Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007

72 544 3
Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đặt vấn đề Vô sinh là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm trên thế giới cũng nh ở Việt Nam. Việc điều trị thành công cho những cặp vợ chồng vô sinh mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học của chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt điều trị vô sinh được coi là một nội dung quan trọng trong chiến lược dân số 2001 – 2010 của nước ta. Từ khi ra đời đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đưa lại niềm vui cho các cặp vợ chồng vô sinh. Ba mươi năm qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng phát triển nhanh chóng và không ngừng hoàn thiện. Song song với sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là các kỹ thuật liên quan đặc biệt là kích thích buồng trứng – Một khâu quan trọng trong điều trị vô sinh. Các thuốc kích thích buồng trứng cũng như các phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng phát triển nhằm đưa lại kết quả cao trong thô tinh ống nghiệm đồng thời giảm tối đa các biến chứng của kích thích buồng trứng, nhất là biến chứng quá kích ứng buồng trứng. Quá kích ứng buồng trứng là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng trứng đối với thuốc kích thích buồng trứng. Hội chứng này biểu hiện bằng nhiều triệu chứng, đặc điểm chung là do tình trạng đa hoàng thể hoá và thoát dịch từ lòng mạch vào khoang “thứ ba” của cơ thể [14], [22]. Tần suất gặp quá kích ứng buồng trứng có ranh giới rộng [22]. Đối với những bệnh nhân không phóng noãn, người ta thường gặp QKƯBT với thể lâm sàng nhẹ hơn so với những bệnh nhân có phóng noãn. QKƯBT trên bệnh nhân điều trị clomiphen citrate hiếm gặp hơn trên bệnh nhân điều trị bằng FSH – hCG [14][19] . Theo các thống kê từ nhiều tài liệu trên thế giới, hội chứng quá kích ứng buồng trứng có thể gặp khoảng 30% các trường hợp sử dụng các phác đồ kích thích buồng trứng, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Trên 1 bệnh nhân bị QKƯBT, tỷ lệ có thai cao hơn nhưng lại hay bị sẩy thai hơn [14]. Bệnh viện PSTƯ đã thành công trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ những năm 2000. Đặc biệt trong những năm gần đây nhờ áp dụng những kỹ thuật và công nghệ mới trong thô tinh ống nghiệm, bệnh viện PSTƯ đã trở thành một trong những trung tâm thụ tinh ống nghiệm lớn của Việt nam còng nh của các nước trong khu vực Đông Nam á. Tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh tham gia thô tinh ống nghiệm ngày càng tăng, do đó tần suất gặp bệnh nhân bị QKƯBT cũng tăng lên hàng năm [1]. Với mong muốn nghiên cứu làm rõ thêm về biến chứng QKƯBT và các yếu tố nguy cơ đến với mức độ QKƯBT. Từ đó hy vọng có thể đề ra những biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng này. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007’’ với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị QKƯBT và một số yếu tố nguy cơ gây quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại viện PSTƯ trong 2 năm 2006- 2007. 2. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân QKƯBT tại viện PSTƯ trong 2 năm 2006 – 2007. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VÔ SINH 1.1.1. Khái niệm vô sinh Theo Tổ chức Y tế thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau 1 năm chung sống vợ chồng mà không dùng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần xuất giao hợp Ýt nhất là 2 lần mỗi tuần [9] [12]. Đối với những trường hợp trong đó nguyên nhân vô sinh đã rõ ràng thì việc tính thời gian không còn được đặt ra. Vô sinh nguyên phát là chưa có thai lần nào, vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai Ýt nhất một lần. Vô sinh nữ là khi nguyên nhân vô sinh hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là vô sinh có nguyên nhân hoàn toàn do người chồng.Vô sinh không có nguyên nhân là trường hợp khám và làm các xét nghiệm thăm dò mà không phát hiện được nguyên nhân [9], [12]. 1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh - Trên thế giới: Tuỳ từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột xuất có nước lên tới 40 %. Về nguyên nhân vô sinh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985, khoảng 20% không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó vô sinh nữ 40%,vô sinh nam 40% và vô sinh do cả hai chiếm 20% [9][12]. - Ở Việt Nam: Theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm 13%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự [9] tại bệnh viện PSTƯ trong các năm 1993 – 1997 trên 1000 tường hợp vô sinh có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò về độ thông đường sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh 3 trùng, thống kê tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 55,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và không rõ nguyên nhân 10% 1.2 SINH LÝ HIỆN TƯỢNG PHÁT TRIỂN NANG NOÃN Sự phát triển của nang noãn gồm một chuỗi các sự kiện xảy ra một cách có trật tự dẫn tới sự phóng noãn giữa chu kỳ, bao gồm: - Sự chiêu mộ các nang noãn. - Sự chọn lọc nang noãn. - Sự vượt trội của một nang noãn. - Sự phóng noãn. - Sự thoái hoá của nang noãn. Quá trình này bắt đầu từ sự phát triển của nang noãn nguyên thuỷ, qua các giai đoạn nang noãn sơ cấp, nang noãn thứ cấp, và nang noãn trước phóng noãn. Một chu kỳ phát triển của nang noãn kéo dài 85 ngày (khoảng 3 chu kỳ), và thông thường chỉ có một nang trưởng thành và phóng noãn trong mỗi chu kỳ kinh [6] [12]. 1.2.1 Sự chiêu mộ các nang noãn Mỗi chu kỳ kinh có khoảng vài trăm nang noãn nguyên thuỷ được chiêu mộ vào nhóm nang noãn phát triển để sau khoảng 12 ngày có một nang noãn đạt đến giai đoạn trưởng thành và phóng noãn [3][6]. Số lượng của các nang noãn nguyên thuỷ được chiêu mộ vào nhóm nang noãn phát triển thay đổi theo tuổi, nhiều nhất lúc mới sinh và giảm dần khi tuổi càng lớn. 1.2.2. Sự chọn lọc nang noãn Khoảng ngày thứ 7 của chu kỳ kinh, sự chọn lọc của nang noãn xảy ra. Một số nang trong số các nang noãn thứ cấp sẽ được chọn lọc để chuẩn bị cho sự phóng noãn sau này. Các nang noãn này thường là các nang đáp ứng tốt với tác dụng của FSH, có nhiều thụ thể của FSH trên tế bào hạt và chế tiết nhiều estradiol. Cơ chế của quá trình chọn lọc này vẫn chưa được hiểu rõ. 4 1.2.3. Sự vượt trội của một nang noãn Khoảng ngày 8 - 10 của chu kỳ kinh, mét nang noãn đã được chọn lọc sẽ vượt trội hơn những nang noãn khác. Trong nang noãn vượt trội, hoạt động chế tiết ra estradol tăng rất nhanh, đồng thời dưới tác dụng của FSH, nang noãn vượt trội sẽ tiết ra inhibin. Inhibin sẽ ức chế sự chế tiết FSH của tuyến yên, làm cho các nang noãn khác thiếu FSH, làm giảm khả năng chế tiết estradiol của các nang noãn khác dẫn đến sự tích luỹ androgen và thoái hoá, đảm bảo cho vai trò vượt trội của chỉ riêng nang noãn đã vượt trội. Nang noãn vượt trội ức chế sự phát triển của các nang nhỏ và của các nang thứ cấp khác. 1.2.4. Sự phóng noãn Phóng noãn là một quá trình một noãn được giải phóng từ một nang vượt trội và chín có khả năng thụ tinh. Thời gian phóng noãn thay đổi rất nhiều trong từng chu kỳ kinh, ngay cả trên cùng một người phụ nữ. Ước tính thời gian trung bình phóng noãn là 34 - 38 giê sau sự khởi phát của đỉnh LH. Tuy nhiên, nồng độ đỉnh LH phải được duy trì Ýt nhất trong 14 - 27 giờ để đảm bảo cho sự trưởng thành hoàn toàn của nang noãn. Thông thường, đỉnh LH kéo dài 48 - 50 giờ. Phóng noãn không phải là một sự kiện đột ngột. Đỉnh LH khởi phát một chuỗi các biến cố mà cuối cùng dẫn đến sự phóng thích một noãn và cumulus bao quanh noãn[3] [6] [12]. Các biến cố xảy ra khi phóng noãn: - Đỉnh LH kích thích sự tiếp tục phân chia giảm phân của noãn, sự hoàng thể hoá của các tế bào hạt, và sự tổng hợp progesterone và prostaglandin bên trong nang. - Progesteron làm gia tăng hoạt động của các men ly giải, cùng với prostaglandin, tiêu hoá và làm vỡ thành nang. 5 Đỉnh FSH ở giữa chu kỳ góp phần làm chuyển plasminogen thành plasmin, là một men ly giải và cũng đảm bảo đầy đủ thụ thể của LH trên tế bào hạt để tạo một giai đoạn hoàng thể bình thường 1.2.5. Sự thoái hoá của nang noãn Dihydrotestosterone đã được chứng minh ức chế hoạt động chuyển hoá của androgen thành estradiol của nang noãn. Do đó, môi trường chứa androgen của nang noãn chịu trách nhiệm cho sự thoái hoá của nó. Số phận của các nang sơ cấp được định đoạt bởi sự cân bằng nồng độ androgen và estradiol trong dịch nang, hoạt động của men chuyển hoá androgen thành estrogen và của chính bản thân hoạt động của chuyển hoá đó. 1.3 KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG Kích thích buồng trứng (KTBT) trong hỗ trợ sinh sản đóng một vai trò hết sức quan trọng [16]. Mục đích của KTBT trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là tăng số noãn trưởng thành. Ưu điểm của KTBT là tạo ra nhiều noãn để từ đó có nhiều phôi; nếu chuyển nhiều hơn một phôi và nếu có Ýt nhất một phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung được thì tỷ lệ thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tăng. Một ưu điểm khác là qua đó thầy thuốc lâm sàng có thể kiểm soát được cả chu kỳ và các trung tâm có thể chọn thời điểm chọc hút noãn [8], [22]. Tuy nhiên KTBT cũng có một số nhược điểm đó là noãn có thể không hoàn toàn trưởng thành, do vậy noãn này không có chất lượng bằng noãn của các chu kỳ tự nhiên. Các noãn KTBT có thể không ở cùng một mức độ chín. Ngoài ra có thể xuất hiện tình trạng noãn chín đồng nhất ở mức độ tương đối. Điều đó giải thích tỷ lệ thụ tinh của noãn tạo thành trong chu kỳ KTBT thấp hơn so với noãn chín một cách sinh lý trong các chu kỳ tự nhiên [8], [9], [31], [39]. 6 1.3.1. Các chỉ định của KTBT - Không phóng noãn - Ýt phóng noãn: trong các trường hợp mà giai đoạn nang noãn kéo dài, không có đỉnh E2 và LH thích hợp, hoặc giai đoạn hoàng thể ngắn. - KTBT để thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản [9]. 1.3.2. Nguyên lý của KTBT Cơ sở của phương pháp KTBT là làm cho nồng độ FSH có LH cao trong cơ thể dù bằng phương pháp nội sinh, kích thích hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên hay bằng phương pháp ngoại lai, dùng FSH và hCG thay thế. Khi có nồng độ FSH mong muốn sẽ làm cho nang noãn của buồng trứng phát triển và sau đó nếu có nồng độ LH hoặc hCG đạt yêu cầu thì sẽ kích thích phóng noãn. Như thế sự kích thích phóng noãn diễn biến theo hai bước: bước đầu là kích thích cho các nang noãn phát triển và chín, bước sau là kích thích các nang chín phóng noãn [9]. Sau khi kích thích buồng trứng: - Gia tăng số lượng các nang noãn nhỏ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. - Vượt qua giai đoạn chọn lọc và vượt trội của các nang noãn. - Giảm đi sự thoái hóa của các nang noãn làm nhiều nang noãn phát triển đến giai đoạn trưởng thành. - Nội mạc tử cung được chuẩn bị tốt do estradiol (estrogen) được tiết ra từ các nang noãn, thuận lợi cho quá trình làm tổ [8]. 1.3.3. Các thuốc và phác đồ kích thích buồng trứng Muốn KTBT tốt, cần phải chọn lọc được phác đồ và sử dụng liều thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân. Như vậy mới đảm bảo được: - Đủ số lượng nang noãn cần thiết. - Lượng thuốc sử dụng mức tối thiểu. 7 - Không bị quá kích ứng buồng trứng [16]. 1.3.3.1. Các thuốc sử dụng kích thích buồng trứng [3], [4] - Ức chế estrogen: clomiphen citrat, tamoxifen. Các thuốc này có cấu trúc tương tự như estrogen, ức chế cạnh tranh với các thụ thể estrogen ở vùng dưới đồi, làm ức chế điều khiển ngược của estrogen dẫn đến tăng tiết FSH, LH (chủ yếu FSH) làm kích thích quá trình phát triển các nang noãn. - FSH: có tác dụng kích thích quá trình phát triển các nang noãn. + uFSH: HMG (75IU FSH và 75IU LH, tỷ lệ 1:1) + Recombinant FSH: Puregon 50 và 100 IU/lọ, Gonal f 751U/ống. - hCG: Pregnyl, Profasi 1500 và 5000 IU, tác dụng tương tự như LH nhưng mạnh và kéo dài hơn, có tác dụng làm chín các nang noãn trưởng thành và gây phóng noãn. - GnRH: tiêm GnRH theo nhịp sinh lý bình thường sẽ kích thích tuyến yên tiết nhiều FSH, LH kích thích các nang noãn trưởng thành và phóng noãn. + GnRH agonist: decapeptyl, suprefact. + GnRH antagonist: cetrorelix, ganirelix. 1.3.3.2. Các phác đồ kích thích buồng trứng Có nhiều phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau, các phác đồ này được chia làm hai nhóm chính. (1) Nhóm không ức chế gonadotropin nội sinh: - Sử dụng clomiphen citrat từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của vòng kinh kết hợp với tiêm hMG hoặc FSH tái tổ hợp vào ngày thứ 4, 6 và 8; - Hoặc sử dụng hMG hoặc FSH từ ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ. (2) Nhóm ức chế gonadotropin nội sinh Mục đích của phác đồ này là ức chế hiện tượng tiết gonadotropin, chế ngự quá trình trưởng thành của noãn không bị ảnh hưởng bởi tác động sinh lý của đỉnh LH. Để đạt được sự ức chế này, các trung tâm HTSS hiện nay đang 8 sử dụng phổ biến các chất đồng vận hormon tăng trưởng (GnRH agonits) [8], [6], [33], [40]. Sự kết hợp GnRH với FSH được thực hiện qua 3 phác đồ: - Phác đồ dài: GnRH được bắt đầu từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh hoặc từ ngày 21 của chu kỳ và liên tục rong 14 ngày. Tác dụng được thể hiện bằng xét nghiệm estradiol < 180 pmol/L, LH < 2 IU/L và progesteron < 2 nmol/L. FSH (phổ biến hiện nay là Humegon, Puregon hoặc Gonal F) được sử dụng tiếp theo phối hợp với GnRH cho đến khi tiêm hCG. Liều lượng sử dụng FSH dựa trên tuổi và tiền sử người bệnh [19] Tuổi Liều thuốc (đơn vị FSH) < 37 150 37 - 40 300 > 40 300 Tiền sử Buồng trứng đa nang 75 Buồng trứng đáp ứng kém, 3-5 nang 300 Đáp ứng bình thường > 5 nang 150 Đáp ứng rất kém < 3 nang 450 Hội chứng quá kích ứng buồng trứng 75 Ngày thứ 7 sau tiêm FSH cần đánh giá đáp ứng của buồng trứng qua siêu âm đường âm đạo với đầu dò âm đạo sector 5000 MHz để điều chỉnh liều thuốc. Tiêm bắp hCG (5000 - 10000 IU) cho bệnh nhân khi đạt các tiêu chuẩn sau: (1) Mức độ tăng estradiol hợp lý, (2) có Ýt nhất 3 nang noãn kích thước 18 - 20 mm và (3) nồng độ estradiol > 3000 pg/ml. Thủ thuật chọc hút noãn được tiến hành sau khi tiêm hCG 36 giê 9 - Phác đồ ngắn: Mục đích của phác đồ ngắn là tận dụng kích thích buồng trứng của GnRH đồng vận. GnRH đồng vận được tiêm từ ngày đầu của chu kỳ và kéo dài cho đến khi tiêm hCG. Đến khi nang noãn đã phát triển, tuyến yên bị giảm nhạy cảm nên có thể tránh được hiện tượng hoàng thể hóa sớm do LH nội sinh. Phác đồ ngắn còn có thể được sử dụng kết hợp FSH tiêm từ ngày đầu chu kỳ sinh với GnRH đối vận tiêm từ ngày tiêm mũi FSH thứ 6 hoặc từ khi có Ýt nhất 1 nang trứng có kích thước đạt 13-14 mm. - Phác đồ cực ngắn Với phác đồ này, GnRH đồng vận chỉ được sử dụng trong ngày thứ 2, 3, 4 của chu kỳ điều trị. Tuy phác đồ ngắn và cực ngắn giảm chi phí và có thể phù hợp với những phụ nữ lớn tuổi nhưng hiệu quả điều trị thấp hơn (do chất lượng nang noãn) rõ rệt so với phác đồ dài. Gần đây, bên cạnh các GnRH đồng vận, GnRH đối vận đã được bắt đầu sử dụng phối hợp với gonadotropin có thể tránh được hoàng thể hóa sớm (premature) mà không cần ức chế tuyến yên từ đầu chu kỳ. Buồng trứng được kích thích từ đầu chu kỳ bằng hMG hoặc FSH và GnRH đối vận được sử dụng vào giai đoạn cuối để đề phòng đỉnh LH nội sinh. Việc lựa chọn phác đồ khác nhau là tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể và từng Trung tâm HTSS. Nhiều trung tâm sử dụng phác đồ dài một cách phổ biến nhưng trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm tại Monash (Melbourne - Australia) phác đồ ngắn lại được sử dụng như một thông lệ vì được chấp nhận, thuận tiện và có giá thành thấp, hiệu quả cao [32]. 1.4. HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH ỨNG BUỒNG TRỨNG 1.4.1. Khái niệm Hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome) được mô tả lần đầu tiên bởi Muller năm 1962 [27]. 10 [...]... hội chứng này có tác giả dùng từ hội chứng quá kích thích buồng trứng, quá kích buồng trứng, quá kích ứng buồng trứng, hay hội chứng quá mẫn buồng trứng [10] Hội chứng quá kích ứng buồng trứng (HCQKƯBT) là biến chứng do sử dụng thuốc KTBT (kích thích nang noãn) gây ra các nang noãn phát triển, trưởng thành và phóng noãn [27] Hay có thể nói đây là tình trạng đáp ứng quá mức của cơ thể với các thuốc kích. .. thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm hỗ trợ sinh sản có xuất hiện HCQKƯBT phải vào viện điều trị tại Bệnh viện PSTƯ từ 1- 2006 đến 1 2- 2007  Nhóm đối chứng: Là những bệnh nhân sau dùng thuốc KTBT để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện PSTƯ nhưng không xuất hiện HCQKƯBT có cùng nhóm tuổi, cùng phác đồ KTBT 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Là những bệnh. .. - Tình trạng bệnh nhân sau điều trị: + Khỏi bệnh khi bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm trở về bình thường + Bệnh thuyên giảm khi bệnh nhân chưa hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm trở về giới hạn cho phép, bệnh nhân ổn định được ra viện + Có biến chứng: xoắn buồng trứng, xuất huyết trong nang, có biến chứng gan, thận phải điều trị nội khoa + Tử vong - Tình trạng thai... 1,3 1% / 1 - 6% 0,1 - 4% Banker M, 2006 Cao Ngọc Thành (1992) [17] thấy có 8/82 trường hợp điều trị HMGhCG bị quá kích thích, chiếm 9,7% Trịnh Thị Phương Nhung (2003) [13] 12 nghiên cứu 360 hồ sơ vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002 chỉ thấy có 1 ca bị quá kích buồng trứng chiếm 0,27% Cũng tại địa điểm trên Nguyễn Xuân Huy [5] nghiên cứu kết quả 540 ca thô tinh trong ống nghiệm năm 2003... 3kg) - Kích thước buồng trứng đo được trên siêu âm thường ≥ 5cm - 12cm - Hầu hết bệnh nhân có cổ trướng Trường hợp hợp cổ trướng nhiều làm bụng căng to và bệnh nhân có triệu chứng khó 25 thở Khó thở... gian xuất hiện bệnh Chia làm hai loại: sớm và muộn [17], [36] + Quá kích buồng trứng sớm gồm: xẩy ra sau khi tiêm hCG trong giai đoạn 7 ngày, thường là do thuốc + Quá kích buồng trứng muộn: xẩy ra sau khi tiêm hCG trong giai đoạn sau 7 ngày, thường do thai và nặng thêm 1.4.5 Các biến chứng có thể gặp [14], [33] Trên những bệnh nhân QKƯBT có thể xảy ra các biến chứng sau: - Hai buồng trứng to, xung huyết,... thước buồng trứng đo được trên siêu âm thường ≥ 5cm - 12cm - Hầu hết bệnh nhân. .. và theo dõi sát bệnh nhân - Sử dụng thuốc liều thấp đối với các bệnh nhân trẻ, nhệ cân, có buồng trứng đa nang 21 - Nếu nồng độ E2 quá cao (> 3500 - 4000pg/ml) hay buồng trứng có quá nhiều nang (> 35 nang) nên ngừng điều trị KTBT, không nên tiếp tục tiêm hCG Chọc hút dịch nang có thể làm giảm nguy cơ QKQBT - Sử dụng hCG liều thấp với những trường hợp có nguy cơ quá kích buồng trứng - Sử dụng progesterone... thập số liệu - Tuổi: được tính bằng hiệu số giữa năm có thực hiện KTBT và năm sinh theo dương lịch - Trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) - Chiều cao (cm) - Chỉ số khối cơ thể (BMI- Body Mass Index) BMI = Cân nặng (Kg)/ Chiều cao 2(m) - Loại vô sinh: Vô sinh I (chưa có thai lần nào) Vô sinh II (đã có thai Ýt nhất một lần) - Thời gian vô sinh: tính theo năm 26 - Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang:... chậu - Tăng cân Ýt ≤ 3kg, khát nước - Kích thước buồng trứng (trên siêu âm) thường nhỏ hơn 5cm - Nồng độ E2 trong máu tăng Khi E2 tăng nhanh là một báo động diễn biến sẽ tăng lên Mức độ trung bình - độ II Xuất hiện từ 1-7 % các chu kỳ kích thích, triệu chứng bao gồm: 15 - Đau vùng chậu - Bụng căng, Ên không đau hay đau Ýt - Cổ trướng phát hiện trên siêu âm - Thường có tăng cân nhanh (> 3kg) - Kích thước . chứng này có tác giả dùng từ hội chứng quá kích thích buồng trứng, quá kích buồng trứng, quá kích ứng buồng trứng, hay hội chứng quá mẫn buồng trứng [10]. Hội chứng quá kích ứng buồng trứng. nghiên cứu đề tài: Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007’’ với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị QKƯBT và. thô tinh ống nghiệm đồng thời giảm tối đa các biến chứng của kích thích buồng trứng, nhất là biến chứng quá kích ứng buồng trứng. Quá kích ứng buồng trứng là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng

Ngày đăng: 03/02/2015, 20:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiền sử

  • Bảng 1.1. Tỷ lệ QKƯBT

    • Mức độ nhẹ - độ I

      • Mức độ trung bình - độ II

      • Mức độ nặng - độ III

      • + Mức độ nhẹ - độ I

        • + Mức độ trung bình - độ II

        • + Mức độ nặng - độ III

          • BMI

          • Tiền sử

          • CHỮ VIẾT TẮT

            • HTSS : Hỗ trợ sinh sản

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan