Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi

106 582 3
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,  hình ảnh học chảy máu dưới nhện  ở người cao tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu dưới nhện (CMDN) hay chảy máu màng não là một thể của tai biến mạch não máu chảy vào khoang dưới nhện và hoà lẫn với dịch nãotuỷ-bao gồm chảy máu dưới nhện tiên phát và thứ phát. CMDN tiên phát là máu chảy trực tiếp vào khoang dưới nhện còn CMDN thứ phát là máu từ trong nhu mô não tràn vào khoang dưới nhện. Khoảng 85% CMDN nguyên nhân do dị dạng mạch não [ 39], [69], [72], [75], [76]. Tai biến mạch não nói chung và CMDN nói riêng là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Hàng năm ở Anh có khoảng 5.000 người bị CMDN do vỡ phình mạch [ 43], ở Bắc Mỹ là 30.000 trong đó tỷ lệ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề là 40%-60% [ 46]. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ CMDN chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp tai biến mạch não [ 66], [75], [42]. Nghiên cứu của The Across Group ở Ôxtrâylia và Niu Dilân từ 1995 đến 1998 ở 2,8 triệu dân cho kết quả như sau: tỷ lệ mới mắc là 8,1/100.000 dân/năm, tỷ lệ tử vong trong 28 ngày đầu là 39%, trong đó 76% có phình mạch não, 59% được điều trị phẫu thuật trong vòng 48 giờ đầu [ 26]. Một nghiên cứu khác của Rooij N K và cộng sự năm 2007 thấy tỷ lệ mới mắc xấp xỉ 9/100.000 dân/năm, tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở Nhật Bản (22,7/100.000 dân) và Phần Lan (19,7/100.000 dân) [ 66]. Nghiên cứu của Pobereskin năm 2001 ở Devon và Cornwall (thuộc Vương quốc Anh) với dân số 1.504.847 người cho kết quả: có 800 bệnh nhân CMDN, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 9,71/100.000 dân, 21% tử vong trong 24 giờ đầu, 37% tử vong trong tuần đầu, 44% tử vong trong tháng đầu, 3/4 tử vong xảy ra trong ba tháng đầu của bệnh. Tỷ lệ CMDN ở người trên 60 tuổi cao hơn gấp 2,95 lần so với người dưới 60 tuổi [ 63]. CMDN có tỷ lệ tử vong cao, những người sống sót thường mang di chứng nặng nề, không những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lao động của bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội trong việc điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự tiến bộ vượt bậc của y học, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao nên tuổi thọ trung bình trong dân số tăng lên, số người già bị CMDN càng nhiều.V ấn đề điều trị, chăm sóc nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và để lại di chứng ở người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn vì tuổi càng cao thì các yếu tố nguy cơ càng nhiều và tiên lượng càng nặng. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị CMDN như của Nguyễn Văn Đăng, Lê Văn Thính, Phạm Thị Hiền, Đàm Duy Thiên đánh giá một số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân CMDN trong đó tuổi cao cũng là một yếu tố tiên lượng nặng [ 16]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào đề cập đến vấn đề CMDN ở người cao tuổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi. 2. Nhận xét một số nguyên nhân của chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi.

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y H Nội [\ đặNG HồNG MINH Nghiên cứu ĐặC ĐIểM LÂM SNG, HìNH ảNH HọC chảy máu dới nhện ở NGƯờI CAO TUổI luận văn thạc sĩ y học Chuyên ngành: tHầN KINH Mã số: 60.72.21 Ngời hớng dẫn khoa học: pGs.TS. nGUYễN pHƯƠNG mỹ H Nội - 2008 Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y H Nội [\ đặNG HồNG MINH Nghiên cứu ĐặC ĐIểM LÂM SNG, HìNH ảNH HọC chảy máu dới nhện ở NGƯờI CAO TUổI luận văn thạc sĩ y học H Nội - 2008 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trờng Đại học Y Hà Nội, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Tỉnh Hải Dơng, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dơng đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo trong hội đồng chấm đề cơng và hội đồng chấm luận văn đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Để có đợc thành quả này tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phơng Mỹ ngời thầy đã chỉ bảo và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai đặc biệt là đơn vị điều trị tai biến mạch máu não, phòng KHTH, phòng lu trữ hồ sơ Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi luôn luôn nhớ ơn sự giúp đỡ vô t, tận tình của bạn bè, đồng nghiệp những ngời đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tụi vụ cựng bit n nhng ngi thõn trong gia ỡnh,bn bố, ng nghip ó ng viờn, chia s, to iu kin cho tụi trong quỏ trỡnh hc tp v nghiờn cu. H Ni, thỏng 2 nm 2009 ng Hng Minh Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học chảy máu dới nhện ở ngời cao tuổi" là đề tài do tự bản thân tôi thực hiện. Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực, cha từng công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Đặng Hồng Minh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Vài nét đại cương về người cao tuổi 3 1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi 3 1.1.4. Đặc điểm bệnh lý ở người cao tuổi 4 1.2. Đặc điểm dịch tễ học chảy máu dưới nhện 5 1.3. Tình hình nghiên cứu CMDN ở Việt Nam và trên thế giới 6 1.3.1. Thế giới 6 1.3.2. Việt Nam 7 1.4. Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện và mạch máu não. 9 1.4.1. Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện 9 1.4.2. Hệ thống động mạch não 12 1.4.3. Hệ tĩnh mạch não 15 1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của CMDN 16 1.5.1. Các nguyên nhân gây CMDN 16 1.5.2. Cơ chế bệnh sinh của CMDN 17 1.6. Lâm sàng CMDN 18 1.6.1. Tính chất khởi phát bệnh 18 1.6.2. Triệu chứng lâm sàng 18 1.6.3. Các biến chứng của CMDN 20 1.7. Xét nghiệm cận lâm sàng 22 1.7.1. Xét nghiệm dịch não-tuỷ 22 1.7.2. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ-não 23 1.7.3. Chụp cộng hưởng từ 24 1.7.4. Chụp mạch máu não số hóa xóa nền 24 1.7.5. CCLVT nhiều dãy đầu dò 25 1.7.6. Siêu âm Doppler xuyên sọ 25 1.7.7. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác trong CMDN 26 1.8. Chẩn đoán 26 1.8.1. Chẩn đoán xác định 26 1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 26 1.9. Điều trị 27 1.9.1. Điều trị ngoại khoa 27 1.9.2. Điều trị nội khoa 29 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.2.2. Các biến nghiên cứu 33 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học CMDN ở người cao tuổi 38 3.1.1 Một số đặc điểm chung của nhóm nhiên cứu 38 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 40 3.1.3. Đặc điểm hình ảnh học 45 3.1.4. Điều trị 49 3.1.5. Tiến triển của CMDN 50 3.2. Nhận xét một số nguyên nhân CMDN ở người cao tuổi 50 3.2.1. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên nhân phình mạch não 51 3.2.2. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên nhân dị dạng thông động-tĩnh mạch não 52 3.2.3. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên nhân chấn thương 53 Chương 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học CMDN ở người cao tuổi 54 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 54 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 57 4.1.3. Đặc điểm hình ảnh học của CMDN 69 4.2. Nhận xét một số nguyên nhân gây CMDN 75 KẾT LUẬN 78 TÀILIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHỮ VIẾT TẮT CLVT Cắt lớp vi tính CMDN Chảy máu dưới nhện DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thời gian vào viện sau tai biến 39 Bảng 3.2. Một số yếu tố nguy cơ và tiền sử . 39 Bảng 3.3. Hoàn cảnh khởi bệnh 40 Bảng 3.4. Tính chất khởi phát 40 Bảng 3.5. Triệu chứng khởi phát 41 Bảng 3.6. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát 41 Bảng 3.7. Tình trạng ý thức 42 Bảng 3.8. Tình trạng cơ tròn 42 Bảng 3.9. Tình trạng huyết áp khi vào viện 42 Bảng 3.10. Nhiệt độ 43 Bảng 3.11. Các biến chứng thường gặp 43 Bảng 3.12. Thời gian xuất hiện biến chứng 44 Bảng 3.13. Các bệnh đồng diễn 44 Bảng 3.14.Thời điểm chụp CLVT so với thời điểm khởi phát bệnh 45 Bảng 3.15. Trên phim chụp CLVT sọ-não 46 Bảng 3.16. Số lượng túi phình ở một bệnh nhân 47 Bảng 3.17. Kích thước túi phình 48 Bảng 3.18. Kích thước cổ túi phình 48 Bảng 3.19. Vị trí túi phình 49 Bảng 3.20. Phương pháp điều trị 49 Bảng 3.21. Tiến triển của CMDN 50 Bảng 3.22. Nguyên nhân CMDN 50 Bảng 3.23. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của CMDN ở người cao tuổi do nguyên nhân phình mạch não 51 Bảng 3.24. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của CMDN do dị dạng thông động-tĩnh mạch não 52 Bảng 3.25. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của CMDN do chấn thương 53 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính 38 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. 38 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo bảng phân loại CMDN của Hunt và Hess 45 Biểu đồ 3.4. Kết quả chụp CLVT theo phân loại của Fisher 46 Biểu đồ 3.5. Kết quả chụp mạch não 47 11-12,16,28-29,38,45-47,67,74 1-10,13-15,17-27,30-37,39-44,48-66,68-73,75-103 [...]... bệnh nhân CMDN trong đó tuổi cao cũng là một yếu tố tiên lượng nặng [16] Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào đề cập đến vấn đề CMDN ở người cao tuổi Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu: 1 Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi 2 Nhận xét một số nguyên nhân của chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi 3 Chương 1 TỔNG QUAN... về người cao tuổi 1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên (theo qui ước chung của Liên hiệp quốc và Pháp lệnh người cao tuổi của nước ta) [24], [11] 1.1.2 Dịch tễ - Nhìn chung nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới do vậy trong số người cao tuổi thì nữ nhiều hơn nam [11] - Sự phân bố người cao tuổi không đồng đều giữa các vùng địa lý Ước tính tỷ lệ người cao. ..1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu dưới nhện (CMDN) hay chảy máu màng não là một thể của tai biến mạch não máu chảy vào khoang dưới nhện và hoà lẫn với dịch nãotuỷ-bao gồm chảy máu dưới nhện tiên phát và thứ phát CMDN tiên phát là máu chảy trực tiếp vào khoang dưới nhện còn CMDN thứ phát là máu từ trong nhu mô não tràn vào khoang dưới nhện Khoảng 85% CMDN nguyên nhân do dị dạng mạch... 4,2/100.000 dân/năm, 9,1/100.000 dân/năm ở những vùng khác Tỷ lệ mới mắc tăng từ 0,1 (nhóm tuổi dưới 25) đến 1,61 (nhóm tuổi trên 85) .Ở nữ tỷ lệ mới mắc cao hơn nam 1,24 lần, sự khác biệt này bắt đầu ở độ tuổi 55 và tăng lên theo tuổi [66] Ở Việt Nam còn ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề này 6 1.3 Tình hình nghiên cứu CMDN ở Việt Nam và trên thế giới 1.3.1 Thế giới Chảy máu dưới nhện cũng như tai biến mạch não... hay mô não Tuy nhiên nếu máu chảy ít ở khoang dưới nhện nền sọ rất khó xác định Nếu chụp muộn sau một tuần thì máu đã tiêu, không thấy hình ảnh tăng đậm nữa Khi hình ảnh chụp CLVT không rõ cần chọc dò dịch não-tuỷ 24 1.7.3 Chụp cộng hưởng từ [1] Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có hai cách tạo ảnh, ảnh T1 được coi như ảnh giải phẫu, thể hiện rõ cấu trúc trong sọ, ảnh T2 được coi như ảnh phát hiện ổ bất thường,... Khoang dưới nhện thông với não thất IV qua lỗ giữa (lỗ Magendie) và hai lỗ bên (lỗ Luschka) Không có sự nối thông trực tiếp giữa khoang dưới cứng và khoang dưới nhện Khoang dưới nhện ở vùng tuỷ tương đối rộng hơn ở não, rộng nhất là ở vùng đuôi ngựa Ở trên thông với khoang dưới nhện của não, ở dưới tận cùng ở đốt sống cùng II (SII) Có bốn khoang lớn là: - Bể hành-tiểu não được hình thành do màng nhện. .. phần nghiên cứu lâm sàng chẩn đoán và xử trí chảy máu trong sọ ở người trẻ dưới 50 tuổi , đề cập đến một phần CMDN và cho thấy chảy máu dưới nhện chiếm 63,33% trong tổng số chảy máu trong sọ [8] Năm 1991, phương pháp chụp cắt lớp vi tính sọ-não được áp dụng đã góp phần không nhỏ trong chẩn đoán CMDN Năm 1993, Phạm Thị Hiền trong luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II đã đưa ra một số nhận xét về lâm sàng,. .. 2001 đến tháng 6 năm 2002 đã đưa ra nhận xét về lâm sàng, chẩn đoán và xử trí chảy máu dưới nhện và một số biến chứng của nó [21] 9 1.4 Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện và mạch máu não 1.4.1 Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện [13] Ngoài cột sống và hộp sọ, tuỷ sống và não còn được ba màng bao bọc và bảo vệ là: - Màng cứng - Màng nhện - Màng mềm hay màng nuôi Giữa xương và các... phục rất chậm do đó công tác điều trị và phục hồi chức năng gặp rất nhiều khó khăn 5 1.2 Đặc điểm dịch tễ học chảy máu dưới nhện Dịch tễ học CMDN ở các vùng, miền và mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau [66] Nghiên cứu của Pobereskin năm 2001 ở Devon và Cornwall thuộc Vương quốc Anh với dân số 1.504.847 người cho kết quả như sau: có 800 bệnh nhân CMDN, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 9,71/100.000 dân... cao tuổi nhiều nhất ở Đông Á (29,89%), Nam Á (27,44%), sau đó là châu Âu (11,51%), châu Phi (9,09%), châu Mỹ La tinh (8,32%), Bắc Mỹ (6,82%) và ít nhất ở châu Úc (0,57%) vào năm 2025 [11] - Sự phân bố người cao tuổi cũng không giống nhau giữa nông thôn và thành thị, số người cao tuổi ở thành thị ngày càng nhiều hơn ở nông thôn - Ở Việt Nam (1999), tổng số dân là 76.327.900 người, số người từ 60 tuổi . Dịch tễ 3 1.1.3. Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi 3 1.1.4. Đặc điểm bệnh lý ở người cao tuổi 4 1.2. Đặc điểm dịch tễ học chảy máu dưới nhện 5 1.3. Tình hình nghiên cứu CMDN ở Việt Nam và trên. mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi. 2. Nhận xét một số nguyên nhân của chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi. 3 Chương. xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên nhân chấn thương 53 Chương 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học CMDN ở người cao tuổi 54 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên

Ngày đăng: 02/02/2015, 19:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bia-MINH(CH).pdf

    • Tr­ êng ®¹i häc y Hµ Néi

      • Tr ­êng ®¹i häc y Hµ Néi

        • Chuyªn ngµnh: tHÇN KINH

      • M· sè: 60.72.21

  • LUAN VAN9-2-09(dongquyen).pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan