Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính thôi việc của công chức

14 11.1K 247
Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính thôi việc của công chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt công tác cải cách quản lý hành chính nhà nước, đưa đất nước sang một tầng cao mới và hướng tới mục tiêu: Chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của nhà nước. Để đảm bảo cho mục tiêu trên đạt hiệu quả cao đặt ra cho nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách hành chính và biện pháp lớn trên mọi lĩnh vực. Một trong những biện pháp có hiệu lực hiệu quả cao nhất đó là quản lý nhà nước về cán bộ, công chức và công vụ. Trong quản lý nhân tố quyết định cho hoạt động quản lý tiến hành thành công hay thất bại là nhân tố con người (cán bộ, công chức). Vì vậy để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy với công việc phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ, công chức, theo đó Luật Cán bộ, công chức quy định những điểm cơ bản về quyền, nghĩa vụ của cán bộ công chức và người sử dụng cán bộ công chức, các tiêu chuẩn tuyển dụng, các nguyên tắc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Và trong năm 2010 và năm 2011 nhiều văn bản của Trung ương hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức được ban hành và có hiệu lực thi hành như: Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức,…

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TIỂU LUẬN TÊN TÌNH HUỐNG: THÔI VIỆC CỦA CÔNG CHỨC Họ và tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Lớp: , tháng năm 2013 MỤC LỤC Mục lục , tháng năm 2013 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt công tác cải cách quản lý hành chính nhà nước, đưa đất nước sang một tầng cao mới và hướng tới mục tiêu: Chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của nhà nước. Để đảm bảo cho mục tiêu trên đạt hiệu quả cao đặt ra cho nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách hành chính và biện pháp lớn trên mọi lĩnh vực. Một trong những biện pháp có hiệu lực hiệu quả cao nhất đó là quản lý nhà nước về cán bộ, công chức và công vụ. Trong quản lý nhân tố quyết định cho hoạt động quản lý tiến hành thành công hay thất bại là nhân tố con người (cán bộ, công chức). Vì vậy để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy với công việc phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ, công chức, theo đó Luật Cán bộ, công chức quy định những điểm cơ bản về quyền, nghĩa vụ của cán bộ công chức và người sử dụng cán bộ công chức, các tiêu chuẩn tuyển dụng, các nguyên tắc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Và trong năm 2010 và năm 2011 nhiều văn bản của Trung ương hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức được ban hành và có hiệu lực thi hành như: Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức,… Tuy nhiên, trong thực tế quản lý cán bộ công chức, trong đời sống xã hội hiện nay còn có nhiều trường hợp xảy ra mà người quản lý và sử dụng lao động không ngờ tới, khó mà đưa ra quyết định quản lý đơn phương. Bản thân tôi đã được học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính. Với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu và qua tìm hiểu tình hình thực tế chế độ, chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, tôi nhận thấy đây là một trong những vấn đề đang được quan tâm của nhiều cơ quan và cán bộ, công chức. Để hiểu rõ về vấn đề này tôi đã chọn viết tiểu luận: "Giải quyết chế độ thôi việc của công chức". , tháng năm 2013 Để hoàn thành tiểu luận tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số các quy định của Nhà nước về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức như: Luật Cán bộ, công chức; Luật Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức. Thông qua đó, giúp cán bộ, công chức nâng cao khả năng giải quyết vấn đề một cách chính xác và có hệ thống. Trong thực tế khi xử lý vụ việc nào đó sau khi đọc hồ sơ nhiều cán bộ, công chức thường chỉ suy nghĩ ngay cách giải quyết, ít khi phân tích, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để giải quyết, đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không đúng với thực tế làm cho tình trạng khiếu nại kéo dài. Với tình huống được đưa ra phân tích, giải quyết dưới đây, tôi hy vọng sẽ giúp bản thân và đồng nghiệp nắm vững hơn về nghiệp vụ quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi thực hiện và hoàn thành tiểu luận này. Những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện tiểu luận , tháng năm 2013 PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1964, là cử nhân kinh tế, sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại một phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương từ năm 1990, quá trình công tác ông H luôn hoàn thành tốt công việc được giao, nhiều lần được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn tốt, ông H được luân chuyển về cơ sở công tác. Ngày 15/02/2011, khi đang nghỉ phép năm, ông H bất ngờ viết đơn xin thôi việc, hưởng chế độ trợ cấp 01 lần với lí do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn không thể tiếp tục công tác. Sau khi xem xét đơn và gặp trực tiếp ông H, lãnh đạo Sở Công Thương đã mời đại diện Ban chấp hành công đoàn, Phòng Tổ chức cán bộ họp trao đổi bàn bạc về việc xem xét cho ông H thôi việc theo nguyện vọng. Qua cuộc họp, lãnh đạo Sở đã đồng ý giải quyết cho ông H thôi việc. Song song với quyết định cho thôi việc, Sở Công Thương trợ cấp cho ông H một khoản tiền theo chế độ hiện hành, đồng thời phòng Tổ chức cán bộ làm các thủ tục hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thôi việc cho ông H. Sau khi được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết thôi việc và trợ cấp thôi việc cho ông H thì ngày 24/4/2011 Sở Công Thương lại nhận được đơn của ông H xin trở lại cơ quan tiếp tục công tác. Với tình huống đặt ra như vậy, Ban lãnh đạo Sở Công Thương giải quyết như thế nào? Chấp nhận hay không chấp nhận đơn xin tiếp tục trở lại công tác của ông H. Xin bổ sung thêm là trong thời gian nghỉ phép ở nhà ông H bị ốm nặng phải đi cấp cứu ở bệnh viện, ông đã được các y bác sỹ chăm sóc theo dõi bệnh tình. Sau mấy ngày khám, xét nghiệm các bác sỹ cho biết ông H bị bệnh nan y khó có thể qua khỏi được. Trước tình huống đó ông H quyết định làm đơn xin thôi việc để hưởng chế độ trợ cấp một lần. Bởi vì mục tiêu của ông H lúc này là làm thế nào để giải quyết những khó khăn trước mắt về kinh tế cho gia đình. Nếu không xin thôi việc, ông H chẳng còn nguồn tài chính nào để tiếp tục điều trị bệnh của bản thân. Nhưng sau một thời gian chuẩn bị thủ tục giấy tờ, bệnh tình và sức khoẻ ông H tốt hơn lên, gia đình chuyển ông H lên bệnh viện tuyến trên của Trung ương khám, xét nghiệm lại kết quả cho thấy không phải bệnh , tháng năm 2013 nan y như bệnh viện địa phương chuẩn đoán, ông H quyết định làm đơn xin trở lại cơ quan công tác. Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Sở Công Thương đã hoàn tất hồ sơ thủ tục chuẩn bị gửi lên Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho ông H. Đồng thời căn cứ điều 5 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, ông H được giải quyết chế độ thôi việc cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I. Phân tích nguyên nhân: Thực chất lý do xin thôi việc của ông H không phải như trong đơn xin thôi việc của ông, mà do bị ốm và bác sỹ khám cho ông biết ông H bị bệnh nan y không thể qua khỏi nên mới xảy ra việc ông H xin nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp 01 lần. Sau khi cơ quan đã ra quyết định thôi việc và quyết định trợ cấp thôi việc cho ông H, Sở Công Thương đã hoàn tất hồ sơ để gửi lên Bảo hiểm xã hội. Trong thời gian đó ông H thấy tình hình sức khoẻ bản thân khá dần lên, bệnh viện tuyến trên khám lại và cho kết quả không bị mắc bệnh nan y như kết luận của bệnh viện địa phương, ông H quyết định làm đơn xin trở lại cơ quan tiếp tục công tác. Qua diễn biến trên chúng ta thấy những nguyên nhân chính dẫn đến tình huống trên như sau: - Nguyên nhân từ khả năng tham mưu lãnh đạo giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức theo quy định của bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan còn hạn chế, ở đây không nhận thấy việc chấp thuận cho công chức thôi việc khi đang trong thời gian luân chuyển là không đúng với quy định của pháp luật. - Nguyên nhân từ ông H: ở đây là do ông H và gia đình quá vội vàng, chưa suy nghĩ thật kỹ, chưa xem xét một cách cụ thể việc ốm đau của mình mà đã làm đơn xin thôi việc. Lẽ ra khi ông H bị ốm, phải khám xét một cách đầy đủ, kiên trì điều trị bệnh của mình. Nếu thấy tình hình kinh tế khó khăn thì có thể nhờ Công đoàn của cơ quan giúp đỡ, khi khám phát hiện bệnh, ông và gia đình cần bình tĩnh, không vì thế mà suy nghĩ bi quan, tiêu cực và nên đề nghị với bệnh viện địa phương cho chuyển lên điều trị ở bệnh viện tuyến trên khám , tháng năm 2013 xét lại, đợi có kết quả cụ thể sau đó mới có quyết định chính thức. Một điểm nữa mà chúng ta nhận thấy là bản thân ông H chưa hiểu biết đầy đủ nội dung của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức. Cho nên đang trong thời gian luân chuyển làm đơn xin thôi việc là chưa hợp lý. Việc xin thôi việc để hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần là một cách nghĩ chưa thấu đáo. Nếu sau khi điều trị khỏi bệnh và tiếp tục xin công tác thì không thể hưởng chế độ hưu trí do thâm niên đóng bảo hiểm xã hội không đủ. Điều đáng trách ở đây nữa là ông H không dám nói sự thật sự việc, giấu cơ quan về bệnh tật của mình để làm đơn xin thôi việc. Từ đó dẫn tới việc cơ quan quyết định cho ông H thôi việc là chưa hợp lý, hợp tình. - Nguyên nhân từ việc quan tâm đời sống cán bộ, công chức: bộ phận tổ chức và Công đoàn của cơ quan chưa thực sự quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức trong cơ quan, chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân sâu xa ẩn sau đơn xin thôi việc của ông H, không tạo được niềm tin nơi người lao động, chưa là điểm tựa về tinh thần và vật chất khi công chức, công đoàn viên gặp khó khăn trong cuộc sống. II. Hậu quả của việc giải quyết thôi việc đối với ông H: Do không xem xét kĩ, điều tra xác minh đầy đủ lí do xin thôi việc của ông H, cơ quan quản lý đã quyết định cho ông H thôi việc dẫn đến việc đưa ra khỏi lực lượng cán bộ công chức của Nhà nước một người có trình độ, thâm niên công tác vẫn còn khả năng cống hiến. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định con người là một trong những nhân tố quan trọng, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt, việc trọng dụng nhân tài sẽ góp phần đẩy nhông quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Quyết định cho thôi việc một người có trình độ và có thâm niên công tác như ông H là không phù hợp với chính sách trên. Để có được một người có trình độ đại học Nhà nước phải chi phí một khoản tiền và công sức không nhỏ để đào tạo. Ông H là một công chức có năng lực, giàu kinh nghiệm đang được luân chuyển để thực hiện việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo sau này, do vậy rất cần thiết phải tạo điều kiện cho ông H có thể tiếp tục cống hiến. Căn cứ quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 46/2010/NĐ- CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ: , tháng năm 2013 “c) Các lý do không giải quyết thôi việc: Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển; Công chức chưa hoàn thành việc thông toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị; Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.” Do đó, việc cấp có thẩm quyền ra quyết định thôi việc đối với ông H là chưa hợp lý, do ông H đang trong thời gian thực hiện luân chuyển của cấp có thẩm quyền. Đồng thời nếu huỷ bỏ quyết định thôi việc của ông H thì phải tổ chức họp lại Ban lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn để tiếp tục quyết định nhận ông H trở lại làm việc. Như vậy trong một thời gian ngắn ở Sở Công Thương đã có 2 cuộc họp cùng một thành phần dự họp và có 2 quyết định trái ngược nhau đối với cùng một đối tượng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến kỉ cương trật tự trong cơ quan. Hơn nữa cùng với việc huỷ bỏ quyết định thôi việc của ông H phải có quyết định thu hồi khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Sở Công Thương đã giải quyết cho ông H. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các phòng ban chức năng. Nếu Sở Công Thương đồng thời làm thủ tục cho ông H thôi việc rồi ngay sau đó lại ra quyết định thu nhận ông H trở lại công tác. Như vậy thời gian công tác của ông H được tính từ khi nhận trở lại, sẽ dẫn đến khi ông H đủ tuổi 60 cơ quan không thể giải quyết chế độ hưu trí cho ông H được. Vì đó là trường hợp hết sức cá biệt khó giải quyết cho cơ quan. III. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Mục tiêu giải quyết tình huống: a) Mục tiêu trực tiếp: Xem xét lại quyết định thôi việc có đúng thẩm quyền, tạo điều kiện cho ông H tiếp tục cống hiến. Động viên cán bộ, công chức trong toàn cơ quan cống hiến hết khả năng, tích cực lao động thực hiện quản lý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt động công vụ trong cơ quan, xây dựng cơ quan ngày một vững , tháng năm 2013 mạnh góp phần xây dựng đất nước đạt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.” b) Mục tiêu hướng tới: Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước trong việc quản lý và sử dụng công chức trong điều kiện hiện nay. Bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người cán bộ công chức. Các quyết định đưa ra không được trái với Luật Cán bộ, công chức và với các văn bản pháp luật hiện hành. 2. Xây dựng và lựa chọn các phương án giải quyết: Sự việc xảy ra như đã trình bày ở trên, việc giải quyết thôi việc đối với ông H là hết sức phức tạp. Để giải quyết tình huống này, với những kiến thức đã học tôi xin đưa ra một số phương án giải quyết sau: a) Phương án 1: Không chấp nhận đơn đề nghị của ông H xin được tiếp tục trở lại cơ quan làm việc. Ưu điểm: Không tạo nên những mâu thuẫn trong các quyết định của lãnh đạo Sở Công Thương trong một thời gian ngắn với cùng một đối tượng. Nhược điểm: Quyết định như vậy sẽ dẫn đến việc làm mất đi trong đội ngũ cán bộ, công chức của ngành một cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực. Quyết định không chấp nhận đơn xin tiếp tục làm việc và giải quyết thôi việc cho ông H thì về mặt tình còn có gì đó chưa ổn, lãnh đạo chưa thật sự quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ công chức. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới việc động viên toàn thể cán bộ công chức của cơ quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao cho. Như đã nêu ở trên Sở Công Thương quyết định cho ông H thôi việc trong khi ông H đang thực hiện chế độ luân chuyển là không đúng với quy định của pháp luật, mặc dù ông đã chủ động xin thôi việc và ông H đã được giải quyết đầy đủ các chế độ trợ cấp. Và ông H có thể khiếu nại, khiếu kiện. b) Phương án 2: Cơ quan tiếp tục chuyển hồ sơ cuả ông H lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ thôi việc. Sau đó, Sở Công Thương , tháng năm 2013 nhận chấp thuận đơn xin trở lại làm việc của ông H và bố trí cho ông được tiếp tục làm việc. Ưu điểm: Không tạo nên những mâu thuẫn trong các quyết định của lãnh đạo Sở Công Thương trong một thời gian ngắn với cùng một đối tượng. Cơ quan vẫn có được một cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác cơ quan đã giúp đỡ một con người đã từng nhiều năm gắn bó với cơ quan. Một con người đã có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trở lại làm việc và phục vụ cho cơ quan góp phần xây dựng đất nước. Nhược điểm: Thực hiện thủ tục tiếp nhận, xếp lại lương đối với những trường hợp đặc biệt không qua thi tuyển theo quy định của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, điều này tốn thời gian vì phải xin ý kiến của Bộ Nội vụ. Nếu cơ quan đã quyết định cho ông H thôi việc hưởng trợ cấp một lần, sau đó lại quyết định nhận trở lại làm việc. Như vậy ảnh hưởng đến thâm niên công tác có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí. Ông H, sinh năm 1964, hiện nay ông 48 tuổi, khi ông H công tác đóng bảo hiểm xã hội đến năm đủ 60 tuổi, về tuổi đời của ông H là đủ theo quy định nhưng số năm đóng bảo hiểm là chưa đủ (mới đóng được khoảng 12 - 13 năm). Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì ông H không đủ điều kiện để giải quyết theo chế độ hưu trí hàng tháng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của ông H. Nếu trong lãnh đạo cơ quan không thống nhất, không giải thích rõ ràng đầy đủ với toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan sẽ tạo ra dư luận không tốt làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ của người lao động với người sử dụng lao động, ảnh hưởng tới việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Việc công nhận quyết định thôi việc đối với ông H là chưa đúng quy định của pháp luật như đã trình bày ở phần nhược điểm của phương án 1. Và ông H có thể khiếu nại, khiếu kiện. c) Phương án 3: Sở Công Thương thu hồi quyết định thôi việc đối với ông H. Đồng thời có văn bản gửi Bảo hiểm xã hội đề nghị không thực hiện chế độ trợ cấp 01 lần theo quy định (để giữ thâm niên đóng bảo hiểm xã hội của ông H) , tháng năm 2013 [...]... tổ chức thực hiện phương án đã chọn: , tháng năm 2013 Để thực hiện tốt phương án 3 đã chọn, việc đầu tiên cơ quan cần phải tiến hành là tổ chức họp với Đảng uỷ, lãnh đạo, công đoàn, bộ phận tổ chức cán bộ, (nếu có điều kiện thì nên mời toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan) để trao đổi việc ra quyết định thôi việc của ông H Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống trên để toàn thể cán bộ, công chức. .. KIẾN NGHỊ: Trên đây là toàn bộ nội dung diễn biến của một trong nhiều tình huống về vấn đề giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với công chức đã và có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong thực tế Qua sự việc trên Sở Công Thương có thể rút ra một số bài học trong công tác quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức, nguyên nhân chính từ việc kiến thức pháp luật của các bên liên quan còn hạn chế Trong những năm... trong quyết định quản lý hành chính của lãnh đạo đơn vị Thu hồi Quyết định hành chính không đúng quy định của pháp luật, đảm bảo kỷ cương Tạo điều kiện cho ông H được tiếp tục công tác và quá trình công tác, thâm niên đóng bảo hiểm xã hội của ông H được bảo lưu Động viên cho bản thân ông H làm cho toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan thấy lãnh đạo cơ quan giải quyết sự việc có lý, có tình, thể hiện... chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy rất cần thiết phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước Qua đó, tôi có một số kiến nghị như sau: - Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước tích cực tham gia học tập tìm hiểu Luật Cán bộ, công chức, các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách của cán bộ, công chức - Người cán bộ quản... sâu sát hơn nữa đối với cán bộ công chức, tăng cường hoạt động của các đoàn thể trong cơ quan nhà nước; - Trong thực tế khi xử lý công việc, sau khi đọc hồ sơ một số cán bộ, công chức thường giải quyết một cách máy móc, theo các mẫu đã có sẵn, ít khi phân tích, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để giải quyết, đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không... bộ, công chức Đồng thời khích lệ toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan tích cực cố gắng đem hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Quyết định theo phương án này là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về phát triển nguồn nhân lực, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới đất nước Nhược điểm: Nếu trong Ban lãnh đạo Sở Công. .. giữa lãnh đạo cơ quan và Công đoàn không thống nhất thì không thể giải quyết được Đặc biệt nếu trong lãnh đạo cơ quan không thống nhất, không giải thích rõ ràng đầy đủ với toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan sẽ tạo ra dư luận không tốt làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ của người lao động với người sử dụng lao động, ảnh hưởng tới việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan Ngoài ra, khi... án giải quyết vấn đề của tôi có thể chưa thật chặt chẽ, hợp lý Nhưng đây là một cách nhìn nhận vấn đề của tôi tiếp thu được từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính Do kiến thức về quản lý Nhà nước của bản thân còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành, cho nên những phân tích, nhận xét đánh giá của cá nhân không tránh... dạy trong tác phẩm Sửa đổi Lối làm việc: “Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh” Trong tiểu luận này tôi đã đưa ra một tình huống... truy thu lại kinh phí đã trợ cấp thôi việc của ông H d) Lựa chọn phương án giải quyết: Trên đây là 03 phương án giải quyết chế độ thôi việc đối với trường hợp của ông H Qua mỗi phương án đề ra chúng ta thấy có ưu điểm, nhược điểm Nhưng theo tôi để lựa chọn một phương án tối ưu cần phải dựa vào những yêu cầu, mục tiêu đạt ra ban đầu, giải quyết vấn đề phải đúng quy định của pháp luật bên cạnh là cái tình

Ngày đăng: 19/01/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan