứu tại Sơn La năm 2012 …………………………………………………………………… 62 3.6.2.2.2. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của cây bông giống VN01-2 trong các công thức biện pháp bón phân tại Sơn La năm 2012 ………………………………………………………… 63 3.6.2.2.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN01-2 trồng trên đất dốc tại Sơn La năm 2012 ………………………………………………………………………………………………….… 64 3.7. Nghiên cứu mức độ rửa trôi tầng đất mặt và lượng đất rửa trôi trên đất trồng bông ở độ dốc <15 0 , 15 – 20 0 và >20 0 ………………………………………………………………………………………………………. 65 3.8. Nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc <15 0 , 15 – 20 0 và >20 0 ………………………………………………………………… 66 3.8.1. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc <15 0 ……………………………………………………………………………… …. 67 3.8.1.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 67 3.8.1.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………….… 72 3.8.1.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………………………………………………………………………. 75 3.8.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc 15 - 20 0 ………………………………………………………………………………. 78 3.8.2.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 78 3.8.2.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………….… 83 3.8.2.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………………………………………………………………………. 86 3.8.3. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc > 20 0 ………………………………………………………………………… ………. 88 3.8.3.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 88 3.8.3.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………….… 94 3.8.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012 ………………………………………………………………………………………………………. 97 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế của vùng bông áp dụng quy trình nghiên cứu ……………………… 99 3.10. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân trồng bông áp dụng quy trình bón phân phù hợp với điều kiện canh tác của vùng sản xuất ………………………………………… 101 3.10.1. Hướng dẫn sử dụng phân bón cho một số giống bông lai trồng trên đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc ………………………………………………………………………………………………………… … 102 3.10.1.1. Một số lưu ý khi bón phân cho cây bông …………………………………………………………………… 102 3.10.1.2. Hướng dẫn bón phân cho bông ………………………………………………………………………………… 103 3.10.2. Đề xuất quy trình bón phân cho giống bông lai VN15 và VN01-2 trồng trên đất dốc 104 3.11. Kết luận và đề nghị 107 3.11.1. Kết luận 107 3.11.2. Đề nghị 108 Tài liệu tham khảo ………….………………………………………………………………………….………………………… 109 Tài liệu tiếng Việt …………………………………………………………………………………………………………………… 109 Tài liệu tiếng nước ngoài …………………………………………………………………………………………………………. 110 1 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO MỘT SỐ GIỐNG BÔNG LAI PHÙ HỢP VỚI VÙNG TRỒNG BÔNG ĐẤT DỐC TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Văn Bộ Các cán bộ tham gia thực hiện: KS. Nguyễn Ngọc Dương KTV. Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Ngọc Hùng, Trần Văn Thực MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây bông vải đưa vào trồng ở khu vực miền núi phía Bắc được hơn mười năm nay và chủ yếu sử dụng các giống bông lai trong nước như VN20, VN15, VN01-2. cùng với quy trình kỹ thuật canh tác kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây bông đã mang lại nhiều thành công cho sản xuất bông ở đây. Với đ iều kiện đất đai và khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nên cây bông vải đã và đang tìm được vị thế của mình trong cơ cấu cây trồng của một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên và Bắc Giang. Trong đó, Sơn La là một trong những vùng luôn đứng đầu về quy mô diện tích và sản lượng bông nhiều năm qua. Do địa hình đồi núi nên phần lớ n diện tích đất canh tác ở các vùng này là dốc từ 5 – 30 0 , thậm chí có nơi nông dân còn đưa cây bông vải trồng vào đất có độ dốc trên 30 0 . Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về phân bón và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho cây bông. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và cây bông đã được công nhận và đưa ra áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất. Đối với từng giống bông mới. Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố cũng đã nghiên cứu và đề xuất được quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp kèm theo để khuyến cáo cho từng vùng sản xuất. Tuy nhiên, trồng bông trên đất dốc và phụ thuộc nước trời thường xuyên bị ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn và rửa trôi do nước mưa. Hoạt động sản xuất không những thúc đẩy quá trình xói mòn rửa trôi mà còn làm cho đất “chai” đi, nhất là việc sử dụng phân bón không đúng, quá thiếu thì làm cho đất kiệt 2 quệ, các dinh dưỡng trong đất quá ít không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cây. quá thừa thì sẽ làm cho lý hóa tính của đất thay đổi, giảm độ tơi xốp, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, hệ vi sinh vật trong đất thay đổi làm nảy sinh nhiều dịch hại. Thêm vào đó là tập quán canh tác của nông dân còn hạn chế, gây nhiều trở ngại cho việc chuyển giao các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hi ệu quả kinh tế của cây bông, đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón (nông dân rất ngại bón các loại phân đơn, không thích bón nhiều lần do phải vận chuyển khó khăn, ). Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất bông tại vùng núi phía Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng ít được cải thiện. Vì những lí do trên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu khoa học – công nghệ - Đánh giá một số chỉ tiêu lý hoá tính của đất trồng bông ở 3 độ dốc khác nhau (10, 20 và 30 O ). - Xác định mức độ ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến đất trồng bông và năng suất của 2 giống bông VN15, VN01-2. - Xác định biện pháp bón phân cho bông trồng trên đất dốc ít bị rửa trôi và đạt hiệu quả. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc. 2.2. Mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường - Tăng hiệu quả kinh tế cho cây bông bằ ng việc tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón. nâng cao năng suất bông hạt, qua đó khuyến khích nông dân mạnh dạn mở rộng diện tích trồng bông, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn vùng miền núi phía Bắc. - Ổn định vùng sản xuất khi cây bông được cải thiện giá trị kinh tế, góp phần cung cấp nguyên liệu bông cho công nghiệp dệt trong nước. - Làm cơ sở để đưa ra giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc, hạ n chế rửa trôi, chống xói mòn và ô nhiễm đất canh tác. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY a. Định nghĩa Quá trình bón phân cho cây là toàn bộ các quy định về loại phân, dạng phân, lượng phân, thời kỳ bón phân và phương pháp bón cho một cây trồng cụ thể. Trong trường hợp xây dựng quy trình bón phân cho cây ngắn ngày phải xem xét từng điều kiện cụ thể. Cùng một cây đặt trong các chu kỳ luân canh khác nhau phải có quy trình bón phân khác nhau, vì chế độ dinh dưỡng của cây trồng sau chịu ả nh hưởng của cây trồng trước nó. Quy trình bón phân còn chịu ảnh hưởng của hệ thống nông nghiệp trong vùng. Một hệ thống nông nghiệp hướng ngoại, không chăn nuôi không sử dụng tàn dư thực vật đồi hỏi phải bù đắp mang từ ngoài vào nhiều hơn. Do vậy muốn giải quyết tốt chế độ phân bón cho cây phải dựa vào đất đai, căn cứ vào yêu cầu của cây, xem xét điều kiệ n thời tiết khí hậu. Ngoài ra còn phải xét đến hệ thống luân canh, chế độ canh tác hệ thống nông nghiệp và ngay cả loại phân đem bón (Cục khuyến nông và khuyến lâm, 1999) [8]. b. Nhìn cây bón phân Nhìn cây bón phân là căn cứ vào đặc tính sinh vật học của cây, yêu cầu dinh dưỡng của cây và phản ứng của cây với môi trường ngoài mà xây dựng chế độ phân bón. * Đặc tính của rễ cây trồng Phân bón được đưa vào tầng đất có tập chung nhiều rễ nh ất, nhất là rễ tơ và lông hút. Sự phân bố của bộ rễ có biến động theo độ ẩm trong đất. do vậy độ sâu vùi phân giữa mùa khô và mùa mưa khác nhau. Mùa khô cần vùi sâu hơn và mùa mưa có thể bón phân nông hơn. Bón phân muốn có hiệu lực cần bón vào tầng đất có độ ẩm ổn định. - Rễ cây chia làm 2 loại rễ chùm và rễ cọc: Nếu giai đoạn đầu rễ cọc ra mạnh thì bón phân trực tiếp ngay dướ i hạt là tốt nhất. Nếu giai đoạn đầu rễ chùm ra mạnh thì bón phân quang gốc lại tốt hơn. 4 Hệ rễ của cùng một loại cây thì không đan xen ngang, không lẫn vào nhau vì thế nếu trồng dày thì rễ sẽ ăn sâu hơn trồng thưa, vì vậy khi bón phân ta cần bón sâu hơn. * Yêu cầu dinh dưỡng của cây - Lượng chất dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu dinh dưỡng của cây. cây yêu cầu chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng chất dinh dưỡng do cây hút thay đổi theo: loại cây trồng, năng suấ t thu hoạch và yêu cầu của người trồng trọt. Lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu hoạch: là lượng chất dinh dưỡng nằm trong phần sản phẩm lấy khỏi đồng ruộng. - Phản ứng của cây với các môi trường ngoài: phân biệt tính chịu mặn, khả năng đồng hóa phân lân khó tan và phản ứng của cây với từng loại phân riêng biệt. Phản ứng của cây với nồ ng độ muối tan hay tính chịu mặn của. Phản ứng của cây đối với độ pH. Phản ứng của với phân lân khó tan. Phản ứng của cây đối với dạng phân bón. c. Nhìn trời bón phân Dựa vào tình hình thời tiết khí hậu mà xây dựng chế độ bón phân. Trong các yếu tố khí hậu thời tiết thì lượng mưa và nhiệt độ có ý nghĩa lớn đối với chế độ bón phân. Ở vùng khô hạn không có tướ i biện pháp bón phân phải phối hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác khác làm cho bộ rễ phát triển tốt nhất, phát triển từ lớp đất mặt tương đối khô đến lớp đất dưới nhiều màu và đủ ẩm. Những vùng hạn cây cần được bón nhiều lân và kali. Ở vùng mưa nhiều, tỷ lệ nước trong đất khá cao, phải bón phân thế nào để phân khỏi bị kéo xuống sâu. Chế độ bón phân cho vùng mưa nhi ều có những đặc điểm sau: - Bón phân nông. - Bón lót ít mà phải tăng cường việc bốn thúc. Lượng bón mỗi lần ít và phải bón làm nhiều lần, nhất là ở những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. - Bón các loại phân ít di động. 5 - Bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để ít bị rửa trôi. d. Nhìn đất bón phân Bón phân cho cây trồng nhưng bón vào đất và thông qua đất. vì vậy khi xây dựng quy trình bón phân phải căn cứ vào tính chất đất, các đặc tính lý hóa học của đất. Vì sự can thiệp của đất mà lượng phân cần bón trong nhiều trường hợp lớn hơn rất nhiều lượng chất dinh dưỡng do cây hút hay lượng phân lấy theo sản phẩm thu hoạch. * Độ thuần thục của đất Độ thuần thục của đất là kết quả của tổng hợp các biện pháp kỹ thuận canh tác (luân canh, bón phân,làm đất, ). Đất có độ thuần thục cao là đất có tầng canh tác dày, mùn và vi sinh vật nhiều, kết cấu tốt, hàm lượng các chất dễ tiêu cao, dung tích hấp thu lớn, độ bão hòa bazơ cao, Al 3+ , Fe 3+ , Mn 2+ di động thấp, Đất có độ thuần thục cao dễ sử dụng phân hóa học và cho hiệu suất phân hóa học cao. Khi chọn loại phân bón và khi giải quyết kỹ thuật bón phải chú ý đến độ thành thục của đất. * Độ màu mỡ của đất thể hiện qua các chất dinh dưỡng Phân bón làm tăng năng suất ít hay nhiều phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất. đất có độ phì nhiêu cao, cây phản ứ ng với phân bón thấp hay nói cách khác hiệu suất của việc bón phân thấp. Để đầu tư phân bón hợp lý người ta thường sử dụng bản đồ nông hóa và mạng lưới thí nghiệm phân bón. * Tỷ lệ mùn trong đất Mùn quyết định phần lớn các đưặc tính cơ bản của đất: tính giữ nước, tính đệm, dự trữ dinh dưỡng trong đất, Đất giàu mùn tạo điều kiện thuận lợi cho việc s ử dụng phân bón và việc bón phân cho hiệu suất cao. * Thành phần cơ giới và khả năng hấp thu của đất Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng đối với việc bón phân, vì việc di chuyển và cố định dinh dưỡng trong đất do thành phần cơ giới quyết định. Dựa vào thành phần cơ giới mà có chế độ bón phân khác nhau. i) Bón phân cho đất có thành phần cơ giới nhẹ. [...]... NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO BÔNG Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho bông và cũng đã xây dựng được các quy trình bón phân phù hợp cho từng vùng sản xuất Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề này như sau: Để có năng suất bông cao cần phải bón cân đối giữa các loại N, P và K Các thí nghiệm đều cho thấy... giá hiệu quả kinh tế của vùng bông áp dụng quy trình nghiên cứu 5) Xây dựng tài liệu hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân trồng bông áp dụng quy trình bón phân phù hợp với điều kiện canh tác của vùng sản xuất 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI 25 2.4.1 Đánh giá chất lượng đất trồng bông vùng nghiên cứu 1) Tiến hành lấy mẫu đất đại diện cho 3 mức độ dốc khác nhau . Đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO MỘT SỐ GIỐNG BÔNG LAI PHÙ HỢP VỚI VÙNG TRỒNG BÔNG ĐẤT DỐC TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC” Thực hiện theo hợp đồng số 31.11 RD/HĐ-KHCN. pháp bón phân cho bông trồng trên đất dốc ít bị rửa trôi và đạt hiệu quả. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực. chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc . 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1.

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan