hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005

8 935 8
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Nguyễn Thị Kim Liên Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Quế Anh Năm bảo vệ: 2013 109 tr . Abstract. Hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu và đưa ra những đánh giá khách quan. Tìm hiểu những thiếu sót trong các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu, thực trạng diễn ra các vi phạm trên thực tế và thực trạng xử lý vi phạm cũng như hiệu quả của cơ chế thực thi quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi cũng như việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Keywords.Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Nhãn hiệu hàng hóa Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Tài sản trí tuệ chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt nam cũng không ngoại lệ. Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới WTO và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ ngày 08/03/1949, Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đó. Trong khi đó những hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng của chúng ta chưa đầy đủ. Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh luôn ra sức chạy đua với nhau để tìm chỗ đứng, khẳng định vị thế trên thị trường. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đó tất yếu dẫn đến kết quả là sự thành công hay đổ vỡ của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các chủ thể kinh doanh thường bằng mọi cách tìm ra những cách thức kinh doanh, tiếp thị nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu và không ngừng mở rộng thị trường. Xuất phát từ giá trị thương mại to lớn của nhãn hiệu, một số chủ thể kinh doanh không trung thực đã tìm mọi cách để chiếm đoạt, sử dụng trái phép những thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh thông qua các hành vi dèm pha, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh nhằm gây cản trở đến hoạt động bình thường của họ. Những hành vi này vừa vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ. Thực tế này đòi hỏi sự nghiêm minh của pháp luật, muốn như vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cạnh tranh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp được quy định trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10bis và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS năm 1994 tại điều 8.2 và điều 40. Ở Việt Nam, hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau như: Luật cạnh tranh năm 2004, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật chuyển giao công nghệ năm 2007, Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật quy định tương đối đầy đủ song hiệu lực thực thi chưa cao, chế tài còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, do đó các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh thiếu trung thực vẫn diễn ra. Việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý và thực tiễn về hành vi hành cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ nhãn hiệu – tài sản của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nói chung của nền kinh tế Việt Nam. Vì các lí do trên đây mà tôi chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: thứ nhất, tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; thứ hai, tìm hiểu thực trạng các hành vi vi phạm diễn ra trên thực tế, qua đó tìm ra đâu là nguyên nhân và đâu là các vấn đề còn tồn tại; thứ ba, trên cơ sở sự nghiên cứu mà đưa ra các kiến nghị nhằm bổ khuyết cho hệ thống pháp luật hiện hành để hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về cơ chế xử lý hành vi… góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại và hạn chế tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trên thực tế hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là một nội dụng rộng lớn và phức tạp. Nó liên quan tới nhiều hệ thống văn bản pháp luật và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Sở hữu trí tuê, Luật Cạnh tranh, Luật Hành chính… Vì vậy, cùng với mục đích được đặt ra ở trên mà tại Luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với một đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu mà thôi, trên cơ sở sự nghiên cứu mà đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong lĩnh vực pháp luật hiện hành. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp Trong quá trình thực hiện, tôi sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp để đưa ra các nhận định cá nhân về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các quy định về hành cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Phương pháp so sánh Để có thể đánh giá được một cách khách quan nhất các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu, trong Luận văn này tôi đã sử dụng cả phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này được vận dụng rõ nhất là trong việc so sánh các quy định của pháp luật hiện hành của nước ta với các quy đinh tại các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới trong cùng lĩnh vực. Từ đó rút ra các điểm tương đồng, khác biệt cũng như các mặt mạnh hay các yếu điểm của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nói chung và các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn mang lại một số kết quả nghiên cứu như sau: - Làm rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu và đưa ra những đánh giá khách quan. - Phản ánh chân thực về những thiếu sót trong các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu, thực trạng diễn ra các vi phạm trên thực tế và thực trạng xử lý vi phạm cũng như hiệu quả của cơ chế thực thi quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. - Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi cũng như việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. 5. Cơ cấu của Luận văn: Luận văn này có các phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó thì phần nội dung chính có cơ cấu như sau: Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệu và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Chương II: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và các biện pháp xử lý vi phạm theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Chương III. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. DANH MỤ C TÀ I LIỆ U THAM KHO 1. 1. Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiêp năm 1983. 2. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 3. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 4. Chính phủ (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 5. Chính phủ (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 6. Cường cao (2012), “Trung Nguyên mất tên miền thương hiệu “café Chồn”, http://vtc.vn/congnghe. 7. Luật sư Đỗ Minh Ánh (2010), “Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mànhh – trở ngại bắt nguồn từ đâu”, http://luathoc.vnweblogs.com. 8. TS. Đỗ Văn Đại (2005), “Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (50), Hà Nội. 9. Đặng Vũ Huân (2004), “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, tr.30,31, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Hà Anh (2007), “Tranh chấp khi tên miền trùng thương hiệu”, Tạp chí tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng (6), Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Hoàng Thu (2009), “Thực trạng thuốc nhái và nỗi lo sức khỏe người tiêu dùng”, http://suckhoedoisong.vn. 12. Hoành tùng (2012), “Từ vụ Legendee, nói chuyện quản trị thương hiệu”, http://www.doanhnhansaigon.vn. 13. Lê Anh Tuấn (2005), “Một số quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh Việt Nam”, tr 54, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (10), Hà Nội. 14. Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, thông qua tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989. 15. Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, tr. 98, Nhà xuất bản Trẻ thành phố. Hồ Chí Minh. 16. ThS.Nguyễn Hữu Huyên (2004), “Luật cạnh tranh Pháp và Liên Minh Châu âu”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 17. ThS. Nguyễn Như Quỳnh (2010), “Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy đinh của pháp luật Việt Nam”, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. 18. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), “Tiến tới xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, tr. 241, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 19. GS Nguyễn Xuân Thảo (2008), “Sách chuyên khảo Luật sở hữu trí tuệ”, Đại học Luật SMU, USA. 20. TS.Nguyễn Thanh Tâm (2006), “Cạnh tranh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp”, Tạp chí Luật học, Hà Nội (6). 21. Nguyễn Văn Nam (2004), “Bức xúc trong cạnh tranh: giải quyết ra sao”, Tạp chí tia sáng – Bộ khoa hoc & công nghệ, Hà Nội. 22. GS, TS Luật Nguyễn Vân Nam (2010), “Mục đích và ý nghĩa của Luật Cạnh tranh”, http://tsnguyenvannam.wordpress.com. 23. Lê Anh Tuấn (2007), “Điều chỉnh hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật hiện hành”, tr.55, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (8), Hà Nội. 24. Phan Ngọc Tâm (2006), “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật châu âu và Hoa kỳ”, Tạp chí Khoa học pháp lý (4). 25. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2009). 26. Quốc hội (2005), Bộ luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 27. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh. 28. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 29. Quốc hội (2005), Luật Thương mại. 30. Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo. 31. Tăng Văn Nghĩa (2009), “Giáo trình luật cạnh tranh”, tr.132, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Tổ chức Thương mại thế giới (1995), Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. 33. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (1995), “Cẩm nang Sở hữu trí tuệ”. 34. Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước năm 1989. 35. Trần Văn Hải (2008), “Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (31), Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội. 36. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/08/24/3686/ 37. http://tenmienthuonghieu.com/vn/news/chi-tiet/tranh-chap-lien-quan-den-ten- mien-heinekenvn.html 38. Viện Ngôn ngữ học (1989), “Từ điển Tiếng Việt”, tr.129, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Vũ quỳnh lâm (2005), “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. . chung về nhãn hiệu và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Chương II: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Nguyễn Thị Kim Liên Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38. chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau như: Luật cạnh tranh năm 2004, Luật sở hữu trí tuệ năm

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan