Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học)

61 7.2K 73
Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP 1. Khái niệm Ở nước ta hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về GDHN như: Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ em khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi các em sinh sống. Giáo dục hòa nhập là: “Hỗ trợ mọi trẻ, trong đó có trẻ khuyết tật cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội; trẻ khuyết tật được giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông theo chương trình chung được điều chỉnh, bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của trẻ”. (Quy định giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT). Các khái niệm trên mới chỉ đề cập đến GDHN cho đối tượng trẻ em khuyết tật, hoặc nếu đề cập đến GDHN cho mọi trẻ em thì cũng khá chung chung. Theo quan điểm chung về giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA), GDHN được hiểu một cách tổng quát và cụ thể hơn. Đó là GDHN không chỉ dành cho trẻ khuyết tật mà còn cho tất cả mọi trẻ em có nhu cầu đặc biệt trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của các em. Theo đó: “Giáo dục hòa nhập là một quá trình giải quyết và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả học sinh bằng cách tăng cường sự tham gia của các em vào quá trình học tập, nâng cao kinh nghiệm và kết quả học tập, làm giảm sự tách biệt bên trong và ngoài ngành giáo dục. GDHN yêu cầu cần có những thay đổi và điều chỉnh trong nội dung, tiến trình, cấu trúc, chiến lược dạy và học theo quan điểm chung của chính sách Giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA). Giáo viên đóng vai trò không thể thiếu được trong quá trình này”. Hay “Giáo dục hoà nhập là một quá trình liên tục nhằm cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người, có tôn trọng sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu và khả năng, đặc điểm và kì vọng trong học tập của các em học sinh và cộng đồng, và loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử”. (Kết luận và kiến nghị của kỳ họp thứ 48 của Hội nghị quốc tế về giáo dục, Geneva, tháng 11, 2008) 1. Ý nghĩa của giáo dục hòa nhập - Tính hiệu quả: được giáo dục trong môi trường giáo dục hoà nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác nhau đều tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn. - Trẻ khuyết tật được học trong môi trường bình thường, học ở gần nhà, các em không bị tách biệt với cha mẹ, anh chị em trong gia đình, được chia sẻ khó khăn, được sống và giúp đỡ trong tình yêu thương. 1 - Trẻ khuyết tật được học cùng một chương trình với học sinh bình thường được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng. - Chương trình và phương pháp giáo dục ở lớp hoà nhập sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh (kể cả học sinh không khuyết tật). Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm được nhấn mạnh. - Coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Khi môi trường giáo dục là môi trường xã hội bình thường, mọi trẻ em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, phát triển toàn diện và thích ứng với môi trường xã hội đa dạng. - Tạo cơ hội và môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. - Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật có áp dụng những lý luận dạy hiện đại - lấy người học làm trung tâm, chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích hợp cho mọi đối tượng học sinh - Giáo dục hoà nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp trong tổ chức cũng như trong tiến hành giáo dục. - Giáo dục hoà nhập là hình thức giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều có cơ hội đến trường, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục cho trẻ khuyết tật. * Những tồn tại của giáo dục hoà nhập: - Giáo viên đồng thời phải dạy cả hai đối tượng: học sinh bình thường và học sinh khuyết tật, đôi khi không chý ý hết được khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật, đặc biệt là những giáo viên chưa đảm bảo chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật. - Môi trường giáo dục đôi khi chưa phù hợp: mối quan hệ bạn bè (trẻ dễ bị bạn bè kích động, trêu chọc ), cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học chưa đảm bảo yêu cầu. 2. Bản chất của giáo dục hòa nhập - Là phương thức giáo dục cho mọi trẻ em - Các đặc điểm cá nhân và tính đa dạng của trẻ được chấp nhận và tôn trọng - Các yếu tố giáo dục được điều chỉnh để thích ứng với tính đa dạng của trẻ. Không đánh đồng. - Dạy học một cách sáng tạo.  Các yếu tố của giáo dục hoà nhập Các yếu tố giáo dục hoà nhập Các yếu tố không phải là giáo dục hoà nhập - Giáo dục mọi đối tượng trẻ. - Giáo dục cho một số đối tượng trẻ. 2 - Trẻ được học ở trường thuộc khu vực sinh sống. - Trẻ được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông - Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ trẻ. - Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. - Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau. - Trẻ với những khả năng khác nhau được học theo nhóm. - Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá. - Mọi trẻ đều là thành viên của tập thể. - Lớp học có tỉ lệ trẻ hợp lí. - Mọi trẻ đều được hưởng cùng một chương trình giáo dục phổ thông. - Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng trẻ. - Sự đa dạng được đánh giá cao. - Chú trọng đến điểm mạnh của trẻ. - Với phương pháp dạy học đa dạng, trẻ tham gia vào các hoạt động chung và đạt được các kết quả khác nhau. - Cân bằng giữa hiệu quả về mặt kiến thức và xã hội. - Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp của trẻ. - Trẻ khuyết tật được gửi đến trường chuyên biệt khác với trường học của anh, chị, em hay hàng xóm của các em. - Trẻ được bố trí vào lớp học không phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông. - Trẻ phải rời môi trường giáo dục phổ thông để tìm các dịch vụ và sự trợ giúp. - Dạy học một cách thụ động, lặp đi lặp lại và không hợp tác. - Bạn bè cùng lứa hoạt động độc lập hoặc cạnh tranh với nhau. - Trẻ với những khả năng giống nhau được học theo nhóm. - Chuẩn hoá chương trình, phương pháp dạy học và cách đánh giá. - Một số là thành viên của tập thể, số khác phải đánh đổi để được là thành viên của tập thể. - Lớp học có tỉ lệ tàn tật khá lớn. - Chương trình giáo dục cá nhân không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông. - Giáo viên phổ thông và giáo viên chuyên biệt không chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng trẻ. - Chú trọng đến điểm yếu của trẻ. - Với phương pháp dạy học và yêu cầu đã được chuẩn hoá, trẻ tham gia vào các hoạt động riêng biệt. - Chỉ chú trọng đến hiệu quả về mặt kiến thức. - Không có kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp của trẻ. 3 Bài 2: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP 1. Khái niệm chính sách giáo dục hòa nhập Chính sách GDHN là các văn bản (thông tư, nghị định, quyết định…) của chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mô tả các quy định, điều luật, nguyên tắc trong quản lý và tổ chức thực hiện GDHN trẻ có nhu cầu đặc biệt. Hệ thống chính sách GDHN tạo ra khung pháp lý giúp cho việc tổ chức thực hiện GDHN được diễn ra đúng quy định và mang lại lợi ích cho những đối tượng được hưởng chính sách. 2. Hệ thống chính sách về GDHN trên thế giới và ở Việt Nam Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (điều 8, điều 23), trong Công ước về giáo dục cho mọi người và gần đây nhất, trong Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca (Tây Ban Nha 1994): “Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được học trong các trường phổ thống và các trường đó phải được thay đổi để tất cả các em đều được học”. Tuyên ngôn về quyền của con người của Liên hợp quốc đã chấp nhận những nguyên tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền được giáo dục. Vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những luật pháp liên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc mọi dạng khuyết tật, kể cả những em bị khuyết tật nặng. Vấn đề trên đã được mở rộng trong Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người (1990). Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các quyền cơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ em được làm sáng tỏ trên nguyên tắc cơ bản của trẻ em và cung cấp các dịch vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân về mọi mặt, nhân cách, năng lực, tài năng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: - Điều 50. Hoạt động dịch vụ của cơ sở giúp trẻ em 1. Cơ sở trợ giúp trẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu phục hồi chức năng, cai nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật, nuôi dưỡng trẻ em nghiện ma túy, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và các nhu cầu khác được thu tiền dịch vụ theo qui định hoặc theo hợp đồng thỏa thuận với gia đình, người giám hộ. 2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu cầu dịch vụ cần được người đứng đầu cơ sở giúp trẻ em xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp. 4 Chính phủ quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn giảm dịch vụ. Điều 52. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã hội. Pháp lệnh về người tàn tật-Pháp lệnh số 06/1998-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30/7/1998: Điều 16. Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức thực hiện bằng các hình thức hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia đình. Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của pháp lệnh người tàn tật 1998 Điều 16. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đào tạo giáo viên, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa áp dụng cho học sinh là người khuyết tật, phối hợp với Bộ Y tế biên soạn chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng, giáo trình y học phục hồi chức năng trong các trường trung học, đại học y; cung ứng các thiết bị dạy học cho giáo viên và phương tiện học tập thích ứng với từng loại tàn tật cho học sinh là người tàn tật; tổ chức mạng lưới trường, lớp với những điều kiện cần thiết để thu nhận trẻ em tàn tật học theo hướng hòa nhập; chỉ đạo việc mở lớp, tuyển sinh, dạy và học, chế độ sinh hoạt ở các trường, lớp chuyên biệt cho người tàn tật. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục: Điều 36. Tạo điều kiện học tập cho người tàn tật, khuyết tật 1. Người học là người tàn tật, khuyết tật được học tại các lớp dành riêng hoặc hòa nhập, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại khoản 3 điều 33 của Nghị định này và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tổ chức để người tàn tật, khuyết tật được học hòa nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định này được ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là văn bản đầu tiên thể hiện nỗ lực của Nhà nước ta lấy tư tưởng hòa nhập để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật. 5 Luật người khuyết tật 51/2010/QH12: Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Chương IV về giáo dục cho người khuyết tật. Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ban hành ngày 31/12/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật,… Điều 7. Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập 1. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. 2. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học. Các văn bản pháp quy này bước đầu đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện GDHN trẻ khuyết tật. 3. Vấn đề xây dựng và thực thi chính sách giáo dục hòa nhập Xây dựng và thực thi chính sách không chỉ là thẩm quyền của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Các chính sách tác động đến giáo dục hoà nhập có thể được xây dựng ở các cấp khu vực, quốc gia, tỉnh thành và các cấp địa phương khác - kể cả ở cấp độ của từng trường học và các cơ sở đào tạo giáo viên. Việc xây dựng và thực thi chính sách một cách hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng và mức độ tham gia của các liên đới giáo dục. Đó là các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ/ gia đình,… Nó tạo cơ hội để các liên đới giáo dục khác nhau được lên tiếng trong việc định hình những chính sách tác động đến họ. Nhưng đôi khi, những chính sách giải quyết vấn đề giáo dục hoà nhập không phải lúc nào cũng được hiểu đúng và được ủng hộ bởi chính các liên đới giáo dục như giảng viên, giáo viên, và cha mẹ/gia đình. Sự thiếu hiểu biết và thiếu ủng hộ của các liên đới thường xuất phát từ thực tế là họ đã không tham gia vào quá trình xây dựng, đánh giá, và hiểu biết các chính sách đó. Việc không tham gia vào quá trình xây dựng chính sách không chỉ dẫn đến sự thiếu hiểu biết về các chính sách mà còn dẫn đến sự thiếu tham gia trong quá trình thực thi chính sách. Tình hình này khiến cho việc thực hiện các chính sách trở nên yếu kém, hoặc thụ động, hoặc thậm chí bị phản đối kịch liệt. Do đó để chính sách GDHN được xây dựng và thực thi hiệu quả cần tính đến các giải pháp sau: - Cần có nhận thức tốt hơn về các chính sách hiện hành về giáo dục hoà nhập và cần có sự đồng bộ hơn trong các chính sách ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương - Các quá trình đánh giá, đồng nhất và xây dựng chính sách cần phải giải quyết các vấn đề về giáo dục hoà nhập cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cơ sở đào tạo giáo viên, các trường hòa nhập, giáo viên, cha mẹ học sinh trong xây dựng và thực thi chính sách GDHN. 6 - Cần có sự tham gia và nhận trách nhiệm của các Bộ ban ngành khác nhau trong trong xây dựng và thực thi chính sách GDHN. - Giảm sự cách biệt giữa những nhà hoạch định chính sách và những người thực thi chính sách. - Các chính sách GDHN cần ủng hộ sự tham gia tích cực của các liên đới giáo dục địa phương vào công tác giáo dục 7 Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP 1. Điều chỉnh chương trình trong giáo dục hòa nhập 1.1. Những vấn đề chung về điều chỉnh 1.1.1. Khái niệm Hầu hết các nhà giáo dục trên thế giới đều không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về điều chỉnh nhưng lại đưa ra những cách thức và nội dung điều chỉnh cụ thể trong giảng dạy, bao gồm: - Điều chỉnh về môi trường (môi trường cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học, gia đình, cộng đồng và môi trường văn hoá, xã hội theo nghĩa rộng thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học, nhà trường, gia đình và cộng đồng) nhằm đảm bảo sự tham gia của trẻ một cách đầy đủ, tích cực và hiệu quả nhất. - Điều chỉnh về nội dung và chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng tính đa dạng về trình độ nhận thức của trẻ. - Điều chỉnh về phương pháp dạy học của giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt, đa dạng của trẻ trong lớp. Khái niệm điều chỉnh ở nước ta được hiểu: Điều chỉnh là sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất trên cơ sở các năng lực của các em. 1.1.2. Nguyên tắc điều chỉnh Điều chỉnh trong giáo dục và dạy học hoà nhập cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Phải phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập ở bậc học. - Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dựa trên nội dung môn học, chủ đề, bài học và tiếp cận năng lực cá nhân cho trẻ khuyết tật học hoà nhập. - Điều chỉnh nội dung dạy học theo quan điểm đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa, đồng thời đổi mới các thành tố khác của quá trình dạy học. - Điều chỉnh nội dung dạy học đồng thời phải tính đến việc đáp ứng sự đa dạng của mọi học sinh trong lớp. - Điều chỉnh nội dung dạy học phải tính đến các điều kiện dạy và học của nhà trường, đồng thời sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường đối với quá trình dạy học. 1.1.3. Các hình thức và mức độ điều chỉnh Trong mỗi lớp học hòa nhập, mỗi trẻ, nhất là những trẻ khuyết tật sẽ đối mặt với những thách thức khác nhau trong việc tiếp cận nội dung và chiếm lĩnh các mục tiêu bài học. Việc điều chỉnh trong 8 dạy học ở lớp học có đa dạng trình độ trẻ là một đòi hỏi tự nhiên. Việc điều chỉnh có thể ở các hình thức và mức độ khác nhau: - Điều chỉnh môi trường - Điều chỉnh phương pháp - Điều chỉnh nội dung dạy học (mục tiêu) - Điều chỉnh nội dung và phương pháp - Can thiệp đặc biệt 1.1.4. Phương pháp điều chỉnh Có 4 phương pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật học hòa nhập sau đây: - Phương pháp điều chỉnh theo kiểu đồng loạt: Trong lớp trẻ khuyết tật gặp ít khó khăn trong các hoạt động và học tập, thì chỉ đòi hỏi giáo viên quan tâm hơn để giúp các em tiếp nhận cùng nội dung như trẻ khác. Tất cả trẻ trong lớp học đều hướng tới mục tiêu học tập chung trong cùng một hoạt động. - Phương pháp điều chỉnh theo kiểu đa trình độ: Tất cả trẻ cùng được học một chương trình nhưng theo những mức độ khác nhau. Khi thực hiện phương pháp này, giáo viên cần sắp xếp nội dung căn cứ các cấp độ nhận thức khác nhau của trẻ. Từ đó, mỗi HS được tiếp thu một số lượng và mức độ kiến thức nhất định phù hợp với khả năng của mình. - Phương pháp điều chỉnh theo kiểu trùng lặp giáo án: Trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhận thức, song vẫn tham gia vào hoạt động chung của tiết học nhưng với mục tiêu kiến thức khác. Hoạt động học tập của trẻ khuyết tật biệt trong lớp học chủ yếu đóng vai trò là một phương tiện để đạt mục tiêu khác. Ví dụ, khi các trẻ khác học về vệ sinh cơ thể người thì trẻ có nhu cầu đặc biệt sử dụng tranh hình người để tô màu bộ phận miệng, mắt, để rèn luyện kĩ năng vận động tinh (cầm bút). - Phương pháp điều chỉnh theo kiểu thay thế: Trẻ khuyết tật không thể tham gia vào các hoạt động học tập chung của lớp học trong một số thời gian và nội dung học tập cụ thể. Trẻ được yêu cầu phát triển những mục tiêu không liên quan đến các bạn học khác trong lớp. Điều này có thể diễn ra trong lớp học hòa nhập hoặc trong một môi trường thay thế. Giáo viên khi sử dụng các phương pháp điều chỉnh cần lưu ý: - Sử dụng phương pháp điều chỉnh nào, cho bài học hay cho một nội dung cụ thể và vào thời điểm nào hoàn toàn do giáo viên quyết định dựa trên đặc điểm của trẻ và nội dung bài học. - Không có một phương pháp điều chỉnh nào được sử dụng cho duy nhất một bài học và không có nội dung bài học nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp. Đối với một bài học hay một nội dung của bài học với trẻ cụ thể ở những lớp học khác nhau có thể sử dụng các phương pháp điều chỉnh khác nhau. Sẽ không có khuôn mẫu phương pháp điều chỉnh chung cho mọi bài học hay mọi nội dung bài học. Trong một bài học hay một giờ dạy, giáo viên cần sử dụng và phối hợp sử dụng cả 9 04 phương pháp điều chỉnh trên. - Sử dụng phương pháp điều chỉnh cho trẻ khuyết tật thể tách rời hoạt động của các trẻ khác trong tiến trình giờ dạy. Việc sử dụng này cần đem lại lợi ích không chỉ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt mà còn cho các trẻ khác đối với việc tham gia các hoạt động học tập và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng môn học, bài học. 1.2. Điều chỉnh đối với các nhóm trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau 1.2.1. Trẻ khiếm thính  Những khó khăn điển hình của trẻ khiếm thính - Việc tiếp thu các thông tin đến từ thính giác bị hạn chế… - Khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ hạn chế, do đó ảnh hưởng đến việc lĩnh hội các kiến thức đặc biệt là các khái niệm trừu tượng, các quy tắc phát biểu bằng lời, cách phân tích các bài toán có lời văn… - Khả năng tư duy trừu tượng của trẻ hạn chế dẫn đến việc hiểu các kiến thức trừu tượng nông cạn, có khi hiểu sai - Sức tập trung chú ý của trẻ không cao nên khó tiếp nhận được lượng thông tin nhiều và sâu. - Trẻ khó có thể đọc từ, tiếng, câu một cách lưu loát, đọc hay, đọc diễn cảm. - Trẻ hay gặp khó khăn trong việc viết đúng ngữ pháp, cú pháp và sử dụng đúng từ. Trẻ thường sử dụng sai từ/ không phù hợp, đặt sai thứ tự các từ trong câu, câu không rõ nghĩa, không thể viết chính tả nghe-đọc. - Trẻ gặp khó khăn khi phải nghe các từ nói nhanh, nhỏ nhiều khi nghe không chuẩn âm, nghe không hoàn chỉnh. - Trẻ khó phát âm tròn vành rõ tiếng, không nói được câu dài, ngữ điệu đơn giản. - Thời gian tiếp nhận và phản ứng lại với ngôn ngữ của trẻ khiếm thính nhiều hơn so với các bạn bình thường. - Gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các trẻ khác và giáo viên - Trẻ có thể có ngưỡng ức chế thấp hoặc tỏ ra thiếu nhạy cảm đơn giản chỉ bởi vì chúng không nghe thấy những lời nhận xét hoặc trò chuyện thông thường.  Điều chỉnh môi trường - Trẻ cần được xếp ngồi gần giáo viên (không quá 3 mét) - Giáo viên cần đứng hoặc ngồi đối diện trẻ, không để sách che miệng khi đọc bài. - Đảm bảo ánh sáng không chiếu từ phía sau – bởi vì trong trường hợp đó mặt giáo viên sẽ bị tối. Đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học để trẻ thấy rõ mặt, tay và môi bạn. 10 [...]... đây cũng mới chỉ là các tài liệu viết riêng về GDHN cho đối tượng trẻ khuyết tật Các tài liệu về GDHN cho các nhóm trẻ có khó khăn khác hầu như chưa có Việc thiếu nguồn sách, giáo trình và tào liệu tham khảo đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên khi tìm hiểu về vấn đề giáo dục hòa nhập Ngoài các sách và giáo trình xuất bản còn có các tài liệu tham khảo được dịch... giúp đỡ trẻ trong giao tiếp Tất cả những gợi ý phần trên đều có thể áp dụng cho trẻ điếc nặng, tuy nhiên giáo viên cần lưu ý thêm những vấn đề sau: - Giáo viên cần phải tham gia các lớp tập huấn để học ngôn ngữ ký hiệu mà người điếc sử dụng Hãy liên hệ với giáo viên dạy trẻ điếc của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập 11 - Trẻ điếc học ký hiệu rất nhanh, ngay cả khi phụ huynh và giáo viên. .. quy dẫn đến sự lệ thuộc vào công tác tập huấn/ bồi dưỡng giáo viên về giáo dục hòa nhập Do chương trình đào tạo giáo viên chính quy ở các nước không chú trọng một cách thích đáng về giáo dục hoà nhập theo cách dễ hiểu Do vậy để trang bị kiến thức, kĩ năng, sự sẵn sàng và tự tin đối với giáo dục hòa nhập cho giáo viên thường dựa vào công tác tập huấn/ bồi dưỡng giáo viên Cách bị động tiếp cận kiểu “đuổi... Hiện nay, một số giảng viên của Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường ĐHSP Hà Nội đã viết một số giáo trình và tài liệu tham khảo về giáo dục hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập Có thể kể đến như: Giáo trình Quản lý GDHN, Quản lý trường lớp trẻ có nhu cầu đặc biệt (Nguyễn Xuân Hải), Giáo dục hòa nhập (Hoàng Thị Nho, Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Lâm)… Các giáo trình, tham khảo này là tài liệu hữu ích để người... vào sự đóng góp của trẻ khuyết tật tri tuệ Các trẻ khác cũng cần được yêu cầu để giúp trẻ trong giờ nghỉ, trong việc vệ sinh Cho trẻ làm những việc mà trẻ thấy hứng thú và có thể tự giải quyết để không làm mất sự tập trung chú ý của các trẻ khác - Bỏ qua không chú ý những hành vi không mong muốn khi trẻ làm như vậy để thu hút sự chú ý của giáo viên Khen ngợi và quan tâm tới trẻ khi trẻ có những hành... giáo dục hòa nhập vào chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm Việc thực hiện các khóa tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên sẽ gây tốn kém hơn (cả về chi phí đào tạo và chi phí cho các trường khi giáo viên tạm dừng những nhiệm vụ chính ở trường để đi học) Để hạn chế sự tốn kém và đảm bảo nhiều giáo viên hơn được tiếp cận với chương trình GDHN, nước ta đã áp dụng hình thức đào tạo theo tầng bậc (tập. .. cảnh khó khăn hoặc học sinh khuyết tật Họ cũng có thể sẽ lo lắng liệu mình sẽ phải đảm nhận công việc gì khi họ lãnh thêm trách nhiệm về giáo dục hòa nhập Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cho giáo dục hòa nhập ở nước ta đã và đang được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ khuyết tật Tuy nhiên đây chỉ là giải... giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục • Sinh viên sư phạm và học viên có cơ hội thường xuyên và cố định được trải nghiệm thực tế ở trường học trong suốt quá trình đào tạo • Các cơ sở đào tạo giáo viên và giảng viên cần có liên hệ chặt chẽ và với nhà trường và các cộng đồng địa phương • Sinh viên sư phạm và học viên được giám sát và hỗ trợ liên tục và có tính xây dựng từ các giảng viên và giáo viên. .. vi đúng mực Ghi nhớ: Trẻ khuyết tật trí tuệ có thể học được có điều là các em sẽ học theo tốc độ và trình độ phát triển của mình Các em không bao giờ có thể đạt tới trình độ của trẻ cùng độ tuổi, nhưng với 15 một chương trình giáo dục cá nhân phù hợp và khi được giáo viên dành riêng một chút thời gian để hướng dẫn, khuyến khích và động viên, các em sẽ tiến bộ 1.2.4 Trẻ khuyết tật ngôn ngữ  Những khó... dễ hiểu cho những người khác Do đó chất lượng bồi dưỡng chưa cao Công tác tập huấn bồi dưỡng giáo viên về giáo dục hòa nhập có thể gặp phải sự phản kháng từ phía giáo viên, mà điều này có thể sẽ không xảy ra khi chúng ta giới thiệu về các khái niệm về giáo dục hòa nhập trong chương trình đào tạo giáo viên chính quy Các giáo viên có kinh nghiệm có thể cảm thấy rằng họ đã quá am hiểu tường tận về nghề . tên trẻ để trẻ biết ai/bạn nào đang phát biểu. - Cố gắng cho trẻ có bàn tính khi học toán. - Các bài học có thể được ghi âm lại, sau đó trẻ có thể nghe lại khi về nhà. Đối với trẻ mù: - Trẻ mù. dẫn trẻ. - Nếu phát âm của trẻ không rõ ràng, hãy kiên trì dành thời gian nghe xem trẻ đang cố nói điều gì. Hãy giúp trẻ sử dụng đúng từ, ngữ pháp và đừng quên cố gắng của các em. b) Đối với trẻ. giúp trẻ khi làm bài tập ở nhà. Ôn lại những việc đã làm ở lớp trong ngày. - Xếp đôi trẻ với một bạn có thể giúp trẻ tập trung chú ý và hỗ trợ trẻ những hoạt động trên lớp. Xếp với những trẻ

Ngày đăng: 11/01/2015, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Xâu chuỗi là việc dạy cho người học thực hiện theo một chu trình các phản hồi chức năng liên quan một cách phù hợp và chính xác nhằm hoàn thiện một thói quen hàng ngày hoặc một bài tập. PPDH này được thực tiễn dạy học chứng minh là hiệu quả đối với trẻ KTTT và trẻ RLPTK, với các ý nghĩa cụ thể như sau:

    • Điều 8. Tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật

    • 1. Mỗi cơ sở giáo dục hòa nhập thành lập một tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật. Tổ, nhóm chuyên môn gồm các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên, giảng viên, giáo viên giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

    • 2. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn:

    • a) Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở từng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ;

    • b) Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật, của giáo viên, giảng viên;

    • c) Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật;

    • d) Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan