Liên hệ thực tế việc áp dụng học thuyết quản trị nhân lực phương tây vào HONDA

43 2.8K 28
Liên hệ thực tế việc áp dụng học thuyết quản trị nhân lực phương tây vào HONDA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦUI. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm quản trị nhân lực1.2 Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây1.2.1 Học thuyết X1.2.2Học thuyết Y1.2.3Học thuyết ZII. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG TÂY VÀO HONDA2.1Giới thiệu về tập đoàn Honda và công ty Honda Việt Nam 2.1.1 Tập đoàn Honda2.1.2 Công ty Honda Việt Nam2.2 Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Honda 2.3 Phân tích hoạt động quản trị nhân lực của Honda việc vận dụng học thuyết qua các bước2.3.1 Tuyển dụng nhân sự 2.3.1.1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự 2.3.1.2 Thông báo tuyển dụng của công ty Honda2.3.2 Chính sách bố trí và sử dụng nhân lực2.3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự2.3.4 Chính sách đãi ngộ nhân sựIII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP3.1 Những thành quả đạt được trong hoạt động quản trị nhân lực của Honda3.2 Giải pháp để vận dụng thành công các quan điểm quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Honda nói riêng3.2.1 Giải pháp cho công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp VN3.2.1.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết X3.2.1.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết Y3.2.1.3 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết Z3.2.2 Giải pháp cho công tác Quản trị nhân lực tại Honda Việt NamKẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦUQuản trị là một hoạt động đã có từ rất lâu đời nhưng quản trị nhân lực là một ngành khoa học còn mới mẻ và được nhiều người quan tâm. Theo thời gian đã tồn tại nhiều lý thuyết, nhiều trường phái tư tưởng quản trị đa dạng khác nhau. Mỗi học thuyết dù “già” hay “trẻ” đều có giá trị lịch sử và khoa học nhất định, mà những người quan tâm tới lý thuyết cũng như thực hành quản lý đều cần phải biết để tìm được những tri thức cần thiết với những giải pháp thích hợp cho công việc của mình. Phương Đông, Phương Tây cổ đại là cái nôi của sự xuất hiện các tư tưởng và học thuyết về quản trị. Nổi bật trong các tư tưởng này phải kể đến đó là các học thuyết quản trị phương Đông và các học thuyết quản trị phương Tây. Các học thuyết phương Đông được hình thành từ rất sớm là “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Còn học thuyết quản trị Phương Tây nói về các học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. Học thuyết Z được W.Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật.Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty Honda Việt Nam nói riêng cũng đang áp dụng các học thuyết phương Tây vào công tác quản trị nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp.Sau đây nhóm 11 chúng tôi xin trình bày đề tài “Nghiên cứu sự vận dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây vào trong một doanh nghiệp thực tế”.

Trường Đại học Thương Mại ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã sinh viên Tự đánh giá Nhóm đánh giá 1 Vũ Thị Thu 11D210 2 Nguyễn Thị Minh Thư 11D210 3 Bùi Thị Thuận 11D210 4 Vũ Thị Thùy 11D210047 5 Đỗ Thị Phương Thùy 11D210164 6 Ngô Thị Thu Thủy 11D210165 7 Nguyễn Ngọc Thủy 11D200107 8 Trần Thị Thu Thủy 11D210 9 Nguyễn Đa Tiến 11D210050 10 Phạm Văn Tiến 11D210285 1 Trường Đại học Thương Mại MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm quản trị nhân lực 1.2 Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây 1.2.1 Học thuyết X 1.2.2 Học thuyết Y 1.2.3 Học thuyết Z II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG TÂY VÀO HONDA 2.1 Giới thiệu về tập đoàn Honda và công ty Honda Việt Nam 2.1.1 Tập đoàn Honda 2.1.2 Công ty Honda Việt Nam 2.2 Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Honda 2.3 Phân tích hoạt động quản trị nhân lực của Honda việc vận dụng học thuyết qua các bước 2.3.1 Tuyển dụng nhân sự 2.3.1.1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự 2.3.1.2 Thông báo tuyển dụng của công ty Honda 2.3.2 Chính sách bố trí và sử dụng nhân lực 2.3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự 2.3.4 Chính sách đãi ngộ nhân sự III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1 Những thành quả đạt được trong hoạt động quản trị nhân lực của Honda 2 Trường Đại học Thương Mại 3.2 Giải pháp để vận dụng thành công các quan điểm quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Honda nói riêng 3.2.1 Giải pháp cho công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp VN 3.2.1.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết X 3.2.1.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết Y 3.2.1.3 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết Z 3.2.2 Giải pháp cho công tác Quản trị nhân lực tại Honda Việt Nam KẾT LUẬN 3 Trường Đại học Thương Mại LỜI MỞ ĐẦU Quản trị là một hoạt động đã có từ rất lâu đời nhưng quản trị nhân lực là một ngành khoa học còn mới mẻ và được nhiều người quan tâm. Theo thời gian đã tồn tại nhiều lý thuyết, nhiều trường phái tư tưởng quản trị đa dạng khác nhau. Mỗi học thuyết dù “già” hay “trẻ” đều có giá trị lịch sử và khoa học nhất định, mà những người quan tâm tới lý thuyết cũng như thực hành quản lý đều cần phải biết để tìm được những tri thức cần thiết với những giải pháp thích hợp cho công việc của mình. Phương Đông, Phương Tây cổ đại là cái nôi của sự xuất hiện các tư tưởng và học thuyết về quản trị. Nổi bật trong các tư tưởng này phải kể đến đó là các học thuyết quản trị phương Đông và các học thuyết quản trị phương Tây. Các học thuyết phương Đông được hình thành từ rất sớm là “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Còn học thuyết quản trị Phương Tây nói về các học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. Học thuyết Z được W.Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty Honda Việt Nam nói riêng cũng đang áp dụng các học thuyết phương Tây vào công tác quản trị nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp. Sau đây nhóm 11 chúng tôi xin trình bày đề tài “Nghiên cứu sự vận dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây vào trong một doanh nghiệp thực tế”. 4 Trường Đại học Thương Mại I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm quản trị nhân lực Để đáp ứng yêu cầu của quản trị là “Đạt mục tiêu thông qua nỗ lực của những người khác” các nhà quản trị cần hiểu rõ tiềm năng của con người, rồi từ đó xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, sử dụng và kích thích họ làm việc có hiệu quả. Đây chính là nền tảng của công tác quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Từ khái niệm này có thể thấy: Một là, quản trị nhân lực là một lĩnh vực cụ thể của quản trị, vì vậy nó cần phải thực hiện thông qua các chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát một cách đồng bộ và phối hợp chặt chẽ. Hai là, quản trị nhân lực phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực quản trị khác như: Quản trị chiến lược, quản trị bán hang, mua hàng, quản trị tài chính…Với phương diện là hoạt động hỗ trợ, quản trị nhân lực phải phục vụ cho các hoạt động quản trị tác nghiệp khác, bởi các lĩnh vực quản trị này sẽ không thực hiện được nếu thiếu quản trị nhân lực. Ba là, trách nhiệm quản trị nhân lực liên quan đến mọi nhà quản trị trong doanh nghiệp. Các nhà quản trị, trong phạm vi bộ phận của mình đều phải triển khai công tác quản trị nhân lực. Không nên vấp phải sai lầm cho rằng quản trị nhân lực chỉ là trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc, Tổng giám đốc) và phòng tổ chức nhân sự. Bốn là, quản trị nhân lực đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Con người – đối tượng của quản trị nhân lực là rất đa dạng và có thể biến đổi theo hoàn cảnh, vì vậy nhà quản trị cần phải sáng tạo và quyền biến trong hành động thực tiễn. 5 Trường Đại học Thương Mại 1.2 Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây 1.2.1 Học thuyết X Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau: • Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít. • Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. • Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu tổ chức. • Bản tính con người là chông lại sự đổi mới. • Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa. Xuất phát từ giả thiết về bản tính con người nói trên phương diện pháp lý luận truyền thống là “quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt hoặc phương pháp “quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng hoặc kết hợp của cả hai kiếu quản lý ấy được gọi là “quản lý nghiêm khắc và công bằng”. Nói cách khác, những phương pháp quản lý như vậy là sử dụng ngoại lực để nâng cao nhiệt tình của nhân viên. Cụ thể học thuyết được khái quát theo ba quan điểm: • Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người. • Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. 6 Trường Đại học Thương Mại • Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện tiêu cực hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức. Có thể nói, khi mới ra đời, phương thức quản lý dùng “kẹo ngọt và roi da” của học thuyết X có tác dụng kích thích nhiệt tình của nhân viên rất tốt vì nó nhằm vào sự thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của con người như nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các nhu cầu này được thỏa mãn ở mức tương đối và nhân viên không còn nhiệt tình thực hiện công việc nếu nhà quản trị chỉ biết thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra hay chỉ huy hành động của họ. Do vậy học thuyết Y đã ra đời với những giả thuyết thỏa đáng hơn về bản tính con người và động cơ làm việc của họ. 1.2.2 Học thuyết Y Học thuyết Y được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, có thể coi học thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực. Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học thuyết Y đã đưa ra những giả thuyết tích cực hơn về bản chất con người, đó là: • Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng của con người. • Điều kiện và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức. • Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được tiềm năng đó. • Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân. Khi con người bỏ sức ra để thực hiện mục tiêu mà họ tham gia, họ muốn đạt được những điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng 7 Trường Đại học Thương Mại nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền được tôn trọng, quyền tự mình thục hiện được công việc. • Thiếu chí tiến thủ, né tránh trách nhiệm và cầu an quá mức không phải là bản tính con người mà là do kinh nghiệm trong quá khứ tạo ra. Trong những môi trường thích hợp, con người không dám gánh vác trách nhiệm mà còn có thể chủ động gánh vác trách nhiệm. • Trong quá trình giải quyết khó khăn của tổ chức, đại đa số thành viên của tổ chức có khả năng suy nghĩ, tinh thần và năng lực sáng tạo, chỉ có một số ít người không có khả năng ấy. • Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội hiện đại, tiềm năng trí tuệ của con người nói chung chỉ được phát huy phần nào và nhiệm vụ phát huy quản lý là phát huy toàn bộ tiềm năng trí tuệ ấy. Xuất phát từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đã đi đến đề xuất một số phương thức quản trị nhân lực như: • Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân. • Các biện pháp quản trị áp dụng với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”. • Áp dụng phương thức hấp dẫn để có sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức. • Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. • Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, từ học thuyết Y ta thấy học thyết này có tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó phát hiện ra rằng con người không phải là những cố máy, sự khích lệ với con người nằm trong chính bản 8 Trường Đại học Thương Mại thân họ. Nhà quản trị cần cung cấp cho họ một môi trường làm việc tốt thì nhà quản trị phải khéo léo kết hợp mục tiêu cá nhân vào mục tiêu tổ chức. Tức là làm cho nhân viên hiểu rằng để thỏa mãn mục tiêu của mình thì cần phải thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức. Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này hết sức linh động, các nhà quản trị để cho nhân viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích công việc của mình, khiến cho nhân viên cảm thấy họ thực sự được tham gia vào hoạt động của tổ chức từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình hơn. Tuy có những điểm tiến bộ như trên, học thuyết Y cũng có những hạn chế đó là việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý hoặc trình độ của tổ chức chưa phù hợp để áp dụng học thuyết này. Vì vậy học thuyết Y chỉ được phát huy trong tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu cầu sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft, Unilever, P & G… và cũng như học thuyết X, học thuyết Y cũng đã được coi là học thuyết kinh điển trong quản trị nhân lực, được đưa vào giảng dạy trong các khối kinh tế. 1.2.3 Học thuyết Z Học thuết Z được tiến sỹ W.Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước, học thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học thuyết Z còn có một cái tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1773. Sau này học thuyết Z được phổ biến khắp Thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á vào thập niên 1980. Nếu như học thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện, tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng 9 Trường Đại học Thương Mại trong công việc. Xuất phát từ những nhận xét của người lao động trên, thuyết Z có nội dung như sau: • Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ. Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những đề nghị của họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định. • Nhà quản lý cấp cơ sở phải có đủ quyền xử lý vấn đề ở cấp cơ sở, lại phải có năng lực điều hòa, phối hợp tư tưởng và quan điểm của nhân viên, phát huy tính tích cực của mọi người, khuyến khích họ động não, đưa ra những phương án, đề nghị của mình. • Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện những vai trò thống nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình. • Doanh nghiệp phải thuê dùng nhân viên lâu dài để họ yên tâm tăng thêm tinh thần trách nhiệm, cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh nghiệp. • Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả gia đình họ. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới. • Làm cho công việc hấp dẫn, thu hút nhân viên vào công việc. • Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên. • Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động. Qua nội dung của học thuyết Z ta thấy tuy nó là một học thuyết khá hiện đại và là học thuyết phương Tây nhưng vì nó dựa trên sự quản lý của các doanh nghiệp 10 [...]... đến đâu là tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị Việc tìm hiểu các phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn cầu II LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG TÂY VÀO HONDA 2.1 Giới thiệu về tập đoàn Honda và công ty Honda Việt Nam 2.1.1 Tập đoàn Honda Honda là nhà sản xuất... ty Honda  Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật lao động *Lưu ý: Ứng viên không phải nộp bất cứ một khoản lệ phí nào khi tham gia tuyển dụng Ứng dụng quản trị nhân lực phương Tây của Công ty Honda vào công tác tuyển dụng 23 Trường Đại học Thương Mại Cũng giống như các công ty khác của Nhật Bản, Honda đã ứng dụng học thuyết Z của tiến sĩ W.Ouchi vào quản trị nhân lực nói chung và tuyển dụng. .. ỳ trong nhân viên nhưng nó đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ học thuyết X đến học thuyết Z, đó là một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể là quản trị nhân lực Điều đó thể hiện ước muốn của... tới một trình độ quản lý 11 Trường Đại học Thương Mại nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho xã hội Qua sự phân tích các học thuyết phương Tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn về tri thức quản trị nhân sự Mỗi học thuyết đều có chỗ hay chỗ còn thiếu sót, tuy nhiên do quản trị còn là một nghệ thuật không cứng nhắc nên việc kết hợp các học thuyết trên là... tháng đầu năm là 3.606 xe, hiện tại công ty sản xuất các mẫu xe như Honda Civic 1.8AT, 1.8 MT, 2.0 AT, tỷ lệ nội địa hóa là 27% 2.3 Phân tích hoạt động quản trị nhân lực của Honda việc vận dụng học thuyết qua các bước 19 Trường Đại học Thương Mại 2.3.1 Tuyển dụng nhân sự 2.3.1.1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự Công ty Honda có thể tuyển dụng nhân sự từ hai nguồn cơ bản sau: nguồn tuyển bên trong doanh nghiệp... Honda Tạo nên những thành công rực rỡ như ngày nay của Honda được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người là vô cùng quan trọng Việc áp dụng thành công các học thuyết quản trị nhân lực và những phương pháp quản trị nhân lực của mình đã tạo nên một yếu tố con người quyết định cho sự phát triển của Honda Vậy đâu là bí quyết giúp Honda có được sự thành công như ngày hôm nay? Có rất... và thu hút nhân tài từ các trường đại học danh tiếng 3.2 Giải pháp để vận dụng thành công các quan điểm quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Honda nói riêng 3.2.1 Giải pháp cho công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp VN 3.2.1.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng học thuyết X Cũng có nhiều đối tượng với bản chất lười làm, chống lại cái mới, không tự chịu trách nhiệm… như học thuyết X... có việc làm • Hệ thống cơ sở đào tạo • Sự giới thiệu của nhân viên • Các cơ quan tuyển dụng • Các ứng viên tự nộp đơn xin việc Với đội ngũ chuyên gia tuyển dụng làm việc lâu năm vì vậy hang năm công ty Honda luôn tuyển được nhân lực chất lượng cao giúp công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ 2.3.1.2 Thông báo tuyển dụng của công ty Honda Ví dụ về một thông báo tuyển dụng của Honda: THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG... phẩm của Honda là mặt hàng nổi tiếng chất lượng cao Ông nói: “Nhiều người mơ đến thành công Theo tôi chỉ có thể đạt thành công sau khi thất bại nhiều lần và rút kinh nghiệm” Honda về hưu vào tháng 10 năm 1973 và ông mất năm 1992 30 Trường Đại học Thương Mại III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1 Những thành quả đạt được trong hoạt động quản trị nhân lực của Honda  Phương pháp quản trị doanh... công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc Thực tế đã cho thấy, thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn trọng nhân viên,cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ Tạo ra môi trường làm việc mà mỗi công nhân đều có cơ hội thể hiện mình ở đó, làm cho họ cảm thấy mình đã và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty Nếu không giao cho nhân . LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm quản trị nhân lực 1.2 Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây 1.2.1 Học thuyết X 1.2.2 Học thuyết Y 1.2.3 Học thuyết Z II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN. quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn cầu. II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG TÂY VÀO HONDA 2.1 Giới. thuyết quản trị nhân lực phương Tây 1.2.1 Học thuyết X Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng

Ngày đăng: 23/01/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan