skkn sử DỤNG sơ đồ tư DUY GIÚP học SINH học THUỘC bài ở NHÀ môn LỊCH sử lớp 9 TRƯỜNG THCS dĩ AN THỊ xã dĩ AN

54 1.7K 0
skkn sử DỤNG sơ đồ tư DUY GIÚP học SINH học THUỘC bài ở NHÀ môn LỊCH sử lớp 9 TRƯỜNG THCS dĩ AN THỊ xã dĩ AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DĨ AN. TRƯỜNG THCS DĨ AN.  ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC THUỘC BÀI Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN. Tác giả: Trịnh Thị Kim Hà. Trường THCS Dĩ An. Nơi thực hiện: Thị xã Dĩ An- Tỉnh Bình Dương. MỤC LỤC: I/ TÓM TẮT II/ GIỚI THIỆU III/ PHƯƠNG PHÁP 1-Khách thể nghiên cứu. 2-Thiết kế nghiên cứu 3-Qui trình nghiên cứu 4-Đo lường và thu thập dữ liệu IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ V/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO VII/ PHỤ LỤC ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC THUỘC BÀI Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9. TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN. I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI. Đối với học sinh THCS hiện nay, khi Thầy Cô hỏi các em “Vì sao các em lại không thích học môn Lịch Sử?”, thì hầu hết đều nhận các câu trả lời tương tự: bài dài quá, giáo viên dạy xoay quanh sách giáo khoa không có gì mới lạ, ngày tháng năm nhiều quá….Hoặc có những câu trả lời thật lòng: “…cô giảng hay tụi em rất thích học nhưng tụi em sợ học bài !” Nắm bắt những khó khăn đó , giáo viên dạy Lịch Sử có thể cố gắng tìm tòi mở mang kiến thức, lien hệ nhiều vấn đề trong thực tế làm cho bài giảng của mình thêm hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh. Còn lại vấn đề quan trọng là các em ngại học bài ở nhà! Bài dài, nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong 1 tiết học chính là thực trạng của chương trình Lịch Sử trong hiện tại. Vì thế giáo viên cần giúp cho Học sinh học bài làm sao để chốt lại những vấn đề trọng tâm của bài, để giải quyết vấn đề này thì học bằng sơ đồ tư duy là giải pháp khả thi có thể ứng dụng được. Trước hết trong quá trình giảng dạy giáo viên nên để cho học sinh làm quen với việc xác định cho được những kiến thức trọng tâm của bài, từ đó mới hình thành được sơ đồ tư duy.Sau khi làm quen cách học này ở trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà thông qua sơ đồ tư duy. Muốn vậy các em phải nắm bài từ khái quát đến chi tiết.Vừa học bài các em vừa vẽ nháp sơ đồ khái quát bài trước rồi từ từ đi vào các vấn đề chi tiết hơn.Để kiểm tra xem mình đã thuộc hay chưa thì các em tự kiểm lại bằng cách tự phác họa sơ đồ tới đâu thì tự trả lời chi tiết đến đó. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm chính là 2 lớp 9/6 và lớp 9/7 Trường THCS Dĩ An, lớp 9/7 là lớp thực nghiệm còn lớp 9/6 là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm sẽ được sử dụng phương pháp thay thế trong 6 tuần của Học kì I. Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy để giảng dạy trong 1 vài phần nội dung bài và cả trong phần củng cố bài đồng thời ở phần kiểm tra bài cũ cũng có thể cho HS lên bảng hoàn thành sơ đồ tư duy của bài đã học. Sau các bài kiểm tra 1 tiết trước và sau tác động dùng phương pháp kiểm chứng T-Test cho thấy : giá trị TB của lớp đối chứng = 6,5 , giá trị TB của lớp thực nghiêm=7,5 .Kết quả kiểm chứng p= 0,002 Qua kết quả kiểm chứng cho thấy sơ đồ tư duy giúp các em học bài dễ nhớ hơn, nắm được các kiến thức căn bản của bài giúp các em đạt điểm trên TB của các bài kiểm tra. II/GIỚI THIỆU. Thực trạng dạy và học Lịch Sử hiện nay đã được báo chí, truyền thông phản ánh khá nhiều, chất lượng học môn Lịch Sử ngày càng sa sút, thái độ học sinh ngày càng thờ ơ với môn Lịch Sử.Nói đến nguyên nhân của thực trạng này thì có nhiều: nào là chương trình nặng quá, thái độ học lệch coi môn Lịch Sử là môn phụ, học bài nhiều quá học sinh ngán ngẩm rồi buông lỏng luôn … Là giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử lớp 9 nhiều năm , phải nhìn nhận một điều nếu giải quyết về khía cạnh thu hút sự chú ý của học sinh với bộ môn Lịch Sử thuộc về phần lớn trách nhiệm của người thầy, của ngành nhưng làm sao để học sinh chịu học bài ở nhà thì giáo viên phải tìm cách hổ trợ các em học sao cho dễ nhớ, mau thuộc. Trong thực tế giảng dạy Tôi để ý một điều là những câu hỏi kiểm tra dù là kiểm tra miêng, 15 phút hay 1 tiết thì phần câu hỏi liên quan đến giải thích, hiểu thì các em không thuộc bài nhưng nếu có nghe giảng thì vẫn có thể trả lời được. Nhưng nếu câu hỏi nào thuộc nội dung bài học mà không học bài thì các em bó tay.Hiện nay chúng ta đang thực hiện yêu cầu cấp trên là ra đề kiểm tra theo ma trận, mà đối với lớp 9 phần “biết” có nghĩa là phần học bài số điểm chiếm từ 50 đến 60% còn phần “hiểu” thì ít hơn , vậy nếu các em ngại học bài thì khó mà đạt điểm TB . GIẢI PHÁP THAY THẾ Từ khi được bồi dưỡng về phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên đã hướng dẫn các em cách hệ thống hóa kiến thức từ khái quát đến chi tiết nội dung bài học thông qua sơ đồ đó.Nếu có thời gian trong phần củng cố bài học, tập cho học sinh vẽ lại sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức căn bản của cả bài.Đó là vấn đề giáo viên chỉ mới sử dụng ngay trên lớp học, còn khi về nhà , khi học bài các em đã biết dùng sơ đồ tư duy kiểm tra lại xem mình nhớ được bao nhiêu vấn đề trọng tâm của bài hay chưa thì giáo viên cần phải hướng dẫn các em và khi kiểm tra trên lớp giáo viên cũng nên chú ý cho học sinh trả bài dựa trên sơ đồ tư duy. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bài học Lịch Sử 9 dài , nhiều sự kiện, muốn cho học sinh chịu học bài, giáo viên cần hổ trợ cho các em cách học sao cho dễ thuộc bài , nhớ lâu đây chính là vấn đề giáo viên luôn mong muốn giải quyết cho bằng được nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử trong nhà trường.Vậy khi sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh học bài ở nhà liệu có giúp các em học bài dễ thuộc hơn không? Liệu các em có học bằng sơ đồ tư duy hay không? GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Khi học sinh biết tự hình thành sơ đồ tư duy cho bài học sẽ giúp các em đi vào trọng tâm , biết gói gọn kiến thức nên học bài sẽ dễ thuộc hơn, khi các em vừa học, vừa vẽ làm cho các em nhớ bài lâu hơn . Và nếu học như vậy mà có kết quả tốt thì các em sẽ sử dụng phương pháp này. III/ PHƯƠNG PHÁP. 1/ Khách thể nghiên cứu: Tôi là giáo viên của Trường THCS Dĩ An nên thực hiện đề tài nghiên cứu tại trường để có những điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. *Giao viên: Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử đã nhiều năm luôn tâm huyết với nghề mình đã chọn, nên luôn trăn trở khi thấy bộ môn mình giảng dạy không được học sinh chú tâm, yêu thích , vì thế nếu làm được gì để lấy lại niềm vui học bộ môn Lịch Sử thì bản thân tôi cũng sẽ cố gắng thật nhiều. *Học sinh: Tôi chọn học sinh 2 lớp 9 tại trường có trình độ học vấn tương đương, hạnh kiểm tương đồng. Bảng 1: Trình độ học vấn, hạnh kiểm, giới tính của học sinh 2 lớp 9. Lớp Số HS các nhóm HỌC LỰC HẠNH KIỂM SS Nữ Nam Giỏi khá TB Yếu Tốt Khá TB 9/6 41 18 23 11 17 13 37 4 9/7 43 18 25 15 8 20 39 4 Đối với môn Lịch Sử, điểm TB của 2 lớp khá tương đương. 2/ Thiết kế: Chọn 2 lớp 9 nguyên ven: lớp 9/7 là lớp thực nghiệm và lớp 9/6 là lớp đối chứng. Sau khi dạy 9 tuần đầu tiên của HK I cho 2 lớp làm bài kiểm tra 1 tiết trước khi thực hiện tác động.Dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số TB của 2 nhóm trước khi tác động. -Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm TBC 6,5 7,5 P 0,005 0,002 Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm KT Trước tác TÁC ĐỘNG KT Sau tác động động 9/7 O 1 Dạy, học bằng sơ đồ tư duy. O 3 9/6 O 2 X O 4 Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3/ Qui trình nghiên cứu: - Chuẩn bị bài của giáo viên: Đối với lớp đối chứng dạy theo các phương pháp bình thường không thực hiện phương pháp tác động. Đối với lớp thực nghiệm: sau khi kiểm tra trước tác động xong, từ tuần thứ 10 của học kì I bắt đầu hướng dẫn các em học theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học trên lớp và học bài ở nhà. - Tiến hành dạy thực nghiệm: Ứng dụng trong các tiết dạy bình thường theo thời khóa biểu của trường trong 7 tuần tiếp theo của học kì I. Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Môn, lớp Thứ,ngày Tiết PPCT Tên bài dạy LỊCH 10 Bài 8: NƯỚC MĨ. 11 Bài 9: NHẬT BẢN. 12 Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU. 13 Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CTTG II. 14 Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT 16 Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 17 Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ SAU CTTG I 4/Đo lường: Cho 2 lớp thực nghiệm và đối chứng làm cùng 1 bài kiểm tra 1 tiết với chung đề trước tác động, nội dung 4 bài học trong 10 tuần đầu năm. - Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra 1 tiết của học kì I gồm 6 câu trắc nghiệm (3đ), tự luận (7đ). Nội dung gồm 7 bài dạy thực nghiệm.(Có đề bài, đáp án kèm theo trong phần phụ lục). - Tiến hành kiểm tra chấm bài: Sau khi dạy xong 7 tuần thực nghiệm, tôi sẽ cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra HK I cùng với các lớp khác trong khối vì đây là thi HK I. Chấm bài xong và lên bảng điểm. IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5: SO SÁNH ĐIỂM TB BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG. ĐỐI CHỨNG THỰC NGHIỆM Điểm TB 6,5 7,5 Độ lệch chuẩn 1,8 1,3 Giá trị p của T-Test 0,005 0,002 Chênh lệch giá trị TB chuẩn 0,6 Qua phân tích dữ liệu, kết quả trung bình kiểm tra giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là 2 nhóm tương đương trước khi tác động. Sau khi hướng dẫn cách học bài bằng sơ đồ tư duy trên lớp và cả học bài ở nhà thì kết quả bài thi sau tác động sau khi dùng phép kiểm chứng ttest độc lập cho ra kết quả p= 0,002 cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa nhóm thực nghiệm(9/7) và nhóm đối chứng (9/6) là có ý nghĩa. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=(7,5- 6,5): 1,8= 0,6. Theo bảng tiêu chuẩn Cohen, chênh lệch trung bình là 0,6 cho thấy mức độ ảnh hưởng của học bài bằng sơ đồ tư duy là trung bình. BÀN LUẬN: [...]... dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học thuộc bài ở nhà chỉ giới hạn ở mức học sinh chỉ học thuộc ý chính, nội dung cơ bản là phần lớn còn nắm hết toàn bộ nội dung chi tiết của bài đòi hỏi học sinh phải học nhiều thêm ngoài những cái đưa lên sơ đồ Dùng cách học bài bằng việc hoàn tất sơ đồ tư duy của bài học giáo viên chỉ mong học sinh đạt được mức điểm trung bình trở lên mà thôi V/KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:... NGHỊ: • Kết luận: Việc hệ thống hóa kiến thức bài học trên lớp và hướng dẫn cho học sinh học bài mau thuộc bằng việc hoàn tất sơ đồ tư duy của bài đã tác động phần nào đến việc nâng cao chất lượng học tập của bộ môn Vừa học, vừa vẽ , vừa viết sẽ giúp học sinh nhớ lâu được bài học .Khuyến nghị: Mong sao Bộ giáo dục đào tạo sớm phát hành bộ sách mới với bài học cô đọng kiến thức, không nhồi nhét quá nhiều... đây góp phần làm cho học sinh đỡ ngán học bài Phân phối lại chương trình học cho hợp lí hơn có tiết bài tập, tiết ôn bài mổi chương tạo điều kiện dạy và học thuận tiện hơn Các thầy cô muốn sử dụng phương pháp này phải kiên trì một chút và chịu khó lúc đầu phải in các phiếu học tập có sơ đồ tư duy câm cho học sinh học dần thành thói quen VI/TÀI LIỆU THAM KHẢO: Dạy học bằng sơ đồ tư duy trên Violet Phần... đồ tư duy khuyết để hướng dẫn học sinh về nhà học bài: Các em dựa vào mẩu học từng bước từ nội dung chính của bài thể hiện qua các đề mục (Từ nhánh lớn ra đến nhánh nhỏ…) sau đó chốt lại thành hệ thống các kiến thức căn bản của bài Sau khi học các em dùng sơ đồ tư duy còn trống, kiểm tra bài học lại bằng cách điền vào từng nhánh một cách ngắn gọn Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy đó để kiểm tra bài cũ học. .. hưởng của việc học bài bằng sơ đồ tư duy là trung bình Bằng phép kiểm chứng Ttest ta tính được giá trị p của trung bình bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm là p=0,005< 0,05 cho thấy chênh lệch đó không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên Giá trị p của 2 bài kiểm tra 2 nhóm sau tác động là p=0,002< 0,05 vậy kết quả cho thấy chênh lệch này có ý nghĩa HẠN CHẾ: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học thuộc. .. chính trị, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, vươn lên thành cường quốc về chính trị Khi dạy bài 9 giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy hình thành từng bước nội dung bài từng phần ngay trên bảng Giáo viên cứ sử dụng các phương pháp giảng dạy cho từng ý theo giáo án còn nội dung ghi bài cho học sinh thì nằm trên sơ đồ tư duy Tiết 12 Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: HS cần... lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Bài này dài nên dùng sơ đồ tư duy khái quát , rút gọn kiến thức từng phần Giáo viên giảng bài đến đâu thì cho học sinh ghi chi tiết nội dung đến đó còn sơ đồ tư duy chỉ ghi ý chính Tiết 17 Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT( 191 9- 192 5) I/ Mục tiêu bài học 1/Kiến thức: HS nắm được ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng 10 Nga... hoà bình ổn định và hợp tác phát triển Bài này khá dài nên giáo viên có thể sử dụng ngay sơ đồ tư duy trên bảng, từng bước hoàn thành sơ đồ trong tiết dạy Giúp học sinh nắm khái quát dàn bài và nội dung kiến thức cơ bản và ngắn gọn theo từng ý Cụ thể như sau: Tiết 14 Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT I/Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: HS nắm được nguồn gốc,... sơ đồ tư duy để củng cố và hướng dẫn học sinh học bằng cách tự vẽ sơ đồ tư duy để kiểm tra xem mình đã thuộc bài rồi hay chưa Tiết 16 Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Sự phân hoá về xã hội của Việt Nam 2/ Tư tưởng Giáo dục lòng căm thù với những chính... Tạo sự đồng cảm với sự cực nhọc vất vả của nhân dân lao động 3/ Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát bản đồ, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử II/ Thiết bị dạy học Lược đồ nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam Một số tài liệu hình ảnh III/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra 3/ Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG HĐ 1: Trực quan: bản đồ nguồn lợi 1/ Chương trình khai thác thuộc của Pháp ở Việt . DĨ AN. TRƯỜNG THCS DĨ AN.  ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC THUỘC BÀI Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN. Tác giả: Trịnh Thị Kim Hà. Trường THCS Dĩ. KHẢO VII/ PHỤ LỤC ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC THUỘC BÀI Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9. TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN. I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI. Đối với học sinh THCS hiện nay, khi Thầy. nhà trường. Vậy khi sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh học bài ở nhà liệu có giúp các em học bài dễ thuộc hơn không? Liệu các em có học bằng sơ đồ tư duy hay không? GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Khi học

Ngày đăng: 23/01/2015, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan