phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật lạng sơn trong giai đoạn hiện nay

9 442 1
phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật lạng sơn trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay Bùi Thị Bích Đào Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Năm bảo vệ: 2013 88 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn. Đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường. Keywords.Quản lý giáo dục; Đội ngũ giáo viên;Trường Trung cấp Content. 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2011-2020. Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã khẳng định: Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, tính dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được đi học, học tập suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ký ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đã chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là giải pháp trọng tâm có tính sống còn của Nhà trường. Luật giáo dục 2005 nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo và đưa ra nhiều biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt đáp ứng sự phát triển giáo dục nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Có thể nói, đội ngũ nhà giáo cùng với cán bộ quản lý là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của mỗi nhà trường, cho nên vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, làm cho đội ngũ giáo viên (ĐNGV) có sự phát triển đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sử dụng và có môi trường phát triển luôn luôn là vấn đề thời sự cấp thiết. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (TCKT – KT) Lạng Sơn trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn với bề dày truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển. Trường được UBND tỉnh và Sở GDĐT quyết định Đề Án nâng cấp trường thành trường Cao đẳng. Trong những năm qua nhà trường luôn quán triệt: “ĐNGV là lực lượng lao động chính, đóng vai trò nòng cột trong nhà trường, chất lượng đào tạo gắn liền với chất lượng giáo viên. Vì vậy công tác quản lý phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu luôn là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược” có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Công tác quản lý phát triển ĐNGV mặc dù đã được chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của nhà trường, số lượng ĐNGV còn thiếu, hạn chế về năng lực, cơ cấu chưa đồng bộ, kế hoạch, nội dung, phương pháp quản lý còn bất cập, tính hệ thống chưa cao. Nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển ĐNGV trong nhà trường không phải là mới, đã được nhiều tác giả làm công tác giáo dục đề cập, nhưng trong từng giai đoạn với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các cơ sở đào tạo, việc vận dụng lý luận và các biện pháp quản lý có khác nhau. Do vậy, việc tìm ra các biện pháp khoa học và thích hợp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường là rất quan trọng và cấp thiết. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp. - Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn. - Đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. 5. Vấn đề nghiên cứu Thực trạng số lượng và chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn như thế nào? Biện pháp nào để phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay? 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn theo quan điểm quản lý nguồn nhân lực thì đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ phát triển đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Về không gian: Trường Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. 7.2. Về thời gian: Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2012-2013. 7.3. Về nội dung: Công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. 9. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên. + Phương pháp chuyên gia, kiểm nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê để thu thập, phân tích, xử lý số liệu. 10. Cu trỳc lun vn Ngoi phn m u, kt lun, khuyn ngh v ti liu tham kho, ph lc, ni dung chớnh ca lun vn c cu trỳc gm 3 chng: Chng 1: C s lý lun v phỏt trin i ng giỏo viờn trng Trung cp chuyờn nghip. Chng 2: Thc trng cụng tỏc phỏt trin i ng giỏo viờn Trng Trung cp Kinh t - K thut Lng Sn. Chng 3: Bin phỏp phỏt trin i ng giỏo viờn Trng Trung cp Kinh t - K thut Lng Sn trong giai on hin nay. DANH MC TI LIU THAM KHO 1. Đặng quốc Bảo. Kinh tế học Giáo dục. Một số vấn đề lý luận - Thực tiễn và ứng dụng vào việc xây dựng chiến l-ợc giáo dục. Hà Nội, 2001. 2. Đặng quốc Bảo. Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. 3. Bộ Giáo dục- Đào tạo. Quyết định số 43/2008/QĐ-BGD ngày 29 tháng 7 năm 2008 ban hành Điều lệ Tr-ờng Trung cấp chuyên nghiệp. 4. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Khoa s- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội- 2004. 5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Hà Nội. 1996/2004. 6. Nguyễn Cảnh Chất (Dịch và biên soạn). Tinh hoa quản lý. Nxb Lao động - Xã hội. Hà Nội, 2002. 7. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất l-ợng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. 8. Chính phủ. Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 Quy định trách nhiệm quản lý nhà n-ớc về giáo dục. 9. Chính phủ, Chiến l-ợc phát triển Giáo dục 2001-2010, Hà Nội, 2001. 10. Chính phủ, Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống Giáo dục quốc dân. 11. Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí th- về việc xây dựng, nâng cao chất l-ợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 12. Hùng C-ờng. Luật Giáo dục và các văn bản hiện hành mới nhất. Nxb Lao động- Xã hội. Hà Nội , 2005. 13. Vũ Cao Đàm. Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2005. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001. 15. Nguyễn Tiến Đạt. Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới. Nxb Giáo dục, 2007. 16. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất l-ợng đào tạo nhân lực. Theo ISO & TQM. Nxb Giáo dục, 2004. 17. Nguyễn Minh Đ-ờng, Bồi d-ỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực, Hà Nội, 1996. 18. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986. 19. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm;Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. 20. Hồ Mai Hoa. Biện pháp quản lý hoạt động bồi d-ỡng nghiệp vụ s- phạm cho giáo viên tr-ờng Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật công nghiệp I. Luận văn Thạc sĩ QLGD, Khoa S- phạm - ĐHQG HN, 2007. 21. Bernard Muszynski & Nguyễn Thị Ph-ơng Hoa, Con đ-ờng nâng cao chất l-ợng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Nxb Đại học s- phạm, 2004. 22. M.I. Kônđakôp , Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Tr-ờng CBQLGDTƯ xuất bản, Hà Nội, 1984. 23. Nguyễn Thị Lan. Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tr-ờng Cao đẳng s- phạm Nhạc- Hoạ Trung -ơng đến năm 2010. Luận văn Thạc sĩ QLGD, Khoa S- phạm - ĐHQG HN, 2005. 24. Đặng Bá Lãm (chủ biên). Quản lý nhà n-ớc về giáo dục- lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục. Hà nội, 2005. 25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại c-ơng về quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2003. 26. Nguyn Th M Lc. Qun lý giỏo dc mt s vn lý lun v thc tin. Nxb HQGHN, 2010. 27. The Ruler of Management. Những quy tắc trong quản lý. Nhà xuất bản Tri thức. Hà Nội, 2007. 28. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Tr-ờng Cán bộ Quản lý giáo dục Trung -ơng I, Hà Nội, 1989. 29. Quốc hội n-ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. Luật Giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia, 2005. 30. Quyết định của Thủ t-ớng Chính phủ số 09/2005/QĐ TTg ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010. 31. Vũ Văn Tảo. Một số khuynh h-ớng mới trong phát triển giáo dục thế giới góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở n-ớc ta. Hà nội, 1997 33. Đào Thị Hồng Thuỷ. Xây dựng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ QLGD, Khoa S- phạm - ĐHQG HN, 2004. 34. Tỉnh uỷ Vĩnh phúc. Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 01 tháng 6 năm 2005 về tổ chức thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí th- Trung -ơng Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất l-ợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 35. Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 3). Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Hà nội, 2003. 36. Trung tâm nghiên cứu Khoa học tổ chức, quản lý. Khoa học tổ chức và quản lý: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống Kê, 1999. 37. Viện ngôn ngữ. Từ điển Tiếng việt. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1992. . trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn. Đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng. tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn. . lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng sơn như thế nào? Biện pháp nào để phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn nhằm đáp

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan