Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp tại VCB chi nhánh tân bình đến năm 2017

90 410 0
Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung   dài hạn của doanh nghiệp tại VCB   chi nhánh tân bình đến năm 2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1/ Sự cần thiết chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng nhanh, đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam buộc phải không ngừng đổi mới, đi tắt đón đầu, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới,học hỏi kinh nghiệm, giaolưu - trao đổi văn hóa, tri thức với các nước phát triển khác. Vượt lên trên mọi khó khăn thử thách đó, Việt Nam vẫn hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa Việt Nam trở thành con rồng châu Á. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu vốn đã và đang là 1 nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế. Do đố, có thể thấy tín dụng trung - dài hạn là một trong những công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó. Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung - dài hạn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, các NHTM cũng đang triển khai nhiều biện pháp để có những bước chuyển dịch về cơ cấu tín dụng, tăng dần tỉ trọng cho vay trung - dài hạn với phương châm “Đầu tư chiều sâu cho DN cũng là đầu tư tương lai cho ngành NH”. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động tín dụng trung- dài hạn còn đang gặp nhiều khó khăn, nổi cộm là vấn đề hiệu quả tín dụng trung- dài hạn còn nhiều rủi ro, dư nợ tín dụng trung- dài hạn trong các NHTM vẫn thường chiếm tỉ lệ không cao so với cầu. Ngoài ra tỉ lệ nợ quá hạn còn cao, cho vay ra nhưng không thu hồi được cả gốc và lãi vẫn còn tồn tại nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam CN Tân Bình, nhóm em nhận thấy rằng những vấn đề này còn tồn tại trong tín 1 dụng trung - dài hạn của Ngân hàng. Sau khi tìm hiểu vấn đề, nhóm em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung - dài hạn của doanh nghiệp tại VCB - Chi nhánh Tân Bình đến năm 2017”. 2/ Mục tiêu nghiên cứu + Tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình qua các năm. + Từ việc tìm hiểu quy trình tín dụng, thực tế hoạt động tại chi nhánh có thể tìm ra được khó khăn hạn chế đang tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung- dài hạn và công tác quản trị thông qua các chỉ tiêu như: tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ trung - dài hạn, nợ quá hạn, Phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2011-2013 và kế hoạch kinh doanh đến năm 2017. 4/ Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin số liệu có liên quan phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng trung - dài hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Khóa luận được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh để làm rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5/ Kết cấu nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh sách bảng biểu, đồ thị, nội dung của đề tài gồm bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng trung - dài 2 hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-chi nhánh Tân Bình. Chương 3: Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng tín dụng trung- dài hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Chương 4: Giải pháp quản trị và chất lượng hoạt động tín dụng trung - dài hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1/ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1/ Khái niệm NHTM Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội. Ngân hàng Thương mại (Commerical Bank) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các Công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân,… bằng cách nhận tiền gửi rồi sử dụng số vốn đó để cho vay , chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh 3 toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo Nghị định Chính phủ số 49/2000NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa: “ Ngân hàng Thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Như vậy, có thể nói rằng Ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là nhịp cầu nối liền giữa những chủ thể thừa vốn với các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Chính nhờ vậy mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2/ Các hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay có hai loại nghiệp vụ chính: nghiệp vụ truyền thống (cổ điển) và nghiệp vụ hiện đại (mới). 1.1.2.1. Nghiệp vụ truyền thống của NHTM Chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn bằng tiền mặt, cho vay bằng tiền mặt, thu nợ bằng tiền mặt và trả tiền gửi cũng bằng tiền mặt. 1.1.2.2.Nghiệp vụ hiện đại của NHTM Gồm nghiệp vụ thẻ thanh toán, thuê mua, thu nợ, hợp đồng tương lai, nghiệp vụ trao đổi, lãi suất và tỉ giá hối đoái. 1.1.2.3. Hoạt động của NHTM a/ Hoạt động huy động vốn gồm: Nhận tiền gửi; Phát hành giấy tờ có 4 giá; Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng; Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước. Để được hoạt động và thực hiện huy động vốn, ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định gọi là vốn tự có. Vốn tự có là điều kiện bắt buộc để Ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể huy động được những khoản gửi đầu tiên, vốn tự có còn đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, những thua lỗ về tài chính trong hoạt động tạm thời, nó tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của Ngân hàng. Và nó còn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và sự phát triển dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới. b/ Hoạt động dịch vụ thanh toán Khi các khách hàng gửi tiền vào NH, NH không chỉ giữ tiền mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng củahọ. Thanh toán qua NH là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán qua NH là các thanh toán phổ biến ở các quốc gia vì nó đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Một dịchvụ mới, quan trọng được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch cho phép người gửi viết Séc thanh toán cho việc mua hàng hóa dịch vụ. Cùng với sự phát triển như: ủy nhiệm chi, nhờ thu, tín dụng chứng từ, thanh toán bằng điện, thẻ, c/ Hoạt động ngân quỹ Các NH mở tài khoản và giữ tiền của khách hàng, qua đó NH thường có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. NH có kinh nghiệm trong việc quản lý ngân quỹ. Theo đó NH quản lý việc thu và chi cho khách hàng và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Nghiệp vụ ngân quỹ là nghiệp vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng của NHTM. d/ Các hoạt động khác 5 Ngoài các nghiệp vụ chính như trên, NHTM còn thực hiện một số hoạt động khác: Góp vốn và mua cổ phần; Tham gia thị trường tiền tệ; Kinh doanh ngoại hối – vàng; Ủy thác và nhận ủy thác; Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; Tư vấn tài chính; Kinh doanh bất động sản; Bảo quản vật quý giá và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động của NHTM. 1.1.3/ Hoạt động tín dụng của NHTM 1.1.3.1/ Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. * Bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay một lượng tài sản nhất định. * Bên đi vay được sử dụng tạm thời lượng giá trị tài sản đó trong một thời gian nhất định, và bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận. Như vậy, tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời. 1.1.3.2/ Sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của hoạt động Ngân hàng thì hình thức tín dụng Ngân hàng là hình thức có ưu thế và quan trọng nhất. Hình 6 thức tín dụng Ngân hàng là hình thức chủ yếu trong mọi hoạt động của ngân hàng cũng như trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng Ngân hàng luôn là nhịp cầu giúp Ngân hàng tồn tại và ngày càng phát triển mạnh hơn, bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng là rất lớn, đó là toàn bộ nguồn vốn trong nền kinh tế mà Ngân hàng có thể tập trung và huy động được. Là định chế tài chính trung gian, hệ thống Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với 2 tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp kinh tế năng động, cùng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, tiên tiến Ngân hàng có khả năng thu hút những nguồn vốn trong xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho nến kinh tế ngày càng phát triển. 1.1.3.3/ Các hình thức tín dụng Ngân hàng Việc phân chia tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho các nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Song các Ngân hàng thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây: a/ Căn cứ vào thời hạn + Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Với mục đích là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. + Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích là nhằm tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. b/ Căn cứ vào mục đích tín dụng + Cho vay kinh doanh BĐS: gồm cho vay xây dựng ngắn hạn và dài hạn tài trợ cho việc mua đất, nhà cửa và BĐS khác. + Cho vay nông nghiệp: loại này nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất. 7 + Cho vay CN & TM: loại vay này giúp cho doanh nghiệp trang trải các chi phí trong sản xuất. + Cho vay cá nhân: là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dung cá nhân. + Cho vay các TCTC: là loại cho vay dành Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Cty tài chính và các TCTC khác. + Tài trợ thuê mua: là tín dụng ngân hàng mua thiết bị, máy móc + Cho vay khác: gồm các loại không xếp hạng trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán. c/ Căn cứ vào thành phần kinh tế + Cho vay đối với kinh tế quốc doanh: là quan hệ cho vay giữa ngân hàng với các doanh nghiệp nhà nước. + Cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh như: là quan hệ cho vay giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: HTX, Công ty cổ phần, Cty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể. d/ Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn + Cho vay đối với vốn lưu động: là loại cho vay nhằm để bổ sung vốn lưu động cho các TCKT. + Cho vay đối với vốn cố định: Là loại cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các TCKT. e/ Căn cứ vào sự đàm bảo trong quan hệ tín dụng + Cho vay có đảm bảo: loại cho vay này được biểu hiện ở việc cầm giữ vật thế chấp, cầm cố nào đó hoặc qua một bảo lãnh của bên thứ ba. + Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người đi vay. g/ Căn cứ theo cách khác Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn phân chia theo các tiêu thức sau: Cho vay trực tiếp; Cho vay gián tiếp; Cho vay trả góp; Cho vay phi trả góp. 8 1.1.3.4/ Đặc trưng của tín dụng Có thể nói trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng, đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc tính chủ yếu là: lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. a/ Yếu tố lòng tin Bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “credittum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay vào người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Lòng tin trong quan hệ tín dụng được biểu hiện từ chủ yếu từ phía người cho vay đối với người đi vay bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng. b/ Tính thời hạn và tính hoàn trả Khác với các quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay. Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hoá và vì thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng người cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ khôngbán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay 9 đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định. Như vậy, khối lượng hàng hoá hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên chở giá trị sử dụng của chúng, nó được phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không được bán đứt. Tín dụng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, tùy theo đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng mà tín dụng được phân chia theo các hình thức phù hợp. Thông thường các ngân hàng phân chia tín dụng theo tiêu thức thời gian bao gồm tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, và tín dụng dài hạn. 1.1.3.5/ Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luật khách quan: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, các TCKT để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư và tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để họ có thể khai thác. Đồng thời, tín dụng Ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẩn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Như vậy tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trường. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện một trong những chức năng chủ yếu của mình là tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau đó cho ra đối với nền kinh tế. Thông qua các hoạt động cho vay của mình ngân hàng đã đảm bảo cho các doanh nghiệp nóichung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng không chỉ duy trì sản xuất kinh doanh mà còn tái sản xuất mở rộng. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khó 10 [...]... thành và phát triển Chi nhánh VCB - Tân Bình được thành lập vào thánh 10/2002 theo quyết định số 228/QĐ-NHNT-HĐQT với tư cách chi nhánh II, lúc này mọi hoạt động do VCB Tp.Hồ Chí Minh quạn lý Đến ngày 25/10/2006 theo quyết định số 799/QĐ-NHNN của HĐQT – NHNN Việt Nam về việc nâng cấp chi nhánh Vietcombank Tân Bình Tành chi nhánh cấp I để được mở rộng hơn về quản lý và chi nhánh đang chịu sự quản lý... cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ Trong quy trình tín dụng, giai đoạn chuẩn bị cho vay là hết sức quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay Trong giai đoạn này, chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như qui định điều kiện và thủ tục vay ở từng NHTM Việc kiểm tra quá trình cho vay. .. hình kinh doanh của khách hàng như: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay mua căn hộ,… và các sản phẩm đặc thù theo hoạt động kinh doanh với hình thức trả lãi, trả gốc phong phú, lãi suất hấp dẫn cạnh tranh Dịch vụ thẻ: VCB là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, hiện tại VCB là đơn... tư dài hạn trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn trung -dài hạn tại NH Hơn nữa, sự mất ổn định về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các DN, NH sẽ không huy động thêm vốn được và khả năng thu hồi nợ của NH sẽ gặp nhiều khó khăn Chất lượng tín dụng trung - dài hạn của NH sẽ bị ảnh hưởng theo Thứ ba, đối với môi trường pháp lý Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của. .. một lượng vốn cố định và ổn định lâu dài Qui mô vốn đầu tư cho các yêu cầu trên đôi khi vượt quá khả năng vốn của doanh nghiệp Tín dụng ngắn hạn có thể giúp cho các doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đó Thứ hai, tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả Bản chất của tín dụng ngắn hạn. .. toàn và nâng cao chất lượng tín dụng cho NH Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung- dài hạn, giúp các NHTM có thể nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và có thể vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn. .. một khối lượng lớn vốn đầu tư nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chi c cầu nối doanh nghiệp với thị trường, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn cấp cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá... nhiệm vụ của các phòng ban Giám Đốc Nhân sự gồm có 1 Giám Đốc Giám đốc là người đại diện pháp nhân của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Bình, chịu trách nhiêm về tình hình hoạt động kinh doanh kết quả của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định ,của Hội Đồng quản Trị và Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệp về toàn bộ tài sản của tổ chức, điều hành cán bộ trong chi nhánh: ... về vốn cho các DN Vì vậy, tín dụng trung- dài hạn cần được tăng cường để các NH có thể tham gia nỗ lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Ngoài ra tín dụng trung - dài hạn còn là một nghiệp vụ mang lại lợi ích cho NH Bởi lẽ tín dụng trung - dài hạn là những khoản tín dụng có quy mô lớn, lãi suất cao, thời gian dài nên lãi thu về sẽ lớn và ổn định Quan hệ tín dụng trung - dài hạn cũng... trực tiếp của NH Ngoại Thương Việt Nam Ngày 17/11/2006 Vietcombank Tân Bình chính thức trở thành chi nhánh cấp I theo quyết định số 407/QĐ-NHNT Tháng 6/2008, chuyển đổi thành NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình theo quyết định số 451/QĐ-NHNT Lúc đầu VCB Tân Bình chỉ có 27 nhân viên và cho đến nay số nhân viên đã tăng lên là 153 người Trách nhiệm của chi nhánh là thực hiện các nghiệp vụ . chất lượng cho vay trung - dài hạn của doanh nghiệp tại VCB - Chi nhánh Tân Bình đến năm 2017 . 2/ Mục tiêu nghiên cứu + Tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp. Giải pháp quản trị và chất lượng hoạt động tín dụng trung - dài hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG. Nam -chi nhánh Tân Bình. Chương 3: Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng tín dụng trung- dài hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Chương 4: Giải

Ngày đăng: 24/01/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan