Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG

56 3.4K 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với bất kì một ngành học cụ thể nào thì việc thực tế, thực tập cho sinh viên cũng là một vấn đề quan trọng giúp sinh viên có thể liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, từ đó có những cách nhìn nhận khách quan hơn về ngành học của mình. Thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thử tham gia làm những công việc mà sinh viên chỉ được học trên sách vở.Xác định được tầm quan trọng của việc gắn liền giữa lý thuyết với thực tiễn, Khoa quản lý Học viện Quản lý giáo dục đã tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên năm thứ 4, khóa II tiến hành đợt thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đợt thực tập là giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiện vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý…Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan hệ giữa lí lụân và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. Căn cứ vào mục đích thực tập và trên cơ sở hướng dẫn của khoa Quản lý em đã lựa chọn cơ sở thực tập là Phòng đào tạo Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG. Đây là một ngôi trường chuyênvề đào tạo cán bộ Y tế cho địa phương, với một đội ngũ quản lý lãnh đạo, giáo viên tâm huyết, năng động giàu kinh nghiệm. Với mục tiêu tổng quan là Đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng, cho đến nay trường đã có được sự tin tưởng của không chỉ cấp chính quyền địa phương mà còn cả các tỉnh bạn.

MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục các từ viết tắt 2 Phần mở đầu: 3 1.Lời nói đầu 3 2.Tổng quan về địa điểm thực tập 5 3.Danh mục các nội dung thực tập 11 Phần nội dung: 13 1.Một số kiến thức liên quan đến nội dung thực tập. 13 1.1 Cơ sở lý luận 13 1.2 Cơ sở pháp lý 20 2.Kết quả thu được trong quá trình thực tập 21 2.1Quản lý hồ sơ học sinh 21 2.2Tham gia lập kế hoạch học sinh đi thực tế tại cơ sở 22 2.3 Hỗ trợ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp đợt 2 năm học 2011-2012 23 2.4 Quản lý điểm 28 2.5 Tham gia lập thời khóa biểu học kỳ 2 năm học 2011-2012 32 1 2.6 Công tác hành chính văn phòng 34 2.7Tham gia quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ 38 Phần kết luận: 41 1. Phần kết luận 41 2. Một số bài học kinh nghiệm 42 3.Kiến nghị đề xuất 43 Danh mục tài liệu tham khảo 45 Các phụ lục 46 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: UBND - Ủy ban nhân dân CBNV - Cán bộ nhân viên GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo TKB - Thời khóa biểu HSTH - Hộ sinh trung học 2 YTTH - y tá trung học YTSC - y tá sơ cấp 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lời nói đầu: Đối với bất kì một ngành học cụ thể nào thì việc thực tế, thực tập cho sinh viên cũng là một vấn đề quan trọng giúp sinh viên có thể liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, từ đó có những cách nhìn nhận khách quan hơn về ngành học của mình. Thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thử tham gia làm những công việc mà sinh viên chỉ được học trên sách vở.Xác định được tầm quan trọng của việc gắn liền giữa lý thuyết với thực tiễn, Khoa quản lý - Học viện Quản lý giáo dục đã tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên năm thứ 4, khóa II tiến hành đợt thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đợt thực tập là giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiện vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý…Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan hệ giữa lí lụân và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. Căn cứ vào mục đích thực tập và trên cơ sở hướng dẫn của khoa Quản lý em đã lựa chọn cơ sở thực tập là Phòng đào tạo - Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG. Đây là một ngôi trường chuyênvề đào tạo cán bộ Y tế cho địa phương, 4 với một đội ngũ quản lý lãnh đạo, giáo viên tâm huyết, năng động giàu kinh nghiệm. Với mục tiêu tổng quan là Đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng, cho đến nay trường đã có được sự tin tưởng của không chỉ cấp chính quyền địa phương mà còn cả các tỉnh bạn. Trong thời gian thực tập tại phòng Đào Tạo- Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng, đặc biệt của cô Giang Thị Mai Hoa – Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, em được tham gia làm các công việc cụ thể thuộc chức năng và nhiệm vụ của phòng. Trong suốt quá trình tham gia các hoạt động thực tiễn, kết hợp với quan sát, phân tích trên cơ sở những gì cá nhân thu nhận được, cùng sự hướng dẫn và góp ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy, em tổng hợp thành báo cáo này. Qua bản báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn tới Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG,đặc biệt là phòng Đào tạo và cô giáo Giang Thị Mai Hoa đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành báo cáo này. Trong bản báo cáo này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong các thầy cô trong khoa quản lý đóng góp ý kiến để bản báo cáo thực tập của em được đầy đủ hơn. xin chân thành cảm ơn! 5 2. Tổng quan về địa điểm thực tập: 2.1 Giới thiệu chung về trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG: Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, Nước Việt Nam non trẻ mới ra đời, đã đương đầu với những khó khăn đầy thử thách vào cuối năm 1945 đầu năm 1946 thời kỳ "ngàn cân treo sợi tóc" mà hàng ngày Đảng ta, dân tộc ta phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, đời sống kinh tế khó khăn do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại - nhân dân bị đói kéo dài. Thêm vào đó thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ, ra sức phá hoại Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước ngày 14/9/1946 hòng cướp nước ta lần nữa.Để đáp ứng nhu cầu phục vụ kháng chiến, cuối năm 1949 Ty y tế Cao Bẳng tổ chức mở lớp cán bộ y tá ngắn hạn gồm 30 học sinh. Trong những năm 1954, 1955, 1956 Ty y tế Cao Bằng đã liên tục mở lớp y tá sơ học được trên 100 cán bộ. Trong lúc phong trào y tế các huyện chưa phát triển, các lớp đào tạo y tế ngắn hạn đã góp phần bổ sung hình thành mạng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã, làng, bản. 6 Từ năm 1959, Ty y tế tiếp tục chỉ đạo mở lớp y tá hộ sinh thời gian 6 tháng, số lượng tuyển chọn 40 học sinh. Đội ngũ cán bộ cán bộ tham gia giảng dạy có phân hoàn chỉnh hơn do bác sĩ Nguyễn Lung trưởng Ty y tế phụ trách. Năm 1961 được sự đồng ý của Ủy ban hành chính tỉnh, Ty y tế tiếp tục mạnh dạn mở thêm lớp y sĩ hệ 3 năm, đối tượng tuyển chọn là những học sinh phổ thông các huyện trong tỉnh. Lớp y sĩ đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ra trường là năm 1964 nằm trong hệ trường cán bộ y tế của tỉnh. Để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh một cách có hệ thống, từng bước tiểu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế các dân tộc, Ty y tế Cao Bằng đã tham mưu cấp ủy , chính quyền đề nghị Bộ y tế cho phép thành lập trường cán bộ y tế Cao Bằng và được Bộ y tế chấp nhận. Ngày 23 tháng 8 năm 1961, Ủy ban hành chính tỉnh Cao Bằng ra quyết định số 26 TC/QĐ thành lập trường cán bộ y tế Cao Bằng. Trong khóa học đầu tiên năm 1961 - 1964 nhà trường từng bước khắc phục khó khăn với phương châm tự lực cánh sinh, tranh thủ nguồn kinh phí ít ỏi của địa phương, trung ương nhà trường đã huy động đóng góp sức lực của học sinh, tự tìm kiếm nguyên vật liệu để xây dựng trường lớp. Chỉ trong vòng 3 năm (1961 -1964) nhà trường đã đào tạo được 169 cán bộ y tế trong đó có 33 y sĩ, 52 hộ sinh sơ học và 84 dược tá. Sau một thời gian lao động gian nan vất vả, thầy và trò đã xây dựng trên chục gian nhà tranh, tre, vách đất. Trong những năm chống Mỹ cứu nước (1966-1967) nhà trường đã mở thêm một lớp công nhân dược gồm 35 học sinh để sản xuất thuốc tại địa phương đáp ứng nhu cầu phục vụ sức khỏe nhân dân. Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường luôn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu của từng thời kỳ phát triển và 7 cũng đã khẳng định được chất lượng đào tạo của mình đối với nhân dân trong tỉnh và một số tỉnh bạn, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương. 2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường: - Sứ mệnh của nhà trường: Đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng. - Tầm nhìn của nhà trường: Đến năm 2013: Trở thành trường Cao đẳng Y tế, mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng 80% nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cho ngành y tế tỉnh Cao Bằng và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các cán bộ y tế được đào tạo tại trường có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Như vậy có thể thấy Trường đã xác định rất rõ ràng sứ mệnh và tầm nhìn của mình trong thời kỳ mới. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc đào tạo theonhu cầu của xã hội, đề cao chất lượng đào tạo, các học sinh sau khi ra trường đều có đủ phẩm chất cũng như năng lực làm việc tại các cơ sở y tế. 2.3 Cơ cấu của Trường: LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG: 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG: - Phòng Đào tạo - Phòng Hành chính - Tổ chức CÁC TỔ MÔN: 4 tổ môn - Tổ môn Khoa học cơ bản - Tổ môn Y học lâm sàng 8 - Tổ môn Điều dưỡng - Tổ môn Y học Cộng đồng Sơ đồ tổ chức nhà trường: 2.4. Các ngành đào tạo của nhà trường: Trung cấp: - Điều dưỡng đa khoa - Y sỹ đa khoa - Hộ sinh trung học Sơ cấp: - Y tá sơ học 9 2.5. Cán bộ, giáo viên: - Tổng số cán bộ, giáo viên: 39 - Tổng số giáo viên: + Thạc sỹ: 03 + CKI: 07 + Đại học: 18 + Cao đẳng: 1 + Trung cấp: 04 + Khác: 02 - Giáo viên Thỉnh giảng: 45 2.6. Điều kiện phục vụ đào tạo: - Tổng khuôn viên diện tích đất của trường: 8.390 m2 - Diện tích sàn sử dụng: 5.544 m2 - Phòng làm việc: 13 phòng (234 m2) - Phòng học lý thuyết: 11 (1.140 m2) - Phòng học thực hành: 5 (315 m2) - Thư viện: 460 đầu sách nhưng chỉ 18 m2 - Ký túc xá: 395 chỗ ở (1.260 m2) 2.7. Cơ sở thực tập: - Bệnh viện đa khoa: 1 bệnh viện đa khoa tỉnh và 4 bệnh viện đa khoa huyện với tổng số 700 giường bệnh - Cơ sở thực địa: 4 trạm y tế xã 2.8. Số lượng tuyển sinh hàng năm: a. Điều dưỡng đa khoa: 150 b. Y sỹ đa khoa: 150 c. Hộ sinh TH: 30 (Năm 2008 và 2009 không tuyển) 10 [...]... Giáo dục nghề nghiệp: 16 - Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,từ một đến hai năm học đến với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông - D y nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng + Mục tiêu của Trung cấp chuyên nghiệp: Nhằm... dục và Đào tạo - Trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ,ngành chịu sự quản lý nhà nước của Bộ,ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở - Trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh chịu sự quản lý của nhà nước theo phân công của y ban nhân dân cấp tỉnh e Ngành đào tạo: 17 - Trường Trung cấp chuyên nghiệp sau khi... Tham gia quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp: - Kiểm tra thông tin học sinh - Dán ảnh và đóng dấu nổi đối với chứng chỉ tốt nghiệp 14 - In bằng tốt nghiệp và vào sổ đăng ký số lượng in sai và in hỏng - Cấp phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp theo quy định - Vào sổ đăng ký cấp phát văn bằng chứng chỉ PHẦN NỘI DUNG 1 Một số kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập 1.1 Cơ sở lý luận:... theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Trung cấp chuyên nghiệp có thể mở các ngành đào tạo mới chưa có trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước khi xã hội có nhu cầu về nhân lực Việc mở thêm ngành mới được thực hiện theo quy định về việc mở ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo f Quản lý hoạt động đào tạo ở Trường trung cấp: - Trường Trung cấp tổ chức thực hiện... chính quy và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hoạt động đào tạo trong trường Trung cấp chuyên nghiệp gồm: + Giảng d y lý thuyết và thực hành ở trên lớp + Tổ chức thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu khoa hoc, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo + Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: tham quan học tập, sinh... x y dựng kế hoạch, chương trình và giáo trình môn học đến việc tổ chức thực hiện và các công tác giáo vụ: 1 Giúp hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, x y dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế; x y dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng d y, chương trình và giáo trình môn học; tổ chức tuyển sinh, 11 thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp; tổ chức thực. .. chính Nhà nước -Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG 2 Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập: Trong quá trình thực tập, được tham gia trực tiếp làm việc tại phòng Đào tạo của trường em đã tổng hợp thành các công việc cụ thể như sau: 2.1 Quản lý hồ sơ học sinh: Đ y là công việc y u cầu sự cẩn thận và chính xác, đồng thời đòi hỏi phải nắm vững các quy định về quản lý... học tập kinh nghiệm… - Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp: + Tăng cường x y dựng và phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp + Tiếp tục rà soát và đổi mới chương trình đào tạo + Tăng cường đầu tư, x y dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị d y học,sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn, đảm bảo y u cầu giảng d y và học tập. .. và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và đào tạo lại, quản lý và điều hành quá trình d y/ học, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, các quy chế, các văn bản hướng dẫn đào tạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế; 3 Thực hiện các công việc giáo vụ: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ d y và học, thực hành thực tập; đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo 4 Theo dõi việc thực hiện giảng d y; học tập, kiểm... người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc + Mục tiêu của d y nghề: Nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo d Quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp: - Trường Trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước . Bộ y tế cho phép thành lập trường cán bộ y tế Cao Bằng và được Bộ y tế chấp nhận. Ng y 23 tháng 8 năm 1961, y ban hành chính tỉnh Cao Bằng ra quyết định số 26 TC/QĐ thành lập trường cán bộ y tế. quy và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hoạt động đào tạo trong trường Trung cấp chuyên nghiệp gồm: + Giảng d y lý thuyết và thực. thành trường Cao đẳng Y tế, mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng 80% nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cho ngành y tế tỉnh Cao Bằng và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các cán bộ y tế

Ngày đăng: 27/01/2015, 15:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:

  • UBND - Ủy ban nhân dân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan