sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao

42 4.2K 6
sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN  NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 1 Người nghiên cứu : Lê Thị Mỹ Hợp Tổ:Hóa Đơn vị : Trường THPT Trần Suyền NĂM HỌC: 2012-2013 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ MỤC LỤC I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ………………………………………………………3 II.GIỚI THIỆU 3 2.1. Thông tin cơ sở 3 2.2. Vấn đề nghiên cứu 5 2. 3. Giả thuyết nghiên cứu 5 III.PHƯƠNG PHÁP 6 3.1. Khách thể nghiên cứu 6 3.2. Thiết kế 6 3.3. Qui Trình nghiên Cứu 7 3.4. Đo lường 7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 7 V. BÀN LUẬN 8 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 6.1. Kết luận 8 6.2. Khuyến nghị 8 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 9 NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 2 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ DANH MỤC VIẾT TẮT a.a : Aminoaxit AS : Ánh sáng CT : Chỉ thị DX : Dẫn xuất DD : Dung dịch ĐH : Đại học GV : Giáo viên HCB : Hiđrocacbon HCHC : Hợp chất hữu cơ HH : Hóa học HS : Học sinh LK(lk) : Liên kết MM(mm) : Mất màu PƯ : Phản ứng Ql : Qui luật Qt : Quì tím sđtd : Sơ đồ tư duy STT : Số thứ tự TBC : Trung bình cộng T/C : Tính chất TCHH : Tính chất hóa học T/D : Tác dụng TS : Tiến Sĩ VT : Vị trí XT(xt) : Xúc tác NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 3 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy hóa học hữu cơ. Sau mỗi bài học và mỗi chương, mỗi học kỳ, để đánh giá kiến thức của học sinh cần có các câu hỏi kiểm tra dưới nhiều hình thức. Đối với những câu hỏi mang tính chất liệt kê, hệ thống, tổng hợp, so sánh thì học sinh thường chọn sai đáp án (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và liệt kê chưa đúng (đối với câu hỏi tự luận). Qua một thời gian tìm hiểu. Nhiều học sinh học tập chăm chỉ nhưng việc ghi nhớ và hệ thống kiến thức chưa hiệu quả. Điều đó nói lên vấn đề: học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy móc theo từng bài và đặc biệt không có sự hệ thống, liên hệ, kết nối, so sánh các kiến thức giữa các bài, các chương với nhau. Vì vậy chưa phát triển tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong quá trình tìm chọn các phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh. Cụ thể để giúp học sinh trả lời tốt các câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức, thì được biết đến sơ đồ tư duy có những ưu việt trong việc giải quyết vấn đề đã nêu. Giải pháp thay thế của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống đầy đủ kiến thức cần nhớ và dưới tác dụng đường nét, màu sắc trong sơ đồ giúp khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Bốn mươi học sinh lớp 12A 2 và bốn mươi học sinh lớp 12A 3 đang học chương trình hóa học nâng cao của trường THPT Trần Suyền. Nhóm học sinh lớp 12A 2 là nhóm thực nghiệm, nhóm học sinh lớp 12A 3 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm là: 7,5. Nhóm đối chứng: 5,9. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p<0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các số liệu đó minh chứng rằng: việc sử dụng NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 4 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ sơ đồ tư duy trong dạy học có thể hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh, giúp nâng cao kết quả học tập. II. GIỚI THIỆU 2.1. Thông tin cơ sở Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và do yêu cầu phát triển xã hội. Cần phải đào tạo ra những con người vừa tri thức vừa có năng lực tự hành động, năng lực cộng tác làm việc, năng động, sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó thì đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Đối với giáo viên cần tổ chức các phương pháp dạy phù hợp để truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và hiệu quả. Hơn thế nữa phải dạy cho các em các kĩ năng sống từ những kiến thức đó. Đối với học sinh cũng cần thay đổi cách học và cách ghi của mình để tiếp thu và nhớ lâu, một lượng kiến thức ngày càng tăng một cách tự lực và sáng tạo. Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực tôi rất tâm đắc với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vì những ưu việt của nó: Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy do giáo sư Tony Buzan trong quá trình nghiên cứu qui luật hoạt động của não bộ đã phát minh ra: là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Cụ thể cách tạo sơ đồ tư duy: • Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. • Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 5 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ • Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. • Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Một số lưu ý khi tạo sơ đồ tư duy: • Bảo đảm tính chính xác khoa học. • Không ghi chữ nhiều có thể dùng kí hiệu, viết tắt và sử dụng hình ảnh minh họa. • Cần vẽ nét cong và chọn màu hài hòa gây được sự ấn tượng. • Cần có đường nét liên hệ kết nối các kiến thức trong sơ đồ. Như vậy sơ đồ tư duy kết nối ý lớn với chủ đề trung tâm. Kết nối những ý nhỏ hơn nữa với ý lớn. Ý nhỏ hơn nhằm mục đích đào sâu kiến thức .Ghi chép bằng sơ đồ tư duy cụ thể, ngắn gọn và logic. Kết hợp đường nét, màu sắc kích thích sự hứng thú, làm cho người học dễ nhớ. Nếu ghi chép theo cách thông thường thì chỉ tận dụng được chức năng bán cầu não trái. Sử dụng ghi chép theo sơ đồ tư duy tận dụng tối ưu sức mạnh của hai bán cầu não. Thiết kế sơ đồ tư duy theo mạng tư duy của từng người, không yêu cầu tỉ lệ, khắt khe, có thể thêm bớt nhánh và mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, theo một cách riêng do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân và tập thể. Các bài viết các phóng sự đề cập đến vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã đem lại thành công trong việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh kể cả những học sinh thụ động trước đó. Cụ thể là Adam Khoo.“Thiên tài được tìm thấy thông qua cơ hội chứ không phải bằng sự áp đặt” trích trong “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo. Adam Khoo là một người mà trong rất nhiều năm của cuộc đời anh, không ai cho anh là người tài giỏi cả. Nhưng hiện nay, Adam Khoo là một nhà doanh nhân tự mình vươn lên thành một trong những triệu phú trẻ nhất và giàu nhất Singapore. Những thành tích của anh được đăng tải trên các phương tiện truyền NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 6 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ thông. Thành công hiện nay là nhờ sự khám phá bản thân và đặc biệt là về phương pháp học. Một trong những phương pháp học siêu đẳng, phương pháp tối ưu hóa sức mạnh của não bộ giúp Adam Khoo thành công là phương pháp ghi chép và học tập bằng bản đồ tư duy. Với sự chia sẻ kinh nghiệm học tập của thủ khoa ĐH ngoại thương năm 2009: Lê Minh Thông đó là: việc sử dụng sđtd để ôn tập kiến thức, đã đem lại hiệu quả cao trong kì thi. Qua nhiều bài viết, các sáng kiến kinh nghiệm, qua các phóng sự đã được trình bày trên các phương tiện truyền thông: - Bài sử dụng sơ đồ tư duy góp phần tích cực hoạt động học tập của học sinh đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, 2009 của tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy. - Bài viết sơ đồ tư duy –phương pháp dạy học hiệu quả của Ngô Mã Thiên được đăng trên trang web: www.baodaklak.vn. - Dạy học bằng bản đồ tư duy-phát huy khả năng sáng tạo của học sinh của tác giả Anh-Ngọc đăng : www.baobacgiang.com.vn Các bài viết các phóng sự đã nêu lên: việc sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu quả cho việc dạy và học theo xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Bản đồ tư duy là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. Đối với các giáo viên, dạy học bằng bản đồ tư duy hạn chế được chữ viết, chuyển sang hình thức kênh màu, kênh hình. Vì vậy giải pháp thay thế của tôi là sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 7 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ 2.2. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến thức có nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao không? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu : Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức nâng cao kết quả học tập hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. III. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh của hai lớp: - Bốn mươi học sinh lớp 12A 2 do tôi giảng dạy. - Bốn mươi học sinh lớp 12A 3 do cô Võ Thị Thanh Hà giảng dạy. • Tuổi đời và tuổi nghề của tôi và cô Võ Thị Thanh Hà tương đương nhau: Rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. • Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm trước. Đều tích cực trong học tập. 3.2. Thiết kế • Chọn hai nhóm: Bốn mươi học sinh lớp 12A 2 là nhóm thực nghiệm . Bốn mươi học sinh lớp 12A 3 là nhóm đối chứng. • Thiết kế 1 Tôi dùng bài kiểm tra hóa học hữu cơ học kì hai năm học 2011-2012 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả hai nhóm điểm số trung bình khác nhau, do đó tôi NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 8 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm trước tác động. Bảng 1:Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Đối chứng Thực nghiệm TBC 5,5 5,8 p 0,29 P= 0,29 >0,05: từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. • Thiết kế 2 Bảng 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy tiết luyện tập, ôn tập bằng sơ đồ tư duy. 03 Đối chứng 02 Dạy tiết luyện tập, ôn tập không sử dụng sơ đồ tư duy. 04 3.3. Quy trình nghiên cứu: • Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Võ Thị Thanh Hà dạy lớp đối chứng thiết kế giáo án không sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập. - Tôi dạy lớp thực nghiệm thiết kế giáo án sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 9 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ • Tiến hành thực nghiệm: Hệ thống, củng cố kiến thức của bài học, của chương bằng sơ đồ tư duy. 3.4. Đo lường - Bài kiểm tra trước tác động do các giáo viên trong tổ thống nhất ra đề. - Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra một tiết hóa học hữu cơ lần hai học kì I năm 2012-2013 (xem phần phụ lục) - Chấm bài theo đáp án đã xây dựng. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 3: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 5,9 7,5 Độ lệch chuẩn 1,27 0,84 Giá trị p của T-test 0,000000003 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 1,26 Từ kết quả trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động: kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả là: 0,000000003, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do tác động . SMD=(7,5-5,9)/1,27=1,26 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ trong tiết luyện tập, ôn tập đến kết quả là rất lớn. Kết quả của đề tài sử dụng sơ dồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao đã được kiểm chứng. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 10 [...]... 16 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ 2 Hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức trên sơ đồ tư duy đã có sẵn thông qua phần củng cố của tiết 3, Bài 1: ESTE NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 17 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ ESTE NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 18 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA... hình thức và nội dung của từng em - Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn để học sinh có cách nhìn hệ thống hơn NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 19 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HH CỦA AMIN AMINOAXIT VÀ PROTEIN NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 20 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ... các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài này là trung thực NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 35 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 1 Tên đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao 2 Người thực hiện: Lê Thị Mỹ Hợp... độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và tập trung hơn trong tiết học NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 11 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ Sau một thời gian giảng dạy bằng sơ đồ tư duy Đa số các em đã thấy đây là phương pháp học hiệu quả Chính vì vậy các em đã sử dụng nó không những hệ thống kiến thức đối với chương trình hóa học hữu cơ mà còn hệ thống kiến. .. góp phần dạy học tích cực và hổ trợ công tác quản lí nhà trường, 2009 Đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, 3- Nguyễn Quốc Phong: Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 12 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông... cứu cho thấy: việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy để hệ thống lại kiến thức của một bài học hay một chương hoặc nhiều chương mang lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh Việc đưa sơ đồ tư duy vào giảng dạy đã đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. .. KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ 3 Tập học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua các tiết luyện tập chương: Cacbohiđrat; Amin aminoaxit và protein • GV: - Cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo mạch kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh trong phần chuẩn bị bài mới trong tiết trước - Gọi một vài học sinh lên trình bày sơ đồ tư duy của mình đã chuẩn bị về kiến thức tổng hợp chương .Cho các học sinh khác nhận xét... với một vài sơ đồ tư duy qua tiết ôn tập đầu năm: Hệ thống lại kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao a Mục tiêu : - Cho học sinh nhớ lại cách gọi tên các hợp chất hữu cơ đã học - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tính chất hóa học của hợp chất hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon b Cách tiến hành: • GV: - Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm học tập - Phân công nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho từng nhóm... MỸ HỢP 14 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ GV: Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để giải nhanh bài tập trắc nghiệm) NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 15 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ GV: Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để... hỏi trong phiếu học tập giáo viên đã chuẩn bị sẵn NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 13 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ • GV: - Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình sau đó các tổ khác bổ sung, góp ý - Giáo viên chỉnh sửa và kết luận những kiến thức cần nhớ dưới dạng sơ đồ tư duy DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 14 SỬ DỤNG . việc hệ thống củng cố kiến thức có nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao không? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu : Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố. cơ cho học sinh khối 12 nâng cao. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 7 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ 2.2. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc. rằng: việc sử dụng NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 4 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ sơ đồ tư duy trong dạy học có thể hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan