nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

71 1.4K 4
nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số khái niệm: 5 2.1.2 Đặc điểm, vai trò của công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp 11 2.2 Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1 Chính sách của Nhà nước về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở nước ta 13 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở một số địa phương nước ta 18 2.2.3 Kinh nghiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới 20 2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp:. .22 2.3.1 Công tác quản lý Nhà nước: 22 2.3.2 Yếu tố thị trường 23 2.3.3 Nguồn nhân lực và trình độ dân trí 23 i 2.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị 24 2.3.5 Khoa học- công nghệ 24 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 25 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 25 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29 3.1.3 Tổng quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 34 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra: 36 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 37 3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 37 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá: 38 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 4.1 Thực trạng sử dụng, kinh doanh và năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng vât tư nông nghiệp 39 4.1.1 Thực trạng sử dụng, nhận thức vật tư nông nghiệp của hộ SXNN: 39 4.1.2 Thực trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn huyện: 43 4.1.3 Năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện 46 4.2 Đánh giá công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện 49 4.2.1 Kết quả đạt được: 49 4.2.2 Đánh giá công tác thanh, kiểm tra chất lượng VTNN: 54 4.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất lượng trên địa bàn huyện trong thời gian qua 55 ii 4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện 56 4.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách 57 4.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị 57 4.3.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 57 4.3.4 Giải pháp về thị trường 58 4.3.5 Giải pháp khác 59 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 5.1 Kết luận 62 5.2 Kiến nghị 63 5.2.1. Với Nhà nước 63 5.2.2. Với Chính quyền các cấp 64 5.2.3. Với DN, Công ty, hộ gia đình 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VTNN Vật tư nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TT Thị trường LĐTBXH Lao động thương binh xã hội TCKH Tài chính kế hoạch DN Doanh Nghiệp iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1 Chi phí vật tư hộ trồng lúa 40 Bảng 4.2 Các dịch vụ gia đình tiếp cận(60 phiếu) 41 Bảng 4.3 Đánh giá về giá cả VTNN của các hộ 42 Bảng 4.4 tỷ giá cánh kéo giữa thóc và đạm 42 Bảng 4.5 Nhận biết VTNN thật, giả 43 Bảng 4.6 Phân loại các cơ sở thuộc địa bàn 3 xã nghiên cứu 44 Bảng 4.7 Hiện trạng cán bộ quản lý chất lượng trên địa bàn huyện Yên Mỹ. 48 v PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở bất kỳ xã hội nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vô cùng quan trọng. Bởi đây là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực - thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Mà lương thực - thực phẩm được coi là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu được cho đời sống con người. Mặt khác, với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay khi mà hơn 70% dân số của chúng ta vẫn còn sống ở khu vực nông thôn, và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì nông nghiệp càng có vai trò to lớn trong sự phồn vinh, ổn định của xã hội. Chính sự phát triển của ngành nông nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp. Là những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật tư nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn tác động đến sức khỏe cộng đồng. Với thị trường vật tư nông nghiệp phong phú, nhiều mẫu mã, chủng loại, xuất xứ,… như hiện nay, việc quản lý chất lượng các sản phẩm này là một khó khăn lớn của ngành nông nghiệp và Yên Mỹ - Hưng Yên cũng không nằm ngoài số đó. Trước những biến động khó lường về kinh tế thế giới cũng như khó khăn trong nền kinh tế nước nhà, hơn thế nữa là những biến đổi về khí hậu, các loại dịch bệnh tràn lan đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2011, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng VTNN và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của địa phương, doanh nghiệp, người dân; các đơn vị thuộc Bộ và các tỉnh/thành phố đã nỗ lực triển khai tạo sự chuyển biến quan trọng ban đầu về chất lượng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng vật tư nông 1 nghiệp ở nhiều địa phương chưa có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước. Trong năm 2012, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như nhiệm vụ lâu dài của ngành nông nghiệp. Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999, là một trong những huyện có dân số đông, có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và góp phần thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh Hưng Yên nói riêng. Giai đoạn 2006 – 2010, Yên Mỹ là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh nhất của tỉnh Hưng Yên, bình quân đạt 19,9% trong đó sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng mạnh đạt 30,2%. Mặc dù công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp thời gian qua đã được các ngành chức năng chú trọng, tuy nhiên, hiệu quả của việc quản lý này vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Công tác quản lý chất lượng hầu hết các loại vật tư nông nghiệp hiện đều gặp lúng túng. Trong quản lý thuốc thú y thì công tác thanh, kiểm tra lấy mẫu thuốc thú y tiêu thụ trên thị trường của các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thú y để kiểm tra chất lượng được duy trì nên nhiều vụ việc được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.Bên cạnh những thành tựu đó thì trong quản lý thức ăn chăn nuôi cũng có những kết quả đáng kể. Đến nay, về cơ bản tình trạng đưa chất kích thích tăng trưởng vào thức ăn đã giảm. Trong kiểm nghiệm chất lượng phân bón bổ sung danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật thì công tác thanh, kiểm tra, lấy mẫu thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra chất lượng cũng được thực hiện thường xuyên, việc giết mổ gia súc tập trung được quan tâm hơn bước đầu được tổ chức lại. Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó góp phần hạn chế những vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp thì trong công tác quản lý vẫn còn nhiều điểm bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy chuẩn kỹ thuật phục 2 vụ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa theo kịp thực tiễn sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chưa có phòng xét nghiệm hiện đại, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe khiến việc kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả còn thấp. Vậy vai trò của các ngành chức năng ở đâu trong việc để ra tình trạng này? Huyện cần làm gì để hạn chế tình trạng vi phạm trên? Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện là gì? Xuất phát từ thực tiễn trên đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá một cách chi tiết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở các cấp có thẩm quyền phục vụ công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm này, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Trần Mạnh Hải - Giảng viên bộ môn Phát Triển Nông Thôn- Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn- Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng của công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tìm ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp. 3 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện Yên Mỹ. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, nhà quản lý. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung: đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện. Đề tài tập trung nghiên cứu một số sản phẩm chính như: phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. - Phạm vị về không gian: đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi về thời gian: - Thời gian nghiên cứu đề tài: nghiên cứu trong khoảng thời gian 2010 – 2011 - Thời gian thực hiện đề tài: 02/2012 – 06/2012 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm: 2.1.1.1 khái niệm về vật tư nông nghiệp Vật tư nông nghiệp được quy định là các sản phẩm thuộc các lĩnh vực: giống, nuôi trồng thủy sản; thú y, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; bảo vệ thực vật, chất lượng nông-lâm sản và thủy sản. Vật tư nông nghiệp rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vật tư tốt, chất lượng sẽ cho ra sản phẩm nông nghiệp tốt, có lợi cho sức khỏe và ngược lại. Chất lượng được đảm bảo không chỉ góp phần đạt hiệu quả cao trong sản xuất mà còn góp phần nâng cao vị thế các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế. 2.1.1.2 Chất lượng vật tư nông nghiệp * Quan niệm về chất lượng: Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, quan niệm về chất lượng lại rất đa dạng. Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng. Hay chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn. Theo tiêu chuẩn thuật ngữ ISO 9000: 2000 đã đưa ra định nghĩa mà nó được đa số các nước thành viên ISO chấp nhận. “ Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đã công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc”. Trong luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì đưa ra khái niệm: “ Chất lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 5 [...]... sản xuất đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và cải thiện thu nhập cho người dân 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở một số địa phương nước ta Năm 2011 được Bộ NN&PTNT chọn làm năm chất lượng, trong đó bao gồm cả chất lượng nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý chất lượng VTNN và nông lâm sản ở các địa phương hiện nay vẫn... đó Theo đó thì chất lượng vật tư nông nghiệp là chất lượng phù hợp với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng trong lĩnh vực nêu trên Trên thực tế thì nhu cầu của con người có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy cần xem xét định kỳ chất lượng để có thể đảm bảo cho vật tư nông nghiệp làm ra thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng 2.1.1.3 Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp Chất lượng được hình... hưởng tới quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp: Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở các địa phương tuy đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng cũng gặp không ít những khó khăn khiến nhiều địa phương vẫn còn lúng túng khi thực hiện kiểm tra, đánh giá phân loại Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác này, trước hết phải kể đến công tác quản lý Nhà nước 2.3.1 Công tác quản lý Nhà nước:... mất của nhiều loài sinh vật có ích cho nông nghiệp, làm mất cân bằng sinh thái tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại phát triển Hơn thế nữa, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều trong các mặt hàng nông sản điều này tác động trực tiếp tới sức khỏe của cả cộng đồng Về kinh tế xã hội, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản góp phần nâng cao chất lượng nông sản, vị thế cạnh tranh... và trực tiếp tới công tác quản lý chất lượng VTNN Nếu nguồn nhân lực có trình độ dân trí quá thấp thì sẽ không thể lĩnh hội hết được những yêu cầu mà cấp trên giao phó, từ đó nhiệm vụ được giao sẽ không hoàn thành đúng mức đặt ra Như vậy, hai yếu tố trên có ảnh hưởng lớn tới tốc độ và chất lượng của công tác quản lý chất lượng VTNN Do đó, để nâng cao năng lực quản lý chất lượng VTNN thì phải tăng cường... cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tư ng hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị ( Theo ISO 9000: 2005) 2.1.1.5 Các hệ thống quản lý chất lượng chính: * Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 gồm 5 phần chính bao gồm: + Hệ thống quản lý chất lượng + Trách nhiệm của lãnh đạo + Quản lý nguồn lực + Tạo thành sản phẩm/dịch vụ + Đo lường,... với nhau Do vậy, muốn đạt được chất lượng mong muốn thì phải quản lý chặt chẽ các yếu tố này Trong giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm có viết: Quản lý chất lượng là cách quản lý tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên của tổ chức đó nhằm đạt được sự thành công lâu lài” Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 thì lại định nghĩa như sau: “ Quản lý chất lượng là các hoạt động kết hợp... Chính sách của Nhà nước về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở nước ta Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật sau:  Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa... nhiều tỉnh đã coi công tác thanh kiểm tra vật tư nông nghiệp nói chung là công tác thường xuyên như: An Giang, Tiền Giang, Thanh Hóa Đi đầu trong cuộc thí điểm về kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, cùng với Thanh Hóa, tỉnh Tiền Giang đã góp phần không nhỏ vào việc rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của hai tỉnh này, đó là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa. .. đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn Đến . công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tìm ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, từ. Thôn- Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội em tiến hành nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên . 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN. pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp. 3 -

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

      • 1.2.1 Mục tiêu chung

      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

      • 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

      • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

      • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

        • 2.1 Cơ sở lý luận

          • 2.1.1 Một số khái niệm:

            • 2.1.1.1 khái niệm về vật tư nông nghiệp

            • 2.1.1.2 Chất lượng vật tư nông nghiệp

            • 2.1.1.3 Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

            • 2.1.1.4 Nguyên tắc quản lý chất lượng:

            • 2.1.2 Đặc điểm, vai trò của công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

              • 2.1.2.1 Đặc điểm

              • 2.1.2.2 Vai trò

              • 2.2 Cơ sở thực tiễn

                • 2.2.1 Chính sách của Nhà nước về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở nước ta

                  • 2.2.1.1 Chính sách về khoa học công nghệ:

                  • 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở một số địa phương nước ta.

                  • 2.2.3 Kinh nghiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới.

                  • 2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp:

                    • 2.3.1 Công tác quản lý Nhà nước:

                    • 2.3.2 Yếu tố thị trường

                    • 2.3.3 Nguồn nhân lực và trình độ dân trí

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan