ĐỀ CƯƠNG ÔN HK 2 SINH 7 TRG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN KROONG PAK

4 1.2K 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN HK 2 SINH 7 TRG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN KROONG PAK

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn sự thoát hơi nuớc của cơ thể 2 Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng 3 Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nuớc mắt để màng mắt không bị khô 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ 5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển 6 Bàn chân có năm ngón, có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn Câu 2: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch. Các nội quan Thằn lằn Ếch Tim Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, tâm thất có vách ngăn hụt, máu ít pha trộn hơn Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn Phổi Phổi có nhiều ngăn Phổi đơn giản, ít vách ngăn Thận Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước Thận giữa Câu 3: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là: +Thụ trinh trong + Trứng có nhiều noãn hoàn, có vỏ đá vôi. + Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. Câu 4: Nêu lợi ích và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người. - Lợi ích: + Ăn sâu bị và động vật gặm nhấm, cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ trang sức, làm cảnh. + Giúp phát tán cây rừng. - Tác hại: + Ăn hạt, quả, cá. +Là động vật trung gian truyền bệnh. Câu 5: Nêu đặc điểm chung của chim. - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh - Có mỏ sừng. - Phổi có mạng ống khí - Có túi khí tham gia vào hô hấp - Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Là động vật hằng nhiệt. Giáo Viên: Võ Thị Tuyết Năm học: 2012 - 2013 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 Câu 6: Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào? Sự phát triển phôi không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng Câu 7: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. - Bộ lông mao dày, xốp: che chở và giữ nhiệt. - Chi trước ngắn: dùng để đào hang. - Chi sau dài khoẻ: bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi. - Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm: giúp thăm dò thức ăn hoặc môi trường. - Tai thính có vành tai lớn dài cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù. Câu 8 : Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ(1 đại diện của lớp thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS đã học. - Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ. - Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí. - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể la máu đỏ tươi. - Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất Câu 9:Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ. - Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc: số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có gót bao bọc, chân cao, diên tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh. - Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ: Thú guốc chẵn Thú guốc lẻ Gồm thú móng guốc có 2 ngón, chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp(lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại. Gồm thú móng guốc co 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống đàn( ngựa), có sừng, sống đơn độc( tê giác). Câu 10: Em hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú - Cung cấp nguồn dược liệu quý. - Cung cấp làm đồ mĩ nghệ có giá trị. - Làm vật thí nghiệm - Là nguồn thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao. - Có vai trò sức kéo quan trọng… Câu 11: Kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó. Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau, mà do sinh sản phân đôi cơ thể hay mọc chồi. - Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài. Câu 12: Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính. Cho ví dụ Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện: + Thụ tinh ngoài – Thụ tinh trong + Đẻ nhiều trứng – Đẻ ít trứng – Đẻ con + Phôi phát triển có biến thái – Phát triển trực tiếp không có nhau thai – Phát triển trực tiếp có nhau thai. Giáo Viên: Võ Thị Tuyết Năm học: 2012 - 2013 Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và có đủ điều kiện cần cho sự phát triển Con non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn ở ngoài thiên nhiên HIỆN TƯỢNG THAI SINH Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 + Con non không được nuôi dưỡng – Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ - được học tập thích nghi với đời sống. Câu 13: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau. Thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác. Câu 14: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? - Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật tạo điều kiện cho các loài động vật vùng nhiệt đới thích nghi và chuyên hoá cao với những điều kiện sống rất đa dạng. Câu 15: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? + Vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và nóng mới tồn tại được. Câu 16: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? - Biện pháp đấu tranh sinh học gồm: sử dụng thiên địch( sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại. Câu 17: Thế nào là động vật quý hiếm? cho ví dụ. - Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút. - Ví dụ: Ốc xà cừ, Hươu xạ, Tôm hùm đá, Rùa núi vàng, Cà cuống, Cá ngựa gai, Khỉ vàng, gà lôi trắng, Sóc đỏ, Khướu đầu đen… Câu 18: Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm, giải thích từng cấp đọ nguy cấp. Cho ví dụ. Việc phân hạng động vật quí hiếm dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng của loài được biểu thị bằng những cấp độ : Rất nguy cấp (CR) : Giảm sút số lượng cá thể 80%. Ví dụ : ốc xà cừ, hươu xạ Nguy cấp (EN) : Giảm sút số lượng cá thể 50%. Ví dụ : tôm hùm, rùa núi vàng Sẽ nguy cấp (VU) : Giảm sút số lượng cá thể 20%. Ví dụ : cà cuống, cá ngựa gai. Ít nguy cấp (LR) : Những động vật được nuôi bảo tồn. Ví dụ : khỉ vàng,sóc đỏ, gà lôi trắng, khướu đầu đen. Giáo Viên: Võ Thị Tuyết Năm học: 2012 - 2013 . Tuyết Năm học: 20 12 - 20 13 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 Câu 6: Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào? Sự phát triển phôi không phụ thuộc vào. Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi. non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn ở ngoài thiên nhiên HIỆN TƯỢNG THAI SINH Trường THCS Nguyễn Viết Xuân SINH HỌC 7 + Con non không được nuôi dưỡng – Con non được

Ngày đăng: 30/01/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan