Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty hàng hàng hải Đông Đô

82 710 0
Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty hàng hàng hải Đông Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng LỜI MỞ ĐẦU Mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường và phải sử dụng các nguồn lực xã hội nhất định. Càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu thì cơ hội thu lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm ấy, hiệu quả kinh doanh càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác, trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, phải tạo được cho mình một vị thế vững chắc. Muốn vậy, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì được lợi thế nhất định so với đối thủ về chất lượng, giá cả…. Trong khi đó, các nguồn lực xã hội ngày càng trở nên khan hiếm do chúng được sử dụng vào các hoạt động sản xuất khác nhau để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Sau hơn 15 năm đổi mới, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đạt được sự tăng trưởng một cách tương đối khó khăn. Với trình độ còn thấp, tiềm lực còn yếu ở hầu hết các mặt thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, 1 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm để tìm hướng đi đúng đắn cho mình. Công ty Hàng hải Đông Đô - một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển và khai thác cảng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Công ty đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách như nhiều doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) cùng hoạt động trong lĩnh vực này và sự thay đổi nhiều của chính sách quản lý kinh tế – xã hội vĩ mô. Để khẳng định vị thế của mình trong các lĩnh vực kinh doanh và mở rộng thêm các loại hình sản xuất kinh doanh khác, Công ty đã và đang trăn trở tìm các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ vấn đề này, sau hơn 19 năm gắn bó với Công ty, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Hàng hải Đông Đô” để viết chuyên đề tốt nghiệp lớp Chính trị cao cấp Khoá II (Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải). Bằng việc vận dụng những kiến thức đã được học, áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn, tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu Chuyên đề gồm 03 chương với các nội dung như sau: Chương I: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Hàng hải Đông Đô. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Hàng hải Đông Đô. 2 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I)- LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1)- Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tiêu chí rất quan trọng, nó chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học như Peter Samuelson, Adam Smith, Manfred Kuhn … Mặc dù có sự thống nhất cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh song lại có nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Nhà kinh tế học người Mỹ, Peter Samuelson cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (1) . Theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội, nó xem xét hiệu quả dưới góc độ nền kinh tế quốc dân. Trên phương diện này, việc phân bổ các nguồn lực kinh tế để có thể tận dụng triệt để mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả. Tuy nhiên, đây chính là mức hiệu quả cao nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được (mức hiệu quả lý tưởng). (1) P. Samuelson & G. Nordhau: Kinh tế học – Trích từ bản tiếng Việt 1991 3 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng (2) Khoa Thương mại - ĐHKTQD: Kinh tế thương mại dịch vụ – NXB Thống kê 1998 Trong thực tế rất khó có thể đạt được mực hiệu quả này, nói cách khác, quan điểm này mang tính chất thuần tuý lý tưởng. Theo quan điểm chủa Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, thì : “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá” (2) . Với quan điểm này, Adam Smith đã đánh đồng hiệu quả và kết quả mà thật ra giữa chúng có sự khác nhau. Theo đây thì nếu một kết quả của các mức chi phí khác nhau thì có cùng một hiệu quả như nhau. Như vậy, Ông mới chỉ quan tâm đến đầu ra chứ chưa quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Theo quan điểm của Nhà kinh tế học Manfred Kuhn: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” (3) . Nếu như Adam Smith cho rằng hiệu quả được đo bằng kết quả thì Manfred Kuhn cho rằng hiệu quả được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Nếu như Adam Smith mới chỉ quan tâm đến kết quả tạo ra thì Manfred Kuhn coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào, gắn kết quả với chi phí tạo ra kết quả đó. Tuy nhiên, quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí, chưa phản ánh mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này. Cũng quan niệm về hiệu quả, Whole cho rằng: “Hiệu quả là mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (cái, chiếc, kilôgam…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, ngày lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu,…), được gọi là hiệu quả có tính chất kỹ thuật” (4) . 4 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng (3) Manfred Kuhn: Từ điển kinh tế, Hamburg 1990 (4), (5) Whole: Nhập môn kinh tế xí nghiệp đại cương, Muchen 1990 Theo quan điểm này thì hiệu quả mới chỉ phản ánh về mặt lượng (nêu lên mức năng suất của các yếu tố đầu vào và đầu ra), mới chỉ nêu lên một khía cạnh của hiệu quả là năng suất. Ưu điểm của quan điểm này là có thể so sánh năng suất của năm này với năm khác với cùng một đơn vị đo. Theo quan điểm của Doring thì: “Hiệu quả là mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh khác chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra, được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị” (5) . Giống như quan điểm của Whole, quan điểm của Doring mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của hiệu quả nhưng khác ở chỗ khía cạnh được đề cập đến ở đây là chi phí. Hiệu quả ở đây được xác định bằng cách xác định chi phí kinh doanh thấp nhất trong điều kiện thuận lợi nhất rồi đem chi phí thức tế phát sinh với chi phí kế hoạch. Hạn chế của quan điểm này là chưa xét tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh để có thể giảm thiểu chi phí. Một quan điểm khác cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định” (6) . So với các quan điểm trên thì quan điểm này phản ánh tốt nhất trình độ lợi dụng ở mọi điều kiện động của hoạt động sản xuất kinh doanh, theo quan điểm này ta có thể xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện biến đổi. 5 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng (6) Khoa Thương mại, ĐHKTQD: Kinh tế thương mại dịch vụ – NXB Thống kê 1998 Từ các quan điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm bao quát nhất về hiệu quả: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa kết quả mà quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra và chi phí tạo ra kết quả đó”. Khái niệm đó đánh giá đối với mỗi đơn vị hao phí nguồn lực sẽ tạo ra kết quả như thế nào. Công thức chung dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là: K H = C Trong đó: H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Là kết quả đầu ra C: Là yếu tố đầu vào Công thức này phản ánh mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra và được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu qua sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng công thức: C H’ = K 6 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng Trong đó: H’: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh K : Là kết quả đầu ra C : Là yếu tố đầu vào Công thức này phản ánh một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào và được dùng để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên. 2)- Bản chất của hiệu quả. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn, ….) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Về hiệu quả kinh doanh, có quan điểm cho rằng hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh là như nhau nhưng thật ra giữa chúng có những điểm khác biệt. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả. Sự khác nhau giữa chúng thể hiện ở ba điểm: Thứ nhất, kết quả phản ánh những cái thu được hướng vào mục tiêu đã xác định sau một quá trình hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó, kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm … còn hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất, phản ánh chất lượng hoạt động, được phản ánh thông qua kết quả và chi phí. 7 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng Thứ hai, đơn vị của kết quả thường là đơn vị hiện vật như cái, chiếc, tấn, tạ, mét, lít … hoặc đơn vị giá trị như đồng, triệu đồng, đô la,… trong khi hiệu quả không thể đo bằng hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Thứ ba, kết quả được biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối còn hiệu quả được biểu hiện bằng những con số tương đối giữa kết quả đạt được và hao phí nguồn lực. Trong doanh nghiệp, kết quả là mục tiêu nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại được đánh giá thông qua kết quả và chi phí. Vậy, vấn đề được đặt ra: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay là phương tiện của kinh doanh?”. Thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá được việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được đến đâu. Không chỉ có thế, thông qua đó có thể phân tích tìm ra các nhân tố, các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với kết quả lớn hơn và chi phí ít hơn. Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác, người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt (Hiệu quả được sử dụng như một phương tiện). Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh nào đó hoàn toàn khác so với sự tăng lên của kết quả với sự tăng lên của sự tham gia các yếu tố đầu vào. 3)- Quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một khái niệm phức tạp và khó đánh giá chính xác. Qua khái niệm, ta có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi mối tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đạt được từ sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động 8 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng nhằm thu được các kết quả đó mà cả hai đại lượng này đều khó xác định được chính xác. Kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh thường khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được hay không và bao giờ thì tiêu thụ được …. Việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ cũng là vấn đề không đơn giản. Ngay ở nhận thức về vấn đề này: Hao phí nguồn lực được đánh giá thông qua phạm trù chi phí là chi phí kế toán hay chi phí kinh doanh? Trong các phạm trù trên thì chỉ có chi phí kinh doanh phản ánh tương đối chính xác hao phí nguồn lực thực tế. Mặt khác, việc có tính được chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh ngắn hay không cũng như có tính được chi phí kinh doanh đến từng bộ phận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học quản trị chi phí kinh doanh. Xét về phương diện giá trị, việc tính toán bằng tiền còn thiếu chính xác hơn nhiều vì nó còn chứa yếu tố chủ quan của con người. Hơn nữa, không chỉ những chi phí trực tiếp trong sản xuất kinh doanh mà còn các chi phí cho các hoạt động xã hội như giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường …. 4)- Phân loại hiệu quả. Hiệu quả có thể đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau và thời kỳ khác nhau. 4.1)- Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh 4.1.1)- Hiệu quả xã hội: 9 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần… Hiệu quả xã hội thường được đánh giá và được giải quyết ở góc độ vĩ mô, thường gắn với các mô hình kinh tế hỗn hợp 4.1.2)- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở góc độ vĩ mô. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh không phải bao giờ cũng vận động cùng chiều. Có thể doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao nhưng chưa chắc nền kinh tế đã đạt hiệu quả kinh tế cao bởi kết quả của một nền kinh tế không chỉ đơn thuần là tổng các kết quả của từng doanh nghiệp. 4.1.3)- Hiệu quả kinh tế xã hội: Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở cấp độ quản lý vĩ mô. 4.1.4)- Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa kết quả mà quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra và chi phí tạo ra kết quả đó. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù khác nhau, giải quyết ở hai góc độ khác nhau song chúng có quan hệ biện chứng với nhau. 4.2)- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận 10 [...]... lực sản xuất của doanh nghiệp 5)- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là sự kết hợp giữa các phương tiện vật chất và sự lao động của con người Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một cá nhân, một tập thể, một doanh nghiệp … chính là hiệu quả của việc kết hợp hai yếu tố trên Ngày nay, sự đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. .. kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp 4.3)- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn 4.3.1)- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh. .. 4.2.1)- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định 4.2.2)- Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp Hiệu. .. đảm bảo cho cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động có hiệu quả Mặc dù hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố nhưng quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải chú trọng đến nhân tố này 1.2)- Những nhân tố tác động đến kết quả đầu ra: 1.2.1)- Cơ sở vật chất... hình sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh các mặt, là cơ sở để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu Thứ tư, hệ thống các chỉ tiêu phải phản ánh được tính đặc thù của từng ngành kinh doanh khác nhau 2)- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD 2.1)- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 2.1.1)- Các chỉ tiêu doanh lợi * Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh. .. phí kinh doanh TR : Tổng doanh thu bán hàng của kỳ tính toán TCKD : Chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * Hiệu quả kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (Hiệu quả kinh doanh tiềm năng của một thời kỳ) Công thức: TCKDTT x 100 HTN = TCKDPĐ Trong đó: HTN : Hiệu quả kinh doanh tiềm năng TCKDTT: Chi phí kinh doanh thực tế phát sinh của kỳ TCKDPĐ: Chi phí kinh doanh phải đạt Cách đánh giá:... với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 35 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua chỉ tiêu hiệu số tận dụng máy móc, thiết bị Công thức: QTT HMMS = QTK Trong đó: HMMS : Hệ số tận dụng công suất máy móc thiết bị QTT : Sản lượng thực tế đạt được QTK : Sản lượng... tốt nghiệp Nguyễn Thế Hưng Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là thực sự cần thiết II)- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SXKD CỦA DOANH NGHIỆP Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngoài Chính vì thế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của... quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau Hiệu quả kinh doanh cấp doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh. .. so với các doanh nghiệp khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính mình Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại đóng vai trò to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả Tuy vậy, chu kỳ công nghệ cũng ngắn hơn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm được giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ đúng . doanh nghiệp. 4.3 )- Hiệu quả kinh doanh ngắn h n và dài h n. 4.3.1 )- Hiệu quả kinh doanh ngắn h n: Hiệu quả kinh doanh ngắn h n là hiệu quả kinh doanh được xem xét đánh giá ở từng khoảng thời. …. 4 )- Phân loại hiệu quả. Hiệu quả có thể đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau và thời kỳ khác nhau. 4.1 )- Hiệu quả xã h i, hiệu quả kinh tế xã h i và hiệu quả kinh doanh 4.1.1 )- Hiệu. tiêu hiệu quả kinh doanh tổng h p phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận

Ngày đăng: 03/02/2015, 22:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

    • K

      • CHƯƠNG II:

      • THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SXKD

      • TẠI CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ

      • CHƯƠNG III

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan