ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM

6 367 1
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM A/ MỞ ĐẦU Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, Đảng và Nhà nước ta tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn luôn coi con người là vốn quí nhất, nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần được coi trọng, nuôi dưỡng và phát triển không ngừng. Con người là không lặp lại, sự trưởng thành và phát triển của mỗi một con người đều được đánh dấu bằng một loạt những vấn đề và đòi hỏi riêng, điều này đòi hỏi phải tôn trọng tính cá thể và chân trị của mỗi con người, coi trọng nhu cầu, hứng thú, năng lực, thói quen của từng người. Điều này lại càng cần được coi trọng trong việc giáo dục. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “…năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”, những con người tự tin có trách nhiệm, hành động ph hợp với những giá trị nhân văn và công bằng xã hội chúng ta cần phải “đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục”. Để đưa ngành giáo dục của ta tiến lên phát triễn cng các nước trên thế giới, và đưa đất nước ta tiến lên đà tăng trưởng của các quốc gia trên toàn cầu. B/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/ Thực trạng của việc đổi mới phương pháp giáo dục. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong vài thập kỷ qua của nước ta cũng có những điều đáng phải nói. Những đợt phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học rầm rộ không chỉ nằm riêng trong các đợt thay sách giáo khoa mà thường xuyên có trong kế hoạch đầu các năm học của Bộ, Sở và trường. Nhưng những hiện tượng đáng buồn th vẫn đều đều diễn ra ví dụ như “Dự lớp bồi dưỡng xong ai cũng gật g khen phương pháp mới là hay nhưng về trường không áp dụng được. Ngay cả đội ngũ giáo viên giỏi được coi là xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phương pháp dạy học mới cũng chỉ "dạy giỏi" trong các giờ thao diễn (có các quan chức, đại biểu ngồi dự), còn để áp dụng đại trà th không thể, v có vô số nguyên nhân cả khách quan và chủ quan”. V thế mới có chuyện khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên là thầy chỉ dạy tốt trong vài giờ hội giảng còn giờ học thường nhật th phương pháp có hiệu quả và "đỡ mệt" là "dạy nhanh công thức và quy tắc rồi làm bài tập" bởi v theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn thận, đặt câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực th học sinh cũng chẳng hiểu bài hơn là mấy. Còn tnh trạng "đọc chép" trong một số giờ dạy các môn khoa học xã hội th chỉ là "chuyện thường ngày ở các trường". Một trong những phương Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 pháp khá phổ biến hiện nay và hnh như đó là thước đo về năng lực sư phạm của giáo viên nguyên nhân là do lỗi của nội dung thi cử trong nhiều năm qua. Có không ít giáo viên từ khi ra trường cho đến nay hầu như không thay đổi phương pháp dạy học truyền thống và hnh như họ đứng ngoài những cuộc vận động lớn về phương pháp dạy học. Về mặt lý luận, chúng ta có nền khoa học giáo dục tuy còn non trẻ nhưng cũng không phải quá kém, trong đó không thể không kể đến những nghiên cứu về lý luận dạy học của các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu chỉ ra. Chúng ta cũng có một đội ngũ hng hậu các thầy cô giáo ở các trường học không những rất giỏi về kiến thức mà hơn nữa, giỏi về tay nghề. Đó chính là những lực lượng nòng cốt đang nghiên cứu, vận dụng những phương pháp dạy học tiên tiến, ph hợp với thực tiễn Việt Nam góp phần làm nên những thành quả quan trọng của giáo dục Việt Nam ta. Ai cũng biết khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng có tính kế thừa cao d muốn hay không và nó gắn chặt với thực tiễn đời sống. Chúng luôn được các nhà khoa học giáo dục chắt lọc, phát triển dựa trên những thành tựu mới nhất của các bộ môn khoa học khác. Sự thay đổi cũng luôn diễn ra bởi khoa học giáo dục không nằm ngoài sự phát triển của kinh tế xã hội. Phương pháp dạy học luôn thay đổi và được áp dụng một cách linh hoạt không phải từng năm học, từng học kỳ mà ngay cả trong một bài học. Chúng ta phê phán cách dạy đọc chép, nhưng cũng sẽ phê phán kiểu áp dụng máy móc (ví như việc đặt câu hỏi trong giờ dạy đến nỗi chỉ còn những câu hỏi kiểu để học sinh "đớp lời") rồi nói rằng đó là cải tiến phương pháp dạy học. Gần đây phương pháp chia nhóm được cổ động và quả thực rất hay và ph hợp với SGK mới, lại khắc phục được những non kém của học sinh chúng ta so với các nước khác mà lâu nay ta thường phê phán, nhưng không thể áp dụng đại trà, v chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, lại gặp nhiều phiền toái và chưa ph hợp với số lượng đến hơn 50 học sinh một lớp. Nhưng trong một số lớp, một số bài, vẫn có những giáo viên áp dụng thành công phương pháp đó. Phương pháp dạy học hiện hữu trong mỗi giáo viên không phải lúc nào cũng rạch ròi mà là sự tích hợp của nhiều lý luận, nhiều thời kỳ, kể từ khi là một sinh viên ngồi trên ghế nhà trường sư phạm cho đến khi ra trường trực tiếp giảng dạy và trong suốt cả quá trnh giảng dạy. Nhiều khi cng một nội dung học nhưng sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau, cũng như việc có những học sinh cng giải được một bài toán nhưng lại khác xa nhau về nhận thức, tư duy. Nếu không thay đổi nội dung học th việc thay đổi phương pháp cũng chẳng ích g, nhưng ngược lại, nếu nội dung dạy học có khoa học, hiện đại bao Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 nhiêu mà không thay đổi phương pháp dạy cho ph hợp th chất lượng cũng chẳng thể hơn. 2/ Khó khăn gặp phải trong việc đổi mới phương pháp giáo dục. Trước hết là do thói quen đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa của một bộ phận GV. Căn bệnh cố hữu là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc làu từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh (HS) chép lại các ý chính. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã chủ động trong việc tm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ, nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. ví dụ: Nhằm mục đích phát huy tính tích cực của HS, trong nhiều tiết học từ đầu tới cuối chỉ thấy có GV hỏi, HS trả lời, hoặc cả tiết học, HS không ghi được g ngoài các tiêu đề chính. Theo GV, như thế là chống đọc chép.Lại cũng có GV sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, song lại chẳng hề chú ý xem có cần thiết và ph hợp với bài học không, liều lượng thế nào và nghiễm nhiên coi như mnh đã ĐMPPDH mà quên mất rằng, đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học mà thôi. Những vấn đề tưởng nhỏ ấy, nhưng để GV vượt qua được không phải dễ. Không chỉ cần sự tự giác, ý chí quyết tâm của mỗi GV, mà nó còn đòi hỏi sự vào cuộc của ban giám hiệu nhà trường trong việc sáng tạo, đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả giúp GV vượt qua rào cản này cả về nhận thức lẫn hành vi trong từng giờ lên lớp. Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tm ra những biện pháp tác động đến quá trnh nhận thức của HS. Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của GV khi ĐMPPDH. Bản chất của việc dạy học là làm cho HS chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mnh. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe th tôi quên, tôi nhn th tôi nhớ, tôi làm th tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại của các nhà khoa học cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng th nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhn th nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức th có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 người khác th có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Để việc ĐMPPDH không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo th một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý. V rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy, bận bịu với quá nhiều việc, nên ban giám hiệu các nhà trường thường ít có thời gian dự giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu, đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của GV trong việc triển khai yêu cầu này. Thực tế cho thấy, nếu hiệu trưởng trường nào quan tâm đến việc ĐMPPDH, th chắc chắn GV trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm của những chuyên gia Ngoài việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn GV điều quan trọng nữa là ban giám hiệu các trường phải chủ động, sáng tạo trong cách tổ chức, quản lý để khích lệ GV thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy, không để tnh trạng người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao. Sự cần thiết phải ĐMPPDH th đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mnh vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ.“Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hnh thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý của học trò Hãy nhn vào những đôi mắt học trò! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các thầy cô truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất. Vậy th, ĐMPPDH là một nhu cầu không thể thiếu, và mỗi thầy cô giáo hãy nỗ lực hết mnh !”. 3/ Hướng khắc phục những khó khăn Hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải cải cách nội dung học theo SGK, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, đào tạo đội ngủ giáo viên đạt yêu cầu của xã hội đề ra, ngoài ra còn có một số hướng chính sau: Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 Trước hết, khoa học giáo dục của ta nên tập trung nghiên cứu theo hướng hội nhập, đón đầu nhưng phải rất Việt Nam. Trong một năm nước ta có không ít những công trnh nghiên cứu, đề tài, luận văn về phương pháp dạy học, nhưng số phận của những công trnh đó chắc cũng không khác mấy so với những đề tài nghiên cứu khoa học của thế hệ đi trước. Điều đó có nghĩa là d công trnh có được tham khảo nhiều sách từ Phương Tây, nước ngoài bao nhiêu, có hiện đại bao nhiêu mà không có tính thực tiễn, không xuất phát từ chính lớp học Việt Nam, học sinh Việt Nam, thầy Việt Nam th cũng chẳng có ý nghĩa mấy. Mặt khác, nên đầu tư có trọng điểm chứ không nên làm đại trà như tnh trạng hiện nay, v chúng ta rất cần những công trnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế về khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng, bởi có như vậy mới có cách nhn rộng hơn, sâu hơn. Tiếp đó là chương trnh giảng dạy cho sinh viên các trường sư phạm. Kinh nghiệm cho thấy đội ngũ giáo viên trẻ luôn là đội ngũ dễ tiếp thu và áp dụng những phương pháp dạy học mới hơn cả, nhưng hiện nay đại đa số sinh viên khi đi thực tập hoặc mới ra trường vẫn rất "ngơ ngác" với những phương pháp giảng dạy mới, một phần v họ có được tiếp cận các khoa học giáo dục mới đâu; mặt khác, các phương pháp được các thầy cô ở trường phổ thông hướng dẫn vẫn như hàng chục năm trước. Một vấn đề nữa là đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy cũng chưa được các trường sư phạm quan tâm đúng với vị trí của nó. Thứ ba là, cần phổ biến áp dụng các phương pháp dạy học mới ph hợp với nội dung dạy học, điều kiện dạy học và với đội ngũ giáo viên. Đã đến lúc ngành giáo dục cần tổng kết một cách toàn diện về hiệu quả, tính khả thi của các phương pháp dạy học đã được triển khai để trên cơ sở đó mở các lớp bồi dưỡng hè, các khóa đào tạo về phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn, và cũng trên cơ sở đó, có những quy định nghiêm ngặt về việc triển khai các phương pháp dạy học thích hợp (ví như chia nhóm, sử dụng thiết bị dạy học, dng công nghệ thông tin ). Tiếp theo là nội dung, hnh thức thi cử. Nếu nội dung thi coi trọng việc nắm bắt các kiến thức cơ bản trên cơ sở một phương pháp tư duy khoa học th không thể tồn tại phương pháp dạy học kiểu "luyện thi" mà buộc học sinh phải học theo đúng quá trnh nhận thức như chương trnh quy định. Bi Bnh Tây ĐHGD TH K08 Còn hnh thức thi, chúng ta phải triển khai các phương án thi cử hay và hợp lí “thi trắc nghiệm”.Cũng không quá nặng nề chuyện thi cử sẽ tạo nên tâm lí dạy tủ và học tủ như hiện nay. C/ KẾT LUẬN Những năm vừa qua, trong phong trào đổi mới PPDH, một số không ít các giáo viên trong nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới. Một nét nổi bậc hiện nay là nói chung HS chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nếu chúng ta cứ tiếp tục cách dạy thụ động như hiện nay th như vậy sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đỏi mới căn bản về PPDH. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. . việc đổi mới phương pháp giáo dục. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong vài thập kỷ qua của nước ta cũng có những điều đáng phải nói. Những đợt phát động phong trào đổi mới phương pháp. những giá trị nhân văn và công bằng xã hội chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục . Để đưa ngành giáo dục của ta tiến lên phát triễn cng các nước trên thế giới, và. Bnh Tây ĐHGD TH K08 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM A/ MỞ ĐẦU Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, Đảng và Nhà nước ta tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan