Luận văn Ths Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thi công hợp lý công trình nâng cấp đê biển Kiên Giang đoạn thuộc An Biên – An Minh

123 809 1
Luận văn Ths Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thi công hợp lý công trình nâng cấp đê biển Kiên Giang đoạn thuộc An Biên – An Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thi công đê trên nền đất yếu và đề xuất giải pháp thi công hợp lý công trình nâng cấp đê biển Kiên Giang, đoạn thuộc An BiênAn Minh nhằm đảm bảo chất lượng công trình và rút ngắn thời gian xây dựng so với các phương pháp truyền thống đã áp dụng ở khu vực ĐBSCL.

- 1 - MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 1.Tính cấp thiết của đề tài 6 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 7 3.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 7 4.Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 7 5.Kết quả dự kiến đạt được 8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ BIỂN TRONG NƯỚC 9 VÀ TRÊN THẾ GIỚI 9 1.1.Tổng quan về tình hình xây dựng đê biển 9 1.2.Tình hình xây dựng đê biển trên thế giới 9 1.3.Tình hình xây dựng đê biển tại Việt Nam 16 1.3.1.Đê biển miền Bắc 17 1.3.2.Đê biển Bắc Trung Bộ: 18 1.3.3.Đê biển vùng ven biển Trung Trung Bộ: 20 1.3.4.Đê biển vùng Nam Trung Bộ: 21 1.3.5.Đê biển Nam Bộ 21 1.4.Nhận xét chung 24 1.4.1.Đánh giá chung về hệ thống đê biển ở nước ta 24 1.4.2.Hiện trạng ổn định đê biển nước ta hiện nay 25 1.4.3.Những vấn đề tồn tại trong việc khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý đê biển 25 1.5.Kết luận chương 29 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN AN BIÊN – AN MINH 31 b.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế của An Biên – An Minh 31 b.1.1.Vị trí địa lý và địa dư hình chính 31 b.1.2.Đặc điểm địa hình 34 b.1.3.Khí hậu khí tượng 34 a.Đặc điểm địa chất 35 - 2 - b.Chế độ thủy văn 35 Bảng 2.1: Các đặc trưng mực nước trạm Xẻo Rô 36 Bảng 2.2: Tần suất mực nước lớn nhất năm tại trạm Rạch Giá 36 c.Các nguồn tài nguyên 36 b.1.4.Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội 37 Dân số: 37 Giáo dục 38 Y tế 38 Giao thông 38 b.1.5.Tình hình sản xuất 39 b.2.Hiện trạng tuyến đê biển An Biên – An Minh tỉnh Kiên Giang 40 2.2.1.Đánh giá thực trạng tuyến đê biển An Biên – An Minh 40 2.2.2.Hiện trạng tuyến đê biển An Biên – An Minh 41 2.2.3.Những khó khăn trong công tác thi công đê biển An Biên – An Minh 49 2.2.3.1.Sự cố xảy ra do thi công 49 2.2.3.2.Sự cố xảy ra do khảo sát địa chất 51 2.2.3.3.Sự cố xảy ra do vấn đề môi trường thi công 51 2.2.3.4.Sự cố liên quan đến thiết kế 51 2.2.4.Kết luận rút ra từ thi công đê biển An Biên – An Minh 52 b.3.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 52 b.4.Kết luận chương 53 CHƯƠNG III: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG ĐÊ BIỂN TRÊN NỀN ĐẤT YẾU 55 3.1.Phân tích ứng suất của đất nền 55 3.2.Sự thay đổi ứng suất nền trong quá trình đắp đê 58 Hình 3.8 : Các giai đoạn làm việc của đất nền dưới tác dụng của tải trọng 61 3.3.Ứng dụng GeoStudio2004 phân tích ứng suất nền và thân đê 62 3.4.Sức chịu tải của đất nền: 65 3.4.1.Tính theo tải trọng an toàn 66 3.4.2. Tính theo tải trọng giới hạn 67 - 3 - 3.5.Ổn định của đê trên nền đất yếu 68 3.6.Ổn định của mái dốc đê trên nền đất yếu 70 3.7.Các cơ chế phá hoại đê xây dựng trên nền đất yếu 71 3.7.1.Phá hoại, mất ổn định do nền bị lún trồi 71 3.7.2. Phá hoại do nền bị lún trồi và bị đẩy ngang 72 3.7.3.Phá hoại kiểu trượt sâu 73 3.7.4.Ứng dụng phần mềm Geo-Slope 2004 tính ổn định mái đê 74 3.8.Kết luận chương 77 Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế thi công các công trình ở ĐBSCL cho thấy việc thi công quá nhanh hay chất tải quá lớn so với sức chịu tải của đất nền là nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố phá hủy công trình 77 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG HỢP LÝ CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN AN BIÊN – AN MINH 79 4.1.Bố trí tuyến đê biển 79 4.1.1. Các nguyên tắc chung để bố trí tuyến đê biển 79 4.1.2. Kết quả bố trí tuyến đê An Biên-An Minh 80 4.2.Thiết kế mặt cắt ngang 81 4.2.1. Nhiệm vụ 81 4.2.2. Cấp đê và các chỉ tiêu tính toán 81 4.2.2.1. Xác định cấp đê: 81 4.2.2.2.Các chỉ tiêu và thông số tính toán: 81 4.2.2.3.Xác định cao trình đỉnh đê 82 4.2.3.Chọn hình thức mặt cắt cho đê An Biên – An Minh 85 85 Hình 4.1:Cắt ngang đê biển An Biên – An Minh 85 Hình 4.2:Đê kết hợp tường chắn sóng ứng phó với nước biển dâng 86 4.3.Đề xuất một số giải pháp xử lý thân và nền hợp lý trong khi thi công đê biển trên nền đất yếu 86 4.3.1. Đổi vị trí tuyến đê 87 4.3.2.Thay đổi kết cấu đê 87 - 4 - 4.3.2.1.Dùng vật liệu nhẹ 87 4.3.2.2.Hạ chiều cao đê 88 4.3.2.3.Tăng chiều rộng móng 88 Hình 4.3:Mặt cắt ngang bệ phản áp 89 4.3.3.Cải tạo và nâng cao khả năng chịu tải của nền đất yếu dưới đê 89 4.3.3.1.Gia cố nền bằng cọc vật liệu rời 90 Hình 4.4:Tạo lỗ cọc cát bằng ống thép 90 4.3.3.2.Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật, thảm xơ dừa 90 Hình 4.5: Trải vải địa kỹ thuật Hình 4.6: Mặt cắt ngang đê xử lý 91 bằng vải địa kỹ thuật 91 4.3.3.3.Gia cố nền bằng bè cây 92 Hình 4.7: Gia cố nền bằng bè tre Hình 4.8: Mặt cắt ngang đê xử lý bằng bè cây 93 4.3.3.4.Gia cố nền bằng đệm cọc cát 93 Hình 4.9:Mặt cắt ngang đê gia cố nền bằng đệm cọc cát 94 4.3.3.5.Gia cố nền bằng các giải pháp khác 96 4.3.3.6.Phân đê thành nhiều lớp theo chiều cao và đắp cao dần theo từng lớp 98 Hình 4.10: Sơ đồ phân đoạn đắp đê theo chiều cao 99 4.3.4.Nhận xét chung 100 4.4.Phân tích, đề xuất và lựa chọn giải pháp thi công hợp lý với tuyến đê biển An Biên – An Minh 102 4.4.1.Đặc điểm của vật liệu đất đắp đê 102 4.4.2.Các giải pháp lấy đất để đắp đê 102 4.4.2.1.Trường hợp đào tuyến kênh mới sử dụng đất đào để đắp đê 103 4.4.2.2.Trường hợp nạo vét và đào mở rộng các kênh rạch sẵn có để lấy đất đắp 103 4.4.2.3.Trường hợp khai thác đất ở các bãi vật liệu vận chuyển đến để đắp 104 4.4.3.Thiết bị thi công 105 4.4.4.Giải pháp hợp lý thi công đê biển An Biên – An Minh, Kiên Giang 105 4.4.4.1.Đắp theo phương pháp thông thường, không sử dụng cốt liệu để đắp đê (trường hợp có thể kéo dài thời gian thi công) 106 - 5 - 4.4.4.2.Đắp theo phương pháp sử dụng cốt liệu vải địa kỹ thuật và xơ dừa để đắp đê (trường hợp không thể kéo dài thời gian thi công) 108 Hình 4.13: Nhân công trải vải địa kỹ thuật Hình 4.14: Thi công chỗ tiếp giáp giữa 110 2 tấm vải địa 110 110 111 4.4.4.3.Đánh giá ưu nhược điểm của hai giải pháp 114 4.4.5.Trồng cây bảo vệ mái đê 116 4.4.6.Công tác giám sát, nghiệm thu thi công 116 4.5. Kết luận chương 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119 1.Những kết quả đạt được của luận văn 119 2.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp 119 3.Kiến nghị 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 - 6 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quốc gia với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, Việt Nam có một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác nguồn lợi từ vùng bãi ven bờ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải gánh chịu những thiệt hại hết sức nặng nề do thiên tai từ biển mang đến. Hàng năm những cơn bão đổ bộ từ biển vào đất liền đã gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người để lại những thảm họa không nhỏ về môi trường. Trong vài thập niên gần đây khí hậu toàn cầu có sự biến đổi mạnh khiến cho ngày càng có nhiều tác động bất lợi đến môi trường sinh thái của Trái đất. Do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của bầu khí quyển không ngừng tăng lên, kéo theo các dải băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn và dẫn đến hiện tượng nước biển dâng. Cũng liên quan đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho ngày càng có nhiều dạng thiên tai như: bão, động đất, sóng thần, sạt lở, lũ lụt xảy ra với diễn biến hết sức phức tạp và khó lường đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về vật chất, tính mạng con người và để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống đê biển luôn được các quốc gia có biển trên thế giới coi là giải pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với bão và nước biển dâng, kiểm soát sự xâm nhập mặn vào nội đồng, đồng thời "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa hình và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia mà các hệ thống đê biển được phát triển ở những mức độ khác nhau. Đối với các địa phương ven biển, tuyến đê luôn là tấm lá chắn bảo vệ an toàn, hiệu quả đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây dựng tuyến đê biển An Biên - An Minh và hệ thống bờ bao tương đối khép kín. Tuy nhiên, tháng 11/1997 cơn bão Linda tràn qua các tỉnh phía Nam, đã gây ra thiệt hại to lớn về người và của đối với các tỉnh ĐBSCL, làm cho hàng loạt tuyến đê tại các địa phương này bị sạt lở, hư hỏng nặng nề, trong số đó có tuyến đê biển An Biên - An - 7 - Minh. Vì vậy, việc “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thi công hợp lý công trình nâng cấp đê biển Kiên Giang đoạn thuộc An Biên – An Minh” là một nhu cầu cấp thiết để ứng phó với bão và những biến đổi về khí hậu góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững cho sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, an ninh quốc phòng và khai thác tổng hợp vùng ven biển. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thi công đê trên nền đất yếu và đề xuất giải pháp thi công hợp lý công trình nâng cấp đê biển Kiên Giang, đoạn thuộc An Biên-An Minh nhằm đảm bảo chất lượng công trình và rút ngắn thời gian xây dựng so với các phương pháp truyền thống đã áp dụng ở khu vực ĐBSCL. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thi công nâng cấp đê biển Kiên Giang, đoạn thuộc An Biên-An Minh. - Phân tích các yếu tố không thuận lợi cho công tác thi công đắp đất trên nền yếu tại An Biên-An Minh. - Đề xuất các giải pháp thi công hợp lý nhằm khắc phục các tác nhân tiêu cực đối với công tác thi công đắp đê trên nền đất yếu. 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu a. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi thi công nâng cấp tuyến đê biển Kiên Giang, trong đó tập trung vào hoàn cảnh cụ thể tại An Biên-An Minh là nơi tuyến đê được đắp trên nền đất yếu. - Đối tượng nghiên cứu là khối đắp thân đê bằng vật liệu địa phương và nền đê gồm các lớp đất yếu, có khả năng chịu tải kém. b. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết đất đắp trên nền đất yếu; - Tổng hợp các tài liệu khảo sát thực tế thuộc công trình đê biển Kiên Giang; - 8 - - Dùng mô hình toán để phân tích ứng suất thân đê và ứng suất nền đê trong quá trình đắp đất để chỉ ra những khó khăn trong công tác thi công nâng cấp đê theo phương pháp truyền thống, từ đó đề xuất được các giải pháp thi công hợp lý. 5. Kết quả dự kiến đạt được Giới hạn trong khuôn khổ của Luận văn cao học, những kết quả dự kiến đạt được gồm: - Những hiểu biết có tính lý thuyết và thực hành bản chất của đất đắp thân đê và nền đê trong quá trình đắp đê (đắp mới và nâng cấp đê cũ) - Thực hành áp dụng một số công nghệ xử lý đất đắp, đất nền trong việc đắp đê trên nền đất yếu ở Kiên Giang - Đề xuất được quy trình đắp đê hợp lý nhằm thi công an toàn và rút ngắn thời gian so với phương pháp truyền thống. - 9 - CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ BIỂN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Tổng quan về tình hình xây dựng đê biển Trong vài thập niên gần đây khí hậu toàn cầu có sự biến đổi mạnh khiến cho ngày càng có nhiều tác động bất lợi đến môi trường sinh thái của Trái đất. Do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của bầu khí quyển không ngừng tăng lên, kéo theo các dải băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn và dẫn đến hiện tượng nước biển dâng. Cũng liên quan đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho ngày càng có nhiều dạng thiên tai như: bão, động đất, sóng thần, sạt lở, lũ lụt xảy ra với diễn biến hết sức phức tạp và khó lường đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về vật chất, tính mạng con người và để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống đê biển luôn được các quốc gia có biển trên thế giới coi là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích nghi với bão lụt, ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập của nước biển và mặn vào nội đồng, vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa hình và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia mà các hệ thống này được phát triển ở những mức độ khác nhau. 1.2. Tình hình xây dựng đê biển trên thế giới Tổ hợp đê và các hạng mục khác trong hệ thống công trình phòng chống các hiểm họa do thiên tai gây ra từ biển được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển quan tâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa hình và trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà các hệ thống này được phát triển ở mức độ khác nhau. a. Hà Lan: Công cuộc xây dựng đê biển được bắt đầu từ hơn 800 năm trước và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Là một đất nước có đến 2/3 diện tích thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan bằng mọi giá bảo vệ sự bền vững của hệ thống đê biển, cuộc đời họ gắn liến với cuộc đấu tranh chống lại ngập lụt do nước biển dâng. - 10 - Cũng vì đặc điểm này mà người Hà Lan đã trở thành một trong những chuyên gia số một về thuỷ lợi và công trình biển với rất nhiều thành tựu đáng khâm phục. Đê biển được xây dựng sao cho không cho phép nước tràn dưới tác động của sóng bão; kết cấu của đê được đặc biệt quan tâm và được kiểm soát rất chặt chẽ về chất lượng trong quá trình xây dựng thông qua một ủy ban riêng thuộc Nhà nước. Kết cấu thân đê: Đê thường có cả cơ ngoài và cơ trong kết hợp giao thông. Tùy theo mức độ quan trọng mà kết cấu của đê cũng khác nhau. Chẳng hạn đê không trực diện với biển thường là đê đất với lõi đất hoặc lõi cát bảo vệ bằng đất sét, ngoài trồng cỏ cả mái trong và mái ngoài, tần suất thiết kế cũng thấp hơn. Đối với những đê trực diện với biển thì lõi không khác so với những đê khác, nhưng nền đê được xử lý và gia cố rất cẩn thận, lớp bảo vệ khá đặc biệt. Đó là các khối bảo vệ có xu hướng chuyển từ dạng “bản” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay sang dạng cột để tăng ổn định và dễ sửa chữa khi có sự cố. Kết cấu của đê có xu thế mở rộng với việc bố trí cơ ngoài đủ lớn để chiết giảm tối đa năng lượng sóng leo và sóng tràn đỉnh, đồng thời đó cũng là đường giao thông kết hợp đường sửa chữa, bảo dưỡng đê khi cần thiết. Việc bảo vệ mái ngoài và chân đê cũng được xem là đặc biệt quan trọng trong xây dựng đê biển. Tại những vùng có tác động sóng lớn, bảo vệ mái ngoài đê và chân đê thường được tăng cường bằng lớp vỏ hợp bởi các cấu kiện bê tông đúc sẵn, có thể theo hình thức loại kết cấu tự chèn hoặc các khối hình lập phương (ví dụ như: Tetrapod, Accrepod, X-block hay Cube), với khối lượng từ vài tấn đến vài chục tấn thả phía bãi trước để triệt tiêu bớt năng lượng sóng trước khi sóng vào đến đê. Hình 1.1: Đê biển kết hợp giao thông ở Hà Lan [...]... của nó đối với hệ thống đê biển Nội dung Luận văn này là một trong những nghiên cứu tiếp tục liên quan trực tiếp đến giải pháp thi cơng hợp lý đối với các đê biển vùng nền đất yếu khu vực ĐBSCL; trường hợp nghiên cứu cụ thể là hồn thi n giải pháp thi cơng đê biển An Biên - An Minh, tỉnh Kiên Giang - 31 - CHƯƠNG II: GIỚI THI U CHUNG VỀ CƠNG TRÌNH NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN AN BIÊN – AN MINH b.1 Khái quát đặc... ảnh đê bị phá hoại ở ĐBSCL Hình 1.14 : Vết nứt trên mái dốc đê - 29 - Hình 1.15 : Mái đê bò phá hoại do sạt trượt Hình 1.16 : Đê bò lún sụt do thi công quá nhanh 1.5 Kết luận chương Việc nghiên cứu, thi t kế và thi cơng hệ thống đê biển đã được thực hiện trong nhiều năm qua Các chương trình, đề tài nghiên cứu đã tập trung giải quyết các vấn đề về các điều kiện biên thủy lực, thủy hải văn, vấn đề xử lý. .. phá hoại đê, kè biển từ đó tìm ra các giải pháp xây dựng, giải pháp cơng trình phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng - ln được các nhà khoa học khơng ngừng nghiên cứu và hồn thi n Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ mới, vật liệu mới để sử dụng vào xây dựng các cơng trình bảo vệ bờ biển được các nước phát triển như Nga, Mỹ, Nhật, - 15 - Pháp, Hà Lan…rất coi trọng nhằm nâng cao hiệu quả cơng trình, ... huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Được giới hạn bởi: + Biển Tây ở phía Tây và Tây Bắc; + Sơng Cái Lớn - phía Bắc & Đơng Bắc; + Kênh Cán Gáo - phía Đơng Nam; + Rạch Tiểu Dừa - phía Tây Nam Tuyến đê biển An Biên – An Minh bắt đầu từ cách bờ kênh xáng Xẻo Rơ khoảng 120 m, tổng chiều dài 74,115 km Đoạn đê sơng từ Xẻo Rơ đi cặp sơng Cái Lớn đến kênh Mũi Rảnh, đoạn đê biển từ mũi Rảnh đến Tiểu Dừa (giáp ranh... thống đê biển, đê cửa sơng Nam Bộ: - 23 - - Đê biển, đê cửa sơng đã phát huy tác dụng ngăn mặn xâm nhập vào đồng, bảo vệ đất canh tác cho những vùng ngọt hóa - Nhiều nơi đê đã góp phần khai hoang lấn biển, mở rộng đất canh tác - Việc xây dựng đê biển và các cơng trình trên đê trong các năm qua trên thực tế đã góp phần quan trọng trong việc chủ động điều tiết nguồn nước góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ... kinh tế của An Biên – An Minh b.1.1 Vị trí địa lý và địa dư hình chính Huyện An Biên – An Minh tỉnh Kiên Giang có vị trí địa lý như sau: từ 9 o28’ đến 10o02’ vĩ độ Bắc và từ 104o51’ đến 105o06’ kinh độ Đơng Vùng dự án có diện tích tự nhiên khoảng 99.085 ha, nằm trong địa phận thuộc các xã Tây n, Tây n A, Nam n, Hưng n, Nam Thái, Nam Thái A, Đơng Thái, Đơng n và thị trấn Thứ Ba - huyện An Biên; xã Thuận... mà còn nổi tiếng bởi những cơng trình biển vĩ đại hàng đầu thế giới Theo quan điểm của các nhà thi t kế ở Hà Lan, đê biển được coi là cơng trình với tần suất thi t kế đặc biệt cao Với đê thơng thường, tần suất thi t kế là 1:1.250; đê đặc biệt quan trọng - 1:10.000, thậm chí cao hơn nữa Hình 1.3: Sử dụng các khối bê tơng dị hình trong xây dựng đê biển b Mỹ: hệ thống đê biển ở Mỹ đa dạng hơn do địa hình... chính của các tuyến đê biển Trung Trung Bộ như sau: - Còn 240km/560km đê biển, đê cửa sơng chưa được đầu tư tu bổ nâng cấp còn thấp nhỏ, chưa đảm bảo cao độ thi t kế - Trừ đoạn đê thuộc thành phố Đà Nẵng có chiều rộng mặt đê trên 4,0m, còn lại chiều rộng mặt đê < 3,5m, thậm chí có đến 272km mặt đê chỉ rộng 1,5÷2,0m gây khó khăn rất lớn cho việc đi lại cũng như cứu hộ đê - 21 - - Tồn bộ mặt đê chưa được... báo các vùng ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng Sơng Cửu Long (Nguồn: ICEM) 1.3.1 Đê biển miền Bắc Có quy mơ lớn nhất cả nước tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định và được phân cấp như sau: Đê trực tiếp với biển như đê n Hưng (Quảng Ninh); Cát Hải, đê Tràng Cát, Đê biển 1,2,3 thuộc Hải Phòng; Đê 6,7,8 thuộc Thái Bình và đê Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định) Mặc dù là đê. .. chịu cảnh ngập lụt do nước biển dâng Tổ hợp cơng trình bảo vệ thành phố khỏi ngập lụt đã được triển khai xây dựng vào năm 1979, tuy nhiên, việc thi cơng tổ hợp này bị gián đoạn chỉ sau vài năm khởi cơng Cho mãi đến năm 2005 nghiên cứu này mới được khởi động lại Tổ hợp cơng trình này bao gồm 11 tuyến đê biển, 6 cơng trình dẫn nước và 2 cơng trình thơng thuyền Các tuyến đê này kết hợp làm đường giao thơng . thuật Hình 4. 14: Thi công chỗ tiếp giáp giữa 110 2 tấm vải địa 110 110 111 4. 4 .4. 3.Đánh giá ưu nhược điểm của hai giải pháp 1 14 4 .4. 5.Trồng cây bảo vệ mái đê 116 4. 4.6.Công. các bãi vật liệu vận chuyển đến để đắp 1 04 4 .4. 3.Thiết bị thi công 105 4. 4 .4. Giải pháp hợp lý thi công đê biển An Biên – An Minh, Kiên Giang 105 4. 4 .4. 1.Đắp theo phương pháp thông thường,. trí tuyến đê 87 4. 3.2.Thay đổi kết cấu đê 87 - 4 - 4. 3.2.1.Dùng vật liệu nhẹ 87 4. 3.2.2.Hạ chiều cao đê 88 4. 3.2.3.Tăng chiều rộng móng 88 Hình 4. 3:Mặt cắt ngang bệ phản áp 89 4. 3.3.Cải tạo và

Ngày đăng: 03/02/2015, 09:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

    • 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    • 5. Kết quả dự kiến đạt được

    • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ BIỂN TRONG NƯỚC

    • VÀ TRÊN THẾ GIỚI

      • 1.1. Tổng quan về tình hình xây dựng đê biển

      • 1.2. Tình hình xây dựng đê biển trên thế giới

      • 1.3. Tình hình xây dựng đê biển tại Việt Nam

        • 1.3.1. Đê biển miền Bắc

        • 1.3.2. Đê biển Bắc Trung Bộ:

        • 1.3.3. Đê biển vùng ven biển Trung Trung Bộ:

        • 1.3.4. Đê biển vùng Nam Trung Bộ:

        • 1.3.5. Đê biển Nam Bộ

        • 1.4. Nhận xét chung

          • 1.4.1. Đánh giá chung về hệ thống đê biển ở nước ta

          • 1.4.2. Hiện trạng ổn định đê biển nước ta hiện nay

          • 1.4.3. Những vấn đề tồn tại trong việc khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý đê biển

          • 1.5. Kết luận chương

          • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN AN BIÊN – AN MINH

            • b.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế của An Biên – An Minh.

              • b.1.1. Vị trí địa lý và địa dư hình chính

              • b.1.2. Đặc điểm địa hình

              • b.1.3. Khí hậu khí tượng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan