một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông

19 1.4K 0
một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người ở đây chính là phải tập trung giáo dục kỹ năng sống trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Thế nhưng, trong những năm vừa qua, ngành giáo dục nước ta chưa làm được như lời Bác dạy. Dù ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí quyết giúp con người thích ứng với môi trường sống, đặc biệt là trong xã hội đương đại, với nhịp sống quay cuồng cùng với sự cạnh tranh khốc liệt. Nhằm giúp giới trẻ hình thành ý thức về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống, ngành Giáo dục đang dần dần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Tuy nhiên, theo kết quả Khảo sát của Viện Ngiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội được tiến hành đối với hơn 1000 học sinh, sinh viên thuộc mười trường ĐH, CĐ và phổ thông : “Có trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống (KNS), 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về KNS, 76,4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về KNS và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống”. Có thể với quy mô của cuộc khảo sát, kết quả trên đây chưa phải là bức tranh toàn cảnh, nhưng những con số này cùng với hiện thực xã hội đã phản ánh được thực trạng thiếu hụt trầm trọng về KNS của giới trẻ hiện nay. Sự thiếu hụt kỹ năng sống của giới trẻ, trong đó có một bộ phận lớn vẫn đang được tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, còn được phản ánh ở một khía cạnh khác. Tại một cuộc hội thảo mới đây, TS Phùng Khắc Bình, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT), đánh giá từ chỗ “chưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ, đua đòi chạy theo giá trị vật chất, từ những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống dẫn đến một bộ phận HSSV sa đà vào tệ nạn xã hội và phạm tội”. Từ năm 2005 đến 2008, có hơn 8.000 trường hợp học sinh sinh viên vi phạm pháp luật hình sự với nhiều hành vi: đánh nhau gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, xâm hại sức khỏe, tính mạng cho đến tội phạm ma túy, giết người Tình trạng học sinh phổ thông bỏ học 2 hoặc vẫn còn đang đi học kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra các vụ đánh nhau, gây rối xã hội, cướp tài sản có xu hướng tăng… Dẫn đến thực trạng này, được nói đến lâu nay bao gồm nhiều nguyên nhân: từ xã hội, gia đình, nhà trường cho đến bản thân giới trẻ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, rõ ràng ở góc độ “bản thân giới trẻ”, sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi dẫn đến các sai phạm, sống thiếu trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng… chính là hậu quả trực tiếp của việc thiếu những KNS cần thiết. Do thiếu KNS nên khi bước vào giai đoạn vị thành niên, có những biến đổi về tâm sinh lý, không ít bạn trẻ đã không có đủ hiểu biết, không tự chủ, không kiểm soát được hành vi… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì nó là một bài học quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai, giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổ chức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học: địa lý, ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là một chủ trương đúng nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy môn Giáo dục Công dân cấp trung học phổ thông” của chính bản thân mình qua hơn 4 năm giảng dạy nội dung này. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ và với khả năng còn hạn chế, tôi không thể chuyển tải hết được những ý tưởng và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, với trách nhiệm của người thầy, với lòng yêu nghề, chúng tôi đã tìm tòi, áp dụng trong thực tế mà cụ thể là trong từng tiết dạy, tôi hy vọng ít nhiều sẽ giúp cho quý đồng nghiệp giảng dạy môn Giáo dục công dân sẽ định hướng rõ nét hơn trong việc “Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh trong nhà trường. 3 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG. 1. Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Có nhiều khái niệm về kỹ năng sống, trong đó hầu hết đều thống nhất với khuynh hướng xem kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Ngoài ra nó còn giúp cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Trước hết, kỹ năng sống được hiểu là năng lực tâm lý - xã hội giúp các cá nhân thỏa mãn có hiệu quả những nhu cầu (sống, học tập, lao động, vui chơi…) và giải quyết các thách thức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều khuynh hướng đều thống nhất rằng, kỹ năng sống có thể hiểu đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết, những cách thức thể hiện hành vi cần có để con người thích ứng được với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng sống không chỉ là kỹ năng, năng lực tâm lý - xã hội mà còn bao gồm nhiều kỹ năng khác để thích ứng. Bên cạnh những kỹ năng, tâm lý - xã hội, con người cần biết cách khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Cần biết cách chống chọi với những biến đổi của thiên nhiên và biết cách tồn tại khi tính mạng bị đe dọa hoặc đối phó với những bất trắc xảy ra. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là 4 một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp). Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: • Học để biết (Learning to know): bao gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả • Học làm người (Learning to be): bao gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin • Học để sống với người khác (learning to live together): bao gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông • Học để làm: (Learning to do): kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm Như vậy, kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. 2. Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 5 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân, văn, sử, địa Các buổi sinh hoạt ngoại khoá vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho các em. Chương trình dạy và học ở nhà trường dường như chưa được các học sinh quan tâm nhiều. Cách truyền đạt kiến thức cũng như chương trình nội dung còn quá nhiều bất cập, lý thuyết chưa gắn với thực tế. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ với tâm lý chỉ chú trọng tới việc học các môn chính khoá mà lơ là với việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kỹ năng sống như: không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu hết học sinh phổ thông trong vài năm trở lại. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc mà nhà trường và các bậc phụ huynh cần quan tâm tới ngay từ khi các em còn nhỏ. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, vấn đề các bạn trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, nhà trường phải đau đầu vì các vi phạm, các trò quậy phá, thậm chí là các vi phạm pháp luật của các bạn trẻ. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn trẻ không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt, chưa nói gì đến việc tự các bạn giải quyết vấn đề. Đặc biệt, khi gặp các tình huống khó khăn hay thất bại trong cuộc sống, nhất là thất bại trong tình yêu, các bạn trẻ thường nghĩ đến cái chết hoặc sự trả thù. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm mà có rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹ năng sống đã lựa chọn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, thương tâm. Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn Quốc, học sinh được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai… tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul. 6 Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội vì mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ các tình huống và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, kỹ năng sống sẽ tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 3. Giải pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu qủa Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội… Tuy nhiên, đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. Đối với nhà trường, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách. Trước hết, phải chấm dứt những hành động bạo lực, những ứng xử thiếu văn hoá của thầy giáo, cô giáo đối với học trò. Có như vậy, thầy giáo, cô giáo mới cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống mà mình đã trải qua. Việc giáo dục này có thể bằng những nội dung trong giáo án, hoặc bằng những nội dung ngoài giáo án, bằng kinh nghệm trong cuộc sống của bản thân . Để mục tiêu này đạt hiệu quả, thì giáo viên cần phải có nghiệp vụ sư phạm giỏi. Có nghiệp vụ giỏi, thì ngay cả giờ dạy toán, vật lý,hay hóa học giáo viên cũng dạy cho học sinh kỹ năng sống theo cách của mình. Giáo viên phải nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề tạo nên gánh nặng công việc (điều quan trọng là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt nội dung). 7 Bên cạnh nhà trường, gia đình và xã hội là hai môi trường thiết yếu quan trọng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, ứng xử cho học sinh. Một gia đình hạnh phúc, biết trân trọng các giá trị tinh thần sẽ giáo dục nên những đứa con ngoan, những học trò lễ phép. Ngược lại, gia đình thiếu hạnh phúc, coi nhẹ các giá trị tinh thần, coi trọng giá trị đồng tiền và vật chất, thậm chí thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực sẽ tác động tiêu cực đến tính cách, cách ứng xử của các em học sinh. Ngoài gia đình, xã hội phải thực sự vào cuộc để cùng phối hợp. Trước hết, xã hội giáo dục cho các em bằng những ứng xử giữa con người với con người, bằng sự tuân thủ (của tất cả mọi người) đối với pháp luật, bằng việc coi trọng các giá trị truyền thống… Xin nêu một vài ví dụ nhỏ, đó là việc bảo vệ môi sinh môi trường nơi công cộng, hay ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Hầu hết ở nước ta, ý thức bảo vệ của công, môi trường công cộng và việc thực hiện pháp luật về giao thông là rất kém. Chúng ta răn dạy học sinh về bảo vệ môi trường, nhưng khi đến công viên, đến những địa điểm du lịch thì vứt rác bừa bãi. Chúng ta dạy các em phải thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, nhưng bản thân không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, còn nghe điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông … 4. Một số kỹ năng cần thiết cho học sinh phổ thông. Học sinh trung học phổ thông là độ tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu và từ lúc dậy thì và kết thúc bắt đầu khi bước vào tuổi người lớn. Độ tuổi này thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn bởi hai mặt là giới hạn về tâm lý và sinh lý. Đây là khoảng thời gian mà việc hình thành kỹ năng sống trong các em có vai trò quan trọng, những kỹ năng này sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cách sống của các em. Ngoài những kỹ năng đơn giản nhưng hết sức cần thiết như: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; Kỹ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu; Kỹ năng cắm trại, leo núi; Kỹ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh Kỹ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo thì các kỹ năng được xem là hết sức cần thiết là: - Kỹ năng tự nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng) - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, - Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế) - Kỹ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ) - Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ 8 - Kỹ năng thể hiện sự tự tin. - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng quản lý thời gian. - Kỹ năng kiên định - …. Ta có thể tạm chia những kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh phổ thông thành 3 nhóm: - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,… - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác… - Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề Với 3 nhóm kỹ năng trên thì trong việc giảng bộ môn Giáo dục công dân ta có thể lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN: 1. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD: Kỹ năng sống sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cách sống của các em, chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống thông việc tích hợp trong một số bộ môn học 9 trong nhà trường phổ thông nhất là là môn Giáo dục công dân. Môn GDCD là môn học có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống, thể hiện : Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục kỹ năng sống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục kỹ năng sống là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc giáo dục KNS vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của HS. Giáo dục KNS giúp học sinh có những kỹ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác. 2. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD: Môn GDCD có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể là: - Tự nhận thức - Xác định giá trị - Kiểm soát cảm xúc - Ứng phó với căng thẳng - Tìm kiếm sự hỗ trợ - Thể hiện sự tự tin - Giao tiếp - Lắng nghe tích cực - Thể hiện sự cảm thông - Thương lượng - Giải quyết mâu thuẫn - Hợp tác - Tư duy phê phán - Tư duy sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề - Kiên định - Quản lí thời gian 10 - Đảm nhận trách nhiệm - Đặt mục tiêu - Tìm kiếm và xử lí thông tin Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chúng ta đã lồng ghép các bài tập tình huống, trò chơi…vào một số bài học giáo dục công dân trong các tiết học để các em giải quyết vấn đề và từ đó các em hình thành được kỹ năng sống cho mình. Sau đây là một số kỹ năng giáo dục cho học sinh trong quá trình soạn giảng môn GDCD cấp trung học phổ thông: Lớp 10 : Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề trong một tình huống, kỹ năng quản lý thời gian…) Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối nhận thức (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng khi thảo luận) Bài 10 : Quan niệm về đạo đức (rèn kỹ năng xác định giá trị, đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội) Bài 11 : Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (liên quan đến nghĩa vụ, lương tâm và nhân phẩm, danh dự của con người) Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (giao tiếp trong tình bạn và tình yêu, cách nhìn đúng đắn về tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học đường. Để từ đó hình thành lối sống đẹp, thẩm mỹ…) Bài 13 : Công dân với cộng đồng (ở bài này sẽ giúp học sinh biết quan tâm, chia sẽ và làm nhiều điều tốt lành với người khác) Lớp 11 : Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phân tích) Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ( rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán…) Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề) [...]... lỗi cho học sinh Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo nguyên tắc 5T để giáo dục kỹ năng sống, cụ thể: Tương tác: kỹ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau trong quá trình giáo dục Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành Tiến trình: Giáo dục kỹ. .. tinh thần thân thiện Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung Cho nên, để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cần phải có sự kết hợp cả 3 môi trường giáo dục là: gia đình, nhà trường và xã hội Toàn xã hội cần phải quan tâm đến vấn đề này Giáo dục cần phải tập trung vào đào tạo các ngành... nhân và gia đình, bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong lao động) Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản (giúp học sinh có ý thức tự bảo vệ và tôn trọng quyền tự do cơ bản của mình và của người khác) Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (rèn kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, ứng phó, ứng xử giao tiếp…) Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn GDCD ta cần áp dụng phương... sai ở đâu .Thông qua mỗi tình huống người thầy phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Dạy theo cách này học sinh rất thích vì được “phát ngôn” theo sự hiểu biết của mình Ngoài ra, người thầy cũng cần tổ chức cho học sinh học nhóm để các em tự nghiên cứu, hợp tác, tìm tòi và đưa ra kết quả của riêng mình, từ đó học sinh sẽ dần làm quen và dễ xử lý tình huống gặp phải trong thực tế cuộc sống Giáo viên... bản tin 4.Giới thiệu một số trang web về giáo dục kỹ năng sống 4.1 Http:// tlgd.hcmud.edu.vn 4.2 Http://www.kynang.edu.vn 17 4.3.Http://.kynangsong.org 44Http://Sharevv.Org/ 18 C.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Trên cơ sở trình bày nội dung chuyên đề trên ta thấy rằng Giáo dục kỹ năng sống khi học bộ môn GDCD cho đối tượng học sinh của chúng ta là điều rất cần thiết Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu... Sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng quản lý thời gian khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng) Bài 7: Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng hợp tác) Lớp 12 : Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật (bình đẵng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của công dân ) Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (bình đẳng trong hôn nhân... Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức, hình thành thái độ, thay đổi hành vi Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực Thời gian: Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em 3 Giới thiệu một số trò chơi... tìm dữ liệu có liên quan bài học, xây dựng nội dung thuyết trình, tiểu phẩm liên quan đến nội dung bài học ( môi trường, dân số, gương vượt khó học giỏi, ) Để tạo hứng thú cho học sinh, trong từng bài học, tiết dạy của mình người thấy cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống để các học sinh nhận xét, xử lý, lựa chọn và sau mỗi tình 11 huống đó giáo viên sẽ chỉ ra cho các em thấy được... trẻ em 3 Giới thiệu một số trò chơi phục vụ chương trình giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông 3.1 Bó đũa kỳ diệu Dụng cụ: 1 bó đũa và ghế ngồi cho từng học viên Chuẩn bị: Mỗi bạn sẽ ngồi trên một ghế và ghế được xếp thành hình vòng tròn Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa (bên trái và bên phải), sao cho không rơi xuống Trong nhóm sẽ chọn ra 1 người làm mốc và chọn 1 hướng di chuyển... thông tin, ứng phó với căng thẳng, ra quyết định đúng đắn, quản lí thời gian hợp lí Kĩ thuật dạy học hiện đại: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “ khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật tư duy, sáng tạo Tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh thông qua từng tiết học, chuẩn bị bài ở nhà như: cho học sinh . trong việc giảng bộ môn Giáo dục công dân ta có thể lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN GIÁO DỤC. 1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Chủ tịch Hồ. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG. 1. Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan