Tổng hợp câu hỏi đáp án ôn thi Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

21 1.6K 2
Tổng hợp câu hỏi đáp án ôn thi Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp câu hỏi đáp án ôn thi Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiCâu 1: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) gồm những nghiệp vụ gì? Để phát triển các nghiệp vụ này cần tác động những yếu tố gì?Câu 2: Phát triển dịch vụ Ngân hàng trọn gói. Liên quan đến vấn đề quản trị quan hệ Ngân hàng. (doanh nghiệp XK, DN NK, DN nhỏ và vừa)

MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HỌC VIÊN: MAI QUỐC THỊNH LỚP: CAO HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING Câu 1: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) gồm những nghiệp vụ gì? Để phát triển các nghiệp vụ này cần tác động những yếu tố gì? -Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại (NHTM) bao gồm: + Huy động vốn + Tín dụng + Đầu tư và kinh doanh chứng khoán + Kinh doanh ngoại tệ và vàng + Quản lý rủi ro + Thanh toán & chuyển tiền + Thanh toán quốc tế + Nghiệp vụ khác : ngân hàng điện tử, kinh doanh BDS Trong đó, hoạt động chính của NHTM là tín dụng & huy động vốn : Tin dụng gồm : + Cho vay + Chiết khấu + Bao thanh toán + Thuê tài chính + Bão lãnh + Tài trợ XNK + Cho vay thấu chi, + Cho vay hạn mức. Huy động vốn : + Tiền gửi ( tiết kiệm, thanh toán, có kì hạn và ko kì hạn ) + Giấy tờ có giá ( chứng chỉ tiền gữi, kì phiếu ) Câu 2: Phát triển dịch vụ Ngân hàng trọn gói. Liên quan đến vấn đề quản trị quan hệ Ngân hàng. (doanh nghiệp XK, DN NK, DN nhỏ và vừa) 1 Trong xu thế cạnh tranh hiện nay giữa các ngân hàng ở Việt Nam. Các ngân hàng đã không ngừng đưa ra những dịch vụ trọn gói tiện lợi để thu hút khách hàng. Các gói dịch vụ này không phải chỉ đơn thuần là một hình thức khuyến mãi mà còn là công cụ hữu hiệu giúp đỡ cho các khách hàng cá nhân và tổ chức của ngân hàng quản lý tài sản của mình và thực hiện kinh doanh tốt hơn. Ví dụ một số dịch vụ tron gói của NHTM: a. Sản phẩm ngân hàng trọn gói Export Pack 2011 của BIDV Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu được tích hợp trong gói sản phẩm Export Pack 2011 của BIDV không chỉ hạn chế được các rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán, mà còn nhận được ưu đãi lớn. Bên cạnh các dịch vụ thông thường trong một quy trình thanh toán quốc tế như: dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo các hình thức thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền (TTR), tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo các hình thức thanh toán, mua bán ngoại tệ và sản phẩm phái sinh thì gói sản phẩm còn bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ cung cấp, tư vấn miễn phí của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về thông tin đối tác cũng như thị trường. Những sản phẩm ngân hàng trọn gói rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt trong thời điểm hiện tại, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong thanh toán xuất khẩu. Sử dụng gói sản phẩm BIDV - Export Pack 2011, doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ hạn chế được các rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán mà còn nhận được ưu đãi lớn về phí như: Miễn phí chuyển tiền đến, phí thông báo LC, sửa đổi LC; giảm phí thanh toán bộ chứng từ hàng xuất lên tới 50%; lãi suất chiết khấu được giảm trừ tối đa 2% với VND và 1% với USD so với lãi suất cho vay thông thường; giảm phí bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu lên tới 10%. Ngoài ra, sản phẩm này có thời gian chiết khấu dài (tối đa 360 ngày) với tỷ lệ chiết khấu cao (tối đa 98% giá trị bộ chứng từ) cũng là một ưu đãi lớn giúp giải quyết hiệu quả nhu cầu quay vòng vốn của doanh nghiệp. b. Gói dịch vụ ngân hàng trọn gói cho SME của ABBank. Các nhu cầu tài chính của khách hàng SME sẽ được ABBank đáp ứng tại trung tâm dịch vụ khách hàng SME, TPHCM. Trung tâm này được ra đời với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, khi giao dịch với ABBank, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm, bao gồm: toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ… Các sản phẩm trong mỗi gói sản phẩm này sẽ được chọn lọc theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp: kinh doanh trong nước hay xuất nhập khẩu; doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, dịch vụ; các nhà thầu điện lực Sau đó các loại hình này sẽ được cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp như: tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phương thức kinh doanh cùng với một mức giá trọn gói hợp lý, giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ABBank tiếp tục dành nhiều ưu đãi cho đối tượng khách hàng mục tiêu này của mình như: gói tài trợ 1.000 tỷ đồng theo chương trình "Đối tác mới - Thành công mới" với lãi suất ưu đãi 12% một năm đối với khách hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa mới; gói 2.000 tỷ đồng cho các khách hàng xuất nhập khẩu hiện hữu với lãi suất ưu đãi thấp hơn 2% và chương trình tài trợ VND theo lãi suất USD… c. Trọn gói dịch vụ ngân hàng điện tử VCB –eB@nking và Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 của Vietcombank . - Tháng 9/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt trọn gói dịch vụ ngân hàng điện tử VCB –eB@nking và Trung tâm dịch vụ khách hàng nhằm giúp Vietcombank thêm gần gũi với khách hàng theo tôn chỉ “Ngân hàng ở nơi bạn muốn”. Trọn gói này bao gồm dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet VCB-iB@nking, dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn di động VCB-SMS B@nking và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại VCB-Phone B@nking, dịch vụ ngân hàng qua hệ thống máy ATM tự động VCB-ATM. 2 Bắt đầu từ năm 2002, khi chiếc thẻ ATM đầu tiên tại Việt Nam ra đời cùng với hệ thống máy rút tiền tự động ATM được đầu tư trên nền tảng công nghệ lõi tiên tiến nhất, Vietcombank đã thể hiện cam kết lâu dài của mình là trở thành một ngân hàng hiện đại, hướng tới các dịch vụ mang công nghệ cao nhất song song với việc đảm bảo tối đa tính bảo mật đối với thông tin khách hàng và độ an toàn của các giao dịch điện tử. Cho tới thời điểm hiện nay, nhờ uy tín và chất lượng dịch vụ hàng đầu, Vietcombank đã thu hút được gần 4 triệu khách hàng cá nhân tin tưởng lựa chọn mở tài khoản và phát hành thẻ. Vietcombank tự hào là ngân hàng có số lượng khách hàng cá nhân cũng như lượng thẻ phát hành lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tiếp theo thành công đó, trong những năm vừa qua, Vietcombank liên tục đầu tư, cập nhật các ứng dụng mới và hợp tác với các đối tác lớn hàng đầu trên thế giới và khu vực. Danh mục các dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank tiếp tục mở rộng, bao gồm dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking (năm 2005) hay dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet VCB-iB@nking (năm 2006). Năm 2007, Vietcombank khai trương các dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động VCB-P qua hệ thống ATM hoặc trực tiếp gạch nợ tài khoản khách hàng (VCB-Direct Billing), dịch vụ quản lý tài khoản tiền đầu tư chứng khoán Vietcombank Securities Online, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động và nạp tiền qua tin nhắn (năm 2008), dịch vụ thanh toán chuyển khoản qua Internet và dịch vụ ngân hàng 24x7 qua điện thoại VCB-Phone B@nking (năm 2009). Giờ đây, ngoài việc trực tiếp tới ngân hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như truy vấn số dư, rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, v v qua đầy đủ các kênh điện tử như ATM, tin nhắn, Internet và điện thoại. Dịch vụ ngân hàng tự động VCB-ATM: đáp ứng nhu cầu 24x7 của khách hàng đối với các giao dịch như truy vấn số dư, in sao kê tài khoản, rút tiền, thanh toán hóa đơn cho nhiều loại dịch vụ như cước viễn thông/bảo hiểm, nạp tiền điện thoại di động, v.v. tại hơn 1.500 máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc. Hệ thống ATM của Vietcombank kết nối với các hệ thống chuyển mạch trong nước, nên khách hàng có thẻ ATM của Vietcombank có thể rút tiền tại ATM của mọi ngân hàng trong liên minh. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet VCB-iB@nking: đáp ứng nhu cầu 24x7 của khách hàng đối với các giao dịch truy vấn số dư, in sao kê tài khoản, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm soát tình hình chi tiêu thẻ tín dụng, truy vấn về tỉ giá, lãi suất, mạng lưới điểm giao dịch, các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, v.v. tại bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Ngoài tên và mật khẩu truy cập tĩnh để sử dụng ngân hàng trực tuyến qua Internet VCB- iB@nking, Vietcombank còn cung cấp mật khẩu một lần sinh ngẫu nhiên OTP giúp khách hàng có thể an tâm tuyệt đối khi thực hiện giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua Internet. OTP (one time password) là công nghệ hàng đầu trong xác thực giao dịch điện tử trên thế giới, sử dụng kết hợp Internet và điện thoại di động cũng như thẻ chíp theo chuẩn EMV (chuẩn mới nhằm tăng cường độ bảo mật do 3 tổ chức thẻ quốc tế là Europay, Visa, MasterCard quy định). Khách hàng cần đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet VCB-iB@nking tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Vietcombank trên toàn quốc. Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking: đáp ứng nhu cầu 24x7 của khách hàng đối với các giao dịch truy vấn số dư tài khoản, xem chi tiết các giao dịch gần nhất, nhận trợ giúp từ ngân hàng đối với các thông tin về tỉ giá, lãi suất, điểm giao dịch của Vietcombank, nạp tiền điện thoại di động từ tài khoản tại ngân hàng, v.v. Để sử dụng các tính năng này, khách hàng nhắn tin theo cú pháp quy định và gửi tới số 8170. Bên cạnh đó, nếu gửi tin nhắn “vcb cd” gửi tới 8770, khách hàng sẽ được nhận tin nhắn chủ động từ ngân hàng bất cứ khi nào tài khoản hoặc thẻ tín dụng có thay đổi về số dư – dịch vụ này giúp khách hàng chủ động kiểm soát và theo dõi tình hình tài chính của bản thân mình. Để sử dụng dịch vụ VCB-SMS B@nking, khách hàng cần đăng ký dịch vụ tại bất kỳ điểm giao dịch hoặc máy ATM nào của Vietcombank trên toàn quốc hoặc thông qua VCB-iB@nking (trường hợp khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet). Dịch vụ ngân hàng 24x7 qua điện thoại VCB-Phone B@nking: Khách hàng của Vietcombank tại bất kỳ nơi nào trên phạm vi toàn cầu, vào bất kỳ thời điểm nào, đều có thể gọi điện trực tiếp tới tổng đài (+84) 1900 54 54 13 để được cung cấp các thông tin về tỉ giá, các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank và thực hiện một số giao dịch liên quan tới thẻ tín dụng (như thông báo mất thẻ, khóa thẻ, đề nghị cấp phép thẻ) (đối với thuê bao Viettel và thuê bao quốc tế, khách hàng nhấn số điện thoại (+84-4) 38 24 35 24/ 38 24 57 16). Khi đăng ký sử dụng dịch vụ VCB-Phone B@nkingtại bất kỳ điểm giao dịch nào của Vietcombank trên toàn quốc hoặc thông qua VCB-iB@nking (trường hợp khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet), khách hàng có thể tra cứu số dư tài khoản tiền gửi 3 thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay, các loại giấy tờ có giá tại ngân hàng; tra cứu hạn mức, dư nợ và thời hạn thanh toán thẻ tín dụng cũng như thông tin về chi tiết các giao dịch gần nhất được thực hiện. Trung tâm dịch vụ khách hàng 24x7 (Vietcombank Contact Center) tại tổng đài (+84) 1900 54 54 13 (và +84 4 38 24 35 24/ 38 24 57 16 đối với thuê bao Viettel, thuê bao quốc tế) được thành lập năm 2008. Ngoài việc quản lý kênh dịch vụ VCB-Phone B@nking, trung tâm còn đảm nhiệm một chức năng rất quan trọng là tư vấn trực tiếp khi khách hàng gọi tới nhằm giải đáp, ghi nhận những thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ của Vietcombank. Đồng thời, dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24x7 của Vietcombank còn chủ động liên hệ với khách hàng nhằm thông báo tình hình tài chính, ngày đến hạn các khoản tiền hoặc các chương trình khuyến mại, sản phẩm, dịch vụ mới. Tôn chỉ “Ngân hàng ở nơi bạn muốn” với các chuỗi dịch vụ liên kết chặt chẽ hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi cho phép khách hàng và Vietcombank liên hệ tức thì, nhanh chóng, đảm bảo gia tăng tối đa các giá trị cho khách hàng về thời gian, chi phí và sự thuận tiện nói chung. Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. (nhân tố tác động đến dịch vụ, hoạt động hành vi tiêu dùng, chất lượng dịch vụ) 3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 3.1.1. Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung ứng, và hệ thống mạng lưới Hình thức huy động vốn của ngân hàng đưa ra càng phong phú, đa dạng linh hoạt vàthuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn, xuất phát từ sự khác nhau vềnhu cầu và tâm lý trong dân cư. Chính sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp tìm được cho mình một hình thứcđầu tư hợp lý nhất Khi các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạngvà hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống màng lưới hoạt động, và nâng cao chất lượnghoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngânhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Ngược lại khi cáchình thức huy động vốn của ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chất lượng hoạt độngdịch vụ chưa cao, hệ thống màng lưới còn ít, chưa thuận lợi cho khách hàng trong việc giaodịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốn của ngân hàng.Hiện nay với sự đổi mới sâu sắc của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mạikhông ngừng đổi mới về khoa học, công nghệ, về phong cách giao dịch, mở rộng các hoạtđộng dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển thêm mạng lưới hoạt động từ chi nhánh cấp 3, cấp 4, các ngân hàng lưu động, và các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan. 3.1.2. Chất lượng hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửivào hệ thống ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đóvào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngânhàng.Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại. Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin củadân chúng vào ngân hàng bị giảm đi. Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động cácnguồn vốn nhàn rỗi. Mặt khác hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm,đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồnvốn ngân hàng huy động ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuấttiếp theo. 3.1.3. Uy tín của ngân hàng Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín củangân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sựnổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trườngngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúpngân hàngcó khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có 4 tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi lãisuất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn). 3.1.4. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lượckinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệthống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thayđổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàngngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, cóthể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn nhưvậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác mộtcách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả. 3.1.5. Trình độ công nghệ ngân hàng Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng; các loạihình dịch vụ ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng.Cơ sở vật chất của ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến mang lạilợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho khách hàngtốt hơn, tạo lòng tin cho khách hàng. Thực tế khách hàng sẽ tin tưởng yên tâm hơn khi gửitiền ở một ngân hàng có trình độ công nghệ trình độ công nghệ ngân hàng cao. Và khi kháchhàng đã thực sự yên tâm gửi tièn thì ngân hàng dễ dàng trong việc huy động 3.1.6.Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản nợ, tài sản có, tức là trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán đượcmôi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không thì quá trình hoạt động của ngân hàngđảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng nhưvay tiền.Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác nghiệp vụthực hiện nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả ; thái độ phục vụ, tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốtđối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thái độ phục vụ của cán bộ ngânhàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn cho ngân hàng. Do đó, để thu hút khách hàng gửi tiền, đi đôi với việc trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng. 3.1.7.Công tác quảng cáo, khuyến mãi Các ngân hàng thương mại hiện nay đã từng bước học tập và ứng dụng nghệ thuậtthông tin quảng cáo, các hình thức khuyến mãi … Tuy việc đầu tư cho công tác này còn hạnchế, nhưng có thể nói đây cũng là mặt mạnh của ngành ngân hàng trong việc cạnh tranh đểhuy động tiền gửi. Thông tin quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, các dịch vụ hậu mãi rõ ràng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường. Và tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụmà ngân hàng cung cấp để các nhà quản trị ngân hàng chọn thời điểm, thời gian sử dụng,chiến lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp. 3.2. Nhóm nhân tố khách quan 3.2.1. Môi trường pháp lý Như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hếtsức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể việc huy động vốn và sửdụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thunhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vìlẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanhnghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quyđịnh của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các tổ chúc tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự,hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức.Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắnsẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn. Bởi khichính sách của Nhà nước, của NHTW: 5 chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thayđổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM. 3.2.2. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng không thể thoát ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát…tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tíchluỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thuhẹp khiến quá trình tạo vốn của ngân hàng gặo khó khăn.Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sựổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốncủa ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng là nhântố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông qua việc phân bổdân cư, trình độ, lứa tuổi…Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tố này trong hoạt động huyđộng vốn của mình. 3.2.3. Môi trường văn hoá Môi trường văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sửdụng tiền của dân cư. Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốncủa ngân hàng. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hìnhthức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh hưởng đến quyếtđịnh của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản. 3.2.4. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngânhàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăngmạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phingân hàng. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố nhưthay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiềntệ… Cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụngnhững điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩmdịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó,nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cungcấp các tài khoản không kỳ hạn. Câu 4: Nguyên tắc huy động vốn 4.1. Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn − Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện. − Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. − Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. − Không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường (chống rữa tiền). − Không được cạnh tranh bất hợp lý. 4.2. Thoả mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất − Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn. − Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng. − Đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng. 4.3. Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động − Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống. 6 − Ngăn chặn phao tin đồn nhảm. − Có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra. Câu 5: Các giải pháp tăng trưởng vốn tự có của NHTM (Vai trò của vốn tự có Quy định về an toàn vốn) Vấn đề sáp nhập thì sao (vốn, thị trường, quản trị, văn hóa công ty, lợi ích cổ đông) Vai trò vốn tự có: Có thể nói nếu vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng để ngân hàng được đi vào hoạt động và là đệm đỡ không thể thiếu của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ so với vốn nợ, do đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay. Theo quy định của NHNN Việt Nam tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/tiền gửi tối thiểu là 1/20. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, song Vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng.Vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ người gửi tiền: Kinh doanh ngân hàng thường xuyên đối đầu với rủi ro. Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu. Như vậy, nếu quy mô vốn chủ sở hữu lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về ngân hàng.Vốn chủ sở hữu có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động cho ngân hàng: Như đã phân tích ở trên, để hoạt động điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải có được số vốn tối thiểu ban đầu. Số vốn này được sử dụng để mua sắm trang thiết bị, nhập công nghệ, xây thêm chi nhánh, mở văn phòng đại diện Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng: Rất nhiều quy định về hoạt động của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với Vốn chủ sở hữu như quy mô nguồn tiền gửi được tính theo tỷ lệ với Vốn chủ sở hữu Vì vậy quy mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo vốn chủ sở hữu. 5. Các giải pháp tăng trưởng vốn tự có. 5.1. Tăng vốn từ nguồn bên trong Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trongnăm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.Ưu điểm: Phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà không mà không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, khôngtốn kém chi phí, không phải hoàn trả đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát ngânhàng cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của các cổ đông hiện thời.Tránh được tình trạng làm loãng phần sở hữu ngân hàng và lợi nhuận từ mỗi cổ phiếuđang nắm giữ của họ trong những năm sau (ví dụ như, nếu ngân hàng phát hành thêmchứng khoán, một số cổ phần có thể rơi vào tay các cổ đông mới, họ sẽ được dự phầnchia lợi nhuận trong tương lai và tham gia bỏ phiếu đối với các chính sách của ngânhàng). Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đềuđặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì có ảnh hưởng đến quyền lợicủa cổ đông. Tăng vốn từ bên trong có nhiều bất lợi về thuế và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi lãi suất và những điều kiện kinh tế mà ngân hàng không thể kiểm soáttrực tiếp. Sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong những năm gần đây đã bị giảm sútso vời trước, buộc nhiều ngân hàng phải phát hành cổ phiếu và giấy nợ không đảm bảo – nguồn vốn bên ngoài – để phụ thêm vào nguồn vốn tạo ra từ bên trong.Phương pháp này phụ thuộc vào: Chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng: Dựa vào mức tăng trưởng của lợinhuận ròng để đáp ứng nhu cầu vốn, tức là ngân hàng phải đưa ra một quyết định liênquan đến mức lợi nhuận hiện thời cần phải giữ lại để kinh doanh và mức lợi nhuận chitrả cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Như vậy, Hội đồng quản trị và Ban giámđốc ngân hàng phải thống nhất một tỷ lệ duy trì và thanh toán thích hợp từ thu nhậpròng của ngân hàng.Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăngvốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông. Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hội đồng quản trị ngânhàng. Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽchậm, làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại nếutỷ lệ này quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngânhàng sẽ giảm. Chính sách cổ tức tối ưu đối với một ngân hàng là chính sách giúp ngânhàng tối đa hóa giá trị đầu tư của cổ đông. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng số lượng cổđông khi thu nhập tính trên mỗi cổ phần ít nhất phải bằng thu nhập tạo ra từ những hoạtđộng đầu tư có mức độ rủi ro tương đương. 7 Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lýtưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đặc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn / tài sản củangân hàng.Ta có: Tỷ lệ tăng vốn từ nguồn nội bộ (Internal capital growth rate-ICGR) Công thức trên cho thấy muốn tăng qui mô vốn từ nguồn nội bộ thì phải tăng thunhập ròng hoặc tăng tỷ lệ thu nhập giữ lại, hoặc tiến hành đồng thời cả hai.Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ban giám đốc ngân hàng là cố gắng đạtđược thành tích phân phối cổ tức ổn định. Nếu được vậy, các nhà đầu tư hưởng lãi sẽcảm nhận ít rủi ro trong sự thanh toán cổ tức đối với họ và ngân hàng sẽ có sức hấp dẫnnhiều hơn đối với các nhà đầu tư. Nhiều công trình nghiên cứu tại các ngân hàng TâyÂu cho thấy có một hiện tượng lặp đi lặp lại là giá cổ phiếu của ngân hàng giảm nhanh(thường chỉ trong phạm vi một tuần) sau khi có sự phân phối cắt giảm phân phối cổtức. Điều này không chỉ làm thất vọng các cổ đông hiện thời mà còn làm nản lòngnhững người tiềm năng cổ phiếu của ngân hàng. Một chính sách phân phối cổ tức tối ưu cho ngân hàng là chính sách có thể tối đahóa giá trị đầu tư của các cổ đông, sao cho ngân hàng có thể thu hút được các cổ đôngmới và giữ chân những cổ đông hiện tại một khi suất thu lợi trên vốn tự có của các sở hữu chủ ít nhất bằng với tỷ suất lợi nhuận được tạo ra từ các cơ hội đầu tư khác có rủiro tương đương. Ngoài ra ngân hàng thương mại cổ phần còn có thể kết chuyển Quỹ dự trữ bổ sungvốn điều lệ, Thặng dư vốn cổ phần hay Chênh lệnh do chứng khoán phát hành cao hơnmệnh giá vào vốn điều lệ của mình. Tuy nhiên tăng vốn từ phương cách này chỉ tăngđược vốn điều lệ ở mức thấp so với các cách trên do các quỹ bị giới hạn tỷ lệ so vớivốn tự có cấp 1 và vốn điều lệ. 5.2 Tăng vốn từ bên ngoài 5.2.1 Phát hành thêm cổ phiếu mới Phát hành thêm vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi là một hình thức huyđộng vốn phổ thông của các ngân hàng thương mại cổ phần.Với việc phát hành thêm cổ phần thường thì:Ưu điểm: không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thườngkhông phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ.Phương pháp này làm tăng qui mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngânhàng torng tương lai. Nhược điểm: Chi phí phát hành cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng,giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (EPS), làm giảm khả năng tận dụng tỷ lệ đòn bẩytài chính ngân hàng đã có.Với việc phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn thì có đặc điểm sau: Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soátngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhược điểm: cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong nhữngnăm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu. 8 5.2.2 Phát hành trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi là hình thức gọi vốn lai giữa cổ phần thường và nợ. Trái phiếu chuyển đổi ấn định một khoản thời gian khoản nợ với lãi suất cố định đượcchuyển sang cổ phần. Nó trả lãi suất rẻ hơn so với vốn huy động vì cho phép trái chủtrở thành cổ đông trong tương lai, nhưng lại hấp dẫn về lãi suất hơn cổ đông vì mangrủi ro chuyển đổi. Ưu điểm: chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng.Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thịtrường. Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính tăng chi phí hoạt động, làm giảm khảnăng đi vay về sau của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ bên ngoàikhác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu… 5.2.3 Một số phương thức khác Các ngân hàng thương mại còn có thể tăng vốn tự có bằng cách bán tất cả hoặcmột phần phương tiện văn phòng của mình và thuê lại từ người chủ mới để phục vụcho các hoạt động của mình. Với những giao dịch như vậy, ngân hàng thường thu vềnhững dòng tiền mặt lớn (có thể tái đầu tư với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh vềvốn. Thành công lớn nhất của những giao dịch bán-thuê lại này xảy ra khi lạm phát vàtăng trưởng kinh tế đạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trường của tài sản so với giátrị sổ sách được ghi nhận trong các báo tài chính. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếugiúp ngân hàng củng cố vị trí vốn cổ phần và tránh khỏi những chi phí trả lãi phát sinhtừ những chứng khoán nợ trong tương lai. Câu 6: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tại sao có chiến tranh về lãi suất? Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.key Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. 1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan 1.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định 1.1.1 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua. 9 Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. 1.1.2 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 1.1.3 Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta. 1.1.4.Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. 1.2. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi 1.2.1 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. 1.2.2 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một 10 [...]... còn kỳ hạn trên 12 tháng vẫn do các ngân hàng thương mại chủ động quy định, nên các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tăng cao lãi suất huy động VND kỳ hạn trên 12 tháng Thí dụ, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín, nhưng cũng phải đưa ra lãi suất huy động VND kỳ hạn 36 tháng tới 0,73%/tháng cho món tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên Ngân hàng Ŀầu tư và Phát... các ngân hàng thương mại cổ phần nằm ngoài việc thống nhất giới hạn lãi suất, mới đây họ có tham gia thoả thuận giới hạn lãi suất, nhưng họ không thực hiện Do đó các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn tăng cao lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank - hiện có lãi suất huy động vốn VND cao nhất tới 0,81%/tháng, cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Ngoại thương. .. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng có lãi suất cao tới 0,78%/tháng Cạnh tranh trong giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng lớn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có uy tín, kim ngạch xuất khẩu cao cũng vậy, một số ngân hàng thương mại giảm thấp lãi suất cho vay, chỉ khoảng 0,75% 0,77%/tháng Cạnh tranh về lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng, người dân chủ động lựa chọn các ngân hàng thương mại. .. dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thi u trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho... thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới 2.2.2 Bố trí cán bộ thi u đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế... hối giao ngay: Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc... kết hợp đồng 16 Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai Nghiệp. .. dụng và mất giá trị nếu không thanh toán để lâu sẽ sinh ra những khoản lỗ đáng kể cho công ty; đồng thời làm tăng chi phí bảo dưỡng Sản xuất vượt mức công suất: Phương pháp này nhằm tăng sản lượng bán ra cho DN nhưng bù lại DN phải bỏ thêm chi phí cho bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thương mại cho việc bán hàng Không những thế, câu hỏi đặt ra là sản phẩm liệu có bán được hay không lúc này nhà sản xuất lại... nghiên cứu thu được lợi nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái Thành phần tham gia thị trường ngoại hối Các ngân hàng: Các ngân hàng trung ương: hầu hết ở các nước ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức ,kiểm soát,điều hành và ổn định thị trường ngoại hối Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư: tham gia với mục đích kinh doanh,cung cấp dịch vụ cho khác hàng như một nhà môi giới Các nhà môi... kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thi u tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan