Tiểu luận đề tài Quan điểm của sinh viên ĐH KHXHNV TP.HCM về việc làm thêm

24 12.8K 40
Tiểu luận đề tài Quan điểm của sinh viên ĐH KHXHNV TP.HCM về việc làm thêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sinh viên đi làm thêm không còn là vấn đề nhỏ lẻ mà là một xu thế gắn chặt với đời sống sinh viên. Nhất là đối với sinh viên đang theo học ở các trường trên địa bàn TP.HCM một thành phố lớn và phát triển nhất nhì cả nước – thì hoạt động làm thêm của sinh viên càng sôi động. Vậy thì, với tất cả những mặt lợi mặt hại trên, sinh viên nên tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm hay không và làm thế nào để đi làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập? Với mong muốn đi sâu hơn vào vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài “Quan điểm của sinh viên ĐH KHXHNV TP.HCM về việc làm thêm”

Mục lục I. Lời mở đầu……………………………………Trang 1. Lí do chọn đề tài…………………………………2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài…………………… 3 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài………………………4 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài…………………4 5. Ý nghĩa việc nghiên cứu………………………….4 6. Tổng quan tình hình………………………………5 II. Phần nội dung chính 1. Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên…………6 2. Quan điểm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc đi làm thêm………… 11 3. Đề xuất ý kiến………………………………………19 III. Kết luận………………………………………… 21 1 Nguồn tham khảo: https://www.facebook.com/CD.TCHQ/posts/571300972880452 http://duhoctaicho.edu.vn/sinh-vien-lam-them-lieu-se-duoc-gi/ http://hcm.vieclam.24h.com.vn/sinh-vien-lam-them-c46.html https://www.facebook.com/vietnamstudentsjobs https://www.facebook.com/parttimechosinhvien http://hcm.vieclam.24h.com.vn, http://tuyendungsinhvien.com, http://thichlamthem.com Nguồn: Ảnh: Minh Đức Nguồn: http://cdn2.thelineofbestfit.com/media/2014/TVA.jpg 2 I. Lời mở đầu 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào môi trường Đại học, hầu hết sinh viên đều tìm cho mình một công việc làm thêm (part – time job). Một số lượng không ít sinh viên mới chân ướt chân ráo bước vào Đại học đã hối hả tìm việc làm thêm. Đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh, họ phải lo chi phí ăn ở, học phí và nhiều những khoản lặt vặt khác. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên không thể cứ trông đợi vào sự viện trợ của gia đình Thời gian học Đại học không quá nghiêm khắc như bậc THPT nên cho phép sinh viên có thể sắp xếp thời gian đi làm. Hơn nữa, khi vào Đại học, sinh viên đều đã ở lứa tuổi 18 trở lên, họ đủ trưởng thành để có thể tự lập. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau: có thể là để kiếm thêm tiền, có thể là để học hỏi kinh nghiệm hay là để tạo dựng các mối quan hệ… Việc làm thêm cho sinh viên thì ngày càng nhiều và đa ngành nghề, đa lĩnh vực: phục vụ quán ăn, nhà hàng; tiếp thị sản phẩm; gia sư; bảo vệ;… Các đơn vị tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển nhân viên là sinh viên đang theo học ở các trường ĐH, CĐ… vừa tạo việc làm cho sinh viên vừa có cơ hội tiếp cận một nguồn lao động trẻ có tri thức. Làm thêm giúp sinh viên có thêm khoản tiền phụ giúp gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở. Hơn nữa, khi tự mình làm ra được đồng tiền, họ sẽ hiểu được nỗi cực khổ và họ sẽ biết cách tiêu xài hợp lý. Ngoài khoản thu nhập, làm thêm giúp sinh viên có điều kiện cọ xát với thực tế, qua đó có thêm những kinh nghiệm, kỹ năng, giúp họ dạn dĩ và tự tin hơn . Nhiều sinh viên tìm được công việc làm thêm gần với ngành nghề mình đang theo học, đó là cơ hội để họ áp dụng những lý thuyết học được vào thực tế và đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân. Những sinh viên đi làm thêm sẽ rèn luyện được tính tự lập, trưởng thành hơn, ít dựa dẫm vào người khác và sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, họ sẽ bớt bỡ ngỡ hơn những sinh viên không đi làm. Tuy nhiên, việc đi làm thêm cũng như con dao hai lưỡi. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng cũng có những vấn đề tiêu cực. Thứ nhất, nhiều sinh viên khi kiếm được những đồng tiền đầu tiên thì lại sa vào mải mê kiếm tiền mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập. Sinh viên vẫn hay nói với nhau rằng, đi làm 3 kiếm tiền học lại. Thứ hai, nếu sinh viên không cân bằng được thời gian thì thời gian để học và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác sẽ bị việc làm thêm lấn chiếm. Nhiều sinh viên phải lên lớp ngủ bù cho những đêm đi làm về khuya. Cường độ làm việc càng cao thì hiệu quả học tập càng thấp. Thứ ba, đi làm thêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Thứ tư, những sinh viên mới bắt đầu đi làm thêm thiếu kinh nghiệm nên dễ bị lừa gạt, quỵt tiền. Hơn nữa, có những công việc làm thêm chứa nhiều cám dỗ và nếu sinh viên không đủ tỉnh táo để vượt qua thì sẽ rơi vào những hậu quả nặng nề khác. Sinh viên đi làm thêm không còn là vấn đề nhỏ lẻ mà là một xu thế gắn chặt với đời sống sinh viên. Nhất là đối với sinh viên đang theo học ở các trường trên địa bàn TP.HCM - một thành phố lớn và phát triển nhất nhì cả nước – thì hoạt động làm thêm của sinh viên càng sôi động. Vậy thì, với tất cả những mặt lợi mặt hại trên, sinh viên nên tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm hay không và làm thế nào để đi làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập? Với mong muốn đi sâu hơn vào vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài “Quan điểm của sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM về việc làm thêm” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 MỤC TIÊU CHUNG Thấy được quan điểm của sinh viên Trường Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc làm thêm. Sinh viên sẽ rút ra kết luận nên hay không nên đi làm thêm khi còn ở giảng đường 2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ - Khái quát hiện trạng của việc làm thêm dành cho sinh viên - Những ý kiến, quan điểm của sinh viên về việc làm thêm hiện nay: sự đa dạng, những mặt tích cực, hạn chế của việc sinh viên đi làm thêm và ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên khi đang còn học tập trên giảng đường - Sinh viên đưa ra quan điểm của mình về việc làm thêm, mục đích sinh viên đi làm thêm, rút ra nhận định cho bản thân, nếu có đi làm thêm thì làm sao để cân bằng giữa việc học và việc làm. - Nêu ra một số đề xuất về việc làm thêm. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4 Chúng tôi thực hiện đề tài trong phạm vi trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Về phương pháp chung, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như một số bài báo đề cập tới thực trạng việc làm thêm của sinh viên nói chung, một số đề tài nghiên cứu của cựu sinh viên đã tham gia viết về đề tài nghiên cứu tương tự như chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi còn có sự kết hợp phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, tức là phương pháp không có bất kì sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật. - Về phương pháp cụ thể, đầu tiên chúng tôi ưu tiên cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi bằng cách thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với những câu trắc nghiệm có – không, trả lời dựa trên câu hỏi có sẵn và trắc nghiệm mở rộng. Từ đó, sử dụng phương pháp thống kê để thống kê cụ thể kết quả khảo sát được một cách chính xác nhằm phục vụ công tác nghiên cứu đề tài đã chọn. Bên cạnh đó, dựa vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi sẽ đi sâu, mở rộng đề tài bằng cách sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để cho đề tài đảm bảo tính logic và mang tính thực tiễn cao. 5. Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU 5.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC - Nghiên cứu việc làm thêm của sinh viên trong môi trường Đại học, cụ thể là Đại học KHXH&NV để có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng đi làm thêm ở các môi trường khác nhau. Và hiện tượng đó có ảnh hưởng tới xã hội hiện tại như thế nào. - Tác động khách quan và chủ quan của việc làm thêm trong sinh viên đến từng cá nhân sinh viên, người tuyển dụng và toàn xã hội. - Nghiên cứu vấn đề này, cũng có thể thấy rõ chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay đã đáp ứng đủ nhu cần học tập và rèn luyện của sinh viên hay chưa? Và liệu sau khi ra trường, sinh viên có thể kiếm được việc làm hay phải đi làm thêm trong quá trình học tập để tích lũy kí năng cho bản thân mình. 5.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Giúp sinh viên hiểu rõ hơn những mặt hạn chế và tích cực của việc đi làm thêm, từ đó quyết định và lựa chọn có nên đi làm thêm hay không. Nếu 5 có thì nên chọn việc gì, trong môi trường nào để phù hợp với hoàn cảnh của mình. - Muốn xin được công việc làm thêm tốt, sinh viên cần trang bị cho mình những gì. - Hạn chế những rủi ro trong việc đi làm thêm cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng và các trường ĐH khác nói chung. - Thông qua việc nghiên cứu, các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, ý muốn của sinh viên, từ đó có thể tuyển được nhân viên làm bán thời gian phù hợp với vị trí, công việc đang cần. - Nhà trường cũng có thể nắm rõ hiện trạng sinh viên phải đi làm thêm như thế nào, để có thể hiểu hơn về nhu cầu đời sống, nhu cầu học tập, nhu cầu được rèn luyện của sinh viên, từ đó điều chình phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Thông qua tìm hiểu, điều tra từ các trang mạng xã hội, chúng tôi thấy nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm của sinh viên rất có giá trị. Các đề tài này nhìn chung đã phản ánh được thực trạng việc làm thêm của sinh viên như đề tài "Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay" của nhóm sinh viên tại một trường Đại học ở Hà Nội.Tuy nhiên, điểm thiếu sót là chưa đi sâu vào tìm hiểu một nhóm đối tượng cụ thể vì vậy chúng tôi đã thu hẹp phạm vi khảo sát, đối tượng làm khảo sát của chúng tôi là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, trong đó: Sinh viên năm 1: 20% Sinh viên năm 2: 60% Sinh viên năm 3: 10% Sinh viên năm 4: 10% - Thái độ sinh viên khi làm khảo sát: Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn rất quan tâm đến vấn đề này, không có thái độ thờ ơ. Hầu hết sinh viên muốn đi làm thêm đều muốn có kết quả để được biết thêm cách tìm việc làm thêm hiệu quả, đúng được ngành nghề mình đang học. Mong được biết cách khắc phục những thiếu sót khi đi làm thêm, cách 6 điều chỉnh thời gian hợp lí sao cho công việc làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến việc học ở trường. Những đề tài trước liên quan đến việc làm sinh viên đã nói lên được: - Khái quát được tình hình chung về việc đi làm thêm của sinh viên hiện nay - Nêu ra các vấn đề về việc làm như: sinh viên bị lừa khi đi làm thêm, sinh viên làm nhiều nhưng mức lương nhận được quá thấp… - Đưa ra những nhận xét đánh giá về hiện trạng sinh viên đi làm thêm Tuy vậy, đề tài này vẫn chưa tìm hiểu sâu trong quan điểm, cách nhìn nhận của chính những sinh viên đang đi làm thêm và ngay cả những sinh viên không đi làm thêm về việc đi làm, những đánh giá của chính sinh viên về những công việc mình đang làm. II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 1. THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN Sinh viên đi làm thêm hoặc mong muốn tìm kiếm được một công việc làm thêm ngoài giờ học trên giảng đường là câu chuyện xưa nay không còn xa lạ. Thế nhưng liệu ở mỗi thời điểm khác nhau quan điểm của sinh viên về việc làm thêm có gì thay đổi? 1.1 SỰ ĐA DẠNG VIỆC LÀM THÊM HIỆN NAY DÀNH CHO SINH VIÊN Việc sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm cho mình sau mỗi giờ học giờ đây không khó khăn gì cả. Với từ khóa “việc làm thêm sinh viên” thì trong vòng chỉ 0.32 giây goolge đã cho ra khoảng 153.000 kết quả liên quan (hình ảnh minh họa ở dưới). Như vậy ta có thể thấy, việc làm thêm của sinh viên vô cùng đa dạng. 7 Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là việc làm thêm đa dạng như thế nào? Thứ nhất, về số lượng việc làm, chúng tôi trích dẫn một trang mạng được nhiều người truy cập tìm kiếm việc làm nhất hiện nay: http://hcm.vieclam.24h.com.vn/sinh-vien-lam-them-c46.html. Vâng ở trang tìm kiếm việc làm này, số lượng việc làm thêm cho sinh viên rất phong phú, từ phục vụ nhà hàng tiệc cưới, bảo vệ, phát tờ rơi, cộng tác viên đăng tin online… mức lương phổ biến là từ 1-3 triệu đồng. Chỉ trong ngày, những công việc nhà hàng tiệc cưới, tổ chức sự kiện lượt người truy cập xem khá đông. Tuy nhiên, những việc làm phổ biến cho sinh viên hầu hết là công việc phục vụ chân tay, không phù hợp với chuyên ngành sinh viên đang được học tập tại giảng đường đại học. Thứ hai, về thời gian, những việc làm thêm hiện nay thời gian lưu động khá lớn. Sáng, trưa, chiều, tối đều có nhiều công việc để lựa chọn. Đặc biệt có một số công việc có thể lưu động thời gian rảnh thì làm không thì thôi. Thứ ba, về hình thức công việc, sinh viên có thể lựa chọn hình thức làm việc online, làm tại nhà hay làm trực tiếp. Ngoài ra những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu…số lượng công việc dành cho sinh viên là chủ yếu. 1.2 THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – ĐHQG TP.HCM 8 Theo khảo sát lấy ý kiến của 100 sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi các bạn có đang đi làm thêm không thì có đến 59 người (tức chiếm 58%) đang đi làm. Như vậy đã có hơn một nữa thừa nhận đang làm việc thêm ngoài việc học và công việc chủ yếu của những sinh viên được hỏi làm phục vụ tại các quán ăn, quán café, cửa hàng thức ăn nhanh chiếm 35%, tiếp theo là công việc gia sư chiếm 21%, phụ bán shop chiếm 10%, phát tờ rơi chỉ chiếm 2% và những công việc khác chiếm 19%. Kết quả trên cũng dễ hiểu và phù hợp với điều kiện thực tế khi những công việc phục vụ (nói chung) là những công việc dễ kiếm, không yêu cầu nhiều về kĩ năng, đặc biệt tại làng đại học việc đi lại rất thuận tiện. Công việc gia sư cũng tương tự, là công việc tri thức nên phù hợp với nhiều bạn sinh viên. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong xã hội ngày càng đánh giá cao tri thức thì các bậc phụ huynh tạo mọi điều kiện học hành cho con em là điều tất yếu, vì vậy công việc gia sư cũng không còn khó tìm kiếm nữa và số lượng nhiều bạn sinh viên lựa chọn công việc này. Cũng trong cuộc khảo sát này khi được hỏi các bạn sinh viên có đang tìm kiếm việc làm thêm hay không thì có đến 72 người (chiếm 71%) trả lời là có. Từ đó ta có thể khẳng định nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh khá cao. Nhưng dễ nhận thấy sự vô lý ở đây khi ở trên chỉ có 42% trả lời là không đi làm nhưng ở đây con số muốn tìm kiếm việc làm thêm lại lên tới 71%, chênh 9 lệch nhau 29%. Phải chăng 29% số người được hỏi có việc làm thêm rồi nhưng chưa phù hợp nên đang tìm kiếm một việc làm thêm khác phù hợp hơn. Còn thực tế tiền lương thì như thế nào? Có 54 người thừa nhận có mức lương dưới 1.5 triệu đồng và 17 người có mức lương trên 2 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra 11 người nhận được mức lương 1.5-2 triệu đồng/ tháng và số còn lại không đưa ra mức lương cụ thể. Trên thực tế có nhiều bạn sinh viên Nhân Văn làm việc trong làng Đại học nhận lương theo ngày hoặc theo tuần với mức lương 10 nghìn đồng/ tiếng. Bạn Hà Thị Ngọc (sinh viên năm 2, khoa Xã hội học) chia sẻ: mình làm thêm bán quần áo từ 5-10h tối hằng ngày ngoài chợ đêm, mỗi đêm như thế mình kiếm được 50 nghìn đồng và được chủ trả lương vào cuối tuần. 10 [...]... Anh Việc đi làm thêm tạo cho sinh viên rất nhiều kinh nghiệm trong công việc, giúp sinh viên không bị sai sót khi đi làm thêm quá nhiều Công việc đi làm thêm nếu không liên quan đến chuyên ngành sinh viên đang học ở trường thì đòi hỏi sinh viên phải có kinh nghiệm trước đó Sinh viên đi làm thêm sẽ có thêm thu nhập, đó là điều chắc chắn và lợi ích đầu tiên của việc đi làm thêm Công việc làm thêm giúp sinh. .. quá về điều kiện làm việc, mức lương… 2 2.1 QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQG TP.HCM VỀ VIỆC LÀM THÊM QUAN ĐIỂM CHUNG Trong khoảng thời gian gần 2 tháng khảo sát sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quan điểm của họ về việc đi làm thêm 100 phiếu khảo sát mà chúng tôi đã phát ra thì có 58% sinh viên đã và đang đi làm thêm, 42% còn lại không đi làm. .. đề tài Quan điểm của sinh viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG TP Hồ Chí Minh về việc làm thêm không phải là một đề tài mới nhưng chúng tôi mong muốn gửi đến thầy cô cùng các bạn hiểu rõ hơn những suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng và tất cả mọi sinh viên nói chung về vấn đề việc làm thêm Đồng thời từ những dẫn chứng, phân tích cụ thể về thực trạng việc. .. làm thêm Vì vậy những quan điểm, nhận định của sinh viên về công việc đi làm thêm có thể xuất phát từ kinh nghiệm đi làm thực tế của họ, hoặc chỉ là suy nghĩ của các cá nhân, những gì mà sinh viên biết được thông qua bạn bè hoặc hiểu biết từ xã hội Theo đa số các sinh viên, việc sinh viên không đi làm thêm lí do là vì chưa tìm kiếm được công việc thích hợp (30%) hoặc sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc. .. giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm và những mối quan hệ có thể giúp ích cho sinh viên rất nhiều Ngoài ra, sinh viên còn có thể tận dụng được khoảng thời gian chết nhờ công việc làm thêm Sinh viên thường có thói quen giết thời gian bằng việc đi mua sắm, đi chơi với bạn bè… Đi làm thêm giúp cho sinh viên biết tận dụng thời gian rảnh của mình để làm những việc có ích Ngoài ra, sinh viên khi đi làm thêm tạo... sinh viên có thể dành ra mỗi ngày cho công việc làm thêm Chúng tôi đã khảo sát sinh viên về quan điểm đi làm thêm vào dịp tết Dương lịch hay tết Nguyên Đán mà không về nhà Trong đó, 26% ủng hộ việc làm này, 74% phản đối Lí do chủ yếu cho việc đi làm thêm trong dịp tết là kiếm tiền thêm phụ giúp gia đình, bên cạnh đó, những sinh viên ở xa gặp khó khăn trong việc mua vé xe, tàu về tết cũng ở lại đi làm. .. quyết tốt hơn Đề xuất thứ ba được các sinh viên đưa ra đó là nhà trường sắp xếp thời khóa biểu học tập một cách hợp lí, có những khoảng nghỉ, như là hai ngày cuối tuần để sinh viên có thể đi làm thêm Nhiều sinh viên không thể đi làm thêm vì 21 thời gian học quá dày Một số sinh viên phải cúp một số buổi học để đi làm thêm Như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả việc học lẫn việc đi làm của sinh viên Một đề xuất nữa... và hạn chế của việc đi làm thêm, đoàn trường nên làm gì để sinh viên có thể có một việc làm thêm tốt nhất? Đề xuất thứ nhất được các sinh viên đưa ra đó là, nhà trường, đoàn trường nên giới thiệu cho sinh viên những nơi làm thêm đáng tin cậy Trên thực tế, 20 có nhiều nơi đăng tin tuyển dụng, đưa ra điều kiện làm việc và mức lương hấp dẫn, nhiều sinh viên đã đăng kí ứng tuyển và đến khi đi làm mới biết... -quang-ba-99 /quan- com-2000-dong-o-tp-hcm-26030.html) Việc làm thêm có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ Trong số 100 bạn sinh viên mà chúng tôi đi khảo sát thì có đến 39% bạn cho rằng công việc làm thêm ảnh hưởng tới việc học Và cụ thể ở đây là việc làm thêm có những ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập của sinh viên trên giảng đường cũng như ở nhà: Công việc làm thêm chiếm... dụng kiếm thêm thu nhập Ngoài việc đó, việc đi làm thêm cũng tạo ra một hình thức thi đua cho sinh viên Sinh viên có thể vừa học giỏi vừa phụ giúp được kinh tế cho gia đình thì lại càng 12 giỏi nên nhiều sinh viên, dù hoàn cảnh gia đình không khó khăn nhưng vẫn muốn tận dụng thời gian rảnh để làm thêm Theo quan điểm của các sinh viên trường Đại học Khao học Xã hội và Nhân văn thì đi làm thêm có thể . Mục lục I. Lời mở đầu …………………………………Trang 1. Lí do chọn đề tài…………………………………2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài……………………. http://thichlamthem.com Nguồn: Ảnh: Minh Đức Nguồn: http://cdn2.thelineofbestfit.com/media/2014/TVA.jpg 2 I. Lời mở đầu 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào môi trường Đại học, hầu hết sinh viên đều tìm cho mình một. phương pháp cụ thể, đầu tiên chúng tôi ưu tiên cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi bằng cách thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với những câu trắc nghiệm có – không, trả lời dựa trên câu hỏi

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan