CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG

20 591 0
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC  QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các phương thức vận tải quốc tế phục vụ quá trình chuyên chở hàng hoá ngoại thương, chẳng hạn: phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ô tô và đường sông, v.v… Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá trong hoạt động ngoại thương.Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể tự tổ chức được qui trình vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; đồng thời, sinh viên biết tự tính toán và đưa ra phương án “tối ưu” mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC & QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG Mã số: 7116 Số tín chỉ: 2 (LT: 1; TH: 0; BT/ TL: 1) NGƯỜI PHỤ TRÁCH: Th.S Nguyễn Thanh Lâm. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH: Khoa Quản trị- Kinh tế Quốc tế, Trường ĐH Lạc Hồng. I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Sinh viên đã có kiến thức cơ bản về các môn liên quan như: Thanh toán quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh tế ngoại thương. II. MÔ TẢ MÔN HỌC Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các phương thức vận tải quốc tế phục vụ quá trình chuyên chở hàng hoá ngoại thương, chẳng hạn: phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ô tô và đường sông, v.v… Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá trong hoạt động ngoại thương. III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC * Mục tiêu: Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể tự tổ chức được qui trình vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; đồng thời, sinh viên biết tự tính toán và đưa ra phương án “tối ưu” mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu. * Yêu cầu: - Tham gia đầy đủ các giờ giảng và các buổi thảo luận, kiểm tra. - Hoàn thành các nhiệm vụ được yêu cầu trong chương trình. - Dự kiểm tra và thi cuối môn học để đánh giá kết quả học tập. * Cụ thể: Tổng số tiết: 45 tiết (2 tín chỉ) 1/20 Số tiết giảng: 15 tiết (1 tín chỉ) Hướng dẫn tự học và thảo luận: 30 tiết (1 tín chỉ) PHẦ N CHƯƠNG NỘI DUNG TỔNG SỐ TIẾT GIẢNG BÀI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, THẢO LUẬN THI (KT) I. Vận tải & Ngoại thương 24 9 15 I Vận tải & Ngoại thương 1 1 0 II Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường biển 6 2 4 III Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng hàng không 6 2 4 IV Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng các phương thức vận tải khác 3 1 2 V Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng container 6 2 4 VI Vận tải Đa phương thức/ Vận tải liên hợp 2 1 1 II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 10 3 7 I Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 4 1 3 II Thủ tục hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu 6 2 4 III. Bảo hiểm Vận tải quốc tế 11 3 8 I Khái niệm chung về Bảo hiểm Vận tải quốc tế 3 1 2 II Rủi ro & Tổn thất và các điều khoản bảo hiểm trong bảo hiểm vận tải quốc tế 5 1 4 III Hợp đồng bảo hiểm & nghiệp vụ bảo hiểm hàng 3 1 2 2/20 hoá xuất nhập khẩu TỔNG CỘNG 45 15 30 IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC PHẦN 1 - VẬN TẢI & NGOẠI THƯƠNG CHƯƠNG I - VẬN TẢI & NGOẠI THƯƠNG I. Khái niệm chung về vận tải II. Khái niệm chung về ngoại thương III. Vận tải & Ngoại thương Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1) Các đặc điểm của vận tải ngoại thương? 2) Mối liên hệ hữu cơ giữa “Vận tải ngoại thương” và “ngoại thương” Tài liệu tham khảo: - Chương 1- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. - Chương 1- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006. CHƯƠNG II CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I. Vận tải biển & Ngoại thương II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển III. Nghiệp vụ thuê tàu biển Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Vị trí của ngành vận tải biển trong ngoại thương được thể hiện như thế nào? 2. Trong phương thức thanh toán bằng L/C, khi nào vận đơn được xem là bất hợp lệ và bị ngân hàng từ chối thanh toán? 3. Nêu sự khác nhau giữa tàu chợ & tàu chuyến. Cơ sở lựa chọn phương thức thuê tàu chợ, tàu chuyến? Người mua hay người bán thuê tàu? 4. Hãy nêu những đặc điểm của những loại vận đơn đường biển mà Bộ Luật Hàng hải Việt Nam công nhận. 5. Người thầu vận chuyển là gì? *** Câu hỏi đúng/ sai: 6. Vận đơn đích danh (Straight B/L) được chuyển nhượng bằng cách ký hậu? 3/20 7. Vận đơn theo lệnh (To order B/L) được chuyển nhượng một cách tự do? 8. Freight to collect được hiểu là cước thanh toán khi tàu đến cảng dỡ? 9. Bán hàng với giá CIF thì chi phí vận tải do người mua trả? 10. Với điều kiện FOB.ST thì người bán thực hiện nghĩa vụ xếp hàng & san hàng trong khoang? 11. Với điều kiện DAF, người mua có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải? 12. Vận đơn nhận để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn do thuyền trưởng ký phát sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu? 13. Trong phương thức thuê tàu định hạn, quyền sở hữu con tàu chuyển từ chủ tàu sang người thuê tàu trong thời gian thuê tàu? 14. Chữ “I” trong điều kiện FIO của hợp đồng thuê tàu chỉ chi phí bảo hiểm hàng hoá chuyên chở? 15. Nếu người thuê tàu giao hàng chậm để xếp hàng thì chi phí phát sinh do tàu neo đậu để chờ hàng sẽ do người thuê tàu trả? 16. Doanh nghiệp Việt Nam được “quyền thuê tàu” và thuê tàu nước ngoài thì đây được xem là việc nhập khẩu sản phẩm vận tải? 17. Trong điều kiện giao hàng CFR, người xuất khẩu sẽ có “quyền về vận tải”? 18. Vận đơn có ghi chú “Thùng cũ”, “Kiện dùng lại” do thuyền trưởng ký phát được xem là vận đơn sạch? 19. Vận đơn nhận để xếp (Received for shipment B/L) được cấp khi hàng hoá đang nằm trong kho/ bãi container? 20. Tàu chợ là tàu chuyên chở hàng hoá theo thoả thuận với người thuê tàu trên một vùng biển nhất định? 21. B/L không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người gửi hàng mà còn điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng? 22. Chữ “I” trong CIF, ở góc độ cấu thành giá thì nó là chi phí bảo hiểm; còn ở góc độ nghĩa vụ thì nó là do bên bán mua bảo hiểm? 23. Bear B/L được chuyển nhượng bằng cách ký hậu? 24. Through B/L là vận đơn sử dụng khi vận chuyển hàng hoá giữa các cảng bằng một tàu của một chủ tàu? 25. Booking note là chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hoá với cảng? Câu hỏi về nhà chuẩn bị: 4/20 1. Hãy tìm hiểu nội dung của 1 booking note cụ thể. 2. Hãy nêu và phân tích các yếu tố kỹ thuật cần quan tâm khi thuê tàu? 3. Hãy trình bày những điểm cần lưu ý khi lập và nhận vận đơn đường biển? 4. Giải thích các thuật ngữ: FI, FO, FIO, FIOST, WWDSEXEU, WWDSHEXUU trong thuê tàu chuyến. 5. Cách tính cước của hãng tàu đối với thuê tàu chợ & thuê tàu chuyến. 6. Trình bày sự khác biệt giữa Vận đơn tàu chợ & Vận đơn tàu chuyến. B/L tàu chợ có tính pháp lý cao hơn B/L tàu chuyến? 7. Sau khi giao hàng, hãng tàu cấp vận đơn có in chữ “Bill of Lading for combined transport”, trong khi L/C đã mở không cho phép chuyển tải (Transhipment is not allowed). Như vậy, vận đơn này có được Ngân hàng chấp nhận thanh toán không? 8. Khi xuất khẩu theo điều kiện FOB hay nhập khẩu theo điều kiện CFR hoặc CIF, trên hợp đồng ngoại thương có cần thiết qui định về con tàu chuyên chở hay không? 9. Tại sao ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp thường xuất theo điều kiện FOB & nhập theo điều kiện CFR hoặc CIF? Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam có cần phải thay đổi điều kiện thương mại này không? Vì sao? 10. Nhập khẩu theo điều kiện CFR hay CIF có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhà nhập khẩu hay không? Tại sao? 11. “San hàng” là gì? 12. Giải thích nguyên tắc phạt xếp dỡ chậm. Tài liệu tham khảo: - Chương 2- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. - Chương 3- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006. CHƯƠNG III CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG HÀNG KHÔNG I. Vai trò - Đặc điểm & đối tượng của vận tải hàng không II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không III. Cước hàng không IV. Chứng từ trong vận tải hàng không 5/20 V. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế VI. Các tổ chức hàng không quốc tế Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. AWB là cơ sở để chủ hàng khiếu nại, đòi hãng hàng không bồi thường nếu hàng hoá hư hỏng, mất mát: Đúng hay sai? 2. Đặc điểm của phương thức vận tải hàng không? 3. Trình bày các loại cước hàng không? 4. Các chứng từ vận tải hàng không? 5. Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không? 6. Có nên mua bảo hiểm cho hàng gửi bằng đường hàng không hay không? Câu hỏi về nhà chuẩn bị: 1. FIATA là từ viết tắt của tổ chức nào? 2. Cước vận tải đối với hàng gửi nặng/nhẹ bằng đường hàng không được tính như thế nào? 3. Thời gian khiếu nại về tổn thất & giao chậm? Tài liệu tham khảo: - Chương 4- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. - Chương 4- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006. CHƯƠNG IV CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC I. Vận tải đường sắt II. Vận tải ôtô III. Vận tải đường sông Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Hãy nêu đặc điểm của ngành vận tải đường sắt đối với nền kinh tế quốc dân? 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải đường sắt? 3. Hãy nêu tác dụng và nghiệp vụ tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận quốc tế. 6/20 4. Hãy nêu đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương thức vận tải ôtô. 5. Hãy nêu đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương thức vận tải đường sông. Tài liệu tham khảo: - Chương 7- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. - Chương 5- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006. CHƯƠNG V CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG CONTAINER I. Lịch sử phát triển & Lợi ích của vận tải container II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải container III. Nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá bằng container IV. Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container V. Hiệu quả KT-XH & Hạn chế của vận chuyển container Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Các loại tàu chở container? Đặc điểm của từng loại? 2. Trình bày các loại cước vận tải container? 3. Các nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá trong container? 4. Thế nào là container? Các căn cứ phân loại container & cho ví dụ? 5. Việc lấy vận đơn cho lô hàng gửi lẻ (LCL- less than container load) được thực hiện như thế nào? Vận đơn này có được ngân hàng chấp nhận thanh toán? 6. Tàu chuyên chở container là tàu chợ hay tàu chuyến? Bên mua hay bên bán thuê tàu? 7. Trình bày trách nhiệm của các bên liên quan trong cách gửi hàng FCL? 8. Trình bày trách nhiệm của các bên liên quan trong cách gửi hàng LCL? 9. Công ty A xuất khẩu cam kết thời gian giao hàng chậm nhất ngày 15/08/2008 và nhận được L/C với yêu cầu xuất trình “On board B/L” trong vòng 15 ngày kể từ khi ký phát B/L. Công ty A giao hàng cho đại lý hãng tàu và nhận được Received for shipment B/L vào ngày 14/08/2008 và sau đó, hàng được xếp lên tàu vào ngày 16/08/2008. Cùng ngày, công ty A nhận được “Shipped on board B/L”. Hỏi: @ B/L cuối có được chấp nhận thanh toán không? Vì sao? @ Nếu Shipped on board B/L được ký phát vào ngày 15/08/2008 (do công ty A có mối quan hệ tốt với hãng tàu), thời hạn mà công ty A phải xuất trình chứng từ thanh toán cho 7/20 ngân hàng là ngày nào? Câu hỏi về nhà chuẩn bị: 1. Trình bày hiệu quả kinh tế- xã hội và hạn chế của việc vận chuyển hàng hoá bằng container? 2. Hãy phát thảo một sơ đồ bố trí của một cảng container theo lý thuyết đã học và tìm hiểu sơ đồ của một cảng container cụ thể (nếu được). 3. Hãy trình bày các phương pháp vận chuyển container bằng đường sắt. 4. Trình bày và vẽ sơ đồ qui trình thực hiện phương thức gửi hàng FCL/FCL. 5. Trình bày và vẽ sơ đồ qui trình thực hiện phương thức gửi hàng LCL/LCL. 6. Tìm hiểu qui trình xuất khẩu hàng hoá bằng container đường biển từ khi đã chuẩn bị xong hàng hoá cho đến khi nhận được vận đơn. 7. Tìm hiểu qui trình nhập khẩu hàng hoá bằng container đường biển từ khi đại lý hãng tàu thông báo hàng đến cảng cho đến khi nhận hàng về kho chủ hàng. 8. Hãy chỉ ra điều khoản “không biết tình trạng hàng xếp trong container” trên 1 B/L cụ thể. 9. Hãy tìm hiểu các thông số kỹ thuật của container 20DC, 40DC, 40HC, 45DC hàng khô/ bách hoá. 10. Trong điều kiện tàu biển không thể cập vào cảng sâu trong đất liền, hãy trình bày các phương pháp chuyển tải container từ tàu biển vào cảng đó. 11. Hãy nêu giải pháp vận chuyển container từ cảng biển vào sâu trong đất liền trong điều kiện nơi nhận không có trang bị cẩu chuyên dùng xếp dỡ container. Tài liệu tham khảo: - Chương 4- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. - Chương 6- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006. CHƯƠNG VI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC/ VẬN TẢI LIÊN HỢP I. Khái quát về vận tải đa phương thức II. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải đa phương thức III. Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế VI. Hiệu quả kinh tế của vận tải đa phương thức 8/20 Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Trình bày các phương thức vận tải thường tham gia vào vận tải đa phương thức. 2. Hãy nêu khái niệm và các đặc điểm của vận tải đa phương thức. 3. Trình bày các hình thức của vận tải đa phương thức trên thế giới. 4. Các loại MTO và trách nhiệm của họ đối với hàng hoá. 5. Phân tích hiệu quả kinh tế của phương thức vận tải đa phương thức. 6. Trình bày định nghĩa, hình thức và nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức. 7. MTO có thể làm dịch vụ logistics hay không? Tài liệu tham khảo: - Chương 5- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. PHẦN II - NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG I - NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái niệm chung về Giao nhận II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Trình bày khái niệm và phân loại nghiệp vụ giao nhận. 2. Trình bày nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận. 3. Trình bày vai trò và trách nhiệm của người giao nhận. 4. Người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở (Principal carrier) chỉ chấp nhận trách nhiệm đối với lỗi của anh ta hay nhân viên của anh ta mà thôi. Điều này đúng hay sai? 5. Trình bày cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng. 6. Trình bày nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Câu hỏi về nhà chuẩn bị: 1. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) trình tự giao nhận hàng hoá xuất khẩu tại cảng biển. 2. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) trình tự giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại cảng biển. 3. Hãy trình bày chứng từ Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển. 9/20 4. Hãy trình bày các chứng từ trong giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển. 5. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không. 6. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường hàng không. 7. Trình bày các lợi ích của việc sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. 8. Trình bày các lợi ích của việc sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. 9. Tại sao khi là đại lý của chủ hàng thì người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, còn khi là người chuyên chở thì người giao nhận phải áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do ICC ban hành? Tài liệu tham khảo: - Chương 1 & 2- Phần 2- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007. CHƯƠNG II - THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái quát chung II. Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu III. Thủ tục Hải quan đối với các doanh nghiệp khu chế xuất IV. Thủ tục Hải quan điện tử Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1. Trình bày khái niệm “Thủ tục Hải quan” & “Người khai Hải quan”. 2. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất. 3. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu đối với các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất. 4. Trình bày qui định về đối tượng- phạm vi áp dụng và thủ tục đăng ký tham gia Hải quan điện tử. Bài tập thực hành trên lớp: Bài 1: Dựa vào hợp đồng dưới đây, thực hiện khai báo vào tờ khai hải quan thích hợp cho lô hàng. Biết rằng hàng được giao vào ngày cuối theo hợp đồng, giao toàn bộ lô hàng, tên tàu Victory V3324, mã HS của hàng hóa 4602102000. Tỷ giá lúc khai báo hồ 10/20 [...]... hiểm trong ngoại thương , NXB Thống Kê 2007 PHẦN III - BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ 1 Các khái niệm 2 Vai trò của bảo hiểm trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương Câu hỏi thảo luận trên lớp: 1 Trình bày các khái niệm thường dùng trong bảo hiểm vận tải quốc tế Tài liệu tham khảo: - Chương 1- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm... “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương , NXB Thống Kê 2007 - Chương 1- Phần 2- Ts Triệu Hồng Cẩm, Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế , NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006 CHƯƠNG II - RỦI RO & TỔN THẤT VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM 14/20 TRONG BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ I Rủi ro trong bảo hiểm vận tải quốc tế II Tổn thất trong Bảo hiểm vận tải quốc tế III Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá xuất... thất riêng và cho ví dụ cụ thể 5 Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(A) 6 Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(B) 7 Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(C) Tài liệu tham khảo: - Chương 2 & 3- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương , NXB Thống Kê 2007 - Chương 2, 3 & 4- Ts Triệu Hồng Cẩm, Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế , NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006 CHƯƠNG III... được phân vào luồng xanh? 9 Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá nhập khẩu thuộc luồng vàng? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng vàng? 10 Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá nhập khẩu thuộc luồng đỏ? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng đỏ? Tài liệu tham khảo: - Chương 3 & 4- Phần 2- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo... a% và phần còn lại thanh toán hết một lần khi hàng về đến cảng Sài Gòn Hãy xác định giá trị a để công ty X có thể chấp nhận đề nghị này? d) Nếu mua theo FOB.Rotterdam, hãy tính trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm đơn vị cho 1 MT hàng Y; từ đó suy ra trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm cho cả lô hàng Tài liệu tham khảo: - Chương 4- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại. .. - Số tiết thảo luận (có sự hướng dẫn của giảng viên): 30 tiết - Ngoài ra, học viên cần tự nghiên cứu thêm tài liệu và hoàn thành các câu hỏi về nhà và bài tập được yêu cầu VII TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC - Bảng, phấn hoặc bút viết, micro - Máy vi tính và Projector VII TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tham khảo chính: - Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương ,... trong ngoại thương , NXB Thống Kê 2007 V PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC STT 1 2 3 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐ GHI CHÚ Dự lớp, thảo luận (M1) 0,1 Tiểu luận (M2) 0,3 Thi cuối môn học (M3) 0,6 Điểm môn học = M1 x 0,1 + M2 x 0,3 + M3 x 0,6 VI KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN HỌC - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy môn học - Số tín chỉ: 2 tín chỉ (45 tiết) - Số tiết giảng của giảng viên: 15 tiết (1 tín... luồng xanh? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng xanh? 6 Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu thuộc luồng vàng? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng vàng? 7 Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu thuộc luồng đỏ? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng đỏ? 8 Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng... tải và Bảo hiểm trong ngoại thương , NXB Thống Kê 2007 - Ts Triệu Hồng Cẩm, Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế , NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006 * Tài liệu tham khảo phụ: 19/20 - GS-TS Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2005 - PGS-TS Hoàng Văn Châu, Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu”, NXB Khoa học kỹ thuật 1999 - Dương Hữu Hạnh, “Cẩm nang nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2007... thảo luận trên lớp: 1 Trình bày khái niệm & phân loại rủi ro đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển 2 Trình bày khái niệm tổn thất & phân loại tổn thất dựa vào mức độ & qui mô tổn thất đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển 3 Trình bày khái niệm tổn thất & phân loại tổn thất dựa vào quyền lợi & trách nhiệm đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển 4 Trình bày sự khác nhau

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan