Báo cáo tổng kết 5 năm phong trào xây dưng THTT, HSTC_2012-2013

6 403 1
Báo cáo tổng kết 5 năm phong trào xây dưng THTT, HSTC_2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐẮK HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NG. BÁ NGỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /BC-TH Đắk Hà, ngày tháng 05 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" Năm học 2012-2013 Kính gửi: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đắk Hà. Căn cứ Công văn số 41/CV-PGD&ĐT, ngày 08/4/2013 V/v tổ chức đánh thực hiện năm học 2012-2013 và tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng THTT, HSTC". Căn cứ vào các kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường TH Nguyễn Bá Ngọc năm học 2012-2013. Trường TH Nguyễn Bá Ngọc báo cáo kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013 cụ thể như sau: I/ Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1/ Xây dựng trường lớp Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn, Thu hút học sinh đến trường: a/ Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp: Có b/ Tổng số cây trồng mới là (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 50 cây. c/ Số công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 0. Có tất cả 02 công trình hợp vệ sinh (CTHVS)/tổng số 2 công trình vệ sinh (CTVS). d/ Có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: Có e/ Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường (Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học, vườn cây, ao hồ): Có. Có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh: Có. g/ Có nội dung chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp Xanh- Sạch- Đẹp và an toàn: Có. h/ Kết quả thực hiện " 3 đủ" (Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). - Nhà trường đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, đơn vị thực hiện tốt việc đảm bảo "3 đủ" cho 100% học sinh: Có. - Những chuyển biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. Cụ thể: Làm tốt việc chi trả chế độ theo nghị định 49 cho học sinh nghèo và HS dân tộc thiểu số có đủ sách vở để học làm cho các em đi học chuyên cần hơn. + Học sinh dân tộc thiểu số được mượn đầy đủ sách, vở và dụng cụ học tập theo từng kỳ. - 1 - - Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện "3 đủ": + Các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế được vốn ưu đãi đối với những hộ nông dân nghèo và hộ cận nghèo. + Tuyên truyền cho các đoàn thể và cộng đồng dân cư thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Nhân dân đã nhận thức và đi vào thực hiện khá tốt. + Tổ chức các hoạt động mang tính từ thiện như: Áo ấm tặng bạn. i/ Kết quả thực hiện đi học an toàn năm học 2012-2013. - Không có học sinh đánh nhg nhà trường. - Không có học sinh bị tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác. * Ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung trên: - Ưu điểm: Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, của ngành đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. + Được sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường và sự đồng thuận của giáo viên. - Tồn tại: + Trương chưa có đủ tường rào bao quanh. + Chưa có công trình vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh. 2/ Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a/ Số học sinh bỏ học trong năm học 2012-2013 là: Năm học Tổng số HS toàn trường Học sinh bỏ học Tổng số Bỏ học trong năm hoc Bỏ học trong hè 2008-2009 323 2009-2010 342 2010-2011 347 2011-2012 355 1 1 2012-2013 361 Nguyên nhân của tình trạng bỏ học: là do bị bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện không thể đến lớp được. b/ Số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kết quả đánh giá công tác học tập của học sinh là 3 người/TS 3 người. c/ Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Tổng số 16 người/16 người (hiện nay 12/13 người; 1 đ/c GV mới chưa được tập huấn). d/ Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là: 0/13 người. e/ Trường có ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động giáo dục cho học sinh: Có. f/ Số giáo viên dạy giỏi trong năm học từ cấp huyện trở lên: 2 giáo viên. g/ Số học sinh đạt học sinh giỏi trong qua các năm học: - 2 - Năm học Số giáo viên toàn trường Số giáo viên giỏi 2008-2009 18 4 2009-2010 17 7 2010-2011 16 6 2011-2012 13 6 2012-2013 13 2 h/ Số học sinh đạt học sinh giỏi trong qua các năm học: Năm học Số học sinh toàn trường Số học sinh giỏi 2008-2009 323 81 2009-2010 342 106 2010-2011 347 135 2011-2012 355 129 2012-2013 361 Chưa có kết quả * Ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện các nội dung trên: Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị các thiết bị công nghệ thông tin nhằm ứng dụng vào trong giảng dạy của nhà trường. Giáo viên đã có ý thức không ngừng học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Số giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi và đạt giáo viên giỏi các cấp ngày càng cao. Học sinh tham gia các hội thi của huyện đều có giải. * Tồn tại: Việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy của 1 số giáo viên còn yếu. - Tổ chức các chuyên đề về ƯDCNTT còn ít (1 chuyên đề/năm) 3/ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a/ Trường có xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy tắc đó: Có. b/ Trường có tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh: Có. * Thuận lợi: - Sự chỉ đạo sát sao của BGH đến các tổ chuyên môn và tổ chức Đội trong nhà trường đã tạo ra những nề nếp trong ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cho cộng đồng. - Thường xuyên đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt ngoại khoá, nên đã tạo được hứng thú cho các em trong các hoạt động giáo dục. - 3 - - Học sinh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế thuận lợi, có sự quan tâm chu đáo của gia đinh nên đa số các em ngoan ngoãn thực hiện có văn hoá các quy tắc ứng xử. * Khó khăn: Do đặc thù của trường là tổ chức học 2 buổi trên ngày nên khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp rất nhiều khó khăn về thời gian. 4/ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a/ Trường có chương trình hoạt động tập thể định kì và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt: Có. b/ Trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường: Có c/ Trường có nhà đa năng không: Không. d/ Trường có bể bơi không: Không. e/ Trường có đủ diện tích đất theo quy định của Nhà trường chuẩn quốc gia không: Có (7300 m2/345 học sinhh). f/ Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. * Thuận lợi: - Trường có đủ sân chơi, bãi tập và có cây bóng mát cho học sinh vui chơi. - Liên đội thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hội thi văn nghệ, TDTT tạo cho học sinh sự say mê sưu tầm các trò chơi dân gian và các lèn điệu dân ca. - Học sinh có quê hương từ nhiều vùng miền khác nhau nên các trò chơi các em sưu tầm được cũng phong phú và đa dạng. * Khó khăn: - Khả năng ca hát của học sinh có hạn nên khi thể hiện các làn điệu dân ca thì thường không đúng với làn điệu gốc. 5/ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: a/ Trường đã có tài liệu giới thiệu về các các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương không: có (Tài liệu giáo dục địa phương). Trường nhận chăm sóc 01 gia đình thương binh. . b/ Những điểm nổi bật về kết quả và khó khăn hiện nay: - Hàng tháng, hàng kỳ và các ngày lễ Liên đội đã tổ chức cho các đội viên đến thăm hỏi và giúp đỡ gia đình. - Giáo dục địa phương được tích hợp vào các môn học và có tài liệu riêng. * Những khó khăn: Địa bàn trường đóng chân nằm cách xa các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ nên khó khăn cho việc tuyên truyền bằng tham quan thực tế và nhận chăm sóc. II/ Kết quả phong trào: 1/ Kết quả tự đánh giá, xếp loại năm học 2012 - 2013: - 4 - Căn cứ vào kết quả thực hiện các tiêu chí trong các nội dung về thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực". Trường tự đánh giá, xếp loại năm học 2012-2013 đạt loại: Xuất sắc. 2 Những tập thể tiêu biểu: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh) tiêu biểu trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: - Đồng chí Nguyễn Thị Hà - Giáo viên. Đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào thi đua. - Em Nguyễn Ngọc Uyên - Học sinh lớp 4A. Đã có thành tích nổi bật trong các hoạt động phong trào trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn; Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường, ngành và đạt được các thành tích cao. III/ Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực, đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương. 1/ Kết quả nổi bật: a/ Những kết quả nổi bật trong năm học 2012-2013 so với năm học trước. - Nhà trường đã tổ chức thành công ngày Hội trò chơi dân gian. Qua đó học sinh có được các hoạt động vui chơi lành mạnh, trách xa các trò chơi độc hại như: games diện tử, pháo nổ, Tổ chức các trò chơi dân gian vào các giờ ngoại khóa, sưu tầm các bài hát dân ca để tập cho học sinh nhằm góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó giúp các em cảm nhận, trân trọng và tự hào hơn về dân tộc của mình. - Duy trì hoạt động vệ sinh môi trường. Thông qua đó tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh và gia đình ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. - Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học, các hoạt động ngoại khoá nhờ vậy trong năm học vừa qua không có tình trạng tai nạn, học sinh đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi như những năm học trước. b/ Những kết quả nổi bật từ khi có phong trào xây dựng THTT, HSTC. - Nhà trường phối kết hợp với các đoàn thể, ban ngành địa phương thực hiện tốt việc đảm bảo "3 đủ" đủ ăn, đủ mặc và đầy đủ sách vở để các em đến trường. Không còn tình trạng học sinh đánh nhau và tai nạn giao thông. - Mỗi lớp học đều có góc thiên nhiên đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông; lớp học được trang trí tạo không khí gần gũi và thân thiện. Từ đó các em yêu mến trường, lớp. - Tổ chức nhiều phong trào thi đua, thi tìm hiểu theo chủ đề, tổ chức Ngày hội trò chơi dân gian cấp trường, tham gia các hoạt động văn hóa, Thể dục thể thao do các cấp tổ chức như: Bóng đá mini nam tiểu học, cờ tướng cờ vua, liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 2/ Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực: a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ trong nhà trường. Cụ thể: - Duy trì sĩ số hàng năm đều đạt 100%; không có học sinh bị tai nạn thương tích, - 5 - - Học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT một cách chủ động, tích cực. Cụ thể, tham gia thi các cấp đều có giải cao. - Học sinh từng bước đã có thói quen và kĩ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống trong học tập, trong cuộc sống: 100% học sinh hạnh kiểm xếp loại thực hiện đầy đủ. - Số lượng học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. b) Sự gia tăng tính tích cực của học sinh ở trường được biểu hiện như: - Học sinh có thói quen làm việc và hoạt động theo nhóm, có ý thức tự giác trong việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân, cho bạn bè và mội người, tự giác phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác. - Học sinh tự giác tham gia vào các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh như các hoạt động văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian vào giờ chơi, làm cho không khí giờ chơi mang tính tập thể hơn, vui hơn, thân thiện hơn. IV/ Những đề xuất, kiến nghị. 1/ Đối với cấp ủy chính quyền địa phương - Quan tâm hơn nữa và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng CSVC phục vụ cho công tác dạy và học. Tăng cường công tác huy động học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy trong đào tạo. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tường rào bao quanh trường. 2/ Đối với PGD&ĐT + Đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học để đáp ứng tốt hơn về điều kiện dạy và học của học sinh cũng như giáo viên trong toàn trường. + Tổ chức các lớp đào tạo tin học, các chuyên đề về E-Learning cho giáo viên nhằm đáp ứng ngày càng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Cấp kinh phí để nhà trường quét lại vôi ve 12 phòng học và 01 phòng làm việc. V/ Đề nghị tuyên dương khen thưởng: 1. Khen thưởng năm học 2012-2013 đối với học sinh: - Em Nguyễn Ngọc Uyên - Lớp 4A 2. Khen thưởng giai đoạn 2012-2013 đối với tập thể, CB, GV: - Tập thể: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. - Cán bộ, giáo viên: Nguyễn Thị Hà - Giáo viên Nơi nhận: - Như kính gửi (b/c); - Lưu VP. HIỆU TRƯỞNG - 6 - . đánh thực hiện năm học 2012-2013 và tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua " ;Xây dựng THTT, HSTC& quot;. Căn cứ vào các kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường. Nguyễn Bá Ngọc năm học 2012-2013. Trường TH Nguyễn Bá Ngọc báo cáo kết quả phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013 cụ thể như sau: I/ Kết quả triển. Số /BC-TH Đắk Hà, ngày tháng 05 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" Năm học 2012-2013 Kính gửi: Phòng Giáo dục

Ngày đăng: 02/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan