trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán

7 663 5
trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán Lê Văn Minh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Phùng Trung Tập Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Xác định rõ khái niệm hợp đồng mua bán, những nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán. Tìm hiểu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán, căn cứ phát sinh trách nhiệm cũng như lịch sử hình thành và phát triển của nó và các loại trách nhiệm cụ thể. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. Đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống xã hội. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Hợp đồng mua bán. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là công cụ pháp lý không thể thiếu để xác lập quan hệ giao lưu kinh tế,dân sự, khoa học…giữa các cá nhân và tổ chức với nhau. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mỗi con người, mỗi tổ chức sẽ có rất nhiều nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá khác nhau để thực hiện những nhu cầu của mình, họ phải thiết lập các hợp đồng, hợp đồng được thực hiện trong hầu hết các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ. Trong đó hợp đồng mua bán là loại hợp đồng chủ yếu, hợp đồng mua bán là sự tự do, tự nguyện giao kết của các chủ thể, thể hiện ý chí của các chủ thể khi giao kết, việc giao kết hợp đồng mua bán phải tuân theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật. Sau khi hợp đồng mua bán được giao kết và có hiệu lực Pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng đầy đủ các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải hợp đồng mua bán nào sau khi giao kết đều được các bên tự nguyện thực hiện một cách ngay thẳng và trung thực sẽ có những trường hợp vi phạm hợp đồng như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh và mạnh, chúng ta đã hội nhập với nền kinh tế thế giới thì các quan hệ về dân sự - kinh tế diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp, kéo theo là các tranh chấp dân sự kinh tế cũng nhiều hơn đặc biệt là tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán cũng đang là một xu hướng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán xảy ra, chúng ta phải giải quyết các tranh chấp và vi phạm đó, một trong những biện pháp mà chúng ta áp dụng khi có chủ thể vi phạm hợp đồng mua bán đó là trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán, được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Hàng năm, có hàng chục nghìn vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự được tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết nhưng lại lại gặp phải sự thiếu đồng bộ và chưa thống nhất trong các quy định pháp luật dân sự hiện hành khiến nhiều vụ án phải xét xử nhiều lần hoặc tính thuyết phục của bản án chưa cao. Từ thực tiễn đó đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu làm rõ các quy định của luật Dân sự năm 2005 về các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán, để phát hiện những quy định bất hợp lý, hạn chế từ đó đề xuất khắc phục, để các biện pháp trách nhiệm pháp lý này có thể đi vào các quan hệ dân sự, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ lý do đó mà học viên đã chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề khác nhau của hợp đồng nói chung và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán như: - Luận án tiến sĩ “chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” tác giả Phạm Hữu Nghị, Hà Nội 1996. - Đề tài luận án tiến sĩ “Xây dựng và hoàn thiện Pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta” của tác giả Bùi Ngọc Cường, năm 2001. - Đề tài luận văn thạc sĩ “Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó” tác giả Lê Thị Bích Thọ năm 2002. - Công trình nghiên cứu của khoa học “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự vô hiệu tại Toà án nhân dân” tác giả Nguyền Văn Luận năm 2003; - “Hợp đồng kinh doanh vô hiệu “tài liệu hội thảo về việc xử lý hợp đồng vô hiệu diễn đàn doanh nghiệp và câu lạc bộ luật gia Việt – Đức, Hà Nội. - “Vấn đề cải cách hợp đồng” của Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Hữu Nghị, tạp chí Nhà nước và Pháp luật Viện khoa học xã hội Việt Nam; - “Bối cảnh hợp đồng” tác giả thạc sỹ Trần Thanh Tùng và thạc sỹ Cao Hà Giang, - Tác giả Đỗ Văn Đại với bài viết “Về điều chỉnh nguy cơ không thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” (Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, 1-2005) . Các công trình nghiên cứu khoa học trước đây là nguồn tài liệu quý giá có giá trị tham khảo. Những công trình khoa học đã công bố liên quan đến hợp đồng hoặc hành vi vi phạm hợp đồng rất nhiều nhưng những công trình đó chỉ tập trung giải quyết những hành vi vi phạm cụ thể hoặc ở một diện rộng mà không đề cập đến các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán một cách sâu sắc, toàn diện. Đây là đề tài khoa học lần đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam, luận văn này không có sự trùng lập với bất kỳ một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích: + Luận văn đặt mục đích nghiên cứu là những vấn đề lý luận về hợp đồng, những quy định của Pháp luật về hành vi vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. Trên cơ sở các quy định về hành vi vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra của Bộ luật Dân sự năm 2005, luận văn sẽ chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong thực tế áp dụng các hình thức trách nhiệm. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện Pháp luật về lĩnh vực này để góp phần điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán tốt hơn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Xác định rõ hợp đồng mua bán là gì? Và những nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán. + Làm rõ thế nào là trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán, căn cứ phát sinh trách nhiệm cũng như lịch sử hình thành và phát triển của nó và các loại trách nhiệm cụ thể. + Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. Đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống xã hội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về hợp đồng mua bán và các hình thức trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán, các quy định Pháp luật có liên quan đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. - Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng đặc biệt là các quy định của Pháp luật hiện hành. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: nghiên cứu về các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán trên phạm vi cả nước. - Phạm vi thời gian: Chủ yếu tập chung nghiên cứu từ năm 1991 cho đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm chung về nhà nước và pháp luật, Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam, pháp luật dân sự của một số nước trên thế giới, các cơ sở khoa học về lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các văn bản pháp luật có liên quan, các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các bài báo và tạp chí. Trong khi thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử, khảo sát thực tiễn, logic để phân tích, tổng hợp các chi thức khoa học luật dân sự về trách nhiệm dân sự và hợp đồng mua bán. 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn Luận văn có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau: - Luận văn đi sâu phân tích những quy định của Pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán, từ đó chỉ ra những thiếu sót, bất cập của Pháp luật hiện hành đối với trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. - Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng hoàn thiện Pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra. - Việc tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận xoay quanh trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán ở chương 1 và chương 2, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp ở chương 3 đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm pháp lý đối với các bên khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán, nó không chỉ góp phần hoàn thiện Pháp luật dân sự về trách nhiệm dân sự mà còn giúp các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán, các cơ quan tư pháp có sự nhận thức chính xác hơn về quy định này. Đồng thời, luật văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật dân sự, trách nhiệm dân sự và hợp đồng mua bán nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng mua bán Chương 2: Điều kiện phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán và các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán. Chương 3: Thực trạng áp dụng Pháp luật để giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012, của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013, của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013, của Tòa án nhân dân tối cao. 4. Bản án dân sự số. 5. Bản án dân sự số: 6. Bộ luật Dân sự, (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ luật Dân sự, (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 8. Bộ luật Hình sự, (2010), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 10. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng. TS Phùng Trung Tập, nhà xuất bản hà nội Năm 2009. 11. Nguyễn Ngọc Điệp (1996), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, NXb. Trể, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Giáo trình luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Nxb Công an nhân dân. 13. Giáo trình luật Thương mại Trường Đại học Luật Hà Nội (2006) Nxb Công an nhân dân. 14. Giáo trình luật dân sự. Trường đại học luật hà nội, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2009 tập 1, tập 2. 15. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập II, NXB giáo dục Việt Nam, chủ biên TS. Lê Đình Nghị 2010. 16. Nguyễn Đức Giao: Vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Thông tin khoa học pháp lý, số 2-2000. 17. Hiến pháp Việt Nam, (1992), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 18. Đàm Văn Hiếu (1987), Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, NXB. Pháp lý, Hà Nội. 19. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. 20. Luật Thương mại (2005), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 21. Những quy định chung của Luật hợp đồng ở pháp (1993), Đức, Anh, Mỹ, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1994), Những quy định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu tài sản, Hà Nội. 23. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1994), Những quy định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu tài sản, Hà Nội. 24. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Hà Nội. 25. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Hà Nội. 26. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1997), Bình luận Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 27. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (1999), Từ điển Luật học. 29. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2003), Từ điển Tiếng Việt 30. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2004), Hội thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. 31. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 32. Pháp lệnh hợp đồng mua bán năm 1991, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 33. Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông số 43/2002/Pl-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 34. Ngô Văn Thâu (1987), Một số điều cần biết trong các quyền dân sự của công dân,NXB. Pháp lý, Hà Nội. 35. Ngô Văn Thâu, Nguyễn Hữu Đắc (1996), Các tuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 37. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giả thích thuật ngữ luật học, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội 38. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Tài liệu quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiếm lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 39. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam tập 3, NXB. Chính Trị quốc gia, Hà Nội. . đề lý luận chung về hợp đồng mua bán và các hình thức trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán, các quy định Pháp luật có liên quan đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua. trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. - Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp trong vi c xây dựng hoàn thiện Pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. hợp đồng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán. Trên cơ sở các quy định về hành vi vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra của Bộ luật Dân sự

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan