tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam

31 773 2
tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức MỤC LỤC I.TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2 1.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 2.Các hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp 4 3.Tác động của đầu tư nước ngoài trực tiếp 7 3.1 Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp 7 3.2 Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp 8 II.TÁC ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2011 8 1.Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004-2011 8 2.Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 17 2.1 Tác động tích cực FDI 17 2.1.1 Bổ sung vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 17 2.1.2 Tạo cơ sở hạ tầng nền kinh tế qua thiết lập doanh nghiệp, chi nhánh 18 2.1.3 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18 2.1.4 Góp phần vào phát triển công nghệ của Việt Nam 20 2.1.5 Thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước 22 2.1.6 Cải thiện cán cân thanh toán 23 2.1.7 Phát triển các vùng kinh tế 24 2.1.8 Tăng thu ngân sách qua thu thuế doanh nghiệp FDI 24 2.1.9 Tác động tích cực về mặt xã hội 24 2.2 Tác động tiêu cực FDI 24 2.2.1 Gây bất bình đẳng và phân tầng xã hội 24 2.2.2 Góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường 25 2.2.3 Gây phá sản các doanh nghiệp trong nước 25 Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 1 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức 2.2.4 Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên 25 2.2.5 Gây tham nhũng và thúc đẩy đô la hóa nền kinh tế 28 2.2.6 Làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu 28 2.2.7 Gia tăng nợ xấu ngân hàng trong nước 28 III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 29 1.Mục đích quản lý FDI 29 2.Bài học kinh nghiệm trong quản lý FDI 29 3.Giải pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 29 3.1 Thu hút FDI 29 3.2 Giải quyết tác động tiêu cực của FDI 30 3.2.1 Quản lý vốn đầu vào 30 3.2.2 Quản lý sử dụng vốn 30 3.2.3 Quản lý trong việc thoái vốn 31 I. TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Để có thể đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi nước ta cần một nguồn vốn rất Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 2 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực. Và thực tế việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho Việt Nam rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn từ các nước bên ngoài để phát triển như: nguồn vốn ODA, FDI, Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế và xã hội của nước ta. Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò trực tiếp thúc đầy sản xuất, tạo điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý nước ngoài… Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 cũng đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tải sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh theo quy định của luật này”. Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự di chuyển vốn từ một nước này sang một nước khác. Có sự dịch chuyển này là do chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Theo Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp. Ngoài ra, đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 3 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. 2. Các hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, phổ biến là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức như sau: 2.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài  Theo hình thức này, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:  Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;  Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;  Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;  Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. 2.2 Thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật  Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2009.  Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.3 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 4 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức  Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.  Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.  Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2.4 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT  Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.  Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.  Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.  Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.  Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.  Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 5 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức  Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.  Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2.5 Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:  Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;  Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. 2.6 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam  Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.  Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.  Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 2.7 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.8 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 6 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức 3. Tác động của đầu tư nước ngoài trực tiếp 3.1 Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể: Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư (Host countries):  FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.  FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.  FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ. FDI đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực, FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc.  FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.  FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước. Vai trò của FDI đối với các nước xuất khẩu vốn (Home countries):  Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 7 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức  Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.  Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.  Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị. 3.2 Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp Bên cạnh những mặt tích cực, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng có mặt trái của nó. Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài. Mặt khác, FDI cũng chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước. FDI còn tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, FDI còn có tác động xấu tới việc phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng. Còn đối với các nước nước xuất khẩu vốn, FDI cũng có những bất cập: vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm trong nước. Và khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất. II. TÁC ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2011 1. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004-2011 Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 8 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể và có đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004 – 2011 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T9/2011 Tổng vốn đầu tư (VĐT) toàn xã hội (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng) Tổng VĐT 258.7 324.0 398.9 461.9 637.3 704.2 830.3 679.9 VĐT khu vực Nhà nước 144.9 172.0 199.8 200.0 184.4 245.0 316.3 243.9 VĐT khu vực ngoài Nhà nước 69.6 105.0 134.0 187.8 263.0 248.0 299.5 264.1 VĐT hu vực FDI 44.2 47.0 65.0 74.1 189.9 181.2 214.5 171.9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Đơn vị: Tỷ USD) Vốn thực hiện 2.853 3.30 9 4.100 8.030 11.50 0 10.00 0 11.000 8.200 Vốn đăng ký 4.548 6.84 0 12.004 21.348 71.72 6 23.10 7 18.595 9.903 Cùng với sự nỗ lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo đó, cơ cấu vốn đầu tư khu vực FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã thay đổi, từ 17,08% năm 2004 tăng lên 29,8% năm 2008 và 9 tháng đầu năm 2011 con số này là 25,28%. Tính đến năm 2010, Việt Nam hiện có 12.213 dự án đầu tư trực tiếp của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 193 tỉ USD. Riêng năm 2008, Việt Nam thu hút được 71,726 tỉ USD, trong đó giải ngân được 11,500 tỉ USD; trong các năm 2009 và 2010 kết quả đạt được trong lĩnh vực này thứ tự là 23,107 tỉ USD (vốn thực hiện gần 10 tỉ Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 9 Tài chính Quốc tế GVHD: TS. Đặng Ngọc Đức USD) và 18,595 tỉ USD (thực hiện được 11 tỉ USD); còn 9 tháng đầu năm 2011 thu hút được 9,903 tỉ USD (thực hiện được 8,2 tỉ USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm 2010. Theo bảng số liệu ta thấy tổng vốn đầu tư khu vực FDI năm 2006 tăng 18,0 nghìn tỷ đồng, cao gấp 1,38 lần so với năm 2005; trong khi năm 2005 chỉ tăng 2,8 nghìn tỷ đồng, tức tăng 1,06 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam. Năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng 71 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay. Kết quả này đạt được là nhờ môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao bởi việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI về địa phương đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư đã đổi mới cả về phương thức lẫn nâng cao chất lượng thông qua nhiều hoạt động, như triển khai thực hiện Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg, ngày 17-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 - 2010; thành lập nhóm hỗ trợ dự án tiềm năng quy mô lớn, ảnh hưởng lớn tới địa phương; ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI giai đoạn 2006 - 2010; xuất bản các tài liệu cập nhật, đĩa CD liên quan tới hoạt động FDI; tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, kết hợp với các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước; chú trọng hướng thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút các dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu. Một điều dễ nhận thấy là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung Đặc biệt trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, như Good Choi (Hoa Kỳ), Berjaya (Ma-lai- xi-a) v.v Điều này cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam các tập đoàn Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 10 [...]... Tài chính Quốc tế GVHD: TS Đặng Ngọc Đức III BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1 Mục đích quản lý FDI Phát huy tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp và hạn chế tác động tiêu cực đối với các nước nhận vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp 2 Bài học kinh nghiệm trong quản lý FDI Chính phủ cần nhạy bén trong nắm bắt tình hình kinh tế, tạo lập môi trường chính. .. tới môi trường đầu tư - kinh doanh Năm 2010, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều biến động phức tạp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (năm 2009 chiếm 25,5%) Trong năm 2010, Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỷ USD vốn FDI đăng ký... phải bận tâm nhiều đến hậu quả pháp lý của các hành động của mình 3 Giải pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3.1 Thu hút FDI Năm 2011, tác động khủng hoảng nợ Châu Âu lan rộng khiến nguồn vốn dư thừa ở các nước xuất khẩu vốn FDI giảm khiến nguồn FDI vào Việt Nam nói riêng và các nuớc đang phát Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 29 Tài chính Quốc tế GVHD: TS Đặng Ngọc Đức triển... cấp mới và tăng vốn) , bằng 82,2% so với cùng kỳ 2009 Điều đó cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam luôn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Trong 9 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt 679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 171,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội... theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển dựa vào lợi thế của nước đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại) Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư Tác động tích cực của FDI đối với phát triển... dựng hệ thống chính sách đầu tư hấp hẫn các nhà đầu tư nước ngòai Chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài và chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong nước để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao Cần coi trọng công tác thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài: tránh tình trạng tiếp nhận các dự án công nghệ lạc hậu; dự án gây ô nhiễm môi trường; dự án đầu tư không hiệu... vụ đang là "điểm nóng" thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Các nhà đầu tư nước ngoài dường như không muốn chậm chân trước những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam đã đứng trước cánh cửa rộng mở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Cơ cấu đầu tư trong thời gian qua rất khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm rất lớn cho các... nghiệp FDI vào Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp FDI Thúc đẩy nâng cao nguồn nhân lực trong nước Các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam có nhu cầu tuyển lao động trong nước Để đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp FDI, người lao động phải học tập nâng cao trình độ, ngoài ra doanh nghiệp FDI cũng sẽ đào tạo người lao động Do vậy,... tại các doanh nghiệp trong nước, vì sản lượng sản xuất tại các doanh nghiệp FDI thường cao hơn với các doanh nghiệp trong nước, lao động có chất lượng cao hơn, và công ty FDI có thị trường rộng lớn và quy mô lớn 2.1.2 Tạo cơ sở hạ tầng nền kinh tế qua thiết lập doanh nghiệp, chi nhánh Một đặc trưng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập các... và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2525,3 triệu USD vốn đăng ký mới; ngành xây dựng đạt 689,3 triệu USD, bao gồm 547,5 triệu USD vốn đăng ký mới và 141,8 triệu USD vốn tăng thêm Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, đã 2 tháng nay không thấy có thay đổi trong thống kê số vốn đăng ký mới và tăng thêm 2 Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt . đầu tư nước ngoài trực tiếp 7 3.1 Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp 7 3.2 Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp 8 II.TÁC ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT. Đức 3. Tác động của đầu tư nước ngoài trực tiếp 3.1 Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu. 30 3.2.1 Quản lý vốn đầu vào 30 3.2.2 Quản lý sử dụng vốn 30 3.2.3 Quản lý trong việc thoái vốn 31 I. TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam đang

Ngày đăng: 04/02/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    • 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

    • 2. Các hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp

    • 3. Tác động của đầu tư nước ngoài trực tiếp

      • 3.1 Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp

      • 3.2 Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp

      • II. TÁC ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2011

        • 1. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004-2011

        • 2. Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn

          • 2.1 Tác động tích cực FDI

            • 2.1.1 Bổ sung vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

            • 2.1.2 Tạo cơ sở hạ tầng nền kinh tế qua thiết lập doanh nghiệp, chi nhánh

            • 2.1.3 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

            • 2.1.4 Góp phần vào phát triển công nghệ của Việt Nam

            • 2.1.5 Thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước

            • 2.1.6 Cải thiện cán cân thanh toán

            • 2.1.7 Phát triển các vùng kinh tế

            • 2.1.8 Tăng thu ngân sách qua thu thuế doanh nghiệp FDI

            • 2.1.9 Tác động tích cực về mặt xã hội

            • 2.2 Tác động tiêu cực FDI

              • 2.2.1 Gây bất bình đẳng và phân tầng xã hội

              • 2.2.2 Góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường

              • 2.2.3 Gây phá sản các doanh nghiệp trong nước

              • 2.2.4 Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

              • 2.2.5 Gây tham nhũng và thúc đẩy đô la hóa nền kinh tế

              • 2.2.6 Làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan