Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai

88 972 7
Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tới người bệnh, gia đình và toàn thể xã hội. Theo dự báo của WHO, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ ba trong các bệnh tạo nên gánh nặng bệnh tật toàn cầu và là nguyên nhân gây mất khả năng lao động được dự báo đứng hàng thứ hai vào năm 2020 78. Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ về rối loạn trầm cảm trên toàn quốc, có khoảng 3,25,6% dân số mắc bệnh này 5. Điều trị trầm cảm là gánh nặng ngân sách ở các nước có mức thu nhập cao, thấp và trung bình. Trầm cảm được nhận định như một cơn khủng hoảng kinh tế. Tại Nhật Bản, chi phí ước tính do tự tử và trầm cảm là 2,7 ngàn tỉ yên, tương đương với 27 tỷ USD 75. Chi phí điều trị trầm cảm ở Mỹ năm 2000 lên đến 83,1 tỷ USD, trong đó gần 13 chi phí là từ tiền thuốc. Năng suất lao động sụt giảm liên quan đến trầm cảm chiếm 24 tỉ đô mỗi năm 60. Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, kết hợp sử dụng các liệu pháp khác nhau như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược, liệu pháp sốc điện 16,57. Trong đó liệu pháp hóa dược vẫn được coi là liệu pháp điều trị chính. Liệu pháp hóa dược đơn trị liệu thường được lựa chọn trên những bệnh nhân mới mắc trầm cảm, các bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc. Với bệnh nhân không đáp ứng điều trị, đôi khi phải sử dụng liệu pháp đa trị liệu phối hợp thêm các liệu pháp điều trị khác 24,53. Trên thực tế lâm sàng, các thuốc chống trầm cảm với nhiều cơ chế cho hiệu quả cao trong điều trị nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới người bệnh. Để có được lựa chọn chính xác liệu pháp điều trị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thang đánh giá khác nhau, trong đó thang Hamilton 17 là một thang đánh giá chính xác mức độ trầm cảm và độ thuyên giảm bệnh, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADE Biến cố bất lợi ALAT Alanin transaminase ASAT Aspartat transaminase ATK Thuốc an thần kinh BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index BN Bệnh nhân BT Thuốc bình thần CBT Liệu pháp nhận thức hành vi CKS Thuốc chỉnh khí sắc CLT Chống loạn thân CTC Chống trầm cảm ĐTĐ Đái tháo đường ETC Liệu pháp sốc điện FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ Food and Drug Administration HAM-D 17 Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton có 17 đề mục HbA1C Hemoglobin A1c HDRS Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton Hamilton Depression Rating Scale HDSD Hướng dẫn sử dụng ICD -10 Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems, 10 th Revision IMAO Thuốc ức chế mono oxydase Mono oxydase Inhibitors IPT Liệu pháp cá thể hóa MADRS Thang đánh giá trầm cảm Montgomery Asberge MAO Enzym monoamine oxydase NSAID Thuốc chống viêm không steroid Non-steroid anti-inflammatory drug RIMA Ức chế chọn lọc và thuận nghịch trên MAO-A RLKS Rối loạn khí sắc RLTC Rối loạn trầm cảm SNaRI Ức chế chọn lọc thu hồi noradrenalin SNRI Thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin Serotonin-Noradrenalin reuptake inhibitors SSNaRI Ức chế thu hồi serotonin và noradrenalin SSRI Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc thu hồi serotonin Selective serotonin reuptake inhibitors T3 Triiodothyronine T4 Tetraiodothyronine TC Trầm cảm TCA Thuốc chống trầm cảm ba vòng Tricyclic antidepressant TDKMM Tác dụng không mong muốn TKTV Thần kinh thực vật TMS Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ TRH Thyroid releasing hormon TSH Thyroid stimulating hormon VNS Liệu pháp kích thích thần kinh phế vị WHO Tổ chức y tế thế giới World Health Organization DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tới người bệnh, gia đình và toàn thể xã hội. Theo dự báo của WHO, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ ba trong các bệnh tạo nên gánh nặng bệnh tật toàn cầu và là nguyên nhân gây mất khả năng lao động được dự báo đứng hàng thứ hai vào năm 2020 [78]. Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ về rối loạn trầm cảm trên toàn quốc, có khoảng 3,2- 5,6% dân số mắc bệnh này [5]. Điều trị trầm cảm là gánh nặng ngân sách ở các nước có mức thu nhập cao, thấp và trung bình. Trầm cảm được nhận định như một cơn khủng hoảng kinh tế. Tại Nhật Bản, chi phí ước tính do tự tử và trầm cảm là 2,7 ngàn tỉ yên, tương đương với 27 tỷ USD [75]. Chi phí điều trị trầm cảm ở Mỹ năm 2000 lên đến 83,1 tỷ USD, trong đó gần 1/3 chi phí là từ tiền thuốc. Năng suất lao động sụt giảm liên quan đến trầm cảm chiếm 24 tỉ đô mỗi năm [60]. Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, kết hợp sử dụng các liệu pháp khác nhau như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược, liệu pháp sốc điện [16],[57]. Trong đó liệu pháp hóa dược vẫn được coi là liệu pháp điều trị chính. Liệu pháp hóa dược đơn trị liệu thường được lựa chọn trên những bệnh nhân mới mắc trầm cảm, các bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc. Với bệnh nhân không đáp ứng điều trị, đôi khi phải sử dụng liệu pháp đa trị liệu phối hợp thêm các liệu pháp điều trị khác [24],[53]. Trên thực tế lâm sàng, các thuốc chống trầm cảm với nhiều cơ chế cho hiệu quả cao trong điều trị nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới người bệnh. Để có được lựa chọn chính xác liệu pháp điều trị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thang đánh giá khác nhau, trong đó thang Hamilton 17 là một thang đánh giá chính xác mức độ trầm cảm và độ thuyên giảm bệnh, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng. Viện sức khỏe tâm thần quốc gia trực thuộc BV Bạch Mai là cơ sở hàng đầu trong điều trị các bệnh lý rối loạn tâm thần, trong đó có bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng quát chung về thực trạng sử dụng 5 thuốc, hiệu quả điều trị cũng như những bất lợi về tác dụng phụ và tương tác thuốc trên lâm sàng đối với bệnh nhân trầm cảm được điều trị và sử dụng các liệu pháp hóa dược khác nhau. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai” với các mục tiêu chính sau: 1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá tính phù hợp trong việc sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm Hamilton. 6 PHẦN 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẦM CẢM 1.1.1. Khái niệm về trầm cảm Thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Hippocrates đã đưa ra thuật ngữ “trầm cảm sầu uất” (melancholia) và ông cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của các rối loạn cân bằng thể dịch trong bệnh sinh của trầm cảm. Đến thế kỷ thứ XVIII, Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn loại bệnh loạn thần. Cuối thế kỷ 19, Kraeplin mô tả đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một giai đoạn trầm cảm trong bệnh loạn thần hưng trầm cảm. Cho đến năm 1992, theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (International Classification of Diseases, tenth revision – ICD – 10) của tổ chức Y tế thế giới [45], rối loạn trầm cảm (RLTC) được định nghĩa như sau: “Trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một sự cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất là hai tuần”. 1.1.2. Dịch tễ học trầm cảm Theo liên minh quốc gia về điều trị tâm thần (NAMI) năm 2012, ước tính mỗi năm có khoảng 5-8% số người ở độ tuổi trưởng thành mắc các hội chứng trầm cảm. Điều này có nghĩa là khoảng 25 triệu người Mỹ có biểu hiện trầm cảm mỗi năm [56]. Tỉ lệ trải qua trầm cảm trong suốt cuộc đời tại Mỹ là 16,2% (32,6- 35,1 triệu người trưởng thành) và tỉ lệ mắc trầm cảm trong vòng 12 tháng là 6,6% (13,1- 14,2 triệu người trưởng thành) [25], [52]. Nữ giới chiếm tỉ lệ trầm cảm cao, nguy cơ cao nhất là trong độ tuổi từ 25- 44 [27]. Phụ nữ thu nhập thấp có nguy cơ trầm cảm cao hơn các phụ nữ ở nhóm thu nhập khác [48]. Phụ nữ có thai có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường. Bằng chứng gần đây cho thấy tỉ lệ trầm cảm trong quý đầu thai kỳ là 7,4%, trong quý hai tỉ lệ này tăng lên 12,8% và duy trì không đổi ở mức 12% trong quý cuối [68]. Trầm cảm thường bắt đầu ở lứa tuổi vị thành niên. Theo số liệu tổng hợp năm 2006 trên 60.000 trẻ vị thành niên từ 13- 18 tuổi [19], ước tính giai đoạn trầm cảm chiếm 5,6% với tỉ lệ gặp ở nữ cao hơn một chút so với nam. Tại Canada, nghiên cứu 7 trên 18.000 trẻ vị thành niên cho thấy giai đoạn trầm cảm ở nữ chiếm 8,7% và nam chiếm 4,8%. Lứa tuổi từ 12- 14 tuổi có tỉ lệ trầm cảm ở nam và nữ là 2,7% và 2,6%. Tuổi vị thành niên, từ 15- 19 tuổi, tỉ lệ này là 6,1% và 12,5% [19]. Theo nghiên cứu của Hamill-Skoch và cộng sự [69] cho thấy tỉ lệ trầm cảm đối với học sinh tiểu học là 0,4- 1,85% và đối với học sinh trung học thì tỉ lệ này là 2,9- 8%. Bên cạnh việc sử dụng chất kích thích, gây hấn bạo lực, trầm cảm là yếu tố dự báo cao nhất về hành vi tự sát ở tuổi vị thành niên. Thực hiện trên 45.806 học sinh trung học lứa tuổi 15- 16 tại 17 nước châu Âu, cho thấy tỉ lệ cố gắng tự tử lên đến 10,5%. Trầm cảm là một trong những bệnh lý tâm thần phổ biến ở người già. Tỉ lệ trầm cảm được báo cáo là 1- 4% (xấp xỉ 3%). Phần lớn những người già mắc bệnh trầm cảm thường tồn tại cùng lúc nhiều bệnh mạn tính. Trầm cảm ở người già thường không được nhận biết đúng mức và do đó chưa được điều trị một cách đầy đủ [40]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần (1999) cho thấy tỷ lệ hiện mắc của trầm cảm là 8,35%. Theo điều tra dịch tễ về rối loạn trầm cảm trên toàn quốc có khoảng 3,2-5,6% dân số mắc bệnh này [10]. 1.1.3. Nguyên sinh, bệnh sinh rối loạn trầm cảm 1.1.3.1. Giả thuyết về yếu tố di truyền Các giả thuyết hiện đại căn cứ cả vào rối loạn gen di truyền (thể hiện trong các nghiên cứu gen di truyền) và rối loạn cơ thể đáp ứng thần kinh. Vai trò của gen di truyền trong rối loạn cảm xúc là không thể bàn cãi và nó thể hiện qua các nghiên cứu về gia đình, con nuôi, về trẻ sinh đôi và nghiên cứu về phân tử [6]. Các nghiên cứu về gia đình cho thấy 50% số bệnh nhân rối loạn khí sắc (RLKS) có ít nhất cha hoặc mẹ mắc RLKS. Nếu cha hoặc mẹ RLKS thì 25% con cái họ mắc bệnh. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh thì 50- 75% các trường hợp có con mắc RLKS. Nghiên cứu trên các cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy tỉ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 33- 90% và rối loạn trầm cảm là 50%. Còn ở các cặp sinh đôi khác trứng tỉ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 5- 25% và rối loạn trầm cảm là 10- 15%. Một số nghiên cứu sâu hơn về gen cho biết, có thể xác định được một số điểm đặc biệt về gen trên các nhiễm sắc thể X, XI ở các gia đình có RLKS [14]. 8 1.1.3.2. Giả thuyết về rối loạn hóa học các chất dẫn truyền thần kinh • Các giả thuyết về monoamin Giả thuyết về monoamin có nguồn gốc từ sự quan sát reserpin, chất làm giảm monoamin của não, gây ra các rối loạn trầm cảm, biểu hiện bằng sự thay đổi thụ cảm thể đặc biệt và các thụ cảm thể nói chung. • Giả thuyết về serotoninrgic Rối loạn trầm cảm là hậu quả của giảm nồng độ serotonin (5- hydroxyl trypamin- 5HT) ở khe synap và nhấn mạnh các đặc điểm sau: + Tác dụng chống trầm cảm (CTC), đặc biệt là ức chế biệt định của thụ thể serotonin + Thay đổi mẫn cảm của thụ thể 5- HT 1A của thụ thể sau synap + Giảm thụ thể 5- HT 2 sau khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm + Giảm chuyển hóa serotonin trong dịch não tủy của người tự sát + Giảm tryptophan (tiền chất của serotonin) trong huyết tương của bệnh nhân rối loạn trầm cảm (RLTC). + Giảm đáp ứng với prolactin trong điều trị bằng dẫn chất serotonin như L- tryptophan và D-epinephrin • Giả thuyết về nor-epinephrin Giảm nồng độ nor-epinerphrine là do: + Giảm nồng độ β- adrenergic trong 1- 3 tuần sau điều trị bằng thuốc CTC + Thể hiện mối liên quan chức năng thụ cảm thể nor-epinerphrin và serotoninrgic + Giảm 3-methoxy-4-hydorophenylglycol (MPHG- chất chuyển hóa của nor- epinerphrin) trong dịch não tủy của bệnh nhân và tăng các rối loạn hưng cảm • Giả thuyết về dopaminrgic Một số nghiên cứu vai trò của dopamin trong rối loạn trầm cảm đã chỉ ra mối liên quan giữa tổn thương các dây thần kinh (bệnh parkinson) với RLTC và được thể hiện: + Mất chức năng của dopamin có thể là nguyên nhân mất chức năng serotoninrgic + Một số thuốc tăng dẫn truyền thần kinh dopaminergic thúc đẩy sự xuất hiện của một số rối loạn hưng cảm, qua đó thấy vai trò của dopamin trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (giảm dopamin trong RLTC và tăng trong rối loạn hưng cảm) 9 1.1.3.3. Giả thuyết về rối loạn nội tiết Cơ sở của giả thuyết dựa trên rối loạn khi sắc hay gặp ở phụ nữ, các giai đoạn xuất hiện vào các giai đoạn dậy thì, có thai, sau sinh, rối loạn kinh nguyệt,… Rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận được cho rằng liên quan đến rối loạn khí sắc. Bên cạnh đó còn có vai trò của nội tiết tố giáp trạng TSH, TRH và T3, T4 [14]. 1.1.3.4. Giả thuyết về yếu tố môi trường, tâm lý xã hội Nhân cách: Những người có đặc điểm nhân cách cảm xúc không ổn định, hay lo âu, phụ thuộc, ám ảnh, phô trương hay bị trầm cảm. Các sự kiện của cuộc sống và stress cũng có vai trò làm bùng nổ cơn trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nhẹ, trầm cảm phản ứng. Trong đó sự mất mát do chết chóc, chia ly có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là thời thơ ấu. Các stress trong gia đình, xã hội còn ảnh hưởng đến sự hồi phục, tái phát của các giai đoạn rối loạn khí sắc [14]. 1.1.4. Phân loại trầm cảm - Theo Kielholz.P (1973), phân loại theo nguyên nhân: + Nguyên nhân cơ thể: trầm cảm triệu chứng (do các bệnh cơ thể mạn tính ngoài não); trầm cảm thực tổn (do các bệnh lý tổn thương tại não). + Nguyên nhân nội sinh: trầm cảm trong phân liệt cảm xúc; trầm cảm lưỡng cực; trầm cảm đơn cực; trầm cảm thoái triển. + Nguyên nhân tâm sinh: trầm cảm tâm căn; trầm cảm trong rối loạn stress sau sang chấn; trầm cảm phản ứng kéo dài (rối loạn sự thích ứng). - Theo Pichot.P (1973), phân loại theo thể điển hình và không điển hình: + Trầm cảm điển hình: biểu hiện khí sắc trầm, trạng thái ức chế tâm lý vận động, kèm theo các triệu chứng cơ thể và nhân cách biến đổi. + Trầm cảm không điển hình: biểu hiện mờ nhạt che đậy bởi các rối loạn cơ thể TKTV nội tạng. - Theo Drouet.A,1998, phân loại trầm cảm theo thể lâm sàng: + Trầm cảm tiên phát: trầm cảm nội sinh; trầm cảm ẩn; trầm cảm thoái triển (xuất hiện sau 50-60 tuổi). + Trầm cảm thứ phát: sau một bệnh thực thể mạn tính, sau một bệnh tâm thần, sau rối loạn nhân cách, và trầm cảm do thuốc. 10 [...]... sát tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân được chuẩn đoán trầm cảm nội sinh tại viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai , thực hiện bởi Ngô Thị Thu Hà từ 12/2008 đến 4/2009 Nghiên cứu phỏng vấn bệnh nhân và thu thập thông tin trên bệnh án điều trị Kết quả nghiên cứu cho cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng và tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên. .. trên lâm sàng, góp phần cải thiện tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân trầm cảm - “Khảo sát hiệu quả của Sertraline (Zoloft) trong điều trị rối loạn trầm cảm tại viện sức khoẻ tâm thần -bệnh viện Bạch Mai , thực hiện bởi Nguyễn Thị Hạnh từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010 tại viện sức khỏe tâm thần quốc gia Nghiên cứu sử dụng test Beck để đánh giá mức độ trầm cảm và thang đánh giá hiệu quả CGI Kết... chống trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần quốc gia – BV Bạch Mai Viện Sức khỏe Tâm thần là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai Viện được thành lập theo Quyết định số 784/QĐ - BYT của Bộ Y tế, ký ngày 08/08/1991 Đây là một viện đầu ngành về Tâm thần học phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng Với tổng số 165 giường bệnh, hàng năm viện thu nhận khoảng 3.000 lượt bệnh nhân vào điều trị... Trầm cảm theo tuổi: trầm cảm ở trẻ em, trầm cảm ở thanh thiếu niên, trầm cảm ở ngời lớn, trầm cảm ở người già + Trầm cảm theo tiến triển, gồm có trầm cảm kháng thuốc - Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần ICD- 10 [ 45], năm 1992, trầm cảm được xếp ở các mục: + F06.32: Trầm cảm thực tổn + F31.2, F31.3, F31.4: Giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực + F32: Giai đoạn trầm cảm + F33: Trầm cảm. .. tác dụng không mong muốn khi sử dụng đơn độc một thuốc chống trầm cảm với liều cao Kết hợp các thuốc chống trầm cảm Việc kết hợp các thuốc chống trầm cảm là làm gia tăng hiệu quả thuốc chống trầm cảm đang dùng bằng một thuốc chống trầm cảm có cấu trúc hoá học và dược lý khác [57],[59] Kết hợp thêm một thuốc chống trầm cảm có thể kéo dài trong 12 tuần hoặc thậm chí hàng tháng với liều thích hợp Các thuốc. .. tưởng, và trầm cảm lưỡng cực có thể chỉ định kết hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần không điển hình Một số thuốc khác cũng được sử dụng kết hợp như: Buspiron, pindolol, benzodiazepin [35], và thuốc chống động kinh Bảng 1.4 Một số cách kết hợp thuốc thường dùng Thuốc chống Thuốc kết hợp Cơ chế khi kết hợp trầm cảm Kết hợp một thuốc chống trầm cảm SSRI Trazodon Ngăn tác dụng phụ... trên bệnh nhân trầm cảm nội sinh tại viện Hiện tại chưa có đề tài nào đánh giá tính phù hợp khi sử dụng và hiệu quả điều trị của thuốc chống trầm cảm thông qua mức độ thuyên giảm điểm HAM-D 17 tại viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai Nên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần trong việc sử dụng thuốc hợp lý hơn, nâng cao được hiệu quả trong điều trị đối với bệnh nhân rối loạn trầm. .. dụng thuốc chống trầm cảm tại viện, bao gồm: - “ Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc trong điều trị rối loạn trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai của Phan Thùy Anh, thực hiện từ 1/2007 đến 4/2007 Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá trầm cảm Beck và thang lo âu Zung để đánh giá hiệu quả điều trị, đồng thời theo dõi ADR trên lâm sàng, góp phần cải thiện tình. .. cứu có 34 bệnh nhân (52,31%) ở giai đoạn trầm cảm và 31 bệnh nhân (47,69%) ở giai đoạn trầm cảm tái diễn Không có bệnh nhân nghiên cứu nào mắc trầm cảm nhẹ Số bệnh nhân trầm cảm vừa có triệu chứng cơ thể chiếm tỉ lệ cao nhất, ở giai đoạn trầm cảm là 30,77% và ở giai đoạn trầm cảm tái diễn là 29,23% Tỉ lệ bệnh nhân mắc trầm cảm nặng ở giai đoạn trầm cảm là 16,91% ( trong đó nặng không loạn thần là 9,23%,... trên bệnh nhân trầm cảm - Tiền sử dùng thuốc điều trị trầm cảm - Các liệu pháp điều trị được sử dụng - Các nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng - Thay đổi thuốc chống trầm cảm - Các phác đồ điều trị được sử dụng, thay đổi phác đồ điều trị - Khoảng liều điều trị của các thuốc chống trầm cảm - Thời gian điều trị của bệnh nhân - Các thuốc điều trị biến chứng và bệnh mắc kèm - Ghi nhận các biến cố bất . hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai với các mục tiêu chính sau: 1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh. thương tại não). + Nguyên nhân nội sinh: trầm cảm trong phân liệt cảm xúc; trầm cảm lưỡng cực; trầm cảm đơn cực; trầm cảm thoái triển. + Nguyên nhân tâm sinh: trầm cảm tâm căn; trầm cảm trong. trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá tính phù hợp trong việc sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị thông qua mức

Ngày đăng: 27/01/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có nhiều thang đánh giá trầm cảm đang được sử dụng như thang phát hiện trầm cảm Beck, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, thang đánh giá trầm cảm của Raskin, thang đánh giá trầm cảm Montgomery Asberge (MADRS). Trong số này có hai thang thông dụng thường được sử dụng ở Việt Nam là thang Beck và Hamilton [12]. Trong các nghiên cứu đánh giá tiến triển bệnh nhân trầm cảm, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton là thang được sử dụng nhiều nhất để đánh giá hiệu quả điều trị.

    • Các thuốc khác

    • DA:dopamin; NA:noradrenalin; 5-HT: 5-hydroxytryplamin

      • Nghiên cứu tiến cứu không can thiệp, mô tả, thu thập các thông tin của bệnh nhân trầm cảm được điều trị tại viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ 02/2014 – 07/2014 vào phiếu thu thập thông tin (PHỤ LỤC 1).

      • Thu thập thông tin trên bệnh án điều trị và phỏng vấn của 65 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai từ tháng 02/2014 đến tháng 07/2014.

      • Nhận xét:

      • Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu đa số các bệnh nhân có chỉ số BMI ở mức bình thường (chiếm 69,23%), có 16,92% số bệnh nhân ở mức gầy, 9,23% ở mức thừa cân và 4,62% số bệnh nhân béo độ I.

        • Nhận xét:

        • Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu, có 34 mới được chẩn đoán lần đầu, không có tiền sử sử dụng thuốc chống trầm cảm trước đó. Với 31 bệnh nhân mắc trầm cảm từ trước, có 16 bệnh nhân (24,61%) nhớ thuốc sử dụng, 15 bệnh nhân (23,08%) không mang theo đơn, không nhớ thuốc thuốc sử dụng. Với các bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc, các thuốc sử dụng được ghi nhận như sau:

        • Nhận xét:

        • Nhận xét:

        • Nhận xét:

        • 3.2.8. Tương tác thuốc gặp phải

          • Ghi nhận tương tác thuốc gặp phải trên lâm sàng được trình bày trong bảng 3.19 và bảng 3.20

          • Nhận xét:

          • TMS là liệu pháp kích thích từ xuyên sọ, là một liệu pháp can thiệp có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị trên bệnh nhân. Đánh giá mức thuyên giảm HAM-D trên nhóm bệnh nhân sử dụng TMS và nhóm bệnh nhân không sử dụng TMS được thể hiện trong bảng 3.25.

          • KẾT LUẬN

            • Đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

            • Đánh giá hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm Hamilton

            • Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng thuốc chống trầm cảm

              • Đánh giá mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng chung theo thang HAM-D 17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan