mối quan hệ giữa thành phần đất, nước và thảm thực vật trong hệ sinh thái

27 4K 7
mối quan hệ giữa thành phần đất, nước và thảm thực vật trong hệ sinh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHCN & QL MÔI TRƯỜNG    MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI LỚP : DHMT3B GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ SVTH : HUỲNH MINH HIẾU (0771607) MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2009 MỞ ĐẦU Hệ sinh thái như những đơn vị chức năng trong sinh giới, các hoạt động của nó nói riêng hay toàn bộ sinh quyển nói chung làm cho thế giới ngày nay ngày càng phát triển và trở nên ổn định vững chắc. Mọi cá thể, mọi quần thể và quần xã sinh vật, những thành viên sống cấu trúc nên hệ cũng được thừa hưỡng những thành quả đó để phát triển và tiến hoá không ngừng. Con người, đương nhiên cũng là một trong những thành viên không hơn, không kém. Nếu vì một lý do nào đó, con người sống quay lưng lại với các thành viên khác trong hệ, tất nhiên sẽ phải trả giá, nhiều khi rất đắt. Để làm rõ hơn về mối tương quan giữa các thành phần trong hệ sinh thái, em xin nghiên cứu về “MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI”, do thành phần đất, nước, thảm thực vật là ba yếu tố đặc trưng cho hệ sinh thái. Do giới hạn về kiến thức và thời gian nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý kiến của thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 1 1.1. Định nghĩa 1 1.2. Cấu trúc của hệ sinh thái 1 2. SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬTTRONG HỆ SINH THÁI 4 2.1. Thành phần đất 4 2.2. Thành phần nước 4 2.3. Thảm thực vật 5 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 5 3.1. Mối quan hệ giữa thành phần đất và nước 5 3.1.1. Sơ lược về tầm quan trọng của nước đối với đất 5 3.1.2. Các dạng nước trong đất 5 3.1.3. Chế độ nước của đất 6 3.2. Mối quan hệ giữa thành phần nước và thảm thực vật 6 3.2.1. Nước ảnh hưởng đến sự sống của thảm thực vật 6 3.2.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới lượng mưa 7 3.2.3. Ảnh hưởng của quần xã thực vật tới sự bốc hơi và bay hơi qua thảm thực vật 7 3.3. Quan hệ giữa thành phần đất và thảm thực vật 8 3.3.1. Thảm thực vật sống trên đất 9 3.3.2. Quan hệ của thực vật với vi khuẩn sống trong đất 10 3.3.3. Tính chất của đất ảnh hưởng đến thảm thực vật 15 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 3.3.4. Thảm thực vật chỉ thị cho đất 17 3.3.5. Ảnh hưởng của quần xã thực vật tới độ ẩm đất 18 3.3.6. Ảnh hưởng của quần xã thực vật tới nhiệt độ đất 19 3.3.7. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất 20 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 1.1. Định nghĩa Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng. Ví dụ: Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển là những hệ sinh thái điển hình. Hệ sinh thái lại trở thành một bộ phận cấu trúc của một hệ sinh thái duy nhất toàn cầu hay còn gọi là sinh quyển (Biosphere). Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu và vì vậy, khái niệm này đã ra đời ở cuối thế kỷ thứ XIX dưới các tên goị khác nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius,1877). Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose). Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được A. Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. Đương nhiên, tàu vũ trụ là một hệ thống kín, đang hướng đến trạng thái mở khi con người tạo ra trong đó quá trình tự sản xuất và tiêu thụ nhờ tiếp nhận nguồn năng lượng và vật chất từ bên ngoài. Hiện tại, tàu vũ trụ tồn tại được là do con người cung cấp cho nó các điều kiện thiết yếu (vật chất, năng lượng, nước ) để con người và các sinh vật mang theo tồn tại được. Do vậy, nó trở thành một hệ đặc biệt, không giống với bất kỳ hệ sinh thái nào trên mặt đất. Thuật ngữ hệ sinh thái của A. Tansley còn chỉ ra nhũng hệ cực bé (Microecosystem), đến các hệ lớn như một khu rừng, cánh đồng rêu (Tundra), biển, đại dương và hệ cực lớn như sinh quyển. 1.2. Cấu trúc của hệ sinh thái Một hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần cơ bản sau đây: - Sinh vật sản xuất (Producer - P) - Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C) 5 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI - Sinh vật phân hủy (Decomposer - D) - Các chất vô cơ (CO 2 , O 2 , H 2 O, CaCO 3 ) . - Các chất hữu cơ (protein, lipid, glucid, vitamin, enzym, hoocmon,…) - Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa ). Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn 3 thành phần sau là môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại và phát triển. + Sinh vật sản xuất (Producer - P) là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy), gồm các loài thực vật có màu xanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ hệ sinh thái hoàn chỉnh nào. Nhờ hoạt động quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống, trước tiên chính những sinh vật sản xuất sau đó, nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó kể cả con người. + Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C ) là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng tạo ra. Khi nói về năng suất hệ sinh thái thì động vật vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật sản xuất: động vật ăn cỏ là sinh vật tiêu thụ khi chúng dùng cây xanh làm thức ăn, nhưng chúng lại là sinh vật sản xuất khi thịt; sữa của chúng được người và động vật ăn thịt sử dụng. Tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ của chúng, được chia ra: - Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (C1): bao gồm những loài động vật ăn thực vật. - Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (C 2): Bao gồm sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn. - Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4 (C3 và C4) có thể là sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn. Cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết. + Sinh vật phân hủy (Decomposer - D) là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh (saprophy). Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn lượng hóa học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình (như CO2, O2,, N2 ). 6 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI Từ bản chất là sinh vật dị dưỡng nên các vi sinh vật tham gia vào thành phần cấu trúc của hệ sinh thái cũng được xem là sinh vật tiêu thụ, còn một số loài động vật trong hệ sinh thái cũng được xem là sinh vật phân hủy. Khác với vi sinh vật, động vật tham gia vào quá trình phân hủy ở giai đoạn thô, giai đoạn trung gian, còn vi sinh vật phân hủy các chất ở giai đoạn cuối cùng, giai đoạn khoáng hóa. Cho nên, trong điều kiện môi trường xác định, một hệ có sự hiện diện sinh vật sản xuất, yếu tố tham gia vào quá trình quang hợp, và có sự hiện diện của sinh vật phân huỷ thì hệ thống đó là một hệ sinh thái. Tuy nhiên, người ta cho rằng, trong tự nhiên ngay ở ranh giới cuối cùng của nó cũng có các loài động vật. Ngoài cấu trúc theo thành phần, hệ sinh thái còn có kiểu cấu trúc theo chức năng. Theo E.D. Odum (1983), cấu trúc của hệ sinh thái gồm các chức năng sau: - Quá trình chuyển hóa năng lượng của hệ. - Xích thức ăn trong hệ. - Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ. - Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian. - Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ. - Các quá trình tự điều chỉnh. Một hệ sinh thái cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt được trạng thái cân bằng động tương đối với nhau. Sự cân bằng của tự nhiên, nghĩa là mối quan hệ của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại được xác lập và ít thay đổi từ năm này đến năm khác, chính là kết quả cân bằng của 4 chức năng nêu trên trong các hệ sinh thái lớn. Sự cân bằng còn là kết quả của các quá trình điều chỉnh, được diễn đạt bằng ngôn ngữ phân tích hệ thống như chuỗi các “mối liên hệ ngược” trong phạm vi của dòng năng lượng, trong các xích thức ăn, các chu trình sinh địa hóa và tính đa dạng của cấu trúc. Một hệ thống mới trong quá trình phát triển sẽ đạt đến trạng thái cân bằng ổn định, phải sau một thời gian dài tiến hoá thích nghi, trong đó bao gồm sự phát triển tương hỗ của các thành phần cấu trúc. Mỗi một chức năng của hoạt động chức năng lại chứa đựng các phần cấu trúc riêng. Chẳng hạn, đối với các chức năng thứ 1, thứ 2 và thứ 8 nêu trên gồm sinh vật quang hợp, sinh vật ăn thực vật, vật dữ, vật ký sinh, cộng sinh, sinh vật lượng của chúng, và trong 7 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI mối quan hệ khác, như sự bốc hơi nước, lượng mưa, sự xói mòn và lắng đọng. Đối với chức năng 4 và 5 gồm q trình tăng trưởng và tái sản xuất vật chất, những tác nhân sinh học và vật lý đối với mức tử vong, sự di cư, nhập cư trong hệ sinh thái cũng như sự phát triển của các đặc tính thích nghi Do tính cấu trúc đa dạng như thế, hệ sinh thái ngày càng hướng đến trạng thái cân bằng ổn định và tồn tại vơ hạn khi khơng chịu những tác động mạnh, vượt q ngưỡng chịu đựng của mình. 2. SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 2.1. Thành phần đất Đất là một tài ngun vơ giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn. Trên quan điểm sinh thái và mơi trường, đất được xem là một vật thể sống động, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên Trái Đất. Do đó, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào tất cả các hệ sinh thái mà đất đang “mang” trên mình nó. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà khơng thể vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu. Chính nhờ tính chất đặc thù này mà các hệ sinh thái đã và đang tồn tại và phát triển. 2.2. Thành phần nước Nước là chất tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng hóa học liên quan đến việc trao đổi chất trong cơ thể sống đều xảy ra trong môi trường nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành “Người mang lại cuộc sống”. Nước là thứ nguyên liệu duy nhất không thể thay thế được. Các nguồn nhiên liệu như than đá, dầu lửa và khí đốt đều có thể thay thế cho nhau. Ngày nay, năng lượng nguyên tử cũng cho ta nguyên tử , các sản phẩm tổng hợp được sử dụng ở khắp mọi nơi, thực phẩm cũng được tạo bằng phương pháp nhân tạo còn nhu cầu của các sinh vật sống trong nước thì chỉ có nước mới tồn tại được. Nước là một trong những thành phần cơ bản của thiên nhiên, thiếu nó thì thế giới hữu cơ – thực vật, động vật và con người không thể phát triển được. Vì vậy có thể nói nơi nào có nước thì ở đó có sự sống. Không có một sinh vật nào, thậm chí sinh vật sơ đẳng nhất 8 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI lại không được cấu tạo từ nước hoặc không cần nước. Nước chiếm từ 80 – 90% khối lượng của thực vật và 70% khối lượng của động vật. Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái 9 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 2.3. Thảm thực vật Thảm thực vật trong hệ sinh thái: bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng (trong hệ sinh thái rừng), hoặc là những đồng cỏ, những cây thân thắp Cũng như cây bụi, nhiều loài cây thảo đem lại lợi ích kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và lớp thảm tươi có ý nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất, tham gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là tác nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng rừng, phục hồi rừng (đối với hệ sinh thái rừng). 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI 3.1. Mối quan hệ giữa thành phần đất và nước 3.1.1. Sơ lược về tầm quan trọng của nước đối với đất Đất gồm từ 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước là một trong những chỉ tiêu về độ phì của đất, nước có ảnh hưởngđến quá trình hình thành nên những loại đất khác nhau. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nước trong đất lên sự phát triển của thực vật, Viliam nhấn mạnh rằng: hiệu lực lớn nhất của bất kì nhân tố nào chỉ có được trong trường hợp đảm bảo đầy đủ cho thực vật những nhân tố khác cần thiết cho sự tồn tại của thực vật. Cho nên việc xác định độ ẩm của đất ngoài đồng ruộng cần phải nghiên cứu chế độ dinh dưỡng của đất, điều kiện khí hậu, canh tác… Nguyên nhân cơ bản của việc thâm nhập nước vào đất là vòng tuần hoàn địa chất. Nước của biển và đại dương bay hơi và một phần thâm nhập vào mặt lục địa. Đến bề mặt đất , phụ thuộc vào cường độ, đặc tính của trầm tính, hoặc ở lại tại chỗ, hoặc chảy xuống chỗ thắp, hoặc thắm vào đất. 3.1.2. Các dạng nước trong đất Khi tương tác với hệ rắn của đất, hệ rễ của thực vật, nước trong đất bị hàng loạt những thay đổi hoá lý, bởi thế nếu không tính đến những sự thai đổi này thì không thể hiểu được các quá trình biến động trong đất. Căn cứ vào trạng thái lý học và các đặc tính liên kết người ta chia nước ra làm nhiều dạng. Các dạng này có những tính chất lý học, hoá học khác nhau, tính động khác nhau và khác nhau về mức độ dễ tiêu hoá đối với thực vật. Các dạng nước thường gặp: nước liên kết hoá học hoặc nước cấu tạo (nước cấu tạo và nước kết tinh), nước hấp phụ (nước hấp phụ chặt và nước hấp phụ hờ), nước mao quản 10 [...]... lượng nước, trong điều kiện khí hậu xác định sẽ đi đến thảm thực vật khác thay thế, đó là thảm không thích nhiều nước 25 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH Ngoài thảm thực vật, khí hậu của đội và đổi phụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các kiểu đất Thảm thực vật và quan hệ với nó là hệ động vật đất, vi sinh vật có đóng góp quan trọng vào... 3.3.2 Quan hệ của thực vật với vi khuẩn sống trong đất Vi khuẩn trong các quần xã có dạng cộng sinh, hoại sinh và ký sinh Trong đó nhóm có khả năng cố định đạm là quan trọng nhất, sau đó là nhóm có khả năng phân giải làm khoáng hoá các chất hữu cơ Quan hệ cộng sinh của vi khuẩn với thực vật 15 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH Quan hệ cộng sinh. ..MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH (nước mao quản dâng và nước mao quản treo, nước tù hay nước góc), nước trọng lực hoặc nước tự do ,nước rắn, hơi nước, nước nặng, nước bên trong tế bào 3.1.3 Chế độ nước của đất Chế độ nước được xem là tổng hợp các hiện tượng nước thâm nhập vào đất, sự chuyển động của nó, sự giữ nó trong những tầng đất và tiêu... khô đất mạnh hơn, thảm cỏ tiêu tốn nước ót hơn nên phát triển rộng có thể làm đất bị lầy hoá 3.3 Quan hệ giữa thành phần đất và thảm thực vật Trong mối quan hệ này, ngoài việc đất là giá đỡ cho thảm thực vật Ta tập trung đề cập đến mối tương quan giữa các vi sinh vật sống trong đất và thảm thực vật Vi sinh vật có mặt trong môi trường đất là vi khuẩn, xạ khuẩn, tảo lam (vi khuẩn lam) Trong nhóm này có... khả năng cố định đạm 13 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH 3.3.1 Thảm thực vật sống trên đất Đất là môi trường sinh sống của thực vật, từ các loài thực vật bậc thấp như tảo đơn bào, nấm, địa y đến các loài thực vật bậc cao Mỗi loại đất hay vùng khí hậu đều có một thảm thực vật đặc trung cho nó Thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất cũng... giáng thủy và nước ngầm Nước trong đất thường xuyên được chuyển động và bị tiêu hao bởi thực vật, bốc hơi từ không khí và duy chuyển xuống những tầng sâu Đôi khi được tích lũy trong đất, do kết quả ngưng tụ hơi nước và các dòng đi lên từ những tầng sâu và những hợp phần khác của cân bằng nước 3.2 Mối quan hệ giữa thành phần nước và thảm thực vật 3.2.1 Nước ảnh hưởng đến sự sống của thảm thực vật Nước là... quần xã thực vật tới sự bốc hơi và bay hơi qua thảm thực vật Ảnh hưởng của thảm thực vật đối với sự bốc hơi là kết quả tác động tổng hợp của thảm thực vật với gió nhiệt độ, độ ẩm không khí Thí nghiệm của Turmin (1926) trên đất 12 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH trống và rừng trồng cho thấy, trong mùa ấm bốc hơi của vàng có rừng giảm 17% so với... phủ thực vật trên nhiệt độ đất là thảm thực vật có tác dụng giữ và tích luỹ tuyết nhiều hơn, lâu hơn Khả năng này ở từng kiểu thảm khác nhau cũng khác nhau 24 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH Theo quan sát của Đ.P.Burnatski và I.K Vinokurova (1952) về sự biến động nhiệt trong đất của thảo nguyên và rừng (rất gần nhau về địa lý) ở độ sâu 20cm, và. .. sinh với các cơ thể khác Ví dụ, quan hệ cộng sinh của Anabaena azollae với bèo hoa dâu Azolla Thể cộng sinh này có khả năng cố định đạm, tảo cộng sinh nằm trong lá trải trên mặt nước, bèo sẽ nhận được đạm từ tảo và có thể cả một số chất sinh trưởng Ở Việt Nam, bèo được sử dụng làm phân xanh và khả năng cố định đạm của nó 18 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI... đất đóng vai trò rất quan trọng trong nhóm hoại dưỡng của tầng tạo mùn và tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển Chúng phân bố rộng rãi trong các loại hình và 19 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HUỲNH MINH các đổi khí hậu, nhưng nhiều nhất vẫn là nơi đủ ẩm và ấm Thông thường trong đất, khối lượng giun đất lớn hơn nhiều lần động vật không xương sáng . mối tương quan giữa các thành phần trong hệ sinh thái, em xin nghiên cứu về “MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI”, do thành phần đất, nước, thảm thực vật. của hệ sinh thái 1 2. SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬTTRONG HỆ SINH THÁI 4 2.1. Thành phần đất 4 2.2. Thành phần nước 4 2.3. Thảm thực vật 5 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT,. cơ. Quan hệ cộng sinh của vi khuẩn với thực vật 15 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC HUỲNH MINH HIẾU VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI Quan hệ cộng sinh ở đây có ba dạng: quan hệ cộng sinh

Ngày đăng: 15/01/2015, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan