Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

56 5.2K 42
Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH  HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở nước ta trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội), trong giai đoạn từ 2005 2007, đặc biệt là vào năm 2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần. Tuy nhiên, những con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế.Cuộc sống ngày càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng cao. Trong các năm 2006, 2007 và đầu năm 2008, các vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em liên tiếp được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ và mức độ nguy hiểm của chúng. Các em thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và trở nên thiếu tự tin, nhút nhát. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm bạn và cộng đồng.

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA GIÁO DỤC VŨ THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM KTTH – HN SỐ 3 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tâm lý giáo dục học Người hướng dẫn khoa học Th.S Nguyễn Thị Thanh 1 Hà Nội 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, được lựa chọn đề tài nghiên cứu làm khoá luận tốt nghiệp tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục đã luôn dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và dành thời gian quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Thông tin Thư viện của Học viện Quản lý giáo dục và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm khoá luận. Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹ năng còn nhiều hạn chế nên khoá luận của tôi còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khoá luận của tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở nước ta trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), trong giai đoạn từ 2005 - 2007, đặc biệt là vào năm 2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần. Tuy nhiên, những con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế. Cuộc sống ngày càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng cao. Trong các năm 2006, 2007 và đầu năm 2008, các vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em liên tiếp được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ và mức độ nguy hiểm của chúng. Các em thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và trở nên thiếu tự tin, nhút nhát. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm bạn và cộng đồng. Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của nó để lại đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt là đối với ngành giáo dục, việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết các tình huống và phòng chống xâm hại là rất quan trọng. Đối với học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở, do khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống cũng như khả năng tự bảo vệ còn nhiều 3 hạn chế, nên công tác giáo dục kỹ năng này càng cần được chú trọng hơn. Mặt khác, trẻ có kỹ năng nhận biết, phòng chống và xử trí khi bị xâm hại sẽ giúp các em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lòng tự trọng và bản lĩnh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục trẻ em những kỹ năng nhận biết và phòng chống sự xâm hại còn là một khoảng trống lớn, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung, và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Quyền Trẻ Em còn chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: "Rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và thực hiện chuyên đề rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhằm giúp các em có được những kỹ năng PCXH cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Việc rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS. 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động GDKNS cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng PCXH cho học sinh THCS. 4.2 Nghiên cứu thực trạng những kỹ năng và công tác rèn luyện kỹ năng phòng 4 chống cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3. 4.3 Xây dựng và thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng PCXH để rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 5.2 Giới hạn nghiên cứu: Rèn luyện những kỹ năng PCXH cho học sinh lớp 8 (lớp Cắt May 1) tại Trung tâm KTTH - HN số 3. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, khái quát và phân tích tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 PP điều tra bằng phiếu hỏi 6.2.2 PP quan sát 6.2.3 PP thực nghiệm tình huống 6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học Xử lý các thông tin, số liệu thu thập. 5 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CHO HỌC SINH THCS 1.1 Một số vấn đề về kỹ năng phòng chống xâm hại 1.1.1 Khái niệm hành vi xâm hại Có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi xâm hại. Hành vi xâm hại có thể hiểu chỉ là những xâm hại về mặt tình dục, đó là bất cứ sự tiếp xúc nào về mặt thực thể có liên quan đến tình dục mà không có sự đồng thuận một cách tự nguyện. Hành vi xâm hại cũng có thể hiểu là những xâm hại về mặt tinh thần, đó là những hành hạ dai dẳng về mặt tinh thần như phải chịu sự tẩy chay, cô lập, sỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm… dẫn đến bị thui chột quá trình phát triển tâm lý. Hoặc hành vi xâm hại là những hành động cố tình động chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người khác, gây cho họ cảm giác khó chịu. Hành vi xâm hại là tất cả những hành động gây cho người nhận cảm giác không thoải mái, bối rối hoặc không có cảm giác an toàn. Tuy nhiên, đến hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến khái niệm “Hành vi xâm hại là gì?” một cách cụ thể và chi tiết. Theo tài liệu của chương trình thực nghiệm “Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống cho học sinh THCS” do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (viết tắt là UNICEF) phối hợp thực hiện thì: “Hành vi xâm hại là tất cả những hành động và lời nói làm tổn thương đến người nhận, làm cho người nhận cảm thấy mình không được tôn 6 trọng, những cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến”. [2] 1.1.2 Các hình thức xâm hại Xâm hại được biểu hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác, vật chất và tinh thần. Các tình huống xâm hại về thể xác đối với học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở thường hay gặp phải có thể là: bị động chạm gây cảm giác khó chịu, bị cố tình xô, đẩy, đánh hoặc nhổ nước bọt, bị đe dọa bằng bạo lực và bắt phải làm việc xấu… Các tình huống xâm hại về vật chất thường hay gặp phải đó là: bị người khác cố tình làm hỏng đồ dùng cá nhân, bị cố tình lấy trộm đồ hoặc bị ép buộc phải đi lấy trộm tiền hoặc đồ dùng của người khác… Ngoài các tình huống bị xâm hại về vật chất và thể xác, các em học sinh trong độ tuổi học sinh trung học cơ sở còn thường gặp phải nhiều tình huống xâm hại về mặt tinh thần như: bị người khác gọi bằng cái tên không thích, bị chế nhạo, trêu chọc hoặc bị tẩy chay, bị vu oan hoặc bị mạt sát, làm tổn thương lòng tự trọng… Các tình huống xâm hại về thể xác và vật chất thường dễ nhận biết hơn, nhưng những xâm hại về tinh thần đôi khi lại để lại những hậu quả nặng nề không thể nào lường trước được. 1.1.3 Hậu quả của các hành vi xâm hại đối với trẻ em Hành vi xâm hại là tất cả những hành động và lời nói làm tổn thương đến người nhận, làm cho người nhận cảm thấy mình không được tôn trọng, những cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến. Bất cứ hành vi xâm hại nào cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định cho người nhận, có thể là những tổn thương về vật chất hay thể xác và cũng có thể là những tổn thương về mặt tinh thần. 7 Về mặt thể chất, cơ thể trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, cho nên mọi hành vi xâm hại, dù nặng hay nhẹ cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, các hành vi xâm hại còn làm cho tinh thần của trẻ sa sút nghiêm trọng, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất của trẻ. Khi gặp phải các tình huống bị xâm hại, dù là bằng hành động hay lời nói, trẻ thường có tâm lý lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ đều bị ảnh hưởng. Trẻ thường trở nên khó ngủ, hay gặp ác mộng và rất sợ hãi bóng đêm. Đồng thời, sự căng thẳng về tinh thần cũng làm cho các cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn… bị rối loạn trong các hoạt động, xuất hiện một số triệu chứng bất thường như đau bụng, đau đầu, thay đổi khẩu vị, thường xuyên rầu rĩ, chỉ khóc một mình hoặc rấ dễ nổi nóng…, điều này cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất của trẻ. Về mặt tinh thần, trong các mối quan hệ với mọi người, trẻ em quan tâm nhất là quan hệ với thầy cô và bạn bè tại trường học. Sự đánh giá của thầy cô và sự công nhận của bạn bè là biểu hiện sự phát triển nhân cách bình thường ở trẻ. Vì thế, khi gặp phải các tình huống bị xâm hại từ chính thầy cô và bạn bè của mình, tâm lý của trẻ thường chịu nhiều ảnh hưởng, áp lực, khiến trẻ bị tổn thương tinh thần, nảy sinh tâm lý yếu ớt như: rất tự ti, mặc cảm về khuyết điểm của mình; cảm giác lo lắng, sợ hãi; cảm giác tội lỗi, thường tự đổ lỗi cho bản thân mình; cảm giác tuyệt vọng, tự làm thương tổn chính mình hoặc thậm chí còn có ý định tự tử. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh hoặc mắc các chứng bệnh về tinh thần như thần kinh hoang tưởng, ám ảnh bị theo dõi, tự kỷ… Ngoài việc gây nên những hậu quả nghiêm trọng có liên quan tới các vấn đề về 8 sức khoẻ thể chất, tâm lý thần kinh, các hành vi xâm hại còn khiến cho trẻ bị ức chế, rất sợ đi học, rèn luyện không có hiệu quả, thường xuyên bị điểm kém, học bài không tập trung, trốn học, bỏ học, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý hoặc lạm dụng các chất kích thích khác. Hầu hết những em đã và đang chịu đựng những sự xâm hại cả về thể chất và tinh thần đều có xu hướng rụt rè, nhút nhát hoặc rất bướng bỉnh, có những hành vi bất thường, tức thời không kiểm soát được, thậm chí còn có xu hướng bạo lực để tự vệ. Các hành vi xâm hại như: doạ nạt, mắng mỏ, xúc phạm, chọc ghẹo, trêu đùa, dè bỉu hoặc bị ép buộc làm việc xấu… đã gây ra những phản ứng rất tiêu cực ở trẻ, dẫn đến rất nhiều những hậu quả đáng tiếc như vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức và đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường tồn tại ở hình thức giữa các em học sinh với nhau đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn của toàn xã hội. 1.1.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại 1.1.4.1 Khái niệm Theo tài liệu của chương trình thực nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Kỹ năng nhận biết và phòng chống xâm hại là kỹ năng xác định tình huống nào là tình huống bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Khi trẻ hiểu được mức độ nguy hại của các tình huống xâm hại đó và đưa ra những phản ứng phù hợp; tránh không để rơi vào các tình huống bị xâm hại; nếu bị lâm vào các tình huống đó thì biết cách xử trí để giảm bớt hậu quả của sự xâm hại thông qua thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động phù hợp”. [3] 1.1.4.2 Những kỹ năng phòng chống xâm hại Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy, kỹ năng này bao gồm hai nội dung đó là: Kỹ năng phòng tránh xâm hại và Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại. 9 a. Kỹ năng phòng tránh xâm hại được thể hiện ở một số kỹ năng cụ thể như: - Kỹ năng quan sát thực tế: Thể hiện ở khả năng nắm bắt điều kiện, môi trường, hoàn cảnh xung quanh, từ đó có thể đánh giá được tình hình cụ thể và mức độ an toàn của bản thân. - Kỹ năng nhận ra nguy cơ: Đó là khả năng nhận diện các tình huống có thể bị xâm hại thông qua việc xác định các dấu hiệu của sự xâm hại và có những chuẩn bị, đề phòng khi cần thiết. - Kỹ năng xử lý nguy cơ: Thể hiện ở kỹ năng ra quyết định và giải quết vấn đề sau khi nhận diện được các nguy cơ bị xâm hại, chủ động phòng tránh trước khi các tình huống bị xâm hại xảy ra. - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Đó là khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những đối tượng tin cậy để có thể đảm bảo được an toàn của bản thân. b. Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại chính là sự chủ động, kịp thời đưa ra những phản ứng của bản thân khi gặp phải các tình huống bị xâm hại bằng cách chống trả ngay lập tức hoặc tìm cách rút lui để tự vệ. Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại được thể hiện ở một số kỹ năng cụ thể như sau: - Nhóm các kỹ năng quản lý bản thân như: làm chủ cảm xúc, vượt qua lo lắng, khắc phục sự tức giận… - Kỹ năng thoát hiểm: Kêu cứu hoặc tìm cách gây sự chú ý cho những người xung quanh để kẻ xâm hại từ bỏ ý định; luôn giữ khoảng cách an toàn với người có ý định xâm hại bằng cách bỏ đi hoặc chạy; tìm kiếm sự can thiệp, trợ giúp của người khác. - Kỹ năng chống trả: Thể hiện thông qua các phản ứng tự vệ trước các hành vi bị xâm hại. Kỹ năng chống trả được thể hiện: + Có thể là bằng lời nói: hét to, quát to đáp trả hoặc cảnh cáo đối phương. 10 [...]... rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp số 3 18 Chương II CƠ SỞ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PCXH CHO HỌC SINH THCS TẠI TRUNG TÂM KTTH – HN SỐ 3 2.1 Một số vấn đề về Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp Hướng nghiệp số 3 2.1.1 Sơ lược tình hình Trung tâm KTTH – HN số 3 Trung tâm KTTH – HN số 3 thực thuộc Phòng. .. tác rèn luyện KNS nói chung và kỹ năng PCXH nói riêng càng trở nên cần thiết hơn đối với những học sinh THCS đang theo học tại Trung tâm KTTH – HN số 3 2.3 Thực trạng kỹ năng PCXH của học sinh và công tác rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung Tâm KTTH - HN số 3 Để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng PCXH của học sinh cũng như công tác rèn 26 luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH. .. 1.1.5 Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại 1.1.5.1 Khái niệm Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại là những tác động của nhà giáo dục tới học sinh, giúp các em biết nhận diện các nguy cơ để phòng chống xâm hại và biết cách xử trí phù hợp khi bị xâm hại 1.1.5.2 Mục đích rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại Các hành vi xâm hại luôn tồn tại trong cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau Rèn luyện kỹ năng. .. trong nhà trường, đặc biệt là ở sự 30 phối hợp giữa Trung tâm KTTH – HN số 3 với các trường phổ thông nơi các em đang theo học trong công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung và công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại nói riêng cho học sinh của mình 2.3.3 Công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại Thực trạng công tác rèn luyện giáo dục, rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh trung học. .. được những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại hoặc làm giảm hậu quả của các hành vi xâm hại khi có cách xử trí phù hợp, kịp thời 1.1.5.3 Nội dung công tác rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại Công tác rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại được thể hiện ở một số nội dung như sau: - Rèn luyện những kỹ năng phòng tránh xâm hại bao gồm: kỹ năng quan... còn rèn luyện một số kỹ năng cần thiết khác trong việc PCXH như: kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng phòng chống stress, kỹ năng vượt qua lo lắng sợ hãi, kỹ năng khắc phục sự tức giận, kỹ năng xử lý và ứng phó linh hoạt… 1.1.5.4 Hình thức và phương pháp rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại - Hình thức: Rèn luyện kỹ năng PCXH thông qua các chương trình giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động giáo dục kỹ năng. .. về kỹ năng phòng chống xâm hại của học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp số 3 thể hiện trong bảng trên chỉ là khi đứng trước các nguy cơ bị xâm hại 2.3.5 Thực trạng nhận thức về kỹ năng xử trí xâm hại Để biết được thực trạng nhận thức về kỹ năng xử trí khi bị xâm hại của học sinh tại đây, chúng tôi đã thiết kế một Phiếu học kỹ năng sống, trong đó có đưa ra một số tình... Giáo dục Quận Đống Đa, được thành lập từ năm 1985, có nhiệm vụ chuyên dạy nghề và làm công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS và học sinh THPT trên địa bàn Quận Đống Đa Quy mô của Trung tâm năm 2010 gồm: - Số lượng lớp nghề đã mở: 189 lớp - Số lượng học sinh học nghề tại Trung Tâm: + Khối 8: 2680 học sinh + Khối 11: 1890 học sinh 19 Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên đang làm việc tại Trung tâm là... tại Trung tâm KTTH – HN số 3, đề tài đã tiến hành khảo sát trên 150 học sinh tại Trung tâm KTTH - HN số 3, kết quả khảo sát thu được như sau: 2.3.1 Nhận thức của học sinh về hành vi xâm hại Mức độ nhận thức của học sinh về hành vi xâm hại được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Nhận thức của HS về hành vi xâm hại STT Em hiểu thế nào là các hành vi xâm hại? 1 Là những hành động cố tình động... như vậy, có 55,33 % học sinh cho rằng đó là tình huống bị xâm hại, 44,67 % học sinh còn lại thì lại cho rằng đó không phải là tình huống xâm hại Thông qua hai bảng số liệu 2.1 và 2.2 thu được từ kết quả khảo sát trên, chúng ta nhận thấy rằng mức độ nhận thức về hành vi xâm hại và các tình huống xâm hại của đa số các em học sinh THCS đang theo học tại Trung tâm KTTH – HN số 3 còn tồn tại nhiều hạn chế . tác rèn luyện kỹ năng phòng 4 chống cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3. 4.3 Xây dựng và thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng PCXH để rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung. Hà Nội để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và thực hiện chuyên đề rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà. quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: " ;Rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà

Ngày đăng: 28/01/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM KTTH – HN SỐ 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan