Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả

110 706 8
Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam  Chi nhánh Cẩm Phả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng khẳng định vai trò đối với nền kinh tế. Theo thống kê, DNNVV chiếm tới 95% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh những đặc điểm thế mạnh như vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiện quả; bộ máy tổ chức quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào những thị trường nhỏ lẻ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao; khả năng ứng biến linh hoạt. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển thì vai trò của các DNNVV ngày càng được khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới bởi những đóng góp của nó trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** LÊ THỊ KIM NGÂN TĂNG CƯỜNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH CẦM PHẢ Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC HÀ NỘI, 2014 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần NH : Ngân hàng DN : Doanh nghiệp TSĐB : Tài sản đảm bảo NHNN : Ngân hàng nhà nước DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TP : Thành phố HSC : Hội sở chính NHTMCP CTVN : Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam NHTMNN : Ngân hàng Thương mại nhà nước KH : Khách hàng 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 5 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng khẳng định vai trò đối với nền kinh tế. Theo thống kê, DNNVV chiếm tới 95% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh những đặc điểm thế mạnh như vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiện quả; bộ máy tổ chức quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào những thị trường nhỏ lẻ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao; khả năng ứng biến linh hoạt. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển thì vai trò của các DNNVV ngày càng được khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới bởi những đóng góp của nó trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Thành phố Cẩm Phả là một trong bốn thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, sau hơn 10 năm đổi mới và phát triển, tình hình kinh tế của thành phố đã có những bước khởi sắc nhất định. Trong đó, không thể kể đến sự đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến ngày 31/12/2013 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có trên 1840 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, DNNVV chiếm tới 96%, đóng góp trên 60% GDP trong tổng thu ngân sách nhà nước. Với số lượng đông đảo và nhu cầu mở rộng hoạt động, huy động vốn cao, các DNNVV đã và đang tạo một thị trường hấp dẫn cho các ngân hàng thương mại. Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank Cẩm Phả được thành lập từ trước năm 1967. Cũng như tất cả các NHTM khác, hoạt động tín dụng của ngân hàng chiếm hơn 90% tổng quy mô tài sản của ngân hàng và cũng là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho chi nhánh. Tuy nhiên, cơ cấu cho cho vay của chi nhánh ngoài việc mất cân đối về kỳ hạn cho vay, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp lớn 6 đang chiếm 25% vốn tự có của ngân hàng, điều này đang trái với quy định hiện tại về mức dư nợ tối đa đối với một khách hàng trên số vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh là hơn 1900 tỷ thì dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV chỉ đạt khoảng 360 tỷ chiếm tỷ lệ rất nhỏ tầm 18% đến 20% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Thị phần khách hàng DNNVV của chi nhánh còn quá nhỏ so với các NH khác trên địa bàn. Các ngân hàng thương mại khác gia nhập vào thị trường sau với quy mô nhỏ hơn, nên ngay từ đầu đã định hướng tập trung cho chính sách bán lẻ, chủ yếu cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV với nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút khối lượng lớn các doanh nghiệp này. Mặc dù mảng thị trường của đối tượng khách hàng là DNNVV còn khá rộng mở, tuy nhiên với mức độ cạnh tranh gay gắt các các ngân hàng trên địa bàn, nếu như ngân hàng không có những bước đi kịp thời thì Vietinbank Cẩm Phả khó có thể tăng trưởng được quy mô và phạm vi hoạt động như mong muốn. Trên cơ sở đó, để có thể tăng cường cho vay đối với DNNVV, chi nhánh cần đánh giá lại thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh, tím ra những điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra các giải pháp phù hợp. Xuất phát từ thực tế này, tác giả đã chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNNVV Chương 2: Thực trang cho vay DNNVV của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam chi nhánh Cẩm Phả Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay DNNVV tại Ngân hàng 7 TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả Trong chương 1: Luận văn trình bày những vấn đề khái quát về tăng cường cho vay đối với DNNVV, tập trung làm rõ những vấn đề sau: Luận văn đưa ra những quan điểm thế nào là DNNVV, đặc điểm của DNNVV và vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Tiếp đó luận văn đi vào nghiên cứu hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương mại: Khái niệm, các phương thức cho vay áp dụng đối với DNNVV, vai trò của vốn vay đối với các DNNVV. Trọng tâm của chương 1 là lý luận về việc tăng cường cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương mại, gồm có: Quan niệm về tăng cường cho vay DNNVV đó là việc ngân hàng tập trung mọi nguồn lực từ nguồn vốn, nguồn nhân lực, và xây dựng các định hướng chính sách để hướng tới nhóm khách hàng là DNNVV, sau đó mở rộng quy mô tăng trưởng dư nợ. Nhằm mục địch giúp các DNNVV có thể hấp thụ được nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp và ngân hàng vừa có thể giúp các doanh nghiệp có đủ vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo sự phát triển của ngân hàng. DNNVV luôn là đối tượng trọng tâm trong chiến lýợc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nên việc phát triển cho vay với DNNVVcần thiết cho cả bản thân DNNVV, cho cả các ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tăng cường cho vay đối với DNNVV gồm các chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng, doanh số đối với hoạt động cho vay DNNVV, nhóm chí tiêu phản ánh dư nợ đối với DNNVV, Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với DNNVV. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng cường cho vay đối với DNNVV: 8 nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại ( khả năng cung ứng vốn của ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đối với DNNVV, năng lực điều hành của ban lãnh đạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, chiến lược kinh doanh của ngân hàng….) và nhóm nhân tố khách quan (sự phát triển của nền kinh tế - chính trị trong và ngoài nước, hệ thống pháp luật, thông tin tín dụng, đối thủ cạnh tranh.) Trong chương 2: luận văn khái quát những nét chung nhất về Ngân hàng TNCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng tăng cường cho vay đối với DNNVV tại đây. Trước tiên, luận văn giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả: quá trình hình thành và phát triển cũng như kêt quả nổi bật đạt được về măt quy mô hoạt động, kết quả kinh doanh, chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu cho vay… trong những năm gần đây. Trọng tâm của chương 2 là việc phân tích thực trạng tăng cường cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Cẩm Phả, sau khi khái quát về hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Cẩm Phả như quy trình cho vay DNNVV tại Vietinbank luận văn đi sâu vào phân tích thực trang tăng cường cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Cẩm Phả theo các nhóm chỉ tiêu đã đề cập ở chương 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tốc độ tăng trưởng: thể hiện sự tăng trưởng về số lượng khách hàng là DNNVV, tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV; tăng trưởng dư nợ cho vay. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay DNNVV: tình hình nợ quá hạn/nợ xấu, cơ cấu nợ xấu/nợ quá hạn. Qua việc nhìn nhận tình hình thức tế trong hoạt động phát triển cho vay đối với DNNVV, luận văn phân tích để thấy được những kết quả mà Vietinbank Cẩm Phả đã đạt được và những vấn đề hạn chế, khó khăn đồng 9 thời chỉ rõ ra các nguyên nhân của hạn chế đó. Khả năng tăng cường cho vay Vietinbank trong hoạt đông cho vay đối với DNVNV: Về số lượng khách hàng của chi nhánh có xu hướng tăng lên và ngày càng được mở rộng, dư nợ cho vay đói với DNNVV đều tăng trưởng qua các năm. Chất lượng cho vay DNNVV đã được nâng cao: Quy trình cho vay mới ban hành đã và đang triển khai tốt và có hiệu quả tại ngân hàng. Đối tượng, phương thức cho vay, ngành nghề cho vay được mở rộng. Trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng: Vietinbank Cẩm Phả đang có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có chuyên môn khá vưng chắc. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cón có một số vướng mặc, hạn chế và khó khăn Mức độ khai thác nhu cầu của khách hàng là DNNVV còn hạn chế.Chỉ có khoảng 26% - 28% khách hàng là DNNVV có quan hệ giao dịch với ngân hàng và được đáp ứng nhu cầu vay vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khối DNNVV tuy có giảm qua các năm những vẫn ở mức cao so với tỷ lệ nợ quá hạn chung. Bên cạnh đó sự chuyển dịch theo chiều hướng xấu đó là sự giảm đi dư nợ nhóm 3 và tăng lên ở dư nợ nhóm 4 và nhóm 5. Các phương thức cho vay đã được đa dạng hóa, tuy nhiên hai hình thức cho vay theo món, và cho vay theo hạn mức vân la chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khó khăn trên - Từ phía Ngân hàng: Chính sách cho vay: Điều kiện vay vốn còn chặt chẽ, thời gian xét duyệt chậm, chính sách lãi suất chưa linh hoạt. Chất lượng thẩm định khách hàng chưa thực sự tốt: phần lớn cán bộ thẩm định là cán bộ Nữ, chưa trải qua kinh doanh trực tiếp. Vì vậy mà công tác thẩm 10 định độc lập nhiều khi mang tính lý thuyết và máy móc. Chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa cao. Công nghệ của ngân hàng còn yếu. Công tác marketing: Các sản phẩm dịch vụ, các chính sách áp dụng chưa được phổ biến rộng rãi trên trang web của ngân hàng cũng như tờ rơi, banner,… . - Xuất phát từ bản thân các DNVVN Khả năng quản lý tài chính còn hạn chế. DNNVV chưa xây dựng được dự án kinh doanh khả thi. Tài sản đảm bảo của các DNNVV thường có tính pháp lý chưa đầy đủ, tính khả mại chưa cao. Trình độ công nghệlạc hậu, trang thiết bị máy móc cũ kỹ.Điều này đã hạn chế hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. - Nguyên nhân khách quan khác Môi trường kinh tế: Giai đoạn 2011-2013 được đánh giá có nhiều biến động với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Môi trường pháp lý: Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động cho vay ngân hàng cũng như hoạt động của các DNNVV chưa đồng bộ.Việc quản lý các DNNVV còn nhiều bất cập. Môi trường cạnh tranh:diễn ra khá gay gắt. Hệ thống thông tin cho vay hoạt động thiếu hiệu quả. Trong chương 3, sau khi khái quát định hướng hoạt động chung cũng như định hướng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Vietinbank Cẩm Phả, luận văn đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động này tại chi nhánh. Đó là: - Đa dạng hóa phương thức cho vay đối với DNNVV: ngoài các phương thức cho vay chủ yếu như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển và quảng bá áp dụng các hình thức cho vay mới đối với DNNVV như:Chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; cho vay thấu chi dựa [...]... lý luận về cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNNVV Chương 2: Thực trang cho vay DNNVV của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam chi nhánh Cẩm Phả Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả 19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNNVV 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ. .. trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả Chỉ ra những kết quả 18 mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua và những hạn chễ cũng như những nguyên nhân trong hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng - Đề suất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả 3 Đối tượng và phạm... của ngân hàng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp và ngân hàng vừa có thể giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanhvừa đảm phát sự phát triển của ngân hàng nhưng đồng thời phải đảm bảo được chất lượng tín dụng của ngân hàng Đối với ngân hàng tăng cường cho vay thể hiện ở sự tăng lên cả về số lượng khách hàng, doanh số cho vay và sự tăng lên về quy mô cho vay, ... từ đó doanh thu tăng lên và thu nhập người lao động tăng theo Do vậy, vốn vay ngân hàng có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tái sản xuất nói chung và DNNVV nói riêng, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay 1.3 Tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.1 Quan điểm về tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Tăng cường cho vay đối với DNNVV nếu đứng trên giác độ của ngân hàng thương. .. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và kiến nghị với Ngân hàng nhà nước, các cơ quan chính phủ, cơ quan quản lý 14 Với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài: Tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả , luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về DNNVV, phạm trù phát triển cho vay DNN&V, vai trò của hoạt động cho vay. .. của ngân hàng thương mại Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, hay cũng có thể nói rằng ngân hàng đi vay để cho vay Cho vay (hay còn gọi là tín dụng) là hoạt động quan trọng của ngân hàng, là hoạt động đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận rất lớn, khoản mục cho vay chi m một tỷ trọng lớn trong tài sản của ngân hàng (khoảng 70%) với quy mô như vậy cho vay ảnh hưởng đến nhiều chi n... đánh giá lại thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh, tím ra những điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra các giải pháp phù hợp Xuất phát từ thực tế này, tác giả đã chọn đề tài: Tăng cường hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả làm đề tài nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các vấn đề cở bản về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV... động, huy động vốn cao, các DNNVV đã và đang tạo một thị trường hấp dẫn cho các ngân hàng thương mại Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank Cẩm Phả được thành lập từ trước năm 1967 Cũng như tất cả các NHTM khác, hoạt động tín dụng của ngân hàng chi m hơn 90% tổng quy mô tài sản của ngân hàng và cũng là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho chi nhánh Tuy... rủi ro, chi phí ngân hàng Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ uy tín với ngân hàng Vì việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa... sản: doanh nghiệp có số lao động 10 người trở xuống là doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 200 người và có tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có số lao động từ trên 200 người đến 300 người và tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa - Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống là doanh nghiệp . Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam chi nhánh Cẩm Phả Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả 19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY. lý luận về cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNNVV Chương 2: Thực trang cho vay DNNVV của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam chi nhánh Cẩm Phả Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay DNNVV. tài: Tăng cường hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các vấn đề cở bản về NHTM và hoạt động

Ngày đăng: 30/01/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 2. Phương pháp nghiên cứu.

    • 3. Kết cấu của luận văn:

      • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CỦA

      • NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNNVV

      • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

      • ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẨM PHẢ

      • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY

      • DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

      • CHI NHÁNH CẨM PHẢ

      • 3.2. Giải pháp

        • 3.2.10. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ

        • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan