đánh giá kết quả điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào

119 527 0
đánh giá kết quả điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Viêm màng bồ đào (MBĐ) là một bệnh nặng, thường hay tái phát và có nhiều biến chứng. Tăng nhãn áp (NA) là một trong những biến chứng nặng nhất có thể xảy ra khi viêm MBĐ cấp hoặc đã ổn định. Theo Nguyễn trọng nhân: 25- 50% bệnh nhân bị viêm màng bồ đào có tăng nhãn áp [11]. Theo Tabahahi T có 18,3% tăng NA trong số các bênh nhân viêm MBĐ nhưng tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo tiến triển và hình thái lâm sàng khác nhau của viêm MBĐ[ ]. Theo Jeus Merayo-Lloves tăng NA chiếm tỷ lệ 12% sè mắt và 10% số bệnh nhân viêm MBĐ, hình thái lâm sàng chiếm ưu thế là viêm MBĐ trước là 67%, týp viêm MBĐ sau và toàn bộ chiếm 14% viêm MBĐ trung gian chiếm 4%[ ]. Điều trị tăng nhãn áp do viêm MBĐ rất khó khăn. vì dù nhãn áp được điều chỉnh nhưng hậu quả của quá trình viêm vẫn tiếp tục gây bít, nghẽn đường lưu thông thuỷ dịch. Chính nhãn áp tăng cao và sản phẩm của quá trình viêm làm cho chức năng thị giác giảm sút nhanh, dẫn đến mù loà cho người bệnh. Việc điều trị phải dựa vào diễn biến, giai đoạn viêm MBĐ còn hoạt tính hay ổn định, mức độ tổn thương góc tiền phòng và cần được cân nhắc, tính toán và điều chỉnh cụ thể cho từng bệnh nhân. Điều trị nội khoa trong giai đoạn đầu của tăng NA do viêm MBĐ nhằm ổn định các quá trình viêm, loại trừ các yÕu tố tăng NA. Một số tác giả nhấn mạnh về điều trị nội khoa lúc đầu bởi vì khi hêt viêm MBĐ thì sẽ hết tăng NA trừ khi góc tiền phòng đóng kinh niên[34]. Theo Luntz thì laser mống mắt rất hữu dụng khi đã kiểm soát được viêm MBĐ, nhưng viêm MBĐ còn hoat tính thì Laser Ýt hiệu quả. Theo Nguyễn trọng Nhân: một khi glocom thứ phát do viêm MBĐ mà NA không điều chỉnh bằng thuốc, có thể và cần phải can thiệp bằng phẫu thuật ngay cả khi mống mắt vẫn còn dấu hiệu viêm [11]. 1 Bonnet đề cập mổ sau khi hết giai đoạn viêm cấp[19]. Tác giả Nguyễn trọng Nhân đã áp dụng cắt bè củng giác mạc cho 28 BN với 36 mắt với kÕt quả: NA điều chỉnh chiếm 88%, sau 18 tháng NA điều chỉnh chiếm 80% và thị trường không có biến đổi gì đặc biệt so với trước phẫu thuật, thị lực tăng ở 55% số mắt[11]. Theo các tác giả Sung V.C., Barton K ( 2004 ): Điều trị Glôcôm thứ phát đo viêm MBĐ đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng giưã liệu pháp kháng viêm thích đáng và liệu pháp hạ thấp nhãn áp thích hợp nhằm phòng ngừa mất thị lực dài hạn. Nghiên cứu của Lin X. và cộng sự đã điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào ở các trường hợp đục thể thuỷ tinh và tiền phòng nông bằng phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh, cắt bè củng giác mạc. có hiệu quả cao và an toàn theo dõi từ 3 tháng đến 4 năm tất cả các mắt đều có tiền phòng sâu và bọng dẫn thuỷ dịch hoạt động. [lin X ] Schlote với phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng Laser diode để điều trị Glocom thứ phát do viêm MBĐ khó chữa kết quả 12 tháng sau phẫu thuật quang đông thể mi lần đầu, ở 77,3% tổng số mắt được điều trị nhãn áp đã được kiểm soát. Các hậu quả như: kích hoat viêm, teo nhãn cầu, hạ nhãn áp dai dẳng đều không được quan sát thấy. 63,6% số bệnh nhân phải quang đông hơn một lần. [ Schlote] Tuy nhiên ở việt nam chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện về kết quả điều trị tăng NA trên mắt viêm MBĐ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu là: 1. Đánh giá kết quả điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào. 2. Nhận xét một yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. một số đặc điểm giải phẫu liên quan. 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý màng bồ đào Màng bồ đào có 3 phần từ trước ra sau gồm: mống mắt, thể mi và hắc mạc. 1.1.1.1.M ng m tố ắ : Mống mắt hình đồng xu có một lỗ thủng ở trung tâm gọi là đồng tử. Mống mắt nằm ngay trước thể thuỷ tinh (TTT) ngăn cách giữa tiền phòng ở phía trước và hậu phòng ở phía sau. Chân mống mắt tiếp giáp với thể mi từ trước ra sau. Cấu trúc mô học có ba lớp chính: Lớp nội mô ở mă, lớp đệm, lớp biểu mô mặt sau. Đồng t l m t l th ng trung tâm m ng m t. Bình th ng ng tử à ộ ỗ ủ ở ố ắ ườ đồ ử hai m t u nhau, có hình tròn ng kính 2-4 mm. ng t có thắ đề đườ Đồ ử ể thay i ng kính do tác ng c a nhi u y u t : ánh sáng, nhìn xa,đổ đườ độ ủ ề ế ố nhìn g n, các kich thích th n kinh c m giác.ầ ầ ả Các mạch máu của mống mắt xuất phát từ vòng động mạch lớn của mống mắt nằm trong thể mi. Các dây thần kinh của mống mắt: dây thần kinh cảm giác là nhánh thần kinh mi dài thuộc dây V1.Các dây thần kinh vận động từ dây thần kinh mi ngắn đi từ hạch mi chi phối cơ vòng của mống mắt làm co đồng tử.Các nhánh thần kinh giao cảm đi từ hạch cổ trên chi phối cơ xoè của mống mắt làm giãn đồng tử và vận mạch[2][10]. 1.1.1.2. Thể mi 3 Thể mi là phần nhô lên của màng bồ đào nằm giữa mống mắt ở phía trước và hắc mạc ở phía sau. Thể mi có hai chức năng chính: - Điều tiết: giúp mắt nhìn rõ các vật ở gần. - Tiết ra thủy dịch nhờ các tế bào lập phương ở tua mi. Thể mi gồm 7 lớp từ ngoài vào trong: lớp trên thể mi- lớp cơ thể mi- lớp mạch máu thể mi- lớp màng kính của thể mi- lớp biểu mô sắc tố- lớp biểu mô thể mi- lớp giới hạn trong. Các động mạch chủ yếu của vùng thể mi đều xuất phát từ vòng động mạch lớn của MM. Thể mi có một mạng thần kinh dày đặc xuất phát từ đám rối thần kinh thể mi ở khoang trên thể mi. 1.1.1.3. Hắc mạc Hắc mạc là phần sau của MBĐ có chứa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng nhãn cầu và nhiều tế bào mang sắc tố đen hấp thu tia sáng từ ngoài vào làm thành buồng tối trong mắt tạo điều kiện cho ảnh hiện rõ trên võng mạc. Hắc mạc có 3 lớp từ ngoài vào trong là: khoang thượng hắc mạc- lớp hắc mạc chính danh- màng Bruch. Màng bồ đào có năm nhiêm vụ chính: - Điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu nhờ hoạt động của mống mắt. - Gĩư vai trò quan trọng trong việc dinh dưỡng nhãn cầu nhờ 3 hệ thống mach của MBĐ. - Tiết ra thuỷ dịch bởi các tế bào ở tua mi, duy trì nhãn áp. - Điều tiết nhờ hoạt động của các cơ thể mi. - Tạo ra mét buồng tối để ảnh của vật hiên rõ trên võng mạc. Các dây thần kinh của hắc mạc đều xuất phát từ các dây thần kinh mi ngắn và mi dài. 4 1.1.2. Tiền phòng và hậu phòng 1.1.2.1. Tiền phòng Tiền phòng là khoảng nằm giữa củng giác mạc ở phía trước, mống mắt và thể mi cùng thể thuỷ tinh ở phía sau. - Góc tiền phòng còn gọi là góc thấm được tạo bởi sự kết hợp của rìa giác mạc – củng mạc, thể mi và chân mống mắt. Vùng rìa giác mạc: vùng rìa là chỗ tiếp giáp giữa giác mạc ở phía trước và củng mạc ở phía sau, vùng rìa có hình nhẫn rộng ở phía trên (1,5mm) và phía dưới (1mm) còn 2 bên thì hẹp hơn (0,8mm). Về mặt tổ chức học vùng rìa có 4 lớp đi từ nông tới sâu: Lớp biểu mô của vùng rìa – lớp liên kết dưới biểu mô - lớp nhu mô giác mạc – líp trabeculumm. Vùng bè (Trabeculumm): Vùng bè là một dải hình lăng trụ tam giác nằm trong chiều sâu của rìa củng giác mạc. Mặt cắt của vùng bè có hình tam giác và đỉnh quay về phía chu biên của giác mạc. Đáy dựa trên cựa củng mạc và thể mi. Mặt ngoài vùng bè tiếp giáp với ống Schlemm. Còn mặt trong là giới hạn của tiền phòng. Vùng bè có 3 phần cấu trúc khác nhau. Từ trong ra ngoài là: bè màng bồ đào, bè giác củng mạc, bè cạnh ống Schlemm. Èng Schlemm: ống Schlemm có hình vòng chạy song song với vùng rìa bao quanh phía ngoài của vùng bè, ống dài khoảng 40mm và đường kính 0,282mm. Chỗ nối mống mắt – thể mi: chân mống mắt dính vào đáy của thể mi ngay phía sau của cựa củng mạc phía trước cơ thể mi và vòng mạch của mèng mắt [2][10]. 1.1.2.2. Hậu phòng Hậu phòng nằm giữa mống mắt ở phía trước và màng dịch kính ở phía sau. 5 1.1.3. Nhãn áp và động lực thuỷ dịch Thuỷ dịch do các tế bào biểu mô không sắc tố ở các nếp thể mi sản xuất ra. Phần lớn đi qua khe giữa mặt trước thể thủy tinh và mặt sau mống mắt qua đồng tử vào tiền phòng. Thủy dịch được dẫn lưu ra khỏi tiền phòng ở góc mống mắt - giác mạc qua vùng bè (Trabeculum) và ống Schlemm sau đó đi theo tĩnh mạch nước đổ vào đám rối tĩnh mạch thượng củng mạc rồi vào hệ tuần hoàn chung. Vùng bè hoạt động theo kiểu van 1 chiều cho phép một lượng lớn thủy dịch thoát ra khỏi mắt nhưng lại hạn chế dòng chảy ngược lại. Đây là đường dẫn lưu chính (80%) thủy dịch. Một phần (20%) thủy dịch được dẫn lưu ra ngoài theo con đường MBĐ - củng mạc chủ yếu qua thớ cơ thể mi vào khoang trên thể mi và thượng hắc mạc đến khoang dưới củng mạc sau đó theo các mạch máu củng mạc vào hốc mắt. Lưu lượng thuỷ dịch, trở lưu thủy dịch và áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc ảnh hưởng quyết định tới NA, mối quan hệ giữa ba yếu tố này được thể hiện bằng phương trình Goldmann: P 0 = D. R + Pv Trong đó: P 0 : Nhãn áp D : Lưu lượng thủy dịch R : Trở lưu thuỷ dịch Pv : áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc Qua phương trình trên chúng ta nhận thấy NA tăng lên khi mét trong ba thành phần D, R, Pv tăng. Về lâm sàng, phương trình Goldmann giúp ta thấy được nguyên nhân chính gây tăng nhãn áp kể cả nguyên phát và thứ phát. D tăng lên trong glocom đa tiết. Pv tăng lên trong glocom góc đóng R tăng lên trong hầu hết các hình thái glocom. 6 Trị sè NA bình thường ở người Việt Nam trưởng thành dao động trong khoảng 19,4 ± 2,5mm Hg (NA kế Maclakov quả cân 10g) và thay đổi không quá 5mm Hg trong 1 ngày đêm[1]. Theo Tôn Thất Hoạt và Phan Dẫn (1962), P = 19,4 ± 5mmHg. Theo Ngô Như Hoà (1970) P = 19,4 ± 2 mmHg. Như vậy đối với người Việt Nam: NA ≥ 25mmHg là tăng NA. 1.2 . BÊNH VIÊM màng bồ đào 1.2.1 Định nghĩa viêm Mãng bồ đào Theo định nghĩa của Cataln R.A, Nelsơn L.B (1992) nêu ra trong Pediatric ophthalmology [24]. Viêm MBĐ là một tên gọi chung về hình thái viêm nhiễm của MBĐ. Sự viêm nhiễm không chỉ giới hạn trong cấu trúc của MBĐ mà còn bao gồm các cấu trúc không phải của MBĐ như ; dịch kính, võng mạc, mạch máu võng mạc, trong mô sắc tố võng mạc, củng mạc và thượng củng mạc. 1.2.2. Nguyên nhân viêm màng bồ đào. TheoNussenbatt, Whit cup, Polestine (1996) [36], [37], [38]. Nguyên nhân nhiễm trùng: - Vi khuẩn: lao, giang mai, liên cầu, não mô cầu. - Virus: HIV, Herper, Rubella - Nấm: Candida, Aspergillus - Ký sinh trùng toxoplasma,Giun toxocariasis. Toxoplasma Gondi: Chiếm 7-15% các viêm MBĐ [12]. 7 Nguyên nhân không do nhiễm trùng: nhãn viêm đồng cảm, vogt koyanagi – Harada, Behcet, Sarcoidose, viêm mạch võng mạc. Các tác giả : Amer, Kanski, Wong cho rằng viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter, bệnh viêm đường ruột , viêm khớp vảy nến, bệnh khớp thanh thiếu niên đều là nguyên nhân gây viêm MBĐ trước và có tỷ lệ HBLA-B27 dương tính cao [14], [33], [47] . Theo Adenis , Giles , Offret [27], [48], [50] :Qúa trình viêm nhiễm của MBĐ cho dù căn nguyên là nội sinh hay ngoại sinh thì đều biểu hiện dưới hai bệnh cảnh lâm sàng là viêm MBĐ làm mủ và viêm MBĐ không làm mủ : -Viêm MBĐ không làm mủ hay viêm MBĐ phản ứng là phản ứng viêm không đăc hiệu của MBĐ và thường có vai trò của các yếu tố miễn dịch bệnh lí. -Viêm MBĐ mủ : Sự xuất hiện của một phản ứng viêm mủ trong MBĐ hay dịch kính sẩy ra do sự toả lan từ một ổ nhiễm trùng và thường ảnh hưởng tới cấu trúc cạnh nhãn cầu. Nguồn gốc của nhiễm trùng có thể là ngoại sinh (các vết thương, sau phẫu thuật, dị vật xuyên nhãn cầu, loét giác mạc ) hoặc nội sinh (do vi khuẩn , nấm, kÝ sinh trùng hay vi rót theo đường máu đến khu trú ở mắt [18], [29], [39], [46], [48],[50] . Theo Nguyễn Xuân Nguyên, Hà Huy Tiến, Cù Nhẫn Nại (1972) [9], Kanski (1997) [33], nhóm nhãn khoa Mỹ (Amer Acad Ophth) [15]: - Viêm MBĐ ngoại sinh: các yếu tố gây viêm MBĐ từ ngoài vào sau tổn thương tại mắt: vi khuẩn, virus, nấm, viêm MBĐ sau chấn thương xuyên, đụng dập nhãn cầu, sau bỏng, viêm MBĐ sau phẫu thuật, viêm MBĐ sau viêm loét giác mạc, viêm củng mạc. - Viêm MBĐ nội sinh: các yếu tố gây bệnh trong cơ thể đi vào mắt qua đường máu hoặc bạch mạch. Các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng từ các ổ nhiễm khuẩn như:viêm phổi, mũi họng, rang hàm mặt, viêm da,đường tiêu 8 hoá, thận, tuỷ xương. Các yếu tố dị ứng trong bệnh viêm khớp, đốt sống, một số yếu tố gây rối loạn chuyển hoá trong bệnh gút, đái đường, những bệnh mãn tính[9][14]. Ngoài ra một số lớn trường hợp không tìm thấy nguyên nhân [28],[33],[37],[38]. 1.2.4. Phân lo i viêm màng b ào:ạ ồ đ Có nhiều cách phân loại viêm MBĐ 1.2.4.1. Phân loại theo cấu trúc giải phẫu: Theo Nguyễn Xuân Nguyên, Hà Huy Tiến, Cù Nhẫn Nại [9]. - Viêm mống mắt - Viêm mống mắt thể mi - Viêm hắc mạc. Theo Amer Acad Ophin, Kanski, Nussenblatt, Whit cup [14], [33], [38] - Viêm MBĐ trước: gồm viêm mống mắt và thể mi. - Viêm MBD trung gian: là viêm phần giữa nhãn cầu trên Parsplana. - Viêm MBĐ sau: viêm chỉ có thể ảnh hưởng đến hắc mạc, đến võng mạc hoặc cả hai. - Viêm MBĐ toàn bộ: gồm viêm cả mống mắt - thể mi và hắc mạc. - Viêm nội nhãn: Viêm trong nhãn cầu chủ yếu là dịch kính và tiền phòng. 1.2.4.2. Phân loại theo tiến triển của bệnh: Theo Catalan, Nelsơn (1992) [24], Kanski (1997) [33]. - Viêm cấp: bệnh tiến triển dưới 3 tháng - Viêm mạn: bệnh tiến triển trên 3 tháng. Một số tác giả [49] phân các nguyên nhân hay gặp theo tiến triển của bệnh : - Cấp : viêm MBĐ trước vô căn , viêm đốt sống cổ, hội chứng Reiter, Fuchs, hội chứng Vog- Koyanagi – Harada, Toxoplasma, hoại tử võng mạc cấp, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, chấn thương . 9 -Mãn : Viêm khớp trẻ em, viêm MBĐ do lao , giang mai, Sarcoidose, viêm Pars Plana . 1.2.4.3. Phân loại theo nguyên nhân: Viêm MBĐ do vi khuẩn, do virus. do nấm, do kÝ sinh trùng, do dị ứng, liên quan đến yếu tố miễn dịch. 1.2.4.4. Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh . Theo Catalan 1992 [24], Kanski 1997 [33], Aubert, Baudet, Baudouin 1997 [49], Asbury 1989 [16]: - VIêm MBĐ không u hạt: - Viêm MBĐ có u hạt: 1.2.3.1 Cơ chế bệnh sinh viêm màng bồ đào Sự thâm nhiễm viêm dẫn đến mạch máu bị cương tụ, tiếp theo là dãn mạch, nghẽn mạch, tăng tính thấm, rò protein, tế bào xuyên mạch gây nên đục thuỷ dịch. Đó cũng là kết quả của quá trình phá vỡ hàng rào máu – thủy dịch. Tế bào bạch cầu và các tế bào khác làm nên dấu hiệu Tyndall, tủa sau giác mạc, máu tiền phòng, mủ tiền phòng, lắng đọng các tế bàosau thể thủy tinh và trong dịch kính. Các tế bào viêm, mảnh vùng tế bào, tổ chức thoái hoá lắng đọng mặt sau giác mạc: theo các tác giả là sự nóng lên của thủy dịch khi đi qua mống mắt và gặp giác mạc lạnh hơn tạo nên tủa loại này. Ngoài ra còn hình thành dính trước và dính sau mống mắt. Các sắc tố xuất hiện mặt trước, sau thể thuỷ tinh và dịch kính. Viêm giai đoạn đầu kích thích thể mi tăng tiết do vậy nhãn áp cao tạm thời. Khi gây viêm teo thể mi thì NA có thể thấp. NA có thể tăng nhanh nếu các 10 [...]... teo máng, ổ viêm hắc mạc thành sẹo 1.3.5 Triệu chứng lâm sàng của tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào toàn bộ - Nhãn áp ≥ 25 mmHg - Triệu chứng viêm MBĐ trước - Triệu chứng viêm MBĐ sau: 1.4 Điều trị tăng Nhãn áp trên mắt viêm MàNG Bồ ĐàO 1.4.1 Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa trong giai đoạn đầu của tăng NA thứ phát do viêm MBĐ nhằm ổn định các quá trình viêm, loại trừ các yếu tố gây tăng NA Theo... - Viêm màng bồ đào - Phù, đục giác mac - Quang đông thể mi 33 Mục đích: Hạn chế tiết thuỷ dịch, hạ nhãn áp Chỉ định: - Viêm MBĐ nặng mãn tính, tái phát nhiều lần, điều trị nội khoa không có kết quả Biến chứng: - Phù mi và kết mạc - Xuất huyết nội nhãn - Tăng nhãn áp thoáng qua 1.5 nghiên cứU ĐIềU TRị tăng NHãN áP TRÊN MắT viêm Màng bồ đào ở viêt nam và thế giới - Theo Sung V.C., Barton K (2004 ): Điều. .. góc mống mắt- giỏc mạc Góc mống mắt- giỏc mạc có thể hoàn toàn đóng, mở một phần, hoặc mở hoàn toàn Trạng thái góc mống mắt- giỏc mạc là cơ sở phân loại các týp glụcụm do viêm màng bồ đào Tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào góc tiÒn phòng đóng Có nhiều cơ chế gõy đúng gúc mống mắt- giỏc mạc thứ phát từ quá qua trỡnh viêm màng bồ đào: dính mống mắt phía sau đi kèm với tắc nghẽn đồng tử, dính mống mắt chu... có thể quan sát thấy các nếp thể mi qua đồng tử Tăng nhãn áp do viêm màng bồ đào góc tiền phòng mở Trong tăng nhãn áp góc mở thứ phát từ viêm màng bồ đào, nhãn áp tăng cao, nhưng góc mống mắt- giỏc mạc lại mở Tăng nhãn áp bắt nguồn từ nhiều cơ chế khác nhau, ví dụ như tắc nghẽn cơ học vựng bố do các mảnh tế bào viêm gây ra, xơ cứng mụ vựng bố thứ phát từ viêm mãn tính, viờm vựng bố cấp tính, glụcụm do... viện mắt trung ương đã phẫu thuật cắt bè củng giác mạc từ 1972 để điều trị các loại glocom trong đó có tăng nhãn áp thứ phát do viêm MBĐ và kết quả hạ NA lâu dài tới 90%[11] - Nguyễn trọng Nhân [11] Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc ở 28 bệnh nhân với 36 mắt Kết quả trước mắt: NA≤ 21 mmHg ở 32 mắt ( tỷ lệ 88%) Thị lực 34 tăng : 20 mắt Kết quả lâu dài(2-18 tháng) NA điều chỉnh chiếm 80%, thị lực tăng. .. pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng Laser diode để điều trị tăng nhãn áp thứ phát do viêm MBĐ khó điều trị KÕt quả 12 tháng sau phẫu thuật quang đông thể mi lần đầu, ở 77,3% tổng số mắt được điều trị nhãn áp đã được kiểm soát Các hậu quả như: kích hoat viêm, teo nhãn cầu, hạ nhãn áp dai dẳng đều không được quan sát thấy ở 63,6% số bệnh nhân phải quang đông hơn một lần Sử dụng thuóc hạ nhãn áp. .. 68,2% trước điều trị quang đông xuốngcòn 27,3% vào 1 năm sau điều trị. [schlote] 36 Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Những bệnh nhân được chẩn đoán tăng nhãn áp trên mắt viêm MBĐ điều trị tại bệnh viện mắt trung ương từ tháng 1/2008 đến 9/2009 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa - Nhãn áp ≥ 25 mmHg - Viêm màng bồ đào hoặc đã ổn... mống mắt phía sau không những phụ thuộc vào hình thái, thời gian, và độ nặng của bệnh viêm màng bồ đào, mà còn phụ thuộc cả vào việc điều trị kịp thời hay chậm trễ Dính mống mắt phía sau thường hay xảy ra ở người bị viêm màng bồ đào 18 dạng mô hạt, hơn là ở người bị viêm màng bồ đào khụng mụ hạt Dính mống mắt phía sau càng rộng thì khả năng giãn đồng tử càng kém, trong trường hợp viêm màng bồ đào tái... HểA-SINH CỦA THỦY-DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH VIấM MÀNG BỒ ĐÀO 13 Các tế bào viêm: Các tế bào lympho T đóng vai trò cơ bản trong bệnh-sinh của viêm màng bồ đào Lympho T là loại tế bào thấy có nhiều nhất ở trong cỏc mụ của màng bồ đào, của võng mạc, ở trong thủy dịch và dịch kính của những bệnh nhân bị viêm màng bồ đào [5,6] Các trường hợp viêm màng bồ đào tự miễn thực nghiệm trên động vật, các tế bào lymphụ T này... trong quá trình viêm cũng là nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp hoặc giảm nhãn áp Thí dụ, các chất đối-vận của enzyme chuyển đổi angiotensine được coi là có khả năng làm giảm nhãn áp Như vậy, nồng độ cao enzyme chuyển đổi angiotensine trong thủy dịch của các bệnh nhân mắc bệnh sarcoit có thể phần nào là nguyên nhân của tăng nhãn áp 1.3.2 Cơ chế bệnh sinh của tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào Theo Souissi . diện về kết quả điều trị tăng NA trên mắt viêm MBĐ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu là: 1. Đánh giá kết quả điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào. 2 đồng tử. Tăng nhãn áp do viêm màng bồ đào góc tiền phòng mở Trong tăng nhãn áp góc mở thứ phát từ viêm màng bồ đào, nhãn áp tăng cao, nhưng góc mống mắt- giỏc mạc lại mở. Tăng nhãn áp bắt nguồn. ]. Điều trị tăng nhãn áp do viêm MBĐ rất khó khăn. vì dù nhãn áp được điều chỉnh nhưng hậu quả của quá trình viêm vẫn tiếp tục gây bít, nghẽn đường lưu thông thuỷ dịch. Chính nhãn áp tăng

Ngày đăng: 03/02/2015, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan