GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM TP HÀ NỘI

80 2.8K 6
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM   TP HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH *** ĐỖ QUỐC TRƯỞNG Lớp: CQ48/02.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM - TP HÀ NỘI Chuyên ngành : Thuế Mã số : 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PSG.TS. Nguyễn Thị Liên Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Đỗ Quốc Trưởng 3 MỤC LỤC Trang Trang bìa i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBT : Cán bộ thuế CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐKKD : Đăng ký kinh doanh ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GTGT : Giá trị gia tăng HKD : Hộ kinh doanh KK-KTT-TH : Kê khai – Kế toán thuế - Tin học MST : Mã số thuế NSNN : Ngân sách Nhà nước NNT : Người nộp thuế TTHT : Tuyên truyền hỗ trợ Trđ : Triệu đồng 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kết quả thực hiện dự toán được giao 25 Bảng 2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2013 27 Bảng 2.3. Tình hình quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 29 Bảng 2.4. Kết quả đăng ký cấp mã số thuế đến ngày 31/12/2013 32 Bảng 2.5. Tổng hợp doanh thu bán hàng của một số DNNQD được kiểm tra trên địa bàn huyện Gia Lâm 37 Bảng 2.6. Tổng hợp doanh số mua vào của DNNQD được kiểm tra trên địa bàn huyện Gia Lâm 39 Bảng 2.7. Kết quả thu nộp thuế GTGT của DNNQD 41 Bảng 2.8. Kết quả thu nợ đối với DNNQD 43 Bảng 2.9. Số nợ thuế của DNNQD 44 Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 46 Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp 48 Bảng 2.12. Kết quả chống thất thu thuế đối với DNNQD 51 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Gia Lâm 24 Hình 2.2 Kết quả thực hiện dự toán được giao giai đoạn 2011 – 2013 26 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước. Nó vừa đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Để sử dụng có hiệu quả công cụ thuế về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế gián thu như: Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. Thuế trực thu như: Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mục đích động viên nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, là công cụ giúp Nhà nước điều chỉnh cơ cấu giữa tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư. Thuế GTGT xứng đáng là một sắc thuế tiêu biểu, quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam. Do vậy, việc cải cách chính sách thuế, nhất là thuế GTGT là rất cần thiết để đảm bảo công bằng hợp lý trong phân phối thu nhập của dân cư, góp phần điều tiết thu nhậ xã hội, đảm bảo yêu cầu động viên của NSNN. “Thuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch phụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Ngày 19/06/2013 Quốc hội đã thông qua Luật Số 31/2003/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Sau gần 15 năm đi vào cuộc sống, thuế GTGT đã phát huy tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nhưng đây là một luật thuế mới nên việc áp dụng sắc thuế này ở nước ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình thực hiện đã phải điểu chỉnh một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT như: Điều chỉnh về phạm vi áp dụng, về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế, Mặc dù việc sửa đổi này đã làm cho sắc thuế hoàn thiện hơn, nâng cao khả thi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT chưa thật sự cơ bản, còn mang tính tình thế và cũng còn một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. 8 Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn những diễn biến bất thường về kinh tế, giá cả thị trường liên tục biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội, huyện Gia Lâm nói riêng. Nên việc triển khai nhiệm vụ thu Ngân sách, nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn trong năm vừa qua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy tập thể cán bộ công chức chi cục thuế huyện Gia Lâm luôn nỗ lực phấn đấu triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nên trong năm vừa qua chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, cũng nhận thấy có những mặt bất cập trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT như: Tình trạng trốn lậu thuế, tạo khe hở cho các tổ chức cá nhân gian lận ở khâu hoàn thuế GTGT, công tác quản lý nợ thuế còn nhiều hạn chế Trước những vấn đề bất cập trên, trong thời gian thực tập ở chi cục thuế huyện Gia Lâm, với kiến thức lĩnh hội được cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ chi cục và các thầy cô giáo, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên đại bàn huyện Gia Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội từ năm 2011 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu 9 Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập từ Chi Cục thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội qua các năm. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Gia Lâm Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Là một sinh viên năm cuối, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế. Do vậy, em cũng không thể tráng khỏi những sai sót, khiếm khuyết trong nội dung, phương pháp nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, các cán bộ thuế, bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2014 Sinh viên Đỗ Quốc Trưởng 10 CHƯƠNG 1: THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng 1.1.1 Những vấn đề cơ bản của thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng a, Khái niệm Thuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b, Đặc điểm - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hành hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT của tất cả các giai đoạn không thay đổi. - Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. [...]... - Có nhiều phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế khác nhau như: quản lý theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế Trên địa bàn huyện Gia Lâm đã sử dụng phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế theo địa bàn, đây là một phương pháp khoa học, đạt được hiệu quả cao Cụ thể: đối tượng nộp thuế sẽ được phân chia theo địa bàn, sau đó chia cho... quản lý thuế GTGT đối với DNNQD là điều quan trọng cần làm 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 2.1 Vài nét sơ lược về huyện Gia Lâm 2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm - Về vị trí địa lý Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội Phía Bắc của Huyện là huyện Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng... các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm Thực trạng quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD tại Chi cục Thuế Gia Lâm thể hiện qua các khâu như sau: 2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình thu thuế Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng quyết định tới nhiệm vụ hoàn thành dự toán thu NSNN... động quản lý thuế Trên cơ sở đó cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung, sửa đổi các luật thuế - Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội 15 1.2 Nội dung, quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT là một sắc thuế. .. phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó 1.1.2 Quản lý thuế GTGT 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế a, Khái niệm: Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế b,... tra tình hình chấp hành pháp luật thuế nói chung, luật thuế GTGT nói riêng của các DNNQD trên địa bàn huyện Gia Lâm Trên địa bàn quận, số lượng doanh nghiệp NQD ngày càng tăng, ngành nghề kinh doanh đa dạng Công tác quản lý ĐTNT được xem xét trên các mặt sau: • Công tác quản lý số lượng: Quản lý được số lượng DN là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được DN thì các... học Đội thuế liên xã số 1 thuế liên xãĐội2 Đội số thuế liên xã số 3 Đội kiểm tra nội bộ Đội TTHT NNT và ấn chỉ 31 2.1.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên đại bàn huyện Gia Lâm Tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, căn cứ vào số thuế được giao hàng năm từ Cục thuế thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm, Chi cục thuế xác định kế hoạch thu trên cơ sở NNT, các hoạt động và các thu nhập chịu thuế, bao... Đội kê khai kế toán thuế - tin học Chi cục Thuế Gia Lâm Căn cứ vào bảng ta thấy: Năm 2011 chi cục thuế huyện Gia Lâm có 1.215 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động Năm 2012 có 1.383 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động, tăng 168 doanh nghiệp, tương ứng tăng 13,8% so với năm 2011 Đến năm 2013, con số này còn tăng tới 1.648 DNNQD, tăng 256 DN so với năm 2012, tương ứng tăng 19,2% Nhìn vào... chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ hàng hóa nhập khẩu b, Thuế suất thuế GTGT 12 Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại Thuế GTGT hiện hành có 3 mức thuế suất là: 0%, 5%, 10% 1.1.1.4 Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp khấu trừ thuế * Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ... tác hoàn thuế Ngoài ra, cần chủ động chuyển dần sang áp dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng tin học trong quản lý thuế 1.2.2 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng nhằm cải tiến công tác thu thuế theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế, tăng cường công tác kiểm tra thu thuế, phát . TÀI CHÍNH *** ĐỖ QUỐC TRƯỞNG Lớp: CQ48/02.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM - TP HÀ NỘI . cứu của riêng tôi,các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Đỗ Quốc Trưởng 3 MỤC LỤC Trang Trang bìa i Lời cam đoan. thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội qua các năm. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Thuế

Ngày đăng: 17/01/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.

    • 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng

      • 1.1.1 Những vấn đề cơ bản của thuế giá trị gia tăng

        • 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

        • 1.1.1.2 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế

        • 1.1.1.3 Căn cứ tính thuế..

        • 1.1.1.4 Phương pháp tính thuế GTGT

        • 1.1.2 Quản lý thuế GTGT

        • 1.2 Nội dung, quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

          • 1.2.1 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng

          • 1.2.2 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

          • 1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

            • 1.3.1 Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng tới quản lý thuế

            • 1.3.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế quốc dân

            • 1.3.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

            • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

            • TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.

              • 2.1. Vài nét sơ lược về huyện Gia Lâm

                • 2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

                • 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của chi cục thuế huyện Gia Lâm

                • 2.1.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên đại bàn huyện Gia Lâm

                • 2.2 Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm

                  • 2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

                  • 2.2.2 Quản lý kê khai giá trị gia tăng

                  • 2.2.3 Quản lý căn cứ tính thuế

                  • 2.2.4. Quản lý thu nộp thuế GTGT

                  • 2.2.5 Công tác kiểm tra thuế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan