Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định

76 681 0
Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định, phân tích thực trạng lao động nông thôn tỉnh Bình Định, thu thập số liệu bằng việc điều tra nông hộ, sau đó tiến hành phân tích. Dựa vào kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp.

Đ TI: GII PHP TO VIC LM CHO LAO ĐNG NÔNG THÔN TNH BNH ĐNH CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp, thiếu việc làm đang là mối lo hàng đầu của các quốc gia, số người thất nghiệp trên toàn thế giới đạt đến mức kỷ lục, tăng từ 190 triệu năm 2007 lên 210 triệu vào cuối năm 2009. Vì vậy giải quyết việc làm, là một trong những chính sách quan trọng, nó có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Nước ta, một nước đang phát triển với nguồn lao động còn rất dồi dào và tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn với 71,1% tổng lực lượng lao động cả nước. Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường lao động tại khu vực này chưa thật sự phát triển, chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, phương thức sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn cao đang kìm hãm quá trình vận động và phát triển của đất nước. So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp ở nông thôn lại tăng 0,02%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi của là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%. Vì vậy giải quyết việc làm là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội, một mặt nhằm phát huy tiềm năng của lao động, nguồn lực to lớn của đất nước, cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, là hướng để xóa đói 1 giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, là động lực mạnh mẽ cho CNH - HĐH đất nước. Huyện Hoài Ân những năm qua có nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ khá cao và dần chuyển dịch sang hướng hợp lý, tăng tỷ trọng nghành dịch vụ, du lịch và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Hàng năm huyện đã tạo mới việc làm cho hơn 2.000 lao động. Tuy nhiên, quy mô dân số của huyện ngày càng tăng lên nhất là ở vùng nông thôn. Hiện nay lao động huyện có 58.438 người, trong đó lao động nông thôn là 54.037 người chiếm 92,47% tổng số lao động toàn huyện, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 60,10%, hơn 90% người nghèo của huyện đang sống ở nông thôn. Phần lớn lao động nông động sản xuất nông nghiệp với trình độ còn thấp, mang tính thời vụ nên tình trạng lao động “nông nhàn” trở nên đáng báo động. Vì vậy chưa phát huy hết những khả năng sẵn có, dẫn đến thu nhập còn thấp và không ổn định. Bên cạnh đó, quá trình CNH - HĐH đang phát triển và mở rộng dẫn đến diện tích đất canh tác giảm trong khi lao động nông thôn ngày càng tăng lên, làm cho tình trạng di dân lên thành thị, các thành phố lớn cao gây áp lực đối với nhà nước và mất cân bằng sinh thái. Xuất phát từ những thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn của huyện nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng lao động, việc làm trên địa bàn huyện từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao 2 chất lượng cuộc sống cho người lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động và tạo việc làm - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động việc làm, nhu cầu việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nội dung liên quan đến vấn đề việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong khoảng thời gian 2009 - 2011. Nội dung nghiên cứu về việc làm là rất rộng nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. - Về không gian nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định - Thời gian nghiên cứu: Số liệu từ năm 2009 - 2011, số liệu sơ cấp được thu thập năm 2012. 1.5. Cấu trúc khóa luận Nội dung của khóa luận bao gồm 5 chương: Chương 1. Mở đầu. Chương 2. Tổng quan. Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 3 Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5. Kết luận. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý địa hình 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hoài Ân là một huyện trung du của tỉnh Bình Định, không giáp biển. Với tổng diện tích tự nhiên 74.512,60 ha, có tọa độ địa lý là: + Từ 14 o 05’ đến 14 o 35’ độ vĩ bắc. + Từ 109 o 47’ đến 111 o 00 độ kinh đông. Toàn huyện có 3 xã vùng cao, 06 xã miền núi, 05 xã đồng bằng và 1 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ (Tp. Quy Nhơn) 100Km về phía Bắc, cách Quốc lộ 1A 9km về phí Tây. Có giới cận như sau: - Đông giáp : Huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Mỹ. - Tây giáp : Huyện An Lão và huyện Vĩnh Thạnh. - Nam giáp : Huyện Phù Cát. - Bắc giáp : Huyện An Lão. 2.1.1.2. Địa hình Nhìn chung, địa hình toàn huyện phức tạp, đồi núi xen với đồng bằng, độ dốc cao, nhiều sông suối chia cắt, tạo thành nhiều thung lũng. 4 Tổng thể huyện Hoài Ân có địa hình gần như lòng chảo, có thể chia thành hai dạng chính: - Vùng đồi núi: Chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía Tây, phía Nam, phía Đông Nam của huyện. Đây là vùng có địa hình phức tạp, dốc, chia cắt bởi nhiều khe suối. - Vùng đồng bằng thung lũng: Chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, nằm ở phía Đông, phía Bắc và trung tâm của huyện. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện. 2.1.2. Thời tiết khí hậu - Khí hậu của huyện trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa thường gây ra ngập úng, mùa nắng khô hanh gây nhiều bất thuận cho phát triển nông nghiệp. - Nhiệt độ bình quân trong năm trên 26 0 C. - Nhiệt độ tối cao trong năm 37 0 - 40 0 C, thường vào tháng 4 cho đến tháng 7 trong năm. Nhiệt độ tối thấp trong năm 19 0 - 20 0 C vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. - Số giờ nắng trung bình các tháng 36 - 43 giờ/tháng. Ẩm độ trung bình không khí giữa các tháng trong năm khoảng từ 84,3% - 85,4 %. - Tổng lượng mưa 2.200mm trở lên, nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 9 đến tháng 12. Nhìn chung, điều kiện thời tiết - khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển và sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhất là cây lúa và cây hàng năm. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cho nên cần có những biện pháp hữu hiệu đối phó để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng hợp lý đất đai. 5 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.3.1. Tài nguyên đất Đất đai là tài nguyên quý giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 74.512,60. Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên từ 6,77 năm 2009 lên 6,80 năm 2011. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn với 13.884,75 ha, chiếm 18,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý để khai thác tài nguyên đất chưa sử dụng vào sản xuất. Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Hoài Ân. ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Diện tích (%) Diện tích (%) Diện tích (%) Bình quân (%) Tổng 74.512,60 100 74.512,60 100 74.512,60 100 100 1- Đất nông nghiệp 55.347,02 74,28 55.364,15 74,30 55.558,43 74,56 100,19 Đất sản xuất nông nghiệp 12.529,64 22,64 12.572,77 22,71 12.546,44 22,58 100,02 + Cây hàng năm 7.955,75 14,37 7.997,32 14,44 7.955,17 14,32 99,99 + Cây lâu năm 4.573,89 8,26 4.575,45 8,26 4.591,27 8,26 100,26 Đất lâm nghiệp 42.797,88 77,33 42.771,88 77,26 42.991,52 77,38 100,23 Đất nuôi trồng thủy sản 17,17 0,03 17,17 0,03 17,64 0,03 101,37 Đất nông nghiệp khác 2,33 0,01 2,33 0,01 2,83 0,01 110,73 2-Đất phi nông nghiệp 5.046,45 6,77 5.022,65 6,74 5.069,42 6,80 100,23 3- Đất chưa sử dụng 14.119,13 18,95 14.125,80 18,96 13.884,75 18,63 99,17 (Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Hoài Ân). Tiềm năng đất của huyện Hoài Ân còn khá lớn, còn 13.884,75 ha chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2010 là 12.572,77 chiếm 22,71% so với tổng diện tích đất nông nghiệp vì sản 6 xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu về thu nhập nên lao động đang dần chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp. 2.1.3.2. Tài nguyên nước Huyện Hoài Ân là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn là Kim Sơn (62km) và An Lão (20 km). Hai dòng sông này chảy quanh co, uốn lượn nên đã hình thành các bãi bồi và các cánh đồng màu mỡ phù sa trên địa bàn huyện. Hệ thống sông suối ở Hoài Ân chia cắt mạnh địa hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa, song đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, điều hòa khí hậu để phát triển kinh tế của dân cư trên địa bàn. 2.1.3.3. Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá lớn với 42.991,52 ha chiếm 57,70% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng sản xuất là 21.540,96 vào năm 2011, chiếm 28,91% so với tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng chiếm đến 50,11% so với đất lâm nghiệp huyện. Đây là tiềm năng rất lớn giúp cho người dân tăng thêm thu nhập từ việc trồng các loại cây dài ngày, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên những năm gần đây tình trạng khai thác rừng bừa bãi trên địa bàn huyện nhất là ở các xã Ân Hảo Đông, Ân Tường Đông ngày càng gia tăng, làm cho nguy cơ thiệt hại về một số rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là rất lớn dẫn đến nguy cơ lũ lụt, xói mòn đất diễn ra. Cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát rừng, nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ kiểm lâm. Giao rừng cho nhân dân trồng và chăm sóc vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vừa khôi phục và bảo vệ rừng. 2.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản Nhìn chung tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Hoài Ân là tương đối. Điển hình là mỏ vàng Kim Sơn có ý nghĩa kinh tế cao với trữ 7 lượng khoảng 22 tấn. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những mặt không tốt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do việc khai thác bừa bãi. 2.1.3.5. Tài nguyên du lịch và dịch vụ Hoài Ân có tiềm năng du lịch và dịch vụ tương đối lớn, với các địa điểm có thể đưa vào khai thác như: Thác Đá Yàng (Ân Hảo Đông), thác Đổ Nghĩa Điền (Ân Nghĩa), thác Hóc Đèn (Ân Mỹ). Ngoài ra, Hoài Ân đã hình thành nhiều công trình văn hóa, nhiều công trình dân sinh không chỉ đem lại lợi ích cho phát triển đời sống vật chất mà còn chứa đựng những tiềm năng phục vụ nhu cầu tinh thần lâu dài như: Hồ Vạn Hội, hồ Thạch Khê…, những công trình thủy lợi có thể xây dựng thành khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch sinh thái trong nay mai. Bên cạnh đó, Hoài Ân có 3 dân tộc anh em đã tạo dựng nét truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội dân gian giàu bản sắc, là nơi tìm đến của bao người để tìm hiểu, chiêm nghiệm và nghiên cứu. 2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.1.4.1. Thuận lợi Nhìn chung địa hình, thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Với tài nguyên đất đai rộng lớn có thể phát triển các trang trại nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều nên có thể tận dụng đưa vào phát triển các mô hình thích hợp. Vùng đồi núi chiếm tỷ lệ cao nên có thể phát triển rừng, trồng các loại cây dài ngày như gió, keo để tạo việc làm và tăng thêm thu nhập. 2.1.4.2. Khó khăn Với địa hình tương đối phức tạp, có độ dốc lớn cùng với việc người dân chặt phá rừng làm nương rẫy nên dể bị xói mòn, rửa trôi. Vào mùa mưa thì ngập úng, lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, mùa khô kéo dài, nhiều nơi cây trồng thiếu nước nghiêm trọng, độ ẩm trong không khí tương đối thấp nên dể gây cháy rừng trong những ngày nắng nóng. 8 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo điều tra dân số toàn huyện năm 2011 là 84.750 người (thống kê năm 2011), tăng 1% so với năm 2010, mật độ dân số toàn huyện là 113 người/km 2 . Trong đó, người kinh là 82.511 người, chiếm 97,34%, người Hê Rê, Ba Na là 2,66 người. Với lực lượng lao động là 58.438 người chiếm 70,13% tổng dân số huyện. Khu vực nông thôn là 54.037 người chiếm 92,47% lực lượng lao động toàn huyện. Tuy nhiên, đa số thu nhập không cao, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn vì công việc không ổn định, mang tính thời vụ nên thời gian làm việc không được tận dụng tối đa. 2.2.2. Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Hoài Ân đã đạt 11,3%, riêng năm 2011 là 15,5%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Nếu năm 2005, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 63,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 14%, thương mại - dịch vụ chiếm 22,6%; thì đến năm 2011, con số tương ứng là 57,8 - 16 - 25,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 11 triệu đồng/năm, tăng gần 2,5 lần so với năm 2005 nhưng vẫn chưa xứng tầm với điều kiện kinh tế của huyện. 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.3.1. Giao thông Mặc dù là huyện trung du, không nằm trên trục quốc lộ 1A, nhưng mạng lưới giao thông của Hoài Ân khá phát triển và thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng khác. Phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng Sơn (Hoài Nhơn) lên tới huyện lỵ An Lão và Ba Tơ (Quảng Ngãi); phía Nam có tỉnh lộ 630 nơi với quốc lộ 1A tại cầu Dợi (Hoài Đức - Hoài Nhơn) qua huyện lỵ Hoài Ân, lên Kim Sơn (Ân Nghĩa) rồi lên huyện Kbang (Gia Lai) nối với tỉnh lộ 637 qua huyện lỵ Vĩnh Thạnh và nối với quốc lộ 19 tại vườn Xoài (Tây Thuận - Tây Sơn). 9 Ngoài ra còn có tuyến đường từ Tân Thạnh (Ân Tường) nối với quốc lộ 1A tại Mỹ Trinh (Phù Mỹ). Hệ thống đường giao thông cũng được mở mang mạnh nhờ phương thức "nhà nước và nhân dân cùng làm" được thực hiện có hiệu quả. Ngoài hai tuyến đường tỉnh được trải nhựa, các tuyến khác với hàng trăm cây số đã được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng trên hầu hết các tuyến đường huyết mạch của xã, thôn. Với thành tích này huyện Hoài Ân đã được Chính phủ và Bộ GT - VT trao cờ luân lưu xuất sắc. Cùng với hệ thống đường là hệ thống cầu kiên cố cũng được xây dựng. Có thể kể đến các cây cầu trọng điểm như Ngã Hai, Phong Thạnh, Mỹ Thành, Đá Bạc, Mục Kiến,… Tất cả đã tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn, khép kín thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong huyện và từ huyện đi các nơi khác. 2.2.3.2. Điện, nước Hệ thống mạng lưới điện đến nay cũng đã được xây dựng gần như hoàn chỉnh. Đã có 100% số xã với 82/82 thôn bản và 99% số hộ có điện sử dụng. Các vùng quê xa xôi như Ân Nghĩa, Dak Mang, Bok Tới, Ân Sơn nay cũng đã có điện. Huyện đã xây dựng được hơn 32 công trình hồ chứa nước và trên 60 trạm bơm điện, hình thành hệ thống mạng lưới công trình thủy lợi rộng khắp chủ động tưới cho gần 90% diện tích canh tác, đưa năng suất lúa lên 14 - 16 tấn/ha/năm. Trong đó đáng kể nhất là công trình hồ chứa nước Vạn Hội có năng lực tưới 1.300ha. 2.2.3.3. Khoa học công nghệ Công tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý nhằm tăng năng suất, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống đã được quan tâm hơn. Chính vì vậy, nhiều dự án với mục tiêu chuyển giao công nghệ, hổ trợ khoa học, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đã được triển khai trên địa bàn huyện. 10 [...]... (Nguồn:Báo nông nghiệp nông thôn ) 3.2.5 Năng suất lao động và thu nhập của lao động nông thôn Năng suất lao động và thu nhập của lao động nông thôn nước ta còn thấp Nguyên nhân một phần do chất lượng lao động thấp Đa số lao động nông thôn chưa qua đào tạo và trình độ văn hóa thấp, làm việc dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, cùng với sự dư thừa về số lượng 3.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao. .. là thời gian lao động nông nhàn” trong nông thôn Trong thời gian nông nhàn, một số bộ phận lao động nông thôn chuyển sang làm công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang địa phương khác để tăng thu nhập Tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn lên thành... mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình 3.1.1.2.Khái niệm lao động nông thôn Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn Lao động nông thôn có đặc điểm: Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp Điều này ảnh hưởng tới năng suất lao động và trình độ... chế việc tự tạo việc làm của lao động Lao động nông thôn Việt Nam còn mang nặng tư tưởng tiểu 14 nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động Tất cả những hạn chế trên cần được xem xét kỹ khi đưa ra những giải pháp về việc làm cho lao động nông thôn 3.1.2 Nguồn lao động và lực lượng lao động 3.1.2.1 Nguồn lao động Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có... lượng (1000 người) Cơ cấu (%) Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 28.553,4 100 82,3 6,8 10,9 30.055,5 100 79,0 8,3 12,7 32.930,7 100 71,2 14,0 14,8 34.905,9 100 67,08 15,72 17,20 (Nguồn: Báo Nông nghiệp nông thôn) 3.2.3 Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp, nông thôn không đồng đều Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn,... phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thuần túy với lực lượng lao động nông thôn là 54.037 người chiếm 92,47% lực lượng lao động toàn huyện Lực lượng lao động này có tay nghề không cao, đa số chưa qua đào tạo nên khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ mới, kỹ thuật mới 13 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Một số khái niệm 3.1.1 Lao động và lao động nông thôn 3.1.1.1 Lao động Có nhiều khái... lại lao động ở nông thôn, chính sách “tam nông , rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết việc làm Những kết quả ngoạn mục về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm đó đạt được ở Trung Quốc trong những năm đổi mới vừa qua đều gắn liền với những bước đi của ngành công nghiệp nông thôn Từ thực tiễn giải quyết việc làm ở nông thôn. .. tạo ra việc làm mới Đối với người lao động, để tham gia được những việc làm mới phải không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của bản thân 3.2 Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam 3.2.1 Dân số vùng nông thôn rất đông Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Tuy nhiên, nguồn lao động này vẫn còn ít cơ hội để phát... kênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của lao động nông thôn. .. động Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của lao động nông thôn làm cho việc khai thác nguồn nhân lục ở đây vẫn còn yếu kém Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức chung của cả nước Có đến 74,40% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào, khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống 26 đang làm việc, tỉ lệ . của mình. 3.1.1.2.Khái niệm lao động nông thôn Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn. Lao động nông thôn có đặc điểm: Trình độ. việc làm cho lao động nông thôn. 3.1.2. Nguồn lao động và lực lượng lao động 3.1.2.1. Nguồn lao động Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc. đó lao động nông thôn là 54.037 người chiếm 92,47% tổng số lao động toàn huyện, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 60,10%, hơn 90% người nghèo của huyện đang sống ở nông thôn. Phần lớn lao động nông

Ngày đăng: 25/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

  • CHƯƠNG 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.2.1. Mục tiêu chung

    • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể

  • 1.4. Phạm vi nghiên cứu

  • 1.5. Cấu trúc khóa luận

  • CHƯƠNG 2

  • TỔNG QUAN

  • 2.1. Điều kiện tự nhiên

    • 2.1.1. Vị trí địa lý địa hình

      • 2.1.1.1. Vị trí địa lý

      • 2.1.1.2. Địa hình

    • 2.1.2. Thời tiết khí hậu

    • 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

      • 2.1.3.1. Tài nguyên đất

      • 2.1.3.2. Tài nguyên nước

      • 2.1.3.3. Tài nguyên rừng

      • 2.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản

      • 2.1.3.5. Tài nguyên du lịch và dịch vụ

    • 2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

      • 2.1.4.1. Thuận lợi

      • 2.1.4.2. Khó khăn

    • 2.2.1. Tình hình dân số và lao động

    • 2.2.2. Cơ cấu kinh tế

    • 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

      • 2.2.3.1. Giao thông

      • 2.2.3.2. Điện, nước

      • 2.2.3.3. Khoa học công nghệ

      • 2.2.3.4. Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm

      • 2.2.3.5. Thương mại, dịch vụ

    • 2.2.4. Đời sống văn hóa tinh thần

      • 2.2.4.1. Văn hóa - giáo dục và đào tạo

      • 2.2.4.2. Y tế

    • 2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

      • 2.2.5.1. Thuận lợi

      • 2.2.5.2. Khó khăn

  • CHƯƠNG 3

  • NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Một số khái niệm

    • 3.1.1. Lao động và lao động nông thôn

      • 3.1.1.1. Lao động

      • 3.1.1.2.Khái niệm lao động nông thôn

    • 3.1.2. Nguồn lao động và lực lượng lao động

      • 3.1.2.1. Nguồn lao động

      • 3.1.2.2. Lực lượng lao động

    • 3.1.3. Thị trường lao động

    • 3.1.4. Việc làm

      • 3.1.4.1. Phân loại việc làm

      • 3.1.4.2. Người có việc làm

      • 3.1.4.3. Đặc điểm việc làm ở nông thôn

    • 3.1.5. Thất nghiệp

      • 3.1.5.1. Phân loại thất nghiệp

      • 3.1.5.2. Nguyên nhân thất nghiệp

    • 3.1.6. Thiếu việc làm

      • 3.1.6.1. Người thiếu việc làm

      • 3.1.6.2. Nguyên nhân thiếu việc làm

      • 3.1.6.3. Thiếu việc làm ở nông thôn

    • 3.1.7. Khái niệm tạo về việc làm và việc làm mới

      • 3.1.7.1. Tạo việc làm

      • 3.1.7.2. Việc làm mới

  • 3.2. Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam

    • 3.2.1. Dân số vùng nông thôn rất đông

    • 3.2.2. Dư thừa lao động nông nghiệp ngày một gia tăng, trong khi sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ nên tình trạng "nông nhàn" trở nên đáng báo động

    • 3.2.3. Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp, nông thôn không đồng đều

    • 3.2.4. Chất lượng lao động nông thôn Việt Nam còn thấp

    • 3.2.5. Năng suất lao động và thu nhập của lao động nông thôn

  • 3.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn

  • 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người lao động nông thôn Việt Nam

    • 3.5.1. Tư liệu sản xuất

      • 3.5.1.1. Vốn

      • 3.5.1.2. Đất đai

      • 3.5.1.3. Cơ sở hạ tầng

    • 3.5.3. Nguồn nhân lực

    • 3.5.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm

    • 3.5.5. Hội nhập kinh tế quốc tế

    • 3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả

    • 3.6.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

    • 3.6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

  • CHƯƠNG 4

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • 4.1.1. Tình hình dân số

      • 4.1.2. Tình hình lao động nông thôn huyện Hoài Ân

  • 4.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn ở huyện Hoài Ân qua 3 năm

    • 4.3.1. Nông nghiệp

    • 4.3.2. Công nghiệp - xây dựng

    • 4.3.3. Thương mại - dịch vụ

  • 4.4. Kết quả điều tra về dân số và lao động huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

    • 4.4.1. Tình hình chung về lao động của hộ điều tra

  • 4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn

    • 4.6.2. Biện pháp trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

    • 4.6.3. Giải pháp về dịch vụ, thương mại

    • 4.6.4. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nông thôn

      • 4.6.4.1. Phát triển kinh tế hộ gia đình

      • 4.6.4.2. Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã

      • 4.6.4.3. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

    • 4.6.5. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm

    • 4.6.6. Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

    • 4.6.7. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động

      • 4.6.7.1. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số của huyện Hoài Ân

      • 4.6.7.2. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn

      • 4.6.7.3. Thực hiện tốt các công tác chăm sóc sức khỏe, y tế và vệ sinh môi trường ở nông thôn

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • 5.1. Kết luận

  • 5.2. Kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan