QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT - PHẦN CÁC TP KINH ĐIỂN

22 4.1K 79
QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT - PHẦN CÁC TP KINH ĐIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quan trọng cấu thành toàn bộ công tác xây dựng Đảng, đan xen, hoà quyện vào các lĩnh vực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát là một phương thức hữu hiệu để xây dựng và hình thành nhân cách người cán bộ, đảng viên, hạn chế những sai lầm khuyết điểm. Bảo vệ Đảng là chống lại sự phá hoại Đảng của các thế lực thù địch; là loại trừ những nhân tố cản trở sự phát triển của Đảng nảy sinh trong nội bộ nhằm giữ cho Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng. Ở bất cứ thời kỳ cách mạng nào, công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng đều có vai trò quan trọng đặc biệt; nó như là một quy luật và là phương thức hành động không thể thiếu để thực hiện mục đích. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cùng với công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng trở thành công việc then chốt, trọng tâm nhất. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng ta phải không ngừng chú trọng công tác xây dựng, củng cố nội bộ Đảng. Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang trở nên nghiêm trọng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng, tồn vong của chế độ. Thực trạng này đã diễn ra từ lâu, tuy vậy vẫn chưa có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn và đẩy lùi. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là một trong ba vấn đề cấp bách của Đảng ta hiện nay cần tập trung giải quyết. Mặt khác, cùng với tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí ngày thêm nghiêm trọng hiện nay; thì những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có chiều hướng ngày thêm phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta… Trên thực tế, không ít tổ chức cơ sở đảng cũng như cấp uỷ ở một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tính chất xảo quyệt, nguy hiểm của âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; nhiều cán bộ đảng viên còn mơ hồ, mất cảnh giác, có người còn bị kẻ địch lợi dụng; tình trạng tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, đã trở thành những cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành “diễn biến hoà bình” hòng chống phá Đảng. Trong thời kỳ đất nước hội nhập, phát triển, công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống, phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên; đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hoá, biến chất, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Qua học tập, nghiên cứu một số tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin viết trước và sau cách mạng tháng Mười, từ thực tiễn đặt ra hiện nay, tôi thấy việc tiếp tục nghiên cứu để nắm vững và vận dụng đầy đủ, đúng đắn những quan điểm, tư tưởng của Lênin về công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng vào quá trình lãnh đạo cách mạng hiện nay là rất cần thiết, cần trở thành hoạt động thường xuyên của toàn Đảng, của mọi cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên. Với những lý do như nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin về công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng qua các tác phẩm; ý nghĩa của việc nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng đó hiện nay” làm chủ đề tiểu luận học phần V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN. I- NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BẢO VỆ ĐẢNG 1- Những quan điểm, tư tưởng về công tác kiểm tra, giám sát: V.I.Lênin đã xác định công tác kiểm tra, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu và là một nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước. Theo Lênin, kinh tế là nội dung vật chất của chính trị, còn bao giờ chính trị cũng là biểu hiện tập trung của kinh tế. Mục tiêu đấu tranh của Đảng là dùng bạo lực cách mạng lật đổ giai cấp tư sản thống trị phản động, giành lấy chính quyền. Đây là nhiệm vụ khó khăn, song sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản thì việc giữ chính quyền và xây dựng chính quyền vững mạnh, xây dựng và phát triển kinh tế còn khó khăn gấp bội. Muốn làm tốt các việc này, Lênin đã khẳng định: Để chính quyền vô sản non trẻ đứng vững và phát triển thì những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm tra, kiểm soát. Coi đó như là: “Những nghiệp vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi giành được chính quyền”. Người còn nhấn mạnh: “Mọi ý kiến và lời chỉ dẫn mặc dầu rất quan trọng, nhưng không thể thiếu được việc tổ chức kiểm tra trong thực tiễn để biến lời nói thành hành động”. Trước cách mạng tháng Mười, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hết sức quan trọng, trong điều kiện Đảng cầm quyền nhiệm vụ này càng quan trọng hơn. Theo V.I.Lênin: Một trong những biện pháp để chống bọn 2 quan liêu lề mề là kiểm tra việc các địa phương chấp hành các đạo luật và chỉ thị của Trung ương. Tất cả nghị quyết của Đại hội và tất cả các cuộc bầu cử do đại hội tiến hành đều là những quyết định của Đảng, toàn thể các tổ chức đảng nhất thiết phải chấp hành. Bất kỳ người nào cũng không thể hiện ra bất kỳ lý do gì để phản đối nghị quyết đó, các nghị quyết đó chỉ có thể bị bãi bỏ hoặc được sửa đổi bởi các lần đại hội sau mà thôi. Theo V.I.Lênin khi mục đích và nhiệm vụ đã được xác định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức phải được đặt lên hàng đầu: Điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra việc thực hiện. Lênin nhấn mạnh việc kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách là ở đây, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy, đó không phải là việc làm trong vài tháng, hay một năm mà là một việc làm trong nhiều năm. Người cho rằng cần phải tiến hành kiểm tra, thực hiện trên thực tế “công việc” một. Đó là điều quan trọng nhất và cần thiết nhất. Phải nêu kết quả từng lần kiểm tra; cần phải thường xuyên càng tốt căn cứ vào các sự kiện chính trị mới mà kiểm tra lại các nghị quyết và sách lược đã được thông qua trước đây. Người phê phán các cơ quan, cán bộ chỉ “bù đầu, bù tai vào những vấn đề vụn vặt” chìm ngập trong cái bể giấy tờ và vũng lầy chủ nghĩa quan liêu, không hề quan tâm đến việc lựa chọn người, thiết lập chế độ cá nhân đối với công việc kiểm tra, công việc thực tế. V.I.Lênin kết luận: Mấu chốt của toàn bộ công tác là ở việc lựa chọn người và kiểm tra việc chấp hành. Kiểm tra như thế là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn: về lý luận là căn cứ vào mặt thực tế, vào kinh nghiệm mà biết chắc được rằng các nghị quyết đã được thông qua có đúng hay không và đúng đến mức nào, cần phải sửa đổi những gì, do có sự kiện chính trị xảy ra sau khi đã có nghị quyết, đòi hỏi phải tiến hành - về mặt thực tiễn là để học tập cho biết cách tuân theo các nghị quyết ấy một cách thực sự, học để biết coi các nghị quyết ấy là những chỉ thị cần được áp dụng trực tiếp và ngay lập tức vào thực tế. Trong giai đoạn xây dựng kinh tế, theo Lênin cần phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt các công tác thực tế, kiểm tra trên quan điểm của nền kinh tế quảng đại quần chúng, Người cũng chỉ ra rằng chúng ta phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta, không phải kiểm tra theo kiểu những cơ quan kiểm tra do chính những người cộng sản lập lên dù cho những cơ quan đó có tuyệt vời đi nữa và dù cho các cơ quan kiểm tra đã có trong hệ thống cơ quan xô-viết cũng như trong hệ thống tổ chức của đảng, dù cho những cơ quan hầu như lý tưởng đi nữa cũng thế; sự kiểm tra như thế đứng trên giác độ nhu cầu thực tế của nền kinh tế nông dân mà xét thì chỉ là một điều chế giễu. Hiện nay chúng ta đang thành lập cơ quan kiểm tra đó, nhưng không nói đến sự kiểm tra như vậy mà là kiểm tra trên quan điểm kinh tế quảng đại quần chúng. 3 Trong công tác kiểm tra, giám sát cần tuyển lựa những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động, những người có uy tín nhất, trình độ năng lực nhất. Về vị trí, vai trò và tính tất yếu của công tác kiểm tra, kiểm soát; trong di sản lý luận và thực tiễn hoạt động, Lênin rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, xác định đó là công cụ hữu hiệu và là một nội dung lãnh đạo quan trọng. Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi giành được chính quyền. Vì nhiệm vụ trọng tâm đã chuyển từ tước đoạt của kẻ đi tước đoạt, sang nhiệm vụ tổ chức, quản lý xây dựng chính quyền, đặc biệt trung tâm là phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động. Đây là nhiệm vụ khó khăn gấp bội, như Lênin đã thường nói, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn. V.I.Lênin còn chỉ ra rằng: “Từ nay cho đến khi giai đoạn ‘cao’ của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng” (1) . Ngay sau khi lật đổ được giai cấp tư sản, vấn đề kiểm kê và kiểm soát là vấn đề căn bản đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Nếu nhà nước không tiến hành kiểm kê và kiểm soát toàn diện đối với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản” (2) . “Không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt, thì có nghĩa là ăn cắp quốc khố (vì tất cả của cải đều thuộc về quốc khố mà quốc khố ở đây lại chính là Chính quyền xôviết, chính quyền của đa số những người lao động); cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là trực tiếp giúp sức cho bọn Coócnilốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể lật đổ chính quyền của những người lao động, nếu chúng ta không giải quyết được nhiệm vụ kiểm kê và kiểm soát” (3) . Công tác kiểm tra của Đảng như là một công cụ quan trọng, một nguyên tắc lãnh đạo của công tác xây dựng đảng; là một phương tiện nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo, vai trò tiên phong của Đảng; là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết những vấn đề trong quan hệ nội bộ Đảng. Theo Lênin việc kiểm tra, xem xét những đối tượng xin vào Đảng, ngay từ ban đầu cần phải được tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng từng bước để tránh kết nạp vào trong hàng ngũ những đảng viên không đủ tiêu chuẩn, không thật sự là người cộng sản chân chính. Lênin luôn xác định công tác kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu và là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối 1 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1976, tập 33, trang 119. 2 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 36, trang 224. 3 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 36, trang 225-226. 4 với các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Lênin cho rằng muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát, coi đó như là “những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi đã giành được chính quyền” Về nội dung, nhiệm vụ, ý nghĩa của kiểm tra, kiểm soát; công tác kiểm tra, kiểm soát tập trung trước hết là kiểm tra “việc” và kiểm tra “người”. Theo V.I.Lênin, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác kiểm tra, kiểm soát là biết sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót, sai lầm. Điều đó cho thấy tính chủ động, tính nhân văn của công tác kiểm tra, kiểm soát của Đảng. Tìm ra lỗi lầm ở người phụ trách chỉ là một phần rất nhỏ của công việc; kiểm tra, kiểm soát nhằm xây dựng tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao của mỗi cán bộ, đảng viên. Sau cách mạng tháng Mười, trọng tâm của cuộc cách mạng lúc này đã chuyển sang lĩnh vực quản lý đất nước, đặc biệt là quản lý kinh tế, trong đó bao gồm hai nhiệm vụ quan trọng là: tổ chức kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Theo V.I.Lênin: “…nếu nhà nước không tiến hành kiểm kê và kiểm soát toàn diện đối với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản” (4) . Về phương pháp và hình thức kiểm tra, kiểm soát, V.I.Lênin yêu cầu phải tổ chức sự phối hợp việc kiểm tra, kiểm soát từ dưới lên và từ trên xuống, đặc biệt coi trọng vai trò của quần chúng. Theo Lê nin: “Không có gì ngu dại hơn là biến các xôviết thành một cái gì cứng đờ, thành một cái gì độc lập tự tại. Ngày nay, chúng ta càng cương quyết chủ trương phải có một chính quyền thẳng tay cứng rắn, phải thi hành chế độ chuyên chính cá nhân trong những quá trình công tác nào đó, trong những chức năng thuần túy có tính chất thực hành nào đó, thì những hình thức và những phương pháp kiểm tra từ dưới lên, càng phải hết sức muôn vẻ để làm tê liệt mọi khả năng, dù nhỏ đến đâu, dẫn tới xuyên tạc chính quyền xôviết, để tiếp tục và trừ cho tiệt cái thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu” (5) . Người cũng chỉ rõ, chỉ có thu hút đông đảo quần chúng công - nông vào việc quản lý đất nước và giám sát rộng rãi mọi cơ quan quản lý mới xóa nhòa được những thiếu sót của bộ máy, mới loại trừ được tệ quan liêu. Người lãnh đạo giỏi là người biết phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, các ban, ngành; “không nên tự mình làm tất cả, làm quá sức mà vẫn không kịp, làm một lúc cả hàng hai chục việc mà không được một việc nào cho ra trò”; điều quan trọng là “phải kiểm tra công việc của hàng 4 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 36, trang 224. 5 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 36, trang 253-254. 5 chục, hàng trăm người phụ giúp, tổ chức kiểm tra công việc của họ từ dưới lên trên, nghĩa là tổ chức sự kiểm tra của quần chúng chân chính” (6) . Kiểm tra phải thường xuyên, kiểm tra hằng tháng, kết hợp với “từng thời gian (mỗi tuần một lần, một tháng hay hai tháng một lần), tùy tính chất và tầm quan trọng của công việc, rồi sau đó thì bất thình lình…” (7) . Tính liên tục, theo Lênin là đều đặn, tránh đánh trống bỏ dùi, kiểm tra lấy lệ, Người đã nêu rõ “Không quên kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần, mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng”. Khi kiểm tra, kiểm soát phải kết hợp các phương pháp trực tiếp, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào. Người nhấn mạnh kiểm tra, kiểm soát thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, sổ sách, lời nói chung chung. Về xây dựng cơ quan chuyên trách kiểm tra của Đảng, V.I.Lênin nêu ý kiến - cần thiết phải có một cơ quan trung ương có thể bảo đảm sự đúng đắn của chính sách vô sản xã hội chủ nghĩa. Trong “Dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của công tác xây dựng Đảng”, trình bày tại Hội nghị IX toàn Nga, ngày 24/11/1924 có ghi “Thừa nhận sự cần thiết phải thành lập Ban Kiểm tra song song với Ban Chấp hành Trung ương, thành phần ban này phải gồm những đồng chí có trình độ nhất định trong lĩnh vực công tác Đảng, có kinh nghiệm nhất, không thiên vị và có khả năng thực hiện công tác kiểm tra hoàn toàn theo tinh thần của Đảng. Là một cơ quan do Đại hội bầu ra, Ban Kiểm tra phải được quyền thu nhận mọi đơn thư khiếu tố và xem xét các đơn thư ấy, trao đổi ý kiến với Ban Chấp hành Trung ương, trong trường hợp cần thiết, thì tổ chức những phiên họp chung, liên tịch với Ban Chấp hành Trung ương hoặc chuyển vấn đề cho Đại hội Đảng giải quyết”. Trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” V.I.Lênin đề nghị hợp nhất bộ máy kiểm tra đảng với bộ máy kiểm tra chính quyền: “làm thế nào có thể kết hợp được một cơ quan đảng với một cơ quan chính quyền xôviết? Như vậy, có phải là không có cái gì không thể dung nạp được hay sao? Thật vậy, tại sao lại không thể kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải làm như thế?” (8) ; “tại sao đối với cơ quan ấy lại không thừa nhận là có thể hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra của đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền?”. Xuất phát từ vai trò to lớn của công tác kiểm tra, kiểm soát, Lênin cũng đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải là những người mẫu mực nhất, “không thể chê trách được”; vì vậy, người cán bộ đó phải được lựa chọn cẩn thận, sát hạch, thanh tra kỹ, được “đặc biệt tin cẩn và được huấn luyện rất công 6 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 43, trang 293. 7 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 53, trang 215. 8 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 45, trang 452. 6 phu”, “họ sẽ phải có khả năng công tác cao, phải được thanh tra một cách cẩn thận, phải là người đặc biệt tin cẩn” (9) . Người cũng yêu cầu cán bộ kiểm tra phải tiếp nhận rất phong phú, toàn diện các kiến thức: “Họ cũng có nhiệm vụ phải học lý luận, nghĩa là lý luận tổ chức công tác mà họ có ý định chuyên làm; họ cũng sẽ phải thực tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những đồng chí có kinh nghiệm, hoặc của những giáo sư các viện nghiên cứu cao cấp về tổ chức lao động” (10) . 2- Những quan điểm, tư tưởng về bảo vệ đảng: Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân có tổ chức và tổ chức cao nhất, trong toàn bộ đời sống và hoạt động của Đảng được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, do đó Đảng phải được tổ chức chặt chẽ và được bảo vệ nghiêm ngặt. V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ăngghen về vai trò quan trọng của công tác bảo vệ Đảng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, đã đấu tranh quyết liệt, vạch trần bản chất cơ hội, phản động của các lãnh tụ và các đảng của Quốc tế II thời kỳ đó, xây dựng học thuyết về chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”; V.I.Lênin chỉ ra nhiệm vụ của Đảng là phải nghiên cứu kỹ các phe phái chủ yếu nhất đã lộ rõ tại đại hội trong các vấn đề khác nhau, và căn cứ theo những tài liệu chính xác của tập biên bản mà vẽ lại bộ mặt chính trị của từng nhóm chủ yếu trong đại hội. Công tác bảo vệ Đảng, theo Lênin, phải gắn liền với cuộc đấu tranh của những người cách mạng để bảo vệ Đảng chống các thế lực bên ngoài và bọn phản động bên trong Đảng, nhằm làm cho Đảng đủ khả năng lãnh đạo, dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Một trong những biện pháp để bảo vệ vững chắc hoạt động của Đảng, V.I.Lênin cho rằng sự thống nhất về tư tưởng trong đảng là một nền tảng lý luận khoa học, sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên của Đảng, mỗi tổ chức của đảng đoàn kết thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Sự thống nhất tư tưởng của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý chủ nghĩa Mác được củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức tập hợp hàng triệu người lao động thành một đạo quân của giai cấp công nhân. Bảo vệ Đảng thông qua công tác tổ chức là công tác quan trọng và cần thiết cho Đảng, cho nhân dân một khi cách mạng nổ ra. V.I.Lênin khẳng định không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định. Nếu giai cấp vô sản không quan tâm 9 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 45, trang 438. 10 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 45, trang 450. 7 đến công tác tổ chức và tổ chức cho quần chúng đấu tranh cách mạng thì bọn mị dân sẽ lôi cuốnđược những tầng lớp lạc hậu trong quần chúng… Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin khẳng định: “Đảng không thể tồn tại, nếu nó không bảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó không kiên quyết đấu tranh chống những kẻ thủ tiêu nó, hủy bỏ nó, không thừa nhận nó, từ bỏ nó” (11) . Như vậy, công tác bảo vệ Đảng là một vấn đề quan trọng, quan hệ đến sự sống còn của Đảng và sự nghiệp của cách mạng. “Làm gì” là một tác phẩm mẫu mực về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và tổ chức. Ở trang bìa của tác phẩm, Lênin đã trích thư của Látxan gửi cho Mác (ngày 24/6/1852) rằng “…đấu tranh trong đảng đem lại cho đảng sức mạnh và sinh khí; bằng chứng lớn nhất về sự yếu đuối của đảng, đó là ở chỗ đảng ở vào tình trạng mơ hồ và thiếu những ranh giới phân định rõ rệt, đảng mạnh lên bằng cách thanh trừ những phần tử xấu…”. Qua tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” đã cho ta thấy bản lĩnh của Lênin trong việc đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội trong đảng về tổ chức, sự kiên quyết bảo vệ quan điểm mácxít của Người về những nguyên tắc tổ chức của đảng kiểu mới. Lênin khẳng định, đảng vô sản phải là cố kết, được tổ chức một cách rõ ràng và có kỷ luật; đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, đội tiền phong của giai cấp công nhân, không thể lẫn lộn đảng với toàn thể giai cấp. Đảng chỉ có thể hoàn thành được vai trò của nó nếu được tổ chức thành một đội ngũ chung, thống nhất của giai cấp công nhân, một đội ngũ cố kết bởi ý chí thống nhất, hành động, kỷ luật thống nhất. Đảng chỉ có thể vững mạnh và đoàn kết nếu nó được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vấn đề này được Lênin chỉ rõ: “…tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiên phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” (12) . Lênin chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành ở trong Đảng “công tác tự phê bình của mình và tiếp tục bóc trần một cách không khoan nhượng những thiếu sót của bản thân mình” (13) . Lênin cũng đề ra những quy định nghiêm khắc trong sinh hoạt đảng, như triệt để thực hiện những nguyên tắc tổ chức của một đảng kiểu mới và việc tất cả đảng viên phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt những yêu cầu đòi hỏi trong điều lệ đảng. Người cũng nhấn mạnh, mối quan hệ trong đảng không thể dựa trên quan hệ bạn bè hoặc trên lòng tín nhiệm: “Mối quan hệ trong Đảng không thể và không được dựa trên hai điều ấy, mà phải dựa trên điều lệ chính thức đã được thảo ra “một cách quan liêu”, và chỉ có 11 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1980, tập 23, trang 84. 12 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tập 8, trang 286. 13 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tập 8, trang 220. 8 sự chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ đó mới giúp chúng ta tránh được sự độc đoán và tùy hứng biểu hiện trong các tiểu tổ, tránh được những sự cãi vã ở tiểu tổ, những sự cãi vã mà người ta gọi là “quá trình” tự do của cuộc đấu tranh tư tưởng” (14) . V.I.Lênin đã chỉ rõ bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, giúp cho việc nhận diện chủ nghĩa cơ hội - một căn bệnh rất nguy hiểm cần đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ Đảng “Khi nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ quên được đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực đó là: nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ mà không thể nào hiểu nổi được ” (15) . Lênin cũng rất quyết liệt và đặc biệt chú trọng vấn đề thanh Đảng nhằm mục đích đuổi cổ bọn cơ hội, ăn cắp đang ẩn nấp ở trong Đảng; từ đó sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ đảng. Trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng, Lênin coi trọng việc thanh Đảng để loại bỏ những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất ra khỏi Đảng và xác định đó là vấn đề nghiêm túc, đặc biệt quan trọng và vấn đề cần thiết là thông qua cơ sở, thông qua quần chúng, qua thực tiễn hoạt động thì mới chính xác được. Lênin cũng đặc biệt coi trọng chất lượng đảng viên, theo Người: “chúng ta cần có những đảng viên mới không phải để quảng cáo mà là để làm việc thật sự. Những người đó, chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ của Đảng ta” (16) . Công tác bảo vệ Đảng cũng như công tác kiểm tra là rất quan trọng: “Đảng là một khối tự nguyện, nếu như nó không tẩy sạch khỏi bản thân nó những đảng viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng, thì nó không thể tránh khỏi tan rã, trước tiên tan rã về tư tưởng, sau sẽ tan rã cả về vật chất” (17) . Công tác bảo vệ Đảng, Đảng phải thống nhất từ tư tưởng đến hành động. V.I.Lênin cho rằng: “Tuần lễ đảng không phải được chúng ta tiến hành để phô trương đâu. Những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần. Đảng độc nhất nắm chính quyền trên thế giới quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đảng viên, đến việc thanh trừ “bọn luồn lọt vào Đảng” ra khỏi hàng ngũ mình, chứ không phải là quan tâm làm tăng thêm số lượng đảng viên, đó chính là đảng chúng ta, đảng của giai cấp công nhân cách mạng” (18) . Biện pháp để thanh trừ những phần tử cơ hội ra khỏi đảng một cách hiệu quả là dùng biện pháp động viên người ra mặt trận và tham gia những ngày thứ bảy cộng sản; khi đó sẽ loại bỏ được những kẻ muốn trốn tránh trách nhiệm và không dám hy sinh bản thân để phục vụ chủ nghĩa cộng sản. 14 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 2005, tập 8, trang 462. 15 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tập 8, trang 476-477. 16 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 39, trang 256. 17 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tập 12, trang 125-126. 18 () V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tập 39, trang 255. 9 Theo V.I.Lênin: Thanh Đảng là một hình thức cần thiết để làm trong sạch đội ngũ đảng viên, bởi thanh đảng cho phép khai trừ hàng loạt những đảng viên thuộc những tầng lớp không đáng tin cậy, không còn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhanh chóng thu hẹp đảng đến mức có thể kiểm soát được. Lênin cho rằng Đảng không thể phát triển nếu như đảng dung thứ trong hàng ngũ của mình những kẻ phá hoại của công, cần phải trừng trị nghiêm khắc để nêu cao tính chiến đấu trong Đảng. Muốn xây dựng Đảng tất yếu phải tin dân, dựa vào dân, đoàn kết công nông, giữ mối quan hệ Đảng với dân. V.I.Lênin nêu rõ thái độ của cán bộ, đảng viên với khuyết điểm, phải mạnh dạn sửa chữa, mẫu mực phê bình. Người chỉ rõ, kẻ thù chính của đảng cầm quyền là “tính kiêu ngạo cộng sản, nạn mù chữ và nạn hối lộ” loại trừ kẻ thù đó làm cho đảng mạnh và nội lực để bảo vệ Đảng. II- Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đối với các đảng cộng sản và công nhân quốc tế: Những tư tưởng và quan điểm của V.I.Lênin về kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Dựa trên những tư tưởng đó, để vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng đảng ở mỗi đảng. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Trên cơ sở những quan điểm của Lênin, Đảng ta đã vận dụng vào công tác xây dựng Đảng, đồng thời bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. 1- Giúp cho người nghiên cứu có cách nhìn hệ thống, khoa học và đầy đủ hơn trong thực tiễn vận dụng của Đảng ta: Qua nghiên cứu chúng ta thấy: Kế thừa những tư tưởng, quan điểm của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm và đánh giá rất cao vai trò của công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng; Người khẳng định: “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” (19) . “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đền “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” (20) . Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ Đảng. Ngay trong báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đã xác định: “Phải tăng cường kiểm tra và giám sát của Đảng đối với cán bộ 19 () Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, t.5, tr.520. 20 () Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1985, t.5, tr.154, 156. 10 . V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN. I- NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BẢO VỆ ĐẢNG 1- Những quan điểm, tư tưởng về công tác kiểm. quả công tác kiểm tra, giám sát; Cần nhận thức và phân biệt rằng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp chỉ là bộ phận cấu thành quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của. việc thẩm tra, xác minh; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát đảng với công tác thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội,

Ngày đăng: 02/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan