tiểu luận công tác xã hội tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã nghĩa xuân, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

28 1.2K 17
tiểu luận công tác xã hội tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã nghĩa xuân, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời Cảm Ơn Trong quá trình học tập chúng ta cần nắm vững được những lý thuyết để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và qua việc ứng dụng vào thực hành đó chính là giúp chúng ta củng cố lại kiến thức. Chính vì vậy để nâng cao năng lực và kiến thức cho sinh viên đối với chuyên ngành của mình tổ bộ môn Công tác xã hội – trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho sinh viên K51 vận dụng những gì đã được học vào việc đi thực tế để hoàn thành bài Tiểu luận Công tác xã hội theo khung chương trình đào tạo của Nhà trường. Trong thời gian đi thực tế của mình em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện và giúp đỡ em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Võ Thị Cẩm Ly là giáo viên hướng dẫn em trong suốt quá trình đi thực tế để em hoàn thành được bài Tiểu luận chuyên ngành này. Do kiến thức và thời gian có hạn, nên bài Tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các thầy cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC Trang 2 Phần I : Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển. Ngay cả những nước phát triển cũng có tình trạng nghèo đói, toàn thế giới hiện nay vẫn có hơn 1 tỷ người sống trong nghèo đói. Đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn thế giới Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp là rất lớn. Do sự phát triển lớn của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạp đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn thành thị và nông thôn. Nghèo đói làm cho trình độ dân trí không thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và Nhà Nước ta luôn đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới nhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An là 1 xã với phần đông dân số sống bằng nghề nông nghiêp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp với việc trồng lúa,mía,cây lâu năm chiếm đa số , đất đai ở đây không cho phép trồng hoa màu như ngô, khoai, lạc chính vì thế cuộc sống rất khó khăn, thêm vào đó những chính sách hỗ trợ của nhà nước đến người dân còn hạn chế. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng để phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành quả lớn . Tuy 3 nhiên tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư vẫn chưa được khắc phục, cái nghèo, cái đói vẫn đang còn là cản trở cho sự phát triển chung của xã. Mặt khác đây chính là làng quê tôi được sinh ra và lớn lên, tôi hiểu được cuộc sống cực khổ của người dân nơi đây, tôi muốn với đề tài nghiên cứu của mình sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng , nguyên nhân dẫn tới cái nghèo để từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp giúp người dân thoát nghèo, nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo của xã đã thu được những kết quả gì. Như vậy trên đây là những lý do để tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu. 2. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng tới chính là tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 2.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu trong đề tài này chính là những hộ nghèo và chính sách giảm nghèo trên địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 2.3 Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài này, góp phần tìm hiểu một vài nét về tình hình nghèo đói trên xã. - Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nghèo đói trên xã. - Tìm hiểu hậu quả của nghèo đói - Tìm hiểu việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và kết quả đã đạt được để giảm số hộ nghèo trên xã. 2.4 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 4 - Thời gian: Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian bắt đầu từ ngày 25/5/2013 đến 25/3/2013 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để quan sát về những đặc điểm của xã và các hộ nghèo. - Cơ cấu bữa ăn: Bữa ăn của những hộ nghèo trong xã rất đạm bạc chủ yếu là rau, trứng, bữa ăn thường chỉ dừng lại ở 2 món. - Nhà ở : Các hộ nghèo nhà còn tạm bợ, nhà tranh, có một số hộ nhà ngói nhưng cũng đã rất cũ kỹ và hư hỏng không để khả năng để chống chọi với thiên tai, bão lũ. - Đất đai canh tác : Đất của xã bạc màu,khô cằn chỉ trồng được lúa,mía,cây lâu năm. chứ không trồng được hoa màu. - Nước sạch : Hầu hết các gia đình ở đây đều dùng nước giếng. 3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Ở đây em đã tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng trên xã đó là chọn ra 10 hộ nghèo đói nhất xa để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói , khi phỏng vấn em chọn người phỏng vấn đó là lao động chính trong gia đình cụ thể là vợ hoặc chồng. Phỏng vấn phó chủ tịch xã và 1 cán bộ làm công tác chính sách xã để tìm hiểu về thực trạng nghèo đói chung của xã và những chính sách, giải pháp đã được áp dụng, kết quả của nó. 3.4 Phương pháp phân tích tài liệu - Phân tích tài liệu từ các văn bản, báo cáo về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về vấn đề nghèo đói của, những kết quả đạt được từ công tác xóa đói giảm nghèo qua các tháng, quý, năm của xã 5 - Thu thập và phân tích một số tài liệu có liên quan từ các sách, báo, tài liệu tham khảo, trang web 4. Kết cấu nội dung Kết cấu nội dung nghiên cứu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương I: Mở đầu Chương II : Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả tình trạng nghèo đói trên xã Nghĩa Xuân. Chương III : Công tác xóa đói giảm nghèo của xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp , tỉnh Nghệ An Chương IV : Khiến nghị 6 Phần II : Nội Dung Chương I: Cơ sở lý luận 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm nghèo đói Nghèo đói là sự thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định [4] Tại hội nghị chống đói nghèo của ESCAP khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Thái Lan (9/1993) : Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Hội nghị Thượng đỉnh, Copenhagen 1995 : Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/ ngày, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại. 1.1.2 Khái niệm chuẩn đói nghèo, xóa đói giảm nghèo Chuẩn đói nghèo : Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu – nghèo. Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo theo từng giai đoạn thời gian khác nhau. Hiện nay chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 theo chỉ thị số 1752/CT- TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là 501.000 đến 750.000 đồng/người/tháng.[5] 7 Xóa đói giảm nghèo: Là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản ( như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành ) làm cho người nghèo có thể tồn tại và phát triển dần đạt tới mức trung bình như các thành viên khác trong cộng đồng. 1.2 Quan điểm về nghèo đói Hiện nay đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới, ngay cả những nước giàu mạnh thì người nghèo vẫn có và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường, và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một số bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo. Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại hội nghị bàn về xóa đói, giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam. 1.3 Đặc điểm tâm lý của đối tượng Những người dân ở địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Quanh năm người dân chỉ biết trông chờ vào kết quả của 2 vụ lúa Hè Thu_ Đông Xuân, 2 vụ thu hoạch mía, để có tiền trang trải cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Dân cư rất chịu khó, siêng năng nhưng cũng chỉ vì điều kiện tự thiên không thuận lợi, đất đai xấu nên cái nghèo, cái khổ vẫn cứ đeo bám nhân 8 dân. Cũng chính vì sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi làng bảo vệ. Trong sản xuất những người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào hiện tượng tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hòa thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó, và từ đó làm cho người nghèo trở nên rụt rè, sống thụ động Với hoàn cảnh của mình như vậy người nghèo luôn nung nấu trong mình tâm lý muốn thoát khỏi nghèo, có cuộc sống khá giả hơn. Mặt khác người dân luôn thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Xã hội tồn tại khoảng cách giữa người giàu – người nghèo nên với khoảng cách đó làm cho người nghèo luôn mặc cảm, tự ti với những người giàu trong xã hội, họ không muốn sống với sự xô bồ, chen chúc mà chỉ là thoát nghèo và sống trong sự thương yêu, gắn bó giữa con người với nhau. Với họ mưa thuận gió hòa, được mùa bội thu là niềm vui, là điều may mắn trong cuộc sống của mình. 1.4 Lý thuyết nhu cầu của Maslow làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu ( cụ thể là đối với Nhu cầu của đối tượng ) Có thể nhận biết được rằng đối với những người giàu, kinh tế thừa ra thì họ có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhà lầu, xe hơi Những gì được cho là hiện đại và phù hợp nhất. Nhưng đối với người nghèo thì khác. Để tìm hiểu rõ nhu cầu của người nghèo như thế nào em đã đi phỏng vấn trực tiếp về họ và kết quả là những nhu cầu đó đều nằm trong 5 bậc thang nhu cầu của con người mà Maslow đã đưa ra. Đó là những nhu cầu mà cần thiết cho một cuộc sống theo nghĩa của con người. [3] Theo thuyết nhu cầu của Maslow ông cho rằng con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. 9 Ông cho rằng các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự bậc thang. Bậc từ nhu cầu cơ bản nhất có vị trí và nền tảng quan trọng nhất với con người tới nhu cầu cao hơn và ở vị trí bậc tiếp theo. Nhu cầu hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu tình cảm XH Nhu cầu an toàn Nhu cầu thể chất sinh lý Nhu cầu thể chất sinh lý: Là nhu cầu về đồ ăn, nước uống, đi lại, không khí, nhu cầu tình dục… Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản trong 5 nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow. Ông cho rằng, muốn tồn tại trước hết con người cần được ăn, được uống, được hít thở. Nếu nhu cầu này ở con người không được đáp ứng thì sự sinh tồn của họ sẽ bị đe dọa. Nhu cầu này của con người luôn được xem là nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên. Nhu cầu an toàn Khi đã được đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh lý tức là để sống được người con người phải vươn tới nhu cầu về sự tồn tại an toàn với môi trường ổn định không có yếu tố đe dọa, nguy hiểm bạo lực y những tình huống có độ bất định cao. Vì vậy gia đình và xã hội có trách nhiệm tạo ra môi trường an toàn cho cuộc sống của mỗi thành viên. 10 [...]... trong hệ thống quan điểm và hệ thống chính sách sau : + Xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo sự thống nhất xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội + Gắn xóa đói giảm nghèo với công bằng xã hội ưu tiên đầu tư phát triển xã nghèo, vùng nghèo, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý + Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu đồng thời tranh thủ sự trợ... ta thấy thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu của xã nhà đồng thời là nguyện vọng là mong muốn của người dân 3. 2Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của xã * Công tác chỉ đạo Thành lập ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo gồm 1 chủ tịch là trưởng ban, 1 phó chủ tịch và bí thư là phó ban và bao gồm các đại diện của các hội phụ nữ, thanh niên, mặt trận tổ quốc, hội nông dân - Ban chỉ đạo... 21 - Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng chính là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân đồng thời ổn định mọi mặt nền kinh tế - xã hội của xã nhà - Nghèo đói tăng nhanh sẽ cản trở đến sự phát triển của xã hội , sự an ninh an toàn về cuộc sống người dân Con người mất dần vị trí, vai trò trong xã hội, trật tư an ninh xã hội cũng... quốc tế + Xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo được xác định là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của cộng đồng và chính bản thân người nghèo - Các giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo: + Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách : Đầu tư chính sách hạ tầng, định canh, định cư + Nhóm giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển xóa đói giảm nghèo gồm... Sự cần thiết phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân - Từ thực trạng nghèo đói của cả xã thì ta thấy được rằng nền kinh tế của xã vẫn đang còn thấp, hộ nghèo trong xã còn khá cao - Nghèo đói và bệnh tật luôn rình rập những người nghèo khổ khi mà bản thân họ không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu thì khả năng chống đỡ với rủi ro là rất khó Do vậy xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu... rồi các chính sách giảm nghèo Khi thực hiện những hoạt động này ngân sách của nhà nước sẽ giảm đi, sự phát triển của đất nước sẽ hạn chế Ngoài ra tình trạng nghèo còn gây ra sự mất trật tự xã hội hội khi mà số lượng người dân không có việc làm tăng cao, đẫn đến các tệ nạn xã hội, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực tác động xấu tới sự phát triển xã hội Như vậy với tình trạng nghèo đói vẫn đang tồn tại khá... nhiều ở riêng xã Nghĩa Xuân nói riêng và trên cả nước nói chung đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Đó là nhiều nguồn ngân sách của nhà nước phải trợ cấp cho người nghèo, rồi các tệ nạn xã hội gây nhức nhối cho cả xã hội Tình trạng nghèo đói nó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho chính những người nghèo và kéo theo cả sự phát triển của toàn xã hội Chương III: Công tác xóa đói giảm nghèo của xã Nghĩa Xuân... lồng ghép các chương trình dự án liên quan + Nhóm các giải pháp đảm bảo : điều tra, nghiên cứu, lập danh sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổng kết, sơ kết, đánh giá 13 Chương II : Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả tình trạng nghèo đói xã Nghĩa Xuân 2.1 Một vài nét về tình hình nghèo đói tại xã Nghĩa Xuân Dân cư ở xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An sống chủ yếu nhờ vào hạt lúa, cây mía,... ban) - Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã phối hợp với 12 trưởng xóm triển khai đầy đủ các văn bản, chính sách chương trình xóa đói giảm nghèo của nhà nước tới người dân - Tại 12 xóm ban cán sự phối hợp với các trưởng đầu ngành như hội nông dân, đoàn, phụ nữ cùng xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho xóm mình trên cơ sở chỉ đạo chung của xã - Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. .. nghèo xã đã chủ động xây dựng đề án giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, tạo việc làm mới, đề ra các chính sách, có kế hoạc thu hút dự án nhằm hỗ trợ chính sách, có kế hoạch thu hút các dự án nhằm hỗ trợ người nghèo 22 * Các chính sách hỗ trợ người nghèo: - Chính sách hỗ trợ người nghèo trong giáo dục đào tạo: thực hiện chính sách này con em của các hộ nghèo đi học được miễn, giảm . tới chính là tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 2.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu trong đề tài này chính là những hộ nghèo. trên xã. - Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nghèo đói trên xã. - Tìm hiểu hậu quả của nghèo đói - Tìm hiểu việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và kết quả đã đạt được để giảm số hộ nghèo. Như vậy trên đây là những lý do để tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An để nghiên cứu. 2. Đối tượng, khách thể, mục đích

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:20

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan