Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường

68 571 0
Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA KHOA CÔNG NGHỆ HÓA    BÀI GIẢNG HỌC PHẦN AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG TUY HÒA – 2010 Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Chương 1: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động Bài 1: Những vấn đề chung 1. Một số khái niệm chung: - An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. - Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. - Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: • Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. • Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. • Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung → góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 2. Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố trên. 3. Phân loại và các nguyên nhân gây tai nạn: 3.1. Phân loại: - Các yếu tố nguy hiểm và có hại - Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 3.2. Các nguyên nhân gây tai nạn: * Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 2 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể, bao gồm: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi. - Các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn. - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,… * Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Tai nạn lao động xảy ra có thể làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. * Bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật, do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể người lao động. 4. Một số đặc trưng của công tác bảo hộ lao động: 4.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động * Mục đích: - Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. - Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động. - Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. - Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người lao động. Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. * Ý nghĩa: Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 3 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ - Ý nghĩa về mặt chính trị: + Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất. + Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động + Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất. - Ý nghĩa về mặt pháp lý: + Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp. + Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động thực hiện. - Ý nghĩa về mặt khoa học: + Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân. + Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động xảy ra. + Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch. - Ý nghĩa về tính quần chúng: + Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc. + Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. + Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4.2. Tính chất và đối tượng nghiên cứu của công tác an toàn và bảo hộ lao động * Tính chất: Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 4 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Từ khái niệm về bảo hộ lao động cũng như ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên. - Tính chất khoa học – kỹ thuật: vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật. - Tính chất pháp lý : thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người lao động. - Tính chất quần chúng: người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ nhận thức cho người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết. * Đối tượng nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: + Phải tiến hành phân tích các nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệp trong thi công xây dựng, nguyên nhân phát sinh cháy nổ trên công trường. + Xác định được những quy luật phát sinh nhất định của những nguyên nhân đó, cho phép thấy trước được những nguy cơ tai nạn, những yếu tố độc hại và nguy cơ cháy nổ trong sản xuất. + Đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của chúng, đảm bảo tiến hành các quá trình thi công xây dựng an toàn, vệ sinh và an toàn chống cháy. 4.3. Nội dung công tác bảo hộ lao động Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Kỹ thuật an toàn; - Vệ sinh an toàn; - Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động. * Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 5 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau: + Xác định vùng nguy hiểm; + Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; + Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân. * Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm: - Xác định khoảng cách về vệ sinh - Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe - Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe. - Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. * Chính sách, chế độ bảo hộ lao động Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 6 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất. Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 7 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Bài 2: Kỹ thuật an toàn khi làm việc với các máy móc thiết bị trong công nghiệp hóa học 1. Các thiết bị máy móc cơ khí: 1.1. Các loại hình tai nạn lao động: - Tay, chân, tóc hoặc quần áo, găng tay bị cuốn, kẹp vào các vùng nguy hiểm trên máy móc, thiết bị. - Dây đai, xích truyền động bị đứt, vỡ hay chi tiết máy bị đứt, vỡ văng ra ngoài và va đập phải. - Dung dịch acid, kiềm từ kẻ hở các máy bơm không kín và không được che chắn tốt, bắn vào người. - Các mẫu, các khối rắn văng ra từ các khối nghiền, đập hay băng tải va đập vào người, bất cẩn để cánh khuấy ở máy khuấy va đập vào người hay bị cuốn kẹp vào trống quay của máy ly tâm. - Ở trong vùng nguy hiểm của xe tải hay xe nâng. - Bị điện giật do rò rỉ điện, do tĩnh điện hay cháy bỏng do chập điện. 1.2. Các yêu cầu chung về an toàn lao động khi làm việc với các máy móc, thiết bị cơ khí: - Các thiết bị phải đặt trên nền có độ cứng chịu được trọng lượng của máy và lực động do máy sinh ra. - Các máy móc phải có đầy đủ các cơ cấu an toàn. - Tất cả các bộ truyền động của máy móc thiết bị phải được che chắn kín và cửa cài chắc chắn. - Các nút hay các cần điều khiển phải đặt vừa tay người làm việc, tránh trường hợp cúi hay với. - Các nút làm việc phải nhạy và các nút điều khiển cần phải sơn màu đỏ. - Với các máy móc thiết bị cao lớn ≥ 2m phải có sàn thao tác với cầu thang, tay vịn chắc chắn. - Khi tiến hành sửa chữa hay bảo quản định kì các máy móc thiết bị cũng như trong trường hợp sửa chữa đột xuất cần phải báo ngay cho người phụ trách bộ phận. 1.3. Các biện pháp an toàn: * Các thiết bị bảo hiểm: Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 8 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ Có thể chia làm 3 loại: - Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống nhưng có thể tự động phục hồi khả năng làm việc khi các thông số kỹ thuật lại đạt đến mức quy định. Ví dụ: van an toàn trong bàn ủi. - Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi có tác động của người khai thác. - Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi có sự thay thế. Yêu cầu: - Thiết bị bảo hiểm phải hoạt động chính xác, nhanh nhạy và có độ tin cậy cao. - Lắp đặt hệ thống nơi thuận tiện cho người sử dụng và dễ nhìn khi vận hành. * Các thiết bị che chắn: - Là cơ cấu để cách ly vùng nguy hiểm với máy móc. - Tạo điều kiện làm việc an toàn. Chú ý: không được tự động tháo bỏ các thiết bị che chắn. * Hệ thống tín hiệu an toàn: - Các tín hiệu này có thể là ánh sáng hay tín hiệu âm thanh. Tín hiệu chỉ có tác dụng báo trước nguy hiểm sắp xảy ra chứ không có tác dụng ngăn chặn sự cố. Nó có thể báo những trường hợp, nhiệt độ và áp suất quá cao hay quá thấp hay nồng độ các chất nằm ngoài giới hạn an toàn. - Các tín hiệu an toàn là những yếu tố đảm bảo an toàn lao động rất quan trọng trong các dây chuyền sản xuất phức tạp và tự động hóa công nghiệp hóa chất. Vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra độ nhạy và độ chính xác của chúng và tiến hành sửa chữa hay thay thế kịp thời trong trường hợp hỏng hóc. * Các biển báo: Là những dụng cụ đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao động báo cáo cho người lao động về khu vực nguy hiểm hay là các thao tác tránh làm để phòng ngừa tai nạn xảy ra. * Trang bị bảo hộ lao động: Bao gồm các trang bị như sau: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ tai, bảo vệ đầu, bảo vệ tay chân, bảo vệ thân, bảo vệ cơ thể (phải kết hợp chúng với nhau). 1.4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn: Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 9 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ * Khi bản thân người lao động bị tai nạn: - Trong trường hợp nhẹ, bình tĩnh tắt máy tìm mọi cách tách ra khỏi máy, báo cho người lao động cùng làm biết, và đến ngay phòng y tế. - Trong trường hợp chảy máu nhiều, bị nặng (gãy tay, chân), cần nằm im một chỗ và nhờ người gần đó gọi bác sỹ đến. * Trong trường hợp người cùng làm việc với mình bị tai nạn: - Ngắt điện, ngừng máy, nhanh chóng đưa người bị nạn đến phòng y tế, bệnh viện. - Báo cho người phụ trách bộ phận biết. 2. Các thiết bị áp suất Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp suất luôn đi kèm theo các tai nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng trăm sự cố nghiêm trọng xảy ra đối với thiết bị áp suất gây chấn thương nặng và chết hàng chục người. Thiết bị áp suất được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏng hoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. 2.1. Các mối nguy hiểm chính đi kèm với thiết bị áp suất: + Thiết bị có thể bị nổ vỡ gây va đập và kèm sóng nổ gây sức ép lên con người và thiết bị lân cận. + Môi chất bên trong hệ thống thoát ra ngoài do nổ vỡ, rò rỉ gây bỏng, ngộ độc cho con người + Các chất dễ cháy khi thoát ra ngoài gây hỏa hoạn. 2.2. Các nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố đối với bình chịu áp suất + Thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc. + Lắp đặt sai quy cách + Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật. + Điều kiện bảo dưỡng kém. + Vận hành không đúng do người vận hành không được huấn luyện hoặc không được giám sát, nhắc nhở đầy đủ. 2.3. Rủi ro đi kèm với thiết bị áp suất phụ thuộc vào các yếu tố + Áp suất bên trong hệ thống + Loại môi chất chứa bên trong hệ thống và tính chất của nó. + Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị. Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 10 - [...]... Xe (đặc biệt xe đi đường xa) không bơm xăng ngay, phải đợi ít phút để đảm bảo an toàn Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 30 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ Chương 2: Vệ sinh công nghiệp Bài 1: Chất độc hại và bụi trong sản xuất 1 Tác hại của chất độc hại: Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản... hơi đó Nếu các chất khí và hơi có độ hòa tan trong nước cao (như ammoniac, focmandehyt, axit sunfuric, axit clohydric …) chúng sẽ hấp thụ nhanh và cơ quan hô hấp trên và ít xâm nhập vào phổi Hậu quả là mũi và họng bị kích thích mạnh đến mức người bị ảnh hưởng phải rời nhanh khỏi Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 34 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ khu vực nhiễm... Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 35 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ - Anhydrit sunfurơ (SO2 ): là khí không màu, mùi gắt, ít tan trong nước, SO2 là khí gây kích ứng cho da, mắt, cơ quan hô hấp và cả cơ quan tạo máu Tiếp xúc lâu dài với răng, bị các bệnh về máu và gan, SO 2 có thể gây biến chứng giãn phế nan, gây phù phổi Biện pháp cấp cứu khi bị ngộ độc SO 2: Đưa nạn... từ xitec ôtô vào bể chứa đảm bảo hơi xăng dầu không thoát ra ngoài - Van thở là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể - Thiết bị ngăn lửa là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầu trong bể Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 28 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ 4.2 Các yêu cầu an toàn PCCC khi thiết kế cửa hàng xăng dầu: - Vị trí xây... làm tăng ∆p và công suất tiêu hao cho bơm quạt Do đó, cần chọn một vận tốc hợp lý để giảm chi phí vận hành, tăng hiệu quả kinh tế Bài toán tối ưu cho biết, nên chọn ω hợp lý cho môi chất theo bảng 3 sau đây: Bảng 3 Khoảng giá trị hợp lý của vận tốc môi chất Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 16 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ Bài 3: Kỹ thuật an toàn điện 1 Tác... luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc là biện pháp cần thiết và bắt buộc được pháp luật quy định 2 Kỹ thuật an toàn làm việc trong phòng thí nghiệm (môi trường hóa chất) 2.1 Các biện pháp kỹ thuật công nghệ Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 31 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ - Thay thế các hóa chất... hành cấp cứu khi xảy ra tai nạn: - Ngộ độc kh : Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 33 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ Cho nạn nhân tiếp xúc với không khí trong lành, giữ ấm cơ thể và gọi bác sĩ đến cứu chữa - Xử lý các vết thương: + Đối với các vết thương thông thường: • Không rửa vết thương khi không rõ thành phần hóa chất dính vào • Chỉ đậy hoặc băng vết thương... nghiệp Tuy Hòa Trang - 20 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ Bài 4: Kỹ thuật an toàn khi làm việc với các chất dễ cháy nổ (LPG, xăng dầu) 1 Nguy cơ cháy n : Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản * Cháy: Con người muốn... dưỡng thiết b : - Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống các thiết bị áp suất trong đơn vị Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 12 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ - Luôn quan tâm đến những... Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 32 - Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường- Hệ CĐ - Việc bảo quản, sửa chữa và kiểm tra các dụng cụ này phải được giao cho những người có chuyên môn - Cần đảm bảo mặt nạ ôm khít mặt người sử dụng không để không khí loạt vào qua các khe hở, mỗi công nhân cần chọn mặt nạ phù hợp cho mình và ghi tên - Ban lãnh đạo nhà máy phân xưởng cần thường xuyên đào tạo và tổ chức luyện tập

Ngày đăng: 23/01/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan