de kiem tra văn 6,7 ki II, co ma tran - dap an

10 482 4
de kiem tra văn 6,7 ki II, co ma tran - dap an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2010 - 2011) MÔN : NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài : 90 phút không kể thời gian chép đề) Hình thức : Tự luận. 1. Ma trận đề. Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp vận dụng cấp độ cao Cộng 1. Văn học - Những câu tục ngữ đã học - Những văn bản Nghị luận đã học. - Trình bày được những nét cơ bản về 1 tác giả, tác phẩm. - Trình bày được ý nghĩa của một văn bản nghị luận - Giải thích được tục ngữ là một dạng đặc biệt của văn NL Số câu Số điểm Tỉ lệ % số câu: 2 số điểm:1,75 số câu: 1 số điểm:1 số câu: 3 số điểm:2,75 Tỉ lệ: 27,5% 2. Tiếng Việt - Phép tu từ liệt kê Nhớ và nêu được khái niệm liệt kê, những kiểu liệt kê đã học. - xác định được kiểu liệt kê trong câu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % số câu : 3 số điểm: 2 số câu: số điểm: số câu:3 số điểm:2 Tỉ lệ :20 % 3. Tập làm văn - Phương thức biểu đạt (thể loại) - Tạo lập bài - Nhận biết được thể loại 1 VB (qua PTBĐ) - Viết bài văn văn nghị luận chứng minh (về một vấn đề xã hội) nghị luận chứng minh 1 vấn đề xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % số câu : 1 số điểm :4 số câu : 1 số điểm :5 số câu : 2 sốđiểm:5,25 Tỉ lệ:52,5 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % số câu : 6 số điểm :4 Tỉ lệ: 40 % số câu :1 số điểm:1 Tỉ lệ:10 % số câu : 1 số điểm :5 Tỉ lệ: 50 % số câu : 8 số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % 2. Đề bài. Câu 1: (1đ) Nêu những nét chính về tác giả Phạm Duy Tốn và văn bản "Sống chết mặc bay"? Câu 2: (1đ) Văn bản "Ý nghĩa văn chương" thuộc thể loại nào? Trình bày ý nghĩa của văn bản này? Câu 3: (2đ) Thế nào là liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào? Xác định kiểu liệt kê trong những câu sau: a) Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. (Nam Cao) b) Thường thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng cũng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai, hươu, xương gấu, xương hổ. (Nguyễn Tuân) Câu 4: (1đ) Vì sao nói : "Tục ngữ là một dạng đặc biệt của văn nghị luận"? Câu 5: (5đ) Việt Nam ta thường tự hào là một quốc gia có Rừng vàng biển bạc. Bằng hiểu biết của mình em hãy chứng minh nhận định trên. 3. Đáp án và biểu điểm. Câu Yêu cầu kiến thức Điểm Câu 1 - Những nét chính về tác giả Phạm Duy Tốn Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) quê ở huyện Thường Tín -Hà Tây. ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại VN, là cây bút xuất sắc về truyện ngắn ở nước ta đầu thế kỉ XX 0,5 - Vài nét về truyện ngắn Sống cết mặc bay: Là truyện ngắn thành công nhất của PDT, được viết bằng Tiếng việt hiện đại, in trên báo Nam Phong số ra ngày 18/12/1918 0,5 Câu 2 - Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại nghị luận văn chương 0,25 - Ý nghĩa của văn bản : Thể hiện quan niệm sâu sắc của tác giả về văn chương, về nguồn gốc của văn chương( là lòng thương người, rộng ra là thương muôn vật, muôn loài); về ý nghĩa và công dụng của văn chương( là hình ảnh của sự sống, sáng tạo ra sự sống, VC gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có làm cho đời sống con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều) 0,75 Câu 3 - Khái niệm LK LK là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 0,5 - Các kiểu liệt kê: + Xét về cấu tạo : Có liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo cặp + Xét về ý nghĩa : Có kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. 0,25 0,25 - Xác định phép liệt kê có trong câu a) Là phép liệt kê tăng tiến b) Là phép liệt kê không theo cặp 0,5 0,5 Câu 4 - Có thể giải thích như sau: + Tục ngữ là những câu nói rất khái quát, ngắn gọn, mỗi câu tục ngữ là một luận đề xúc tích, khái quát một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. + Ba yếu tố quan trọng nhất của văn nghị luận là : Luận điểm, luận cứ, lập luận thì tục ngữ có cả 3 yếu tố đó nhưng tục ngữ lại ngắn gọn, có hình ảnh, có vần điệu, sử dụng lối so sánh, tương phản bằng các vế đối nên nó là văn bản nghị luận đặc biệt. 0,5 0,5 Câu 5 Yêu cầu chung * Hình thức : - Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh. - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ và cách lập luận phù hợp. - Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, hành văn trong sáng. - Triển khai luận điểm, luận cứ một cách phù hợp. * Nội dung: - Chứng minh được nhận định đưa ra là đúng: nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên ở rừng, biển Mở bài - Giới thiệu luận điểm cần được CM Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, TNTN có ở khắp mọi miền đất nước: miền biển, miền núi nơi nào cũng giàu có => là đất nước có Rừng vàng, biển bạc 0,75 Thân bài Chứng minh VN có rừng vàng Với địa hình đặc thù nước ta có nhiều vùng rừng núi ở khắp cả 3 miền Bắc - Trung- Nam: nơi đây là nơi sinh sống của nhiều đọng thực vât quý hiếm (dẫn chứng : voi, tê giác, hổ, báo ; các loài cây quý : Sến táu, lim, cây sưa, chò, ); là nơi hình thành nhiều vườn quốc gia để bảo tồn các loài động vật quý hiếm đó như : Cúc Phương, Ba Bể, Tam Đảo, Bạch Mã, Cát Tiên . Bên cạnh việc giàu tài nguyên, rừng còn là lá phổi xanh giúp cho việc điều hoà khí hậu, chắn lũ, chắn xói mòn, sụt lở trong mùa mưa bão Chứng minh VN có biển bạc. Việt Nam là 1 đất nước có diện tích không lớn nhưng có đường bờ biển dài kéo dọc từ Bắc đến Nam. mỗi năm biển đem lại cho con người một nguồn hải sản vô cùng giá trị, cung cấp những nguồ thực phẩm bổ dưỡng, quý hiếm mà không phải quốc gia nào cũng có được. Nguồn lợi từ việc đánh bắt thuỷ - hải sản đem lại giá trị về mặt kinh tế lớn cho đất nước. Bên cạnh đó biển cũng là nơi cung cấp muối ăn cho cuộc sống con người , giúp con người có dược nguồn nông sản hữu ích. Biển cũng giúp con người khai thác tiềm năng du lịch biển đảo để mỗi năm thu nhập do khai thác tiềm năng du lịch này là rất lớn 3,5 (1,75) (1,75) Kết bài - Khẳng định đây là một nhận định đúng song cần khai thác và sử dụng đúng mục đích nếu không sẽ không còn là rừng vàng, biển bạc. - Liên hệ bản thân và ý thức bảo vệ rừng, biển là trách nhiệm của mỗi công dân trong thời đại ngày nay khi biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà trong đó VN là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất nặng nề. 0,75 (0,25) (0,5) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài : 90 phút không kể thời gian chép đề) Câu 1: (1đ) Nêu những nét chính về tác giả Phạm Duy Tốn và văn bản "Sống chết mặc bay"? Câu 2: (1đ) Văn bản "Ý nghĩa văn chương" thuộc thể loại nào? Trình bày ý nghĩa của văn bản này? Câu 3: (2đ) Thế nào là liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào? Xác định kiểu liệt kê trong những câu sau: a) Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. (Nam Cao) b) Thường thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng cũng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai, hươu, xương gấu, xương hổ. (Nguyễn Tuân) Câu 4: (1đ) Vì sao nói : "Tục ngữ là một dạng đặc biệt của văn nghị luận"? Câu 5: (5đ) Việt Nam ta thường tự hào là một quốc gia có Rừng vàng biển bạc. Bằng hiểu biết của mình em hãy chứng minh nhận định trên. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2010 - 2011) MÔN : GDCD 9 ( Thời gian làm bài : 45 phút không kể thời gian chép đề) 1. Ma trËn ®Ò: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Nhớ và nêu được khái niệm hôn nhân - Nêu những hậu quả do nạn tảo hôn gây ra Số câu Số điểm Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: % Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu:2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ:25 % Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giải thích tại sao LĐ là quyền và nghĩa vụ của CD - Giải thích được nội dung một câu nói nổi tiếng Số câu Số điểm Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: % Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu:2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ:25 % Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Nhớ và nêu được bảo vệ tổ quốc là gì? Vận dụng KT đã học để liên hệ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Số câu Số điểm Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Số câu Số điểm Số câu:1 Số điểm1,5 Số câu Số điểm Số câu:2 Số điểm:2 Tỉ lệ: % Tỉ lệ: % Tỉ lệ: % Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 20% Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Nhắc lại được thế nào là sống có đạo đức và tuân theo PL So sánh, liên hệ bản thân và đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại trong nội dung này. Số câu Số điểm Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: % Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ: % Số câu:2 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30 % Tổng số câu Tổng số điểm Số câu: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu:2 Sốđiểm: 2,5 Tỉ lệ: 25 % Số câu: 1 Sốđiểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu:8 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % 2. Đề bài Câu 1: (2,5đ) Hôn nhân là gì? Nêu những hậu quả xấu do hôn nhân gây ra đối với người tảo hôn và đối với gia đình của họ? Câu 2 (2,5) Tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Hãy giải thích câu nói : "Lao động là vinh quang"? Câu 3 (2 đ) Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Là học sinh lớp 9 em có thể làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc? Câu 4 (3đ) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó? 3. Đáp án- biểu điểm Câu 1: (2,5 đ ) - K/n hôn nhân : 1đ Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. - Những hậu quả do nạn tảo hôn gây ra: (1,5đ) + Đối với bản thân người tảo hôn: Sinh con sớm trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. + Đối với gia đình: Đời sống khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc con cái, quản lí gđ, con cái nheo nhóc Câu 2: (2,5 đ) - Lao động là quyền vì : mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, , đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình. (0,75) - Lao động là nghĩa vụ vì: LĐ để nuôi sống bản thân, gia đình. góp phần sáng tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước (0,75) - "Lao động là vinh quang" thể hiện được niềm tự hào, vinh quang của người lao động chân chính, lao động không phân biệt ngành nghề, sang hèn, không phân biệt lđ trí óc hay chân tay, miễn là đóng góp công sức cho gđ, đất nước thì đã là việc làm có ích (1đ) Câu 3 (2đ) - Thế nào là bảo vệ tổ quốc: 0,5 Là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; Bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCNVN. - Trách nhiệm của CD: 1,5 Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú, sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động mọi người thân trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Câu 4: (3đ) - Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo dức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. - Tuân theo pháp luật là sống và làm việc theo quy định của pháp luật. (1đ) HS nêu những điểm chưa tốt của bản thân và tập thể lớp ( VD như : chưa chuẩn bị bài, còn quay cóp, chưa đeo khăn đỏ, chưa thực sự vì mục tiêu chung của tập thể lớp ) - Hướng khắc phục: + Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định lớp học, + Đề ra quy chế thưởng - phạt với các cá nhân + Xây dựng nhóm bạn thi đua, phấn đấu (2đ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2010 - 2011) MÔN : GDCD 9 ( Thời gian làm bài : 45 phút không kể thời gian chép đề) Câu 1: (2,5đ) Hôn nhân là gì? Nêu những hậu quả xấu do hôn nhân gây ra đối với người tảo hôn và đối với gia đình của họ? Câu 2 (2,5) Tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Hãy giải thích câu nói : "Lao động là vinh quang"? Câu 3 (2 đ) Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Là học sinh lớp 9 em có thể làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc? Câu 4 (3đ) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó? . cao Cộng 1. Văn học - Những câu tục ngữ đã học - Những văn bản Nghị luận đã học. - Trình bày được những nét cơ bản về 1 tác giả, tác phẩm. - Trình bày được ý nghĩa của một văn bản nghị luận - Giải. ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ II (Năm học 2010 - 2011) MÔN : NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài : 90 phút không kể thời gian chép đề) Hình thức : Tự luận. 1. Ma trận đề. Mức độ Tên chủ. 18/12/1918 0,5 Câu 2 - Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại nghị luận văn chương 0,25 - Ý nghĩa của văn bản : Thể hiện quan niệm sâu sắc của tác giả về văn chương, về nguồn gốc của văn chương( là lòng thương

Ngày đăng: 28/01/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan