Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước.

82 1.4K 4
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên một số dạng lập địa từ đó đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.3.1.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được đặc điểm đất đai trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. Xác định được đặc điểm sinh trưởng của Keo lai trên các dạng lập địa đó ở tỉnh Bình phước Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới nhu cầu sử dụng gỗ cho công nghiệp khoảng 1,5 tỷ mét khối mỗi năm (trích dẫn bởi Phạm Xuân Hoàn)[3]. Tuy nhiên do diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày một giảm nên một số quốc gia, trong đó có nước ta đã giảm khai thác rừng tự nhiên, thay thế dần gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng. Trên thế giới xu hướng tiêu thụ gỗ rừng trồng, bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng được khẳng định rõ nét với việc quy định cấp chứng chỉ rừng, quy định tiêu thụ sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường. Do đó đẩy mạnh việc trồng rừng bằng các loài cây mọc nhanh là tất yếu. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt ra mục tiêu trồng mới 2 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 1,4 triệu ha rừng nguyên liệu. Keo lai là một trong những loài cây được chọn để đáp ứng nhu cầu này vì có nhiều ưu thế trong trồng rừng nguyên liệu, là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, thậm chí trên các loại đất xấu. Mức tăng trưởng một số dòng Keo lai hiện nay có thể đạt 30 - 35 m 3 /ha/năm và có thể khai thác sau 6 đến 7 năm trồng với năng suất đạt 200 -250 m 3 /ha . Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 4 nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công suất khoảng 6.000.000 m 3 gỗ các loại. Sản lượng gỗ như vậy tương đương với việc khai thác khoảng 30.000 ha Keo lai mỗi năm. Đây là nhu cầu vô cùng lớn đối với việc trồng rừng nguyên liệu của tỉnh Bình Phước. Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra mục tiêu trồng 30.000 ha cây Keo lai, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Do đó trong thời gian tới quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển diện tích rừng trồng Keo lai nhằm phục vụ ổn định một phần nguyên liệu cho các nhà máy chế biến là nhiệm vụ trọng tâm của nghành lâm nghiệp tỉnh bình phước. Mặt khác, Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, với lợi thế là tài nguyên đất đai, có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất 2 nông lâm nghiệp có thể trồng các loài cây công nghiệp, cây ăn trái và trồng rừng. Tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên này đang bị thu hẹp dần. Trước năm 2005 đất lâm nghiệp Bình phước là 341.005 ha chiếm 49,5% tổng diện tích tự nhiên. Sau rà soát quy hoạch rừng hiện nay quỹ đất lâm nghiệp còn lại 178.200 ha, giảm đi 48 %. Do đó, mặc dù áp lực về nguyên liệu gỗ ngày càng tăng, nhưng việc mở rộng diện tích trồng Keo lai cần phải xem xét một cách hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả quỹ đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh. Vì vậy đánh giá, lựa chọn những diện tích phù hợp để quy hoạch trồng Keo lai nhằm không ngừng nâng cao năng suất rừng trồng cũng như hiệu quả sử dụng đất là việc làm rất quan trọng và cần đi trước một bước. Các phương pháp đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp đã được áp dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 ở một số nước. Ở nước ta các phương pháp đánh giá đất đai cũng đã được thử nghiệm từ năm 1990 và đã có những thành tựu quan trọng. Một trong những phương pháp đánh giá đất đai được áp dụng trong sản xuất lâm nghiệp là đánh giá đất đai trên cơ sở lập địa. Phương pháp này dựa trên việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành lập địa như đá mẹ, đất đai, khí hậu đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng, phân chia mức độ phù hợp của từng dạng lập địa đối với từng loại cây trồng, từ đó chọn loại cây trồng phù hợp với từng dạng lập địa. Từ yêu cầu xây dựng vùng nguyên liệu gỗ cho chế biến và trên cơ sở các phương pháp đánh giá đất đai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Lập địa và phân chia lập địa Có khá nhiều khái niệm về lập địa nhưng về bản chất thì “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngọai cảnh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối”. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần là: khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng; lập địa theo nghĩa rộng hơn bao gồm 4 thành phần là: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực vật [15]. Pogrebnhiac đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên hai chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất được chia làm 6 cấp: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5). Các kiểu lập địa được tổng hợp từ hai chỉ tiêu trên như bảng sau: Bảng 1.1 Các kiểu lập địa theo phân chia của Pogrebnhiac Độ phì Độ ẩm 0 1 2 3 4 5 A A0 A1 A2 A3 A4 A5 B B0 B1 B2 B3 B4 B5 C C0 C1 C2 C3 C4 C5 D D0 D1 D2 D3 D4 D5 (Đỗ Đình Sâm và ctv, 2005) [15] 4 1.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng Tổng kết các nghiên cứu ở các nước nhiệt đới Tổ chức nông lương quốc tế (FAO, 1994), khẳng định khả năng sinh trưởng của rừng trồng phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008) [1]. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài thông Pinus.Patula ở Swaziland, Evan (1992) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt với các yếu tố địa hình và đất thông qua phương trình tương quan sau: Y= -18,75 + 0,0544x 3 – 0,000022x 2 3 + 0,0185x 4 + 0,0449x 5 + 0,5346x 11 (1.1) Phương trình có hệ số xác định R = 0.81, trong đó: Y là chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m). X 3 là độ cao so với mặt nước biển (m). X 4 là độ dốc chênh lệch giữa đỉnh và chân đồi. X 5 là độ cao tuyệt đối của khu trồng rừng. X 11 là cấp độ phì đất (theo 5 cấp 1, 2, 3, 4, 5). (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1] Khi khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1993) [18] nhận thấy Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm thường chỉ đạt năng suất từ 5 - 10 m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể đạt 30 m 3 /ha/năm. Như vậy với điều kiện lập địa khác nhau thì sinh trưởng và năng suất của rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt. 5 1.1.2. Tại Việt Nam 1.1.2.1. Lập địa và phân chia lập địa Ở Việt Nam đánh giá lập địa được áp dụng từ khá sớm. Đỗ Đình Sâm (1990) [15] trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là chế độ khô hạn mùa khô, ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nước để xác định các nhóm lập địa ở Việt nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt nước biển, đặc điểm đất, địa hình. Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là: - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô; - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên; - Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước, khô hạn; - Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên; - Nhóm lập địa thoát nước không tốt, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm; - Nhóm lập địa thoát nước yếu, ẩm; - Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn Từ 1991 đến 1995 đề tài cấp nhà nước “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”, Đỗ Đình Sâm và cộng sự [15] đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa và đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau: - Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: gồm 3 yếu tố là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất. 6 - Nhóm yếu tố địa hình: gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Vị trí được phân theo 3 cấp là chân, sườn, đỉnh. Độ dốc được phân chia tùy theo điều kiện cụ thể. - Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước và chế độ ngập nước. Chế độ thoát nước có 4 cấp đánh giá là thoát nước mạnh, thoát nước trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nước thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện thực tế. Năm 1996, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam khi tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt – Đức (KfW1) tại Bắc giang và Lạng sơn đã đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra lập địa phục vụ cho trồng rừng. Các yếu tố chủ đạo để phân chia lập địa được xác định là: loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày tầng đất và thực bì chỉ thị (trích dẫn bởi Đỗ Đình Sâm, 2005) [15]. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006 - 2009” Nguyễn Văn Thắng và Ngô Đình Quế [10] đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng với một số loài cây chủ yếu trong đó có Keo tai tượng. Các tác giả đã đánh giá mức độ thích nghi với khí hậu, địa hình và đất đai của Keo tai tượng, trong đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của các yếu tố đất đai đến năng suất cây Keo tai tượng. Kết quả cho thấy 3 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng suất rừng trồng là độ dày tầng đất, hàm lượng mùn tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến về mối quan hệ giữa sinh trưởng với 3 yếu tố trên như sau: 7 ∆V c = -0,003 + 0,0001*DD + 0,001*OM + 0,0001*Pdt R = 0,940 (1.2) Trong đó: ∆V c : Sinh trưởng bình quân năm của cây (m 3 /cây/năm). DD: Độ dày tầng đất (cm). Pdt: Lân dễ tiêu (ppm). OM: Mùn tổng số (%). Khi nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đề xuất hướng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ,Trần Quốc Hoàn (2007) [2] đã đưa ra yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp của một số loại cây trồng như bảng 1.2. Bảng 1.2: Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất. LUT Yếu tố chẩn đoán Phân cấp thích nghi theo các yếu tố (*) S 1 S 2 S 3 N Cao su Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu Fp, X Fs Xg, D Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất >100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới d, e, c b Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Điều Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu, X, Fp, Fs Xg, D Độ dốc địa hình 0 - 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất >100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới c, d, e b Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Tiêu Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu, Fp, X Fs, Xg D Độ dốc địa hình 0 - 8 o 8 - 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm 8 Thành phần cơ giới d, e,c b Khả năng tưới T F Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Cây ăn trái Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu Fp, X Fs, Xg D Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới d, e,c b Khả năng tưới T F Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Keo lai Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới c b, c, e Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, tr dn, ru Sao đen Loại hình thổ nhưỡng Fk,Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật dn, ru tr, nn Dầu rái Loại hình thổ nhưỡng Fk,Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật dn, ru tr, nn Keo lá tràm Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới d b, c, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật nn, tr dn, ru 9 Tếch Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật tr, nn, dn, ru Xoan ta Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình <25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c e, d Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật tr, nn dn,ru Dó bầu Loại hình thổ nhưỡng Fs, Fu, Fk X, Fp D, Xg Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c e,d Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật dn, ru nn, tr (*) Ghi chú: S1: rất thích nghi; S2: thích nghi vừa; S3: kém thích nghi; N: không thích nghi T: có khả năng tưới; F: không có khả năng tưới; b: cát pha; c: thịt nhẹ; d: thịt trung bình - nặng; e: sét; nn: cây ngắn ngày; dn: cây dài ngày; tr: đất trống (I A , I B , I C ); ru: rừng. 1.2. Các nghiên cứu về Keo lai 1.2.1. Trên thế giới Keo lai là loài cây lai giữa Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) và Keo tai tượng (Acacia mangium). Lần đầu tiên được Messir Herbern và Shim phát hiện vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook 10 Telupid thuộc bang Sabah – Malaixia, (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1]. Zobel và Talbert (1984) nhận thấy Keo lai có đặc điểm là những tính trạng tốt nhất và mong muốn nhất của bố mẹ được thể hiện trong cây lai, nhưng những tính trạng xấu nhất của bố mẹ cũng có thể xuất hiện trong cây lai. Tuy nhiên, phần lớn cá thể ở đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng [4] Pinso và Nasi (1991) đánh giá tổng hợp về Keo lai thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Tác giả cũng chỉ ra rằng sinh trưởng Keo lai thế hệ F1 là tốt nhất, từ thế hệ F2 trở đi cây bắt đầu sinh trưởng không đồng đều và khẳng định Keo lai F1 rất phù hợp với chương trình trồng rừng thương mại [17]. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cây Keo lai Keo lai là loài cây gỗ lớn, có chiều cao đến 30 m, đường kính (D 1,3m ) có thể đạt tới 80 cm; gỗ thẳng, màu vàng trắng, có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, mỹ nghệ, làm hàng xuất khẩu. Ở Việt Nam, Keo lai được trồng rộng rãi trên toàn quốc. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, nơi có lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 đến 7, phân bố ở độ cao dưới 800 m so với mực nước biển. Là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất. Keo lai phân bố thích hợp trong những vùng có điều kiện: Nhiệt độ bình quân từ 22 0 C đến 28 0 C, lượng mưa trung bình trên 1.000 mm, tối thích 1.600 mm, số tháng mưa bình quân: 4 tháng, tối thích: 6 tháng. - Đất đai: Chủ yếu trồng trên loại đất feralit, tầng dầy tối thiểu 35 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được (Kỹ thuật trồng Keo lai, 2001)[11]. [...]... 1 Nghiên cứu đặc điểm đất đai trồng rừng Keo lai ở Bình Phước 28 2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của Keo lai ở Bình Phước - Cấu trúc rừng trồng Keo lai - Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai 3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước - So sánh khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai. .. ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng Keo lai trên các dạng lập địa tỉnh Bình Phước + Sử dụng lập địa phù hợp với khả năng sinh trưởng và hiệu quả của cây Keo lai + Áp dụng một số biện pháp thâm canh rừng trồng Keo lai 31 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Diện tích và phân bố Keo lai ở tỉnh Bình Phước Keo. ..11 1.2.2.2 Ảnh hưởng điều kiện lập địa đến sinh trưởng của cây Keo lai Nghiên cứu về quan hệ giữa Keo lai với điều kiện lập địa trước đây chủ yếu tập trung theo hướng khảo nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của Keo lai trên những điều kiện lập địa mới, nhằm mở rộng diện tích trồng rừng Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu Hướng nghiên cứu này hầu hết là thành công vì Keo lai có khả năng thích... định được ảnh hưởng của điều kiện lập địa sinh trưởng và năng suất của cây Keo lai, có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định đầu tư trồng rừng, đặc biệt là trồng Keo lai trên quy mô công nghiệp.Việc xác định ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng cũng là cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh rừng trồng 1.3.2 Một số vấn đề tồn tại chưa được đề cập Mặc dù Keo lai là một... đai trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước - Xác định được đặc điểm sinh trưởng của Keo lai trên các dạng lập địa đó ở tỉnh Bình phước - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước 3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rừng trồng cây Keo lai từ một đến mười năm tuổi ở tỉnh Bình Phước 3.2.2 Phạm vi nghiên. .. ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước Trên cơ sở đó đề tài bước đầu phân hạng đất trồng Keo lai, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao năng suất Keo lai trên những dạng lập địa đó Đây là cơ sở để quy hoạch vùng trồng Keo lai tập trung, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phục vụ cho chương trình phát triển cây Keo lai trên địa bàn tỉnh. .. trồng rừng nguyên liệu và các công trình nghiên cứu về cây Keo lai đã cho thấy năng suất và hiệu quả của việc trồng Keo lai có quan hệ chặt chẽ với cấp đất Tuy nhiên ở Bình Phước chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của Keo lai Vì vậy việc quy hoạch vùng trồng Keo lai còn thiếu những cơ sở khoa học Từ những nhận xét nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu. .. nghiên cứu Phạm vi đề tài là nghiên cứu một số dạng lập địa đã trồng Keo lai trên đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước Đề tài này giới hạn trong việc xác định một số dạng lập địa, phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng Keo lai và các yếu tố lập địa từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu, đề tài này nghiên cứu. .. dạng lập địa - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất rừng Keo lai trên các dạng lập địa 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu này phải thu thập, kế thừa những tài liệu liên quan đến điều kiện lập địa và đặc điểm rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước, gồm: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Số liệu về điều kiện khí hậu, thủy văn - Bản đồ đất tỉnh. .. triển của ngành nông lâm nghiệp Có thể nói diện tích trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, và cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh 4.2 Đặc điểm lập địa nơi trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước 4.2.1 Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng Keo lai ở tỉnh Bình Phước được trồng trên nhiều địa điểm với những điều kiện địa hình . Duyên, 2008) [1]. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài thông Pinus.Patula ở Swaziland, Evan (1992) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt. đất phù sa 832,08 0,12 - Đất phù sa không được bồi P 832,08 0,12 VI. Nhóm đất xói mòn TS 273,16 0,04 - Đất xói mòn trơ sỏi đá E 273,16 0,04 VII. Đất khác 21.974,61 3,2

Ngày đăng: 27/01/2015, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan