TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

48 24.9K 176
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN   TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN1.Lí do chọn đề tài: Hệ thống thư viện hiện nay ngày càng được mở rộng không chỉ ở các trường học mà còn ở các xã, huyện, tỉnh trên khắp cả nước. Đặc biệt trong các trường đại học, thư viện là nơi nắm giữ các nguồn tài nguyên trí tuệ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên, Và trong trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ( Cơ sở Linh Trung – Thủ Đức), thư viện là nơi luôn được mở rộng, nâng cấp với diện tích 1313 mét vuông với sức chứa 540 chỗ ngồi, gồm các phòng: Phòng đọc tham khảo, phòng đọc tham khảo Hàn Quốc, trung tâm Hán học Đài Loan, phòng mượn, phòng giáp trình, phong đọc báo – tạp chí, phòng tra cứu dữ liệu, phòng tra cứu – Đa phương tiện, phòng đọc tự do, phòng thảo luận nhóm và một lượng thông tin trên tài liệu giấy với 187252 bản sách, cơ sở dữ liệu trực tuyến với 82617 biểu ghi, tài liệu điện tử với 3469 bản (tương ứng với 1968 tên tài liệu), (theo thống kê của trung tâm thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn).Trên những điều kiện đó, thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn mong muốn tạo nên một môi trường tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu. Nhưng trên thực tế, một số sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn lại sử dụng thư viện không đúng mục đích cho phép như ngủ, ăn uống, trò chuyện thỏa thích, sử dụng dịch vụ internet trong việc vui chơi (facebook, game online, chat,…). Chính vì sự mâu thuẫn này, chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn” làm nghiên cứu.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh Nhóm nghiên cứu: Họ và tên MSSV Phạm Thị Aí 1356080001 Trần Thị Mai 1356080073 Trần Thị Bích Phưỡng 1356080105 Mai Thị Thanh Sương 1356080112 Phan Thị Tỉnh 1356080130 MỤC LỤC 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………… 4 2.Giới hạn hay phạm vi nghiên cứu……………………………………………….4 3.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………… 5 4.Nhiệm vụ………………………………………………………………………… 5 5.Ý kiến thực tiễn và giải pháp…………………………………………………… 5 6.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………6 7.Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………………………………… 6 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THÔNG TIN THƯ VIỆN I.Khái niệm………………………………………………………………………… 8 II.Nguồn gốc và vai trò của thư viện…………………………………………… 9 III.Mộtsố thư viện nổi tiếng trên thế giới…………………………………………14 IV.Một số thư viện ở Việt Nam……………………………………………………16 CHƯƠNG II: SINH VIÊN NHÂN VĂN SỬ DỤNG THƯ VIỆN 1.Số lượng sinh viên đã vào thư viện……………………………………………22 2.Mức độ thường xuyên vào thư viện………………………………………… 23 3.Lý do sinh viên vào thư viện……………………………………………………25 4.Việc đọc nội quy thư viện………………………………………………………27 5.Lý do mượn sách……………………………………………………………….28 2 6.Mục đích vào thư viện……………………………………………………… 29 7.Tài liệu thường xuyên được sinh viên sử dụng………………………………30 8.Sinh viên vào thư viện lúc nào……………………………………………… 33 9.Sách thư viện có đáp ứng được nhu cầu sinh viên không 34 10. Nơi sinh viên thường đọc sách……………………… …………………….35 11.Việc sử dụng các dịch vụ thư viện của sinh viên………………………… 36 12.Thời gian mở cửa của thư viện………………………………………………37 13.Thái độ của cán bộ quản lý thư viện……………………………………… 37 14.Đánh giá của sinh viên về điều kiện vật chất của thư viện……………… 39 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………42 PHỤ LỤC 1.Bảng hỏi…………………………………………………………………………45 2.Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 50 PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 1.Lí do chọn đề tài: Hệ thống thư viện hiện nay ngày càng được mở rộng không chỉ ở các trường học mà còn ở các xã, huyện, tỉnh trên khắp cả nước. Đặc biệt trong các trường đại học, thư viện là nơi nắm giữ các nguồn tài nguyên trí tuệ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên, Và trong trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ( Cơ sở Linh Trung – Thủ Đức), thư viện là nơi luôn được mở rộng, nâng cấp với diện tích 1313 mét vuông với sức chứa 540 chỗ ngồi, gồm các phòng: Phòng đọc tham khảo, phòng đọc tham khảo Hàn Quốc, trung tâm Hán học Đài Loan, phòng mượn, phòng giáp trình, phong đọc báo – tạp chí, phòng tra cứu dữ liệu, phòng tra cứu – Đa phương tiện, phòng đọc tự do, phòng thảo luận nhóm và một lượng thông tin trên tài liệu giấy với 187252 bản sách, cơ sở dữ liệu trực tuyến với 82617 biểu ghi, tài liệu điện tử với 3469 bản (tương ứng với 1968 tên tài liệu), (theo thống kê của trung tâm thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn).Trên những điều kiện đó, thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn mong muốn tạo nên một môi trường tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu. Nhưng trên thực tế, một số sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn lại sử dụng thư viện không đúng mục đích cho phép như ngủ, ăn uống, trò chuyện thỏa thích, sử dụng dịch vụ internet trong việc vui chơi (facebook, game online, chat,…). Chính vì sự mâu thuẫn này, chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn” làm nghiên cứu. 2.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Cơ sở 2, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu -Giúp nâng cao ý thức của sinh viên trong việc sử dụng thư viện cho đúng mục đích. 4 -Tạo không gian thư viện lành mạnh, lịch sự, văn hóa. 4.Nhiệm vụ -Khảo sát số lượng và thực trạng của sinh viên khi vào thư viện. -Đánh giá mức độ thường xuyên và thái độ của sinh viên khi vào thư viện. -Đề xuất giải pháp khắc phục và kiến nghị. 5.Ý nghĩa thực tiễn và giải pháp: a.Ý nghĩa thực tiễn: Giúp sinh nhận thức rõ việc sử dụng thư viện có hiệu quả nhất đồng thời tạo một nét đẹp của sinh viên trong việc sử dụng thư viện. Nâng cao chất lượng thư viện hơn trong việc truyền, lưu giữ thông tin cho sinh viên. b.Giải pháp: - Tạo cho sinh viên cách sử dụng thư viện có hiệu quả bằng các lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện. -Tổ chức các cuộc thi về thư viện (cách sử dụng,, ý thức,….) -Quản lý thư viện chặc chẽ hơn, tăng cường nhắc nhở sinh viên nâng cao ý thức sử dụng thư viện đúng mục đích. -Tăng cường các đầu sách chuyên ngành và giải trí. -Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của sinh viên về việc sử dụng thư viện có hiệu quả 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ liệu thông qua công cụ bảng hỏi. Là phương pháp được sử dụng để lấy những thông tin trực tiếp của sinh viên,nhằm hiểu biết được mức độ quan tâm của sinh viên về vấn đề nghiên cứu. 5 Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đưa ra kết quả nghiên cứu.Từ kết quả nghiên cứu đề ra biện pháp khắc phục,cải cách ý thức sinh viên đối với sử dụng thư viện. 7.Tổng quan tình hình nghiên cứu: Nhìn về mặt vĩ mô các vấn đề liên quan đến thư viện trong giai đoạn phát triển như hiện nay. Sinh viên trong các trường Đại học có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau: từ các giảng viên, từ các cuộc thảo luận, hội thảo khoa học, từ các cơ sở thực nghiệm, từ thực tiễn xã hội và từ thư viện. Trong những nguồn thông tin ấy, thông tin từ thư viện sẽ là quan trọng nhất, đầy đủ, toàn diện, phong phú và đa dạng nhất. Thư viện trở thành nơi tìm đến của sinh viên tìm hiểu,khai hác thông tin kiến thức, phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của họ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nhìu vấn đề liên quan đến thư viện. Đề tài khoa học thư viện “Giải pháp nguồn tin điện tử phục vụ công tác đào tạo và nghiên cưú khoa học tại trường Đại học Ngoại Thương” của thạc sĩ Trần Thị Kiều Phương hoàn thành vào tháng 11 năm 2011. Trên cơ sở khảo sát nguồn tin điện tử của thư viên trường ĐH Ngoại Thương đề tài xác định được phương hướng và xác định giải pháp nâng cao và phát triển nguồn tin điện tử của trường nhằm phục vụ công tác học tập nghiên cứu cũng như học tập của sinh ciên và cán bộ nhân viên trường. Hay bài viết của thạc sĩ Lê Ngọc Oánh (2006), “Thư viện góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học”, Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM Bài viết bàn về vai trò, của thư viên đối với nhà trường ngành giáo dục mục đích,chức năng, nhiệm vụ của thư viện và các giải pháp nâng cao chất lượng thư viện trường học. 6 Bài viết “Thư viên đại học và việt đổi mới phương pháp học tập của sinh viên” của Lê Quỳnh Chi được in trong tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đăng ngày 07_9_2011.Bài viết nói về thư viện và việc đổi mới phương pháp học tập của sinh viên, đưa ra nhiều phương pháp, thư viện tạo động cơ học tập, hình thành thói quen tra cứu tham khảo tài liệu nhằm đổi mới phương pháp học tập của sinh viên,từng bước hình thành kĩ thành kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng tìm kiếm, khai thác nguồn thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập. Thư viện trường đại học là một nơi để sinh viên học tập nghiên cứu tham khảo tài liệu, nghiên cứu.Là một môi trường rèn luyện không thể thiếu để sinh viên phát huy khả năng độc lập tư duy, sáng tạo…. Nguyễn Thị Lan Thanh (2004), “Thư viện các trường đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tham luận tại Hội thảo “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam – Hội nhập và thách thức”, Hà Nội.Nói về vai trò của trường đại học với việc nâng cao chất lượng nền giáo dục đồng thời đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam….Tuy nhiên những đề tài nghiên cứu đó chỉ quan tâm đến vai trò, định hướng phát triển thư viện.Những ảnh hưởng của thư viện đến nền giáo dục đến sự phát triển của sinh viên chứ chưa tìm hiểu đến ý thức sử dụng của sinh viên về sử dụng thư viện. Ở góc độ vi mô, tại trường ĐHKHXH&NV cũng có những đề tài nghiên cứu của sinh viên,…về vấn đề thư viện.Nhưng, vấn đề sử dụng thư viện của sinh viên chưa được đề cập tới trong các tài liệu, nghiên cứu một cách rõ ràng và hệ thống. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra các giải pháp, kiến nghị hữu hiệu để nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề sử dụng thư viện của sinh viên. 7 Các nội dung nghiên cứu trên, sẽ là những kiến thức căn bản và là nền tảng cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi được mở rộng và hoàn chỉnh những nội dung mà các đề tài trước chưa tìm hiểu. Phần II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THÔNG TIN THƯ VIỆN I. Khái niệm 1.1 Thư viện là gì? Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin qúy vị cần hoặc muốn. Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu ích. Chúng ta có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế các ý tưởng mà chúng ta thừa hưởng một cách hợp pháp, sau đó định hình và chuyển giao cho thế hệ tiếp theo. http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=49da78b3e77d1c0b Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách,báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí. http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=49da78b3e77d1c0b 1.2 Thư viện số (thư viện trực tuyến là gì)? Thư viện số hay thư viện trực tuyến là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập được lưu trữ dưới dạng số (tương phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc các phương tiện khác) và có thể truy cập bằng máy tính. Nội dung số có thể được lưu trữ cục bộ 8 hoặc truy cập từ xa qua mạng máy tính. Thư viện số là một loại hệ thống truy hồi thông tin. http://vi.wikipedia.org/wiki/Thư_viện_số 1.3 Thực trạng là gì? Tình trạng là thực trạng có thật có thể phản ánh những tình trạng xấu ảnh hưởng đến xã hội và cũng có thể là tình trạng mang tính tích cực. http://www.từ-điển.com/thực trạng II.Nguồn gốc và vai trò của thư viện 2.1 Nguồn gốc thư viện Khoảng năm 290 TCN, pharaoh Ptolemy I Soter cho xây "Museion", trong đó có một viện đại học, một viện hàn lâm và thư viện Alexandria với khoảng 400.000 cuộn (scroll) sách vào lúc bắt đầu hoạt động. Người ta thường ghi rằng thư viện chỉ thực sự hoạt động dưới thời vua kế tiếp là Ptolemy II Philadelphus (285 - 246 TCN). Vua này đã định chỉ tiêu 500.000 cuộn sách cho Thư Viện.[1] Theo nguồn tin xưa nhất, Bức thư của Aristeas (thế kỷ 2 TCN), Thư Viện vào lúc đầu được tổ chức bởi Demetrius của Phaleron,[2] một môn đồ của triết gia Aristotle, tức có thể là bạn học với pharaoh Ptolemy I Soter. Có câu chuyện kể rằng: vua Ptolemy III Euergetes hạ lệnh rằng, ai đến Alexandria có mang theo sách vở viết trên bất cứ chất liệu gì, bằng tiếng gì, theo Galen (129 - 216), đều phải kê khai vào danh sách "sách tàu" (vì đi tàu đến); những sách này đều được thư lại của nhà nước sao chép nhanh chóng. Có khi bản gốc được đem vào Thư Viện, và bản sao giao lại cho "khổ chủ". Trường hợp sách được viết bằng thứ tiếng khác thì ông cho dịch sang tiếng Hy Lạp. Muốn dịch sách từ một thứ tiếng sang tiếng Hy Lạp, phải có người biết rành cả hai thứ tiếng và có đủ trình độ hiểu biết về lãnh vực đề cập trong sách. Công việc này hẳn đã động viên rất nhiều người trí thức đến từ nhiều nơi. Câu chuyện 72 giáo sĩ Do Thái giáo - mỗi bộ lạc của 12 bộ lạc Do Thái được đại diện bởi 6 vị giáo 9 sĩ - đã đóng cửa làm việc trong 72 ngày trên đảo Pharos để dịch Kinh Thánh Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Vua Ptolemy III cũng rao mua sách từ khắp các nước mà ông biết đến, trong đó có Rhodes và Athena.[3] Theo Galen, Ptolemy III Euergetes hỏi mượn người Athena bản viết tay nguyên gốc của Aeschylus, Sophocles và Euripides; người Athena đòi số tiền thế chân khổng lồ là 15 talent. Vua Ptolemy III giao đủ tiền, nhưng giữ luôn sách lại, không thèm đổi lấy lại tiền thế chân. Bằng những cách như vậy, Thư Viện dần dần có được đến 90.000 tài liệu được coi là bản nguyên thủy. Ban đầu, sách Thư Viện phần lớn là những cuộn giấy chỉ thảo (papyrus). Nhưng ngày càng có thêm nhiều cuộn da thuộc, chất liệu thông dụng sau năm 300 TCN. Người ta cho rằng Thư Viện thúc đẩy nhu cầu, khiến cho sách viết trên da thuộc phát triển, vì nhà Ptolemy giữ giấy chỉ thảo dùng cho Thư Viện, nên xuất khẩu giấy này rất ít, các xứ khác phải tìm tòi phát triển chất liệu khác để ghi chép lên. Theo học giả Carl Sagan, Thư Viện có lúc có đến gần 1 triệu cuộn sách. Ngày nay không còn thư mục nào tồn tại, nên khó biết thực hư ra sao. Nhiều học giả đồng ý với con số xấp xỉ 700.000 cuộn sách trước vụ cháy năm 48 TCN. Vài trăm ngàn cuộn sách có lẽ tương ứng với vài mươi ngàn tựa, vì nhiều tựa sách lại có nhiều dị bản song song với nhau. http://vi.wikipedia.org/wiki/Thư_viện_Alexandria 2.2 Vai trò của thư viện 2.2.1 Thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Trong trường đại học, thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ. Thư viện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh 10 [...]... đích vào thư viện của sinh còn chưa phù hợp với chức năng chính của thư viện 7.Tài liệu thư ng xuyên được sinh viên sử dụng ở thư viện: Bảng 2.5: Tài liệu được sinh viên thư ng xuyên sử dụng ở thư viện: Tài liệu thư ng xuyên sử dụng ỏ thư viện N giáo trình 54 Luận 26 văn ,luận án,báo cáo khoa học 29 Phần trăm 36.5% Phần trăm tích lũy 77.1% 17.6% 37.1% Từ điển Báo, tạp chí Tài liệu điện tử sáchvăn học, kỹ... tổng số 84 bạn vào thư viện có 14 bạn thư ng xuyên vào thư viện, chiếm 16,3% 20 bạn thư ng vào thư viện, chiếm 23,8% 42 bạn thư ng và thư viện, chiếm 50% và 8 bạn hiếm khi vào thư viện, chiếm 9,5% 23 Trường đại học sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo của mình nếu không có vai trò đóng góp của thư viện Đặc biệt trường ĐHKHXH & NV là trường học theo hệ thống tín chỉ, thời gian sinh viên lên lớp rút... thời gian sinh viên tự học tập Hơn nữa, những tiết học trên lớp chỉ là thời gian giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, đọc sách… Chính vì vậy, vào những tiết tự học thì thư viện là lựa chọn hàng đầu của sinh viên Việc đào tạo bậc đại học chỉ thực sự có chất lượng khi hoạt động học tập của sinh viên được thực hiện trong cả bốn môi trường: lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm và môi trường thực tế... tiếng của trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thông qua sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, sự hợp tác với các tổ chức ở trong và ngoài nước và sự đóng góp của các cán bộ thư viện cho xã hội http://lib.hcmussh.edu.vn/ CHƯƠNG II: SINH VIÊN NHÂN VĂN SỬ DỤNG THƯ VIỆN 21 Bảng: Tương quan về giới tính trong 100 người vào thư viện Giới tính Tần số... tế, khoa học, lịch sử, và kĩ thuật 16 Các thư viện khác ở Hà Nội là thư viện Khoa học và Kĩ thuật, thư viện Khoa học xã hội (26 Lý Thư ng Kiệt), thư viện Quân Đội (phố Lý Nam Đế) và thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu) http://maxreading.com/sach-hay/di-tich-lich-su-van-hoa/ha-noi-thu-vien-quocgia-3476.html Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Phòng có kích thư c lớn nhất trong các phòng phục vụ của. .. của Quỹ Châu Á Góc Thông tin Ngân hàng thế giới thuvienkhth.blogspot.com 4.2 Thư viện trường Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh 4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Đại học KHXH & NV TP HCM có lịch sử hơn 53 năm Tiền thân là thư viện trường Đại học Văn Khoa thuộc Đại học Sài Gòn(thành lập năm 1955), phục vụ cho công tác đào tạo 7 ngành: Văn chương Việt Nam, Hán Nôm, Lịch sử, ... Triết học, Anh văn, Pháp văn 17 Tháng 04/1977 Thư viện trường Đại học Văn Khoa hợp nhất với thư viện trường Đại học Khoa Học thành thư viện trường Đại học Tổng hợp TP HCM phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam Vào tháng 03/1996, nhằm đổi mới, sắp xếp lại mạng lưới các trường Đại học trên phạm vi cả nước, theo quyết định 1233/GD–ĐT ngày 30/03/1996 của Bộ... ngành: Triết học, Ngữ văn, Báo chí, Lịch sử, Địa lý, Thư viện – Thông tin học, Đông phương học, Xã hội học, Giáo dục học, Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Đức, Văn hóa học, Nhân học, Quan hệ quốc tế Bên cạnh đó vốn tài liệu - nguồn lực thông tin của thư viện phục vụ đắc lực cho các bậc đào tạo cao học về các ngành: Văn học Việt Nam; Ngôn ngữ học so sánh;... trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, trường Đại học KHXH & NV được thành lập (tách ra từ trường Đại học Tổng hợp TP HCM), là trường thành viên của Đại học Quốc Gia TP HCM Trên cơ sở này, Thư viện được tách ra từ thư viện Đại học Tổng hợp Từ năm 1997 đến nay, thư viện phục vụ theo hướng mở, tiến hành tin học hóa thư viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên tiếp cận dễ dàng vốn... khi hoạt động học tập của sinh viên được thực hiện trong cả bốn môi trường: lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm và môi trường thực tế Trong đó, thư viện có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính độc lập, sáng tạo của sinh viên Người sinh viên phải học một cách thông minh hơn, chủ động hơn qua việc phân tích, tổng luận những tài liệu tra tìm được ở thư viện Từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, khuyến . (47 Bà Triệu) http://maxreading.com/sach-hay/di-tich-lich-su-van-hoa/ha-noi-thu-vien-quoc- gia- 3476.html Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Phòng có kích thước lớn nhất trong. Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu -Giúp nâng cao ý thức của sinh viên trong việc sử dụng thư viện cho đúng mục đích. 4 -Tạo không gian thư viện lành mạnh, lịch. mới phương pháp học tập của sinh viên” của Lê Quỳnh Chi được in trong tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đăng ngày 07_9_2011.Bài viết nói về thư viện và việc đổi mới phương

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan