Điều tra thống kê diện tích thành phần lòai đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn thảm cỏ biển ở vùng biển ven bờ tỉnh khánh hòa

45 1.2K 3
Điều tra thống kê diện tích thành phần lòai đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn thảm cỏ biển  ở vùng biển ven bờ tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 GIỚI THIỆU Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng Nam Trung bộ Việt Nam, có hơn 300 km bờ biển chạy dài từ 11 0 40 đến 12 0 50 vĩ độ bắc. Từ lâu biển Khánh Hòa đã nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hải đặc sản ngon, phong phú như: Cá,Yến sào, Tôm hùm, Bào ngư, Hải sâm, Ốc… Sở dĩ như vậy là do tỉnh Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thuận lợi, địa hình và chất đáy bờ biển khá đa dạng với nhiều đầm, vịnh và các đảo tạo những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các hệ sinh thái như hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, cửa sông, đầm vịnh… Có thể nói ít có vùng biển nào trong cả nước cùng tồn tại đầy đủ các hệ sinh thái nói trên và những mối liên kết giữa chúng như ở Khánh Hòa. Đây là những hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, có tính đa dạng sinh học và năng suất cao. Rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đang thực hiện các chức năng và vai trò sinh thái quan trọng ở vùng biển ven bờ, như làm ổn định tầng đáy chống xói lở bờ, cung cấp nơi trú ẩn, nơi sinh đẻ, tạo nguồn thức ăn và là nơi ươm nuôi ấu trùng, con non các loài hải sản có giá trị. Nguồn lợi thủy sản khai thác trong rừng ngập mặn, thảm cỏ biển duy trì sinh kế và đời sống của bộ phận lớn cộng đồng cư dân sống trong khu vực phân bố của chúng. Trong những năm gần đây sức ép của sự tăng nhanh dân số, phát triển kinh tế xã hội, quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường chưa hợp lý ở Khánh Hòa đã đe dọa thật sự đến các tài nguyên và môi trường biển. Các hệ sinh thái vùng ven bờ đang đứng trước các nguy cơ bị hủy hoại, suy thoái hoặc mất cân cân bằng sinh thái, giảm sút nguồn lợi và tính đa dạng sinh học gây nên những ảnh hưởng xấu cho mọi chiến lược bảo vệ, khai thác bền vững và phát triển kinh tế biển. Rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở Khánh Hòa vẫn còn chưa được điều tra, nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, trong khi đó những họat động kinh tế- xã hội vùng ven bờ như xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng, phát triển làng mạc, gia tăng dân số, xây dựng ao đìa nuôi tôm thiếu quy họach… đang diễn ra nhanh chóng đã làm mất đi nhiều diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và đang đe dọa suy thóai các hệ sinh thái biển nói chung. Trong những năm gần đây nhiều quốc gia trên thế giới, vùng Đông Nam Á và nhiều địa phương trong cả nước đang rất quan tâm nghiên cứu nhằm tiến tới quản lý, phục hồi rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và bảo vệ đa dạng sinh học. Việc quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển yêu cầu phải thu thập có hệ 2 thống, đầy đủ thông tin về diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố, cấu trúc quần xã, đa dạng sinh học, tầm quan trọng cũng như vai trò kinh tế- xã hội, xác định những nguyên nhân đe dọa hoặc làm suy thoái các hệ sinh thái. Do vậy, đề án "Điều tra, thống kê diện tích, thành phần lòai, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò của chúng đối với kinh tế- xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững" được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: - Xác định được hiện trạng phân bố, diện tích, thành phần lòai của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. - Đánh giá được vai trò của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đối với kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa phục vụ công tác phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ đa dạng sinh học. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn (RNM) là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số loài cây sống được, đó là các cây ngập mặn bao gồm những cây gỗ, cây bụi và cây thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau nhưng có một số điểm giống nhau về mặt sinh thái, sinh lý thích nghi với môi trường lầy, mặn, thiếu oxy. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các các bãi bùn lầy ngập nước mặn, nước lợ ở cửa sông, ven biển và dọc theo các sông, rạch, chịu tác động trực tiếp của thủy triều lên xuống hàng ngày, khác với cây rừng trong đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống được ở nơi có nước ngọt. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng suất cao ở vùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn thường thấy phân bố ở vùng cửa sông và ven bờ của đầm, vịnh tạo nên môi trường thuận lợi cho sự duy trì và phát triển nguồn lợi sinh vật không chỉ tại chổ mà còn cho cả vực nước lân cận. Rừng ngập mặn không những cung cấp cho nhân dân trong vùng các loại lâm sản như gỗ, củi, tanin, thức ăn, thuốc chữa bệnh mà còn là nơi cư trú, sinh sản và kiếm ăn của nhiều loài thủy sản có giá trị, các loài chim nước, chim di cư và một số động vật sống trên cạn. Rừng ngập mặn còn có những chức năng to lớn trong việc bảo vệ đường bờ của sông, biển, chống sói lở, bảo vệ đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc đồng thời điều hòa khí hậu cho khu vực. Nhiều công trình khoa học cho thấy rằng có những mối quan hệ tương hỗ giữa sự phong phú của nguồn lợi hải sản và năng suất đánh bắt vùng ven biển với "tình trạng sức khỏe" của rừng ngập mặn. Điều đáng quan tâm là nguồn giống tôm, cua, cá trong vùng rừng ngập mặn rất phong phú, đó là nơi cung cấp nguồn giống tôm, cua, cá cho nghề nuôi thủy sản. Vì vậy, rừng ngập mặn đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là chúng đem lại đem lại sinh kế, nguồn thức ăn và những lợi ích lâu dài khác cho đời sống của hàng ngàn người dân sống trong khu vực (Phan Nguyên Hồng, 1997). Trên thế giới có khoàng 16.670.000 ha RNM với hơn 100 loài, trong đó phần châu Á nhiệt đới và châu Úc 7.487.000ha, châu Mỹ nhiệt đới 5.781.000 ha và châu Phi 4 nhiệt đới 3.402.000 ha. Hai nước có diện tích RNM lớn nhất thế giới là Indonêxia và Braxin. Ở các nước Đông Nam Á như Ma-lay-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam RNM cũng phát triển tốt vì ở đó có những điều kiện như lượng mưa dồi dào trong năm, nhiệt độ cao và ít biến động, bãi lầy rộng, giàu chất mùn và chất phù sa. Hiện nay, tình trạng chung của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển trên thế giới là đáng lo ngại. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã chú trọng phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài động thực vật, nơi nghiên cứu học tập và du lịch. Trước năm 1945, tổng diện tích RNM ở Việt nam là 400.000 ha, tập trung nhiều nhất là vùng bán đảo Cà mau với 150.000 ha. Thành phần loàii cây ngập mặn ở Việt Nam rất phong phú với 35 loài cây ngập chủ yếu và hơn 40 loài cây tham gia rừng ngập mặn. Các loài cây ưu thế tạo thành những quần xã đặc sắc là Mắm, Đước, bần, sú, vẹt…Nhưng trong thời gian chiến tranh từ 1962- 1971 chất độc hóa học của Mỹ đã phá hủy nhiều khu rừng rộng lớn ở bán đảo Cà mau và Cần Giờ ( T.P Hồ Chí Minh). Sau chiến tranh mặc dù ngành lâm nghiệp cố gắng phục hồi rừng, nhưng nhiều cơ quan và nhân dân lại phá rừng làm đầm nuôi tôm nên RNM ở nước ta bị thu hẹp nhanh chóng. Năm 1962 còn 290.000ha, đến năm 1982 còn 252.000 ha ( Viện ĐTQH rừng). Đến nay diện tích rừng ngập mặn còn đang tiếp tục bị giảm sút nghiêm trọng. Rừng ngập mặn là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Ở vùng cửa sông ven biển Quảng Ninh đã phát hiện 193 loài với 86 loài có giá trị kinh tế, vùng nước lợ ở các cửa sông Gành Hào, Bồ Đề, Bảy Háp ở Cà Mau đã phát hiện 69 loài cá với 40 loài có giá trị kinh tế (Sở Kế hoạch Công nghệ và Môi trường Cà Mau). Các loài giáp xác trong đó có tôm, cua, còng, ghẹ… phát triển ở vùng cửa sông Hồng là 59 loài, các loài thân mềm, chân bụng có 30 loài và hai mảnh vỏ là 25 loài. Ở vùng cửa sông dọc Quảng Ninh các loài giáp xác thống kê là 66, các loài chân bụng là 104 loài, hai mảnh vỏ 111 loài. Các loài chim rất phong phú ở vùng RNM và hình thành một số sân chim lớn như ở khu Ramsar Xuân Thủy, Bạc Liêu, Đầm Dơi - Mũi Cà Mau với nhiều loài quý hiếm như Cò lao xám, Cò quăm lớn, Cò nhạn… Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM đã tạo nên giá trị kinh tế to lớn của rừng. RNM còn là nơi trú ngụ, bãi đẻ của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Hệ sinh 5 thái RNM đã cung cấp nguồn sinh kế quan trọng và dồi dào cho người dân sống cạnh rừng, đặc biệt là người nghèo. Ý nghĩa kinh tế-xã hội của RNM được khai thác dưới dạng du lịch sinh thái, như thể hiện ở các dự án: Khu RNM Cần Giờ; vùng RNM Mũi Cà Mau; Lâm ngư trường 184 huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)… Tương lai nhiều khu bảo tồn thiên nhiên khác hoặc vườn quốc gia RNM sẽ trở thành những khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Về mặt môi trường hệ sinh thái RNM có vai trò to lớn trong việc cố định phù sa, lấn biển, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của sóng, gió, bão. Điều đó thấy rõ tác dụng các giải rừng phòng hộ ven biển ở các tỉnh phía Bắc và đặc biệt ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vai trò lấn biển bởi cố định phù sa của RNM (rừng Mắm trắng tiên phong) ở phía Tây mũi Cà Mau là rất to lớn. Rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Công trình đầu tiên của Barry, Le Cong Kiet và Vu Van Cuong (1961) đã công bố danh mục 19 loài cây ngập mặn ở vịnh Cam Ranh. Theo Phan Nguyên Hồng (1994) rừng ngập mặn Khánh Hòa thuộc tiểu khu III.2 (từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu). Đặc trưng của khu vực này là sông ngòi nhỏ, đồng bằng nhỏ hẹp, khí hậu khá khắc nghiệt, lượng mưa rất ít, mùa khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật ngập mặn. Do vậy, rừng ngập mặn ở khu vực này thường phân bố trong các đầm ven biển với diện tích nhỏ hẹp. Theo Nguyen Xuan Hoa (2002) trước năm 1975 toàn tỉnh Khánh Hòa có diện tích rừng ngập mặn ước khoảng 3.000 ha. Các dải rừng ngập mặn nhỏ thường thấy phân bố trong các đầm, vịnh và vùng cửa sông, lạch nhỏ. Thành phần loài cây ngập mặn khá phong phú với hơn 20 loài. Những loài cây ngập mặn mọc phổ biến là Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora murconata), Mấm trắng (Avicennia alba), Mấm biển (Avicennia marina), Bần trắng (Sonneratia alba), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Giá (Excoecaria agallocha) Các dải rừng ngập mặn có diện tích tương đối lớn phân bố ở Tuần Lễ (huyện Vạn Ninh), ven đầm Nha Phu (huyện Ninh Hòa), vùng cửa sông Cửa Bé, sông Lô (T.P Nha Trang), ven đầm Thủy Triều, vịnh Cam Ranh ( Thị xã Cam Ranh). Năm 1997, ven đầm Nha Phu còn khoảng 100 ha rừng phân tán, xen kẻ với các ao đìa nuôi hải sản hoặc chỉ là những dải rừng hẹp phân bố dọc theo hai bên bờ và cửa của các sông, rạch nhỏ ở phía tây và tây bắc của đầm thuộc các thôn Tân Đảo, Tam Ích, 6 Tân Thủy, Hà Liên, Tân Tế, Lệ Cam. Trong đó có khu rừng tập trung có mật độ cây dày, độ che phủ cao chỉ còn khoảng 30 ha ở thôn Tân Đảo. Khu rừng này có số lượng loài cây rừng ngập mặn và cây tham gia rừng ngập mặn phong phú nhất với 20 loài ( Nguyễn Xuân Hòa, 1997). Rừng ngập mặn nguyên thủy ở đầm Nha Phu hầu như không còn, thay vào đó là những dải cây ngập mặn nhỏ hẹp tái sinh tự nhiên dọc theo sông, lạch đổ ra đầm. Các loài cây ngập mặn thường phân bố ở vùng triều trung bình cho đến vùng triều cao. Ở vùng triều trung bình thấp thường gặp loài Mắm biển (Avicennia marina) phân bố tạo thành đai hẹp, tiếp theo phía sau, cao hơn là vùng phân bố của các loài Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora murconata), Mắm trắng (Avicennia alba) chiếm ưu thế. Ở vùng triều cao ít ngập nước trong năm thường gặp các loài cây Giá (Excoecaria agallocha), Xu ổi (Xylocarpus granatum) và những loài cây thân thảo tham gia rừng ngập mặn như Cúc hai hoa (Wedelia biflora), Lức (Pluchea indica)…( Nguyễn Xuân Hòa, 1997). Rừng ngập mặn ở xóm Tuần Lễ (huyện Vạn Ninh) có diện tích khoảng 10 ha với hơn 10 loài cây ngập mặn. Trong đó ưu thế nhất là những cây Bần trắng (Sonneratia alba), Đưng (Rhizophora mucronata), và nhiều loài Mắm (Avicennia spp.). Tuy nhiên, cũng do hệ thống ao, đìa bao quanh, đắp đê, bờ, đổ đất làm nhà đang đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của khu rừng này (Nguyễn Xuân Hòa, 2001). Trước đây trong đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh cũng là nơi phân bố quan trọng của rừng ngập mặn. Các dải rừng ngập mặn thấy phân bố nhiều nhất ở vùng đỉnh đầm và bờ đông của đầm Thủy Triều. Do bị phá hủy để hình thành các khu dân cư, nhất là phá rừng ngập mặn để xây dựng các ao, đìa nuôi tôm phát triển mạnh trong nhựng năm gần đây nên rừng ngập mặn ở đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, chỉ còn thấy các dải cây ngập mặn nhỏ hẹp phân bố rãi rác dọc theo bờ đông của đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh như Cam Hải đông, Cam Hòa, vùng Cam Thịnh. Thành phần loài cây ngập mặn ở đây cũng khá phong phú với khoảng hơn 20 loài. Tuy nhiên, phổ biến và chiếm ưu thế nhất vẫn là các loài thuộc Chi Mắm (Avicennia) và Đước (Rhizophora), (Nguyễn Xuân Hòa, 2007). 7 2. Hệ sinh thái thảm cỏ biển Cỏ biển là những thực vật bậc cao (có hoa, thân, rễ, lá và hệ thống mạch dẫn bên trong thật sự) nhưng sống thích nghi trong môi trường biển. Trên thế giới, có khoảng 58 loài cỏ biển thuộc 13 chi. Kích thước và hình dạng của chúng rất đa dạng, từ những loài có lá hình oval, nhỏ hơn 10cm như Halophila minor cho đến loài có kích thước rất lớn như Enhalus acoroides có lá dài đến 150cm. Tuy số lượng loài không nhiều nhưng sự phát triển của chúng tạo nên những thảm cỏ biển chiếm diện tích rộng lớn ở các vùng nước nông ven bờ, đầm, vịnh và các đảo. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy các thảm cỏ biển là hệ sinh thái có năng suất và tính đa dạng sinh học cao ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ biển với hệ thống rễ và thân ngầm liên kết chặt với nền đáy có vai trò quan trọng trong việc ổn định và chống sói lở bờ khỏi tác động của sóng gió. Lá già của các loài cỏ biển bị đứt ra sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật là nguồn thức ăn cho các loài cá, giáp xác, thân mềm… hoặc tham gia vào chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ven bờ. Giá trị kinh tế quan trọng nhất của các thảm cỏ biển là cung cấp thức ăn, nơi cư trú và là vùng nuôi dưỡng ấu trùng, con non của các loài hải sản có giá trị. Vì vậy, nhiều nghề đánh bắt hải sản truyền thống cung cấp nguồn giống cho nuôi trồng và làm thực phẩm thường hoạt động gần những thảm cỏ biển. Những nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ của các thảm cỏ biển và tập đoàn động vật sống trong nó đã cho thấy rằng: Ở các thảm cỏ biển có sinh lượng trên mặt đất cao thì tính đa dạng loài và mật độ cá thể của các loài động vật như cá, giáp xác, thân mềm … cao hơn ở thảm cỏ biển có sinh lượng thấp, do chúng có được nguồn thức ăn dồi dào hơn và được bảo vệ tốt hơn khỏi những động vật ăn thịt khác. Vì vậy, chúng ưa thích đến cư trú trong những cánh đồng cỏ biển có sinh lượng cao, hơn là ở những đồng cỏ có sinh lượng thấp hoặc vùng đáy cát. Vùng ven biển Việt Nam nhiều đầm, vịnh, các đảo lớn nhỏ thuận lợi cho sự hình thành các thảm cỏ biển. Cho đến nay đã thu thập và xác định 14 loài cỏ biển. Các thảm cỏ biển quan trọng, diện tích lớn thấy phân bố ở đầm Đề Gi, đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Cù Mông (Phú Yên), vịnh Vân Phong, đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), đảo Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang). Trong đó thảm cỏ biển ở Phú Quốc có diện tích lớn nhất nước với khoàng 12.000 ha. Những kết quả khảo sát trong những năm gần đây đã cho thấy tính 8 đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản trong thảm cỏ biển ở Phú Quốc rất phong phú với 91 loài cá, 71 loài Thân mềm, 26 loài Giáp xác, 15 loài Da gai, 113 loài rong biển. Các thảm cỏ biển ở Phú Quốc, Côn Đảo còn là nguồn thức ăn của các loài động vật quý hiếm như Bò biển (Dugong dugon) và Rùa biển. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các thảm cỏ biển cũng là nơi sinh sản của nhiều loài hải sản có giá trị và là nơi ươm nuôi ấu trùng con non của chúng. Nguồn lợi hải sản có giá trị kinh tế cao được khai thác chủ yếu trong các thảm cỏ biển như Cá, Ghẹ, Tôm, Cá Ngựa, Ốc nhảy, Hải Sâm…Vì vậy, các thảm cỏ đem lại những lợi ích và sinh kế quan trọng cho cộng đồng dân cư ven biển. Báo cáo đầu tiên nghiên cứu cỏ biển (Dawson, 1954) đã mô tả 4 loài cỏ biển thu thập ở vùng biển Nha Trang: Halophila beccarii, H. ovalis, Diplanthera uninervis, Thalassia hemprichii. Trong những năm gần đây Viện Hải Dương học đã có một số công trình nghiên cứu về hệ sinh thái thảm cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa. Nguyễn Xuân Hòa và cs (1996) bước đầu nghiên cứu thảm cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa đã thu thập và xác định 9 loài cỏ biển: Enhalus acoroides (cỏ lá Dừa), Thalassia hemprichii (cỏ Vích, cỏ Bò biển), Halophila ovalis (cỏ xoan), H. beccarii (cỏ xoan gân song song, cỏ nàn nàn), H. minor (cỏ xoan nhỏ), Cymodocea rotundata (cỏ kiệu), C. serrulata (cỏ kiệu răng cưa), Halodule uninervis (cỏ hẹ ba răng), Ruppia maritima (cỏ kim). Các kết quả khảo sát đã cho thấy vùng biển ven bờ Khánh Hòa là nơi phân bố quan trọng của các loài cỏ biển. Diện tích các thảm cỏ biển ở Khánh Hòa rất lớn so với cả nước, ước khoảng 1.300 ha. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số vùng phân bố quan trọng của cỏ biển trong các đầm, vịnh và vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa như: Xuân Tự- Xuân Hà, Hòn Bịp, Tuần Lễ- Xóm Mới, Hòn Khói, Mỹ Giang- Ninh Tịnh, đầm Nha Phu, Bãi Tiên- Hòn Chồng, Cửa Bé- Sông Lô, đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh (Nguyễn Xuân Hòa và cs, 1996). Nhìn chung, những vùng nước nông ven biển, đầm, vịnh là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài cỏ biển, tạo nên những cánh "đồng cỏ" ngầm dưới nước. Các thảm cỏ này phân bố từ vùng triều thấp đến sâu lớn hơn 10 mét, nhưng cỏ biển phân bố phổ biến nhất là ở vùng nước nông, trong khoảng mức triều thấp nhất cho đến vài mét độ sâu. 9 Ở các vùng triều ven biển và các đảo nước thường trong, nhiều sóng, độ mặn ổn định, nền đáy phổ biến là cát, cát bùn hoặc đáy cát pha lẫn vụn san hô chết nên loài cỏ Vích (Thalassia hemprichii) thường mọc phổ biến và chiếm ưu thế trên nền đáy. Độ phủ, mật độ và sinh lượng của chúng thường rất cao như ở vùng Đường Đệ- Nha Trang (mật độ lên đến 962 cây/ m 2 , sinh lượng từ 52- 90 g.khô/m 2 , độ phủ 80- 100%). Các loài cỏ biển khác cũng thường gặp ở vùng triều ven biển và các đảo là: Cỏ xoan (Halophila ovalis), Cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata), Cỏ kiệu răng cưa (Cymodocea serrulata). Có nơi tương đối yên sóng như ở Đầm Già (đảo Hòn Tre- Nha Trang), vùng Mỹ Giang (Ninh Hòa) còn gặp loài cỏ lá dừa (Enhalus acoroides) phân bố tạo thành thảm cỏ khá lớn. Trong những đầm, vịnh kín sóng, nền đáy bùn cát hoặc cát bùn như đầm Thủy Triều, đầm Nha Phu, vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cỏ biển như Cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), cỏ xoan (Halophila ovalis), cỏ xoan nhỏ (H. minor), cỏ hẹ (Halodule uninervis), cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata), cỏ Vích (Thalassia hemprichii)… Đặc biệt là trong đầm, vịnh yên sóng như đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh, loài cỏ lá Dừa thường chiếm ưu thế làm thành những đồng cỏ ngầm dưới nước với tổng diện tích lên đến hàng trăm hecta, bao phủ khắp các vùng nước nông ven bờ và các cồn trong đầm (Nguyễn Xuân Hòa và cs, 1996). Đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh có tổng diện tích thảm cỏ biển lớn nhất so với toàn tỉnh với khoảng 800 ha (Nguyễn Xuân Hòa và cs, 1996, Nguyễn Hữu Đại và cs, 1997) với ưu thế là Cỏ lá Dừa. Đây là loài có kích thước lớn nhất trong các loài cỏ biển, có chiều dài lá từ 0,7- 1,2m, mật độ thảm cỏ lá Dừa dao động từ 60- 100 cây/m 2 , sinh lượng từ 56- 306g.khô/m 2 , độ phủ từ 20- 80% phụ thuộc vào mùa vụ sinh trưởng và địa điểm phân bố. Những loài cỏ biển khác như Halophila ovalis, H. minor, Halodule uninervis tuy có kích thước nhỏ ( từ 0,5- 10cm) nhưng mật độ của chúng rất lớn, có khi lên đến 3.000 cây/m 2 . Ngoài những vùng cỏ biển phân bố tập trung tạo nên các “cánh đồng” cỏ biển rộng lớn kể trên, các thảm cỏ biển còn thường thấy phân bố trong các ao, đìa nước mặn, các kênh, rạch nhỏ dẫn nước mặn nhưng diện tích không lớn. Các thảm cỏ biển ở Khánh Hòa là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Đã thu thập 37 loài Thân mềm, 8 loài giáp xác, 12 loài Da gai, 88 loài cá sống trong vùng phân bố 10 của cỏ biển. Các thảm cỏ biển ở Khánh Hòa còn là nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng, con non quan trọng của nhiều loài thủy sản có giá trị như tôm, ghẹ, cá (Nguyễn Hữu Đại và cs 1999, Nguyen Huu Dai et al., 2000). Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đã nêu lên được bức tranh cơ bản về thành phần loài, đặc điểm phân bố, đa dạng sinh học và một số vai trò sinh thái của thảm cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chưa nêu đầy đủ hiện trạng phân bố, thành phân loài, diện tích chính xác của các thảm cỏ biển và nhất là còn thiếu sót nhiều thông tin về các thảm cỏ biển phân bố ở độ sâu lớn. Đồng thời các nghiên cứu cũng chưa đưa ra được các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa. [...]... CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VÀ THẢM CỎ BIỂN 1 Phương pháp điều tra, khảo sát rừng ngập mặn, thảm cỏ biển Các đợt điều tra, khảo sát hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển trên diện rộng ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa được thực hiện từ tháng 11/2008- tháng 10/2009 1.1 Khảo sát thực địa - Khảo sát rừng ngập mặn: Khảo sát sự phân bố và cấu trúc của rừng ngập mặn được tiến... nhận dạng các đối tượng nền đáy cần phân lập g) Xử lý phổ phản xạ nền đáy và tách phổ nhằm phân biệt sự khác nhau giữa các thảm cỏ biển và thảm rong ở vùng ven bờ Khánh Hòa g) Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang dữ liệu GIS: cho ta bức tranh phân bố của các thảm cỏ biển ở vùng ven bờ Khánh Hòa b) Đánh giá sự phân bố chi tiết của thảm cỏ biển – thảm rong ở vùng ven bờ từ ảnh Google – Earth: 1.2.2.2 Sử... ống * Phân tích mẫu cỏ biển: lá cỏ biển được rửa sạch bằng nước cất 2 lần, sấy khô ở nhiệt độ 105o C, tro hóa ở 550oC và được hòa tan trong dung dịch acid 10% HNO3 21 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa 1.1 Thành phần loài cây ngập mặn Kết quả khảo sát đã thu thập và xác định 34 loài cây ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa, trong đó có 20 loài cây ngập mặn chủ... nuôi thủy sản ở ven bờ các đầm, vịnh và vùng cửa các con sông nhỏ Bảng 2: Diện tích rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa TT Khu vực khảo sát Diện tích (ha) 1 Ven bờ vịnh Vân Phong 17,70 2 Ven bờ đầm Nha Phu 37,33 3 Vùng cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang) 15,64 4 Ven bờ đầm Thủy Triều 14,30 5 Ven bờ vịnh Cam Ranh 19,11 6 Tổng diện tích 104,08 Vùng ven đầm Nha Phu có diện tích các dải cây ngập mặn lớn nhất với... bố rừng ngập mặn khu vực Nha Trang 30 Hình 10: Bản đồ phân bố rừng ngập mặn khu vực đầm Thủy Triều 31 Hình 11: Bản đồ phân bố rừng ngập mặn khu vực vịnh Cam Ranh 32 Một vài khu vực cây ngập mặn tập trung có diện tích tương đối lớn (trên dưới 10 hecta) đáng chú ý là: - Rừng ngập mặn ở xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh): Các dải cây ngập mặn phân bố ở xã Vạn Thọ (bao gồm rừng ngập mặn Tuần Lễ) có diện tích khoảng... điểm khảo sát cỏ biển tiến hành lặn điểm theo các tuyến thẳng góc đường bờ từ vùng triều đến hết độ sâu phân bố của cỏ biển để xác định sự phân bố và thành phần loài cỏ biển Sử dụng các khung vuông có diện tích 1/16 m2 ( 25cm X 25cm) để thu mẫu sinh lượng và mật độ của cỏ biển Tại mỗi điểm khảo sát lấy từ 3 11 đến 5 khung sinh lượng tùy theo diện tích phân bố của thảm cỏ Đánh giá độ phủ cỏ biển theo cấp... trồng rừng ngập mặn tập trung ở vùng này - Rừng ngập mặn ở Mỹ Ca Dãi rừng ngập mặn chạy dọc đường bờ vùng Mỹ Ca (nam cầu Mỹ Ca) đến Cồn Xứng, nằm trong khoảng tọa độ 109012'50'' kinh độ đông và 11058'10'' vĩ độ bắc Rừng ngập mặn nơi đây còn tương đối nguyên vẹn với diện tích gần 10 ha còn thấy phân bố dọc đường bờ ở vùng Mỹ Ca trong khu vực quản lý của quân đội Khu rừng ngập mặn nơi đây có thành phần. .. 6: Cây Giá (Excoecaria agallocha) 25 1.2 Diện tích, phân bố và cấu trúc rừng ngập mặn Khánh Hòa Kết quả khảo sát thực địa kết hợp với phân tích ảnh viễn thám cho thấy diện tích rừng ngập mặn trên toàn tỉnh Khánh Hòa vào khoảng 104,08 ha (bảng 2, hình 711) Kết quả khảo sát cũng cho thấy rừng ngập mặn đúng nghĩa hầu như không còn, chỉ còn lại những dải cây ngập mặn nhỏ hẹp phân bố rãi rác trong vùng ao,... biển Xác định phân bố và diện tích phân bố của thảm cỏ biển dựa theo bản đồ giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực địa và phần mềm Mapinfo Định lọai cỏ biển dựa theo tài liệu của Philips, R.C and E.G Menez (1988) và Fortes (1993) Sơ đồ các điểm khảo sát chính rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa được trình bày ở phần phụ lục 1.2 Phương pháp điều tra bằng viễn thám 1.2.1... sát ghi chép thành phần cây ngập mặn và những nhận xét, đánh giá về hiện trạng, đặc điểm phân bố Các kết quả khảo sát thực địa được cung cấp cho bộ phận viễn thám để chỉnh lý và tính toán chính xác diện tích phân bố của rừng ngập mặn Định loại cây ngập mặn dựa theo các tài liệu của Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1999), Shozo et al (1998) Thiết lập bản đồ phân bố và tính diện tích rừng ngập mặn dựa trên . " ;Điều tra, thống kê diện tích, thành phần lòai, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò của chúng đối với kinh tế- xã hội, môi trường ở vùng biển ven. Phương pháp điều tra, khảo sát rừng ngập mặn, thảm cỏ biển Các đợt điều tra, khảo sát hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển trên diện rộng ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa được thực hiện từ tháng. sang dữ liệu GIS: cho ta bức tranh phân bố của các thảm cỏ biển ở vùng ven bờ Khánh Hòa. b) Đánh giá sự phân bố chi tiết của thảm cỏ biển – thảm rong ở vùng ven bờ từ ảnh Google – Earth: 1.2.2.2.

Ngày đăng: 17/01/2015, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan