VAI TRÒ CỦA NHÀ NỨỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

27 331 0
VAI TRÒ CỦA NHÀ NỨỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ______________ VŨ HẢI NAM VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS MAI VĂN BƢU 2. TS VŨ VĂN THÁI Phản biện 1: GS.TS Ngô Thắng Lợi Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Đình Hương Phản biện 3: PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện họp tại Viện Chiến lƣợc phát triển Vào hồi: h ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - THƢ VIỆN QUỐC GIA - THƢ VIỆN VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN - Thực tiễn đánh giá về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn có điểm chưa sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình đi tìm giải pháp để tăng trưởng kinh tế đạt mức nhanh cho phép và có hiệu quả, bền vững thì ở nước ta, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò thế nào và thực hiện nó ra sao để nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền vững đang còn là vấn đề chưa rõ. Cả quan chức chính phủ, giới quản lý cũng như giới khoa học chưa trực tiếp nói tới vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với tình trạng yếu kém của nền kinh tế nước ta mà nói nhiều đến ba cái thắt cổ chai: thể chế kinh tế bất cập, nhân lực chất lượng thấp và kết cấu hạ tầng yếu kém - Tăng trưởng kinh tế không là một thực thể mà là kết quả của sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đội ngũ doanh nghiệp quyết định trực tiếp tăng trưởng kinh tế. Nhà nước làm gì để doanh nghiệp phát triển và đội ngũ doanh nghiệp cùng nhau đem đến tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. Phải chăng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thực ra là vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp, rồi thông qua đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững. Hướng nghiên cứu này chưa được nghiên cứu thỏa đáng ở Việt Nam. - Thời gian gần đây, một số học giả trên thế giới đã dành nhiều công sức nghiên cứu để tìm cách đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu. Họ đã chỉ ra rằng, các quốc gia thành công hay thất bại là do thể chế (do thể chế chính trị và thể chế kinh tế). Họ nhấn mạnh, Nhà nước (mà gắn liền với nó là thể chế kinh tế) có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Vì thế, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành cải cách Nhà nước, đổi mới chủ trương phát triển kinh tế và điều chỉnh chính sách kinh tế. Bước đầu họ đã thành công. Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 2.1. Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó chỉ rõ vai trò quyết định của Nhà nước tới phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế, khẳng định thể chế chính trị, kết cấu hạ tầng và thị trường là các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đề xuất các chỉ tiêu đánh giá vai trò cỉa Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam. 2.2. Về mặt thực tiễn: Luận án chỉ rõ trong thời kỳ 2001-2012 vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn yếu; nhiều chính sách kinh tế chưa hợp lý lại chậm được khắc phục đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển của doanh nghiệp và làm cho tăng trưởng kinh tế có chất lượng thấp. Đồng thời, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp chính để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh, phải có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nghiệp, thu hút nhiều Tập đoàn kinh tế xuyên 2 quốc gia vào Việt Nam làm ăn; nhất thiết phải hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế lớn, tầm toàn cầu của người Việt Nam; cũng như có biện pháp để đội ngũ doanh nghiệp của nước ta tham gia các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu. Đồng thời phải nâng cao trình độ quản trị nhà nước và hợp tác quốc tế. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tăng trưởng kinh tế là hệ quả trực tiếp của phát triển đội ngũ doanh nghiệp nên tác giả đã nối kết việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế với vai trò của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Thực trạng nghiên cứu giai đoạn 2001-2012. Tương lai nghiên cứu đến năm 2020. - Về mặt không gian: Cả nền kinh tế Việt Nam. - Về mặt khoa học: Luận án nghiên cứu nhà nước Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở nước ta. 4. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU Xuất phát từ nhận thức được rằng, tăng trưởng kinh tế không phải là một thực thể trong quá trình phát triển kinh tế mà nó là hệ quả trực tiếp từ sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Do đó, luận án xem xét vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thông qua vai trò Nhà nước tác động tới đội ngũ doanh nghiệp. Từ cách đặt vấn đề như vậy, nội hàm Khung lý thuyết nghiên cứu của lận án được phản ánh qua tuyến tư duy như ở Hình 1. Hình 1: Sơ đồ tổng quát tƣ duy nghiên cứu vai trò của Nhà nƣớc đối với tăng trƣởng kinh tế Vai trò Nhà nƣớc Doanh nghiệp Tăng trƣởng kinh tế Điều hành kinh tế Đường lối kinh tế và chính sách kinh tế Thị trường 3 Khung lý thuyết nghiên cứu chỉ ra rằng, để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra thì luận án phải thực hiện thành công những nhiệm vụ khoa học chủ yếu dưới đây: (1)- Vai trò quyết định bao trùm của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Nội hàm của nó ra sao? Phải làm rõ yếu tố nào (chủ thể nào và lực lượng nào) có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế? Phải chăng đó là Nhà nước và đội ngũ doanh nghiệp?. (2)- Phải làm rõ vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai ở Việt Nam. Để thực thi vai trò ấy Nhà nước phải làm gì và tự đổi mới mình ra sao?. (3)- Xác định những giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2020. 5. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ mục tiêu nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu và lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 5.1. Phƣơng pháp tiếp cận Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu là đi từ làm rõ lý thuyết đến phân tích thực trạng thực thi vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, rồi đi đến đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững đến năm 2020 của Việt Nam. Nói cụ thể hơn là tác giả đi từ làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước, vai trò Nhà nước, yếu tố ảnh hưởng tới vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam; từ đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi vai trò nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế; rồi đi đến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững trong thời gian tới. Trong quá trình quan sát vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả xem đội ngũ doanh nghiệp như những tế bào của nền kinh tế và chúng có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế quốc gia. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận án của mình, tác giả sử dụng phổ biến hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực quản lý và kinh tế. Đồng thời, sử dụng các quan điểm, lý thuyết của triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng, gồm: Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp tương tự và so sánh; Phương pháp phân tích chính sách; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp dự báo; Phương pháp đô thị, biểu đồ; Phương pháp sơ đồ hóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp tác giả còn sử dụng các phương pháp: phân tổ, chứng minh, bác bỏ, quy nạp và diễn giải để nghiên cứu các nội dung của luận án. Phương pháp phân tổ được sử dụng phổ biến ở phần tổng quan. Các phương pháp chứng minh, bác bỏ, quy nạp, diễn giải được sử dụng ở các phần đánh giá hiện trạng và luận chứng đề xuất giải pháp. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN - Đề xuất khung lý thuyết để làm rõ vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng có chất lượng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rồi từ đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ 4 bản về vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế; các quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế với Nhà nước; cụ thể là: Nhà nước thông qua thực thi thể chế kinh tế, cơ chế ba “P” (phân bổ đầu vào, phân phối đầu ra và phối hợp doanh nghiệp) và điều hành kinh tế; đồng thời đề xuất hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá vai trò Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế. - Vận dụng bộ chỉ tiêu đã đề xuất, Luận án làm rõ những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. - Kiến nghị giải pháp đổi mới định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế có chất lượng trên cơ sở kiến nghị định hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, đưa ra quan điểm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp (nhất là phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam cũng như thu hút các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào làm ăn ở Việt Nam); kiến nghị định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách kinh tế (trong đó nhấn mạnh giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ “đầu vào” cho doanh nghiệp cũng như chính sách phân phối “đầu ra” hợp lý); xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin quốc gia về doanh nghiệp, đổi mới cơ chế đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị chung, luận án kết cấu thành 04 chương: - Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế - Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2012 - Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bám sát yêu cầu nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành tổng quan 101 tài liệu đã công bố có liên quan nhằm phát hiện những điểm mà luận án có thể kế thừa và xác định những điểm luận án cần đi sâu. Với tinh thần trên, tác giả tập trung tổng quan những vấn đề chính sau đây: 1.1. VỀ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nhiều học giả quan tâm đến xem xét bản chất của Nhà nước. Theo họ, Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Thực chất, Nhà nước là sản phẩm của xã hội còn giai cấp, còn tranh chấp; có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế. Họ cũng nhấn mạnh tới vấn đề Nhà nước pháp quyền và cho rằng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước sử dụng luật pháp để quản lý và điều hành xã hội; là biểu 5 hiện tập trung của chế độ dân chủ. Học giả Daniel Yergin & Joseph Stanislaw đã khẳng định một điều: bàn tay vô hình của thị trường chỉ thực sự hữu ích một khi nó kết hợp với bàn tay hữu hình của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, cũng theo họ, việc nâng cao trình độ quản trị nhà nước có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều học giả và trong đó tiêu biểu có học giả M. Keneys cho rằng, thành công hay thất bại về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu được quyết định bởi thể chế kinh tế và trình độ quản trị quốc gia. Lý thuyết việc làm, thu nhập của M. Keneys đã cứu chủ nghĩa tư bản thoát khỏi thảm họa khủng hoảng kinh tế. Họ rất coi trọng vai trò của Nhà nước với tư cách “bàn tay hữu hình”, Nhà nước can thiệp vào quá trình kinh tế để điều tiết tác động của thị trường tới các hoạt động kinh tế. Gần đây, một số học giả mà tiêu biểu là Daron Acemoglu, James Robinson, Scott W. Richard đã nhấn mạnh vai trò quyết định phát triển kinh tế của các quốc gia là Nhà nước và thể chế kinh tế. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Nhà nước nước đối với tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số học gia đã chỉ ra hai nhân tố cơ bản, gồm: Thể chế chính trị và năng lực quản trị quốc gia của Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với tăng trưởng kinh tế, hầu hết các học giả đều nhấn mạnh tới quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, thông tin, công nghệ. Họ phân tích đóng góp của các yếu tố vốn đầu tư, lao động và tổng các yếu tố năng năng suất (TFP). Ở góc độ khác, nhiều học giả lại xem xét quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với hàng loạt các yếu tố như điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, thị trường. Nhiều học giả quan tâm đến doanh nghiệp với tư cách là tế bào của nền kinh tế. Họ cho rằng, doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội và cấu thành lực lượng kinh tế quốc gia, chúng quyết định sức sống của nền kinh tế. Vì vậy, để bảo đảm phát triển kinh tế, Nhà nước cần thực hiện vai trò ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế và triển khai chủ trương phát triển đội ngũ doanh nghiệp theo một chiến lược. 1.2. VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Vai trò của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ doanh nghiệp được thể hiện qua việc tạo ra môi trường hiệu quả và cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có những nội dung chủ yếu sau: hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp; "bà đỡ" cho doanh nghiệp ra đời và chuyển đổi mục đích; động viên, khuyến khích phát triển doanh nghiệp thông qua ban hành và tổ chức thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, đầu tư; hỗ trợ đào tạo nhân lực; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau khi xem xét kỹ các công trình nghiên cứu đã thu thập được, cho thấy một điểm quan trọng là dường như các học giả không tiếp cận vấn đề xem xét yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế theo góc độ các chủ thể tham gia phát triển như: Nhà nước, Doanh nghiệp và Thị trường. 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NƢỚC NGOÀI Bên cạnh việc tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, tác giả còn quan sát các quyết sách của một số Chính phủ như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu các trường hợp Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản rút ra một số vấn đề có tính bài học chủ yếu cho Việt Nam: (1)- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của Nhà nước đối với phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế thông qua việc ban 6 hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế; (2)- Cần coi trọng đội ngũ doanh nghiệp đối với việc tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Nhà nước phải có chính sách phát triển doanh nghiệp mang tầm chiến lược. Nhất thiết phải có những doanh nghiệp lớn, mang tầm toàn cầu để tham gia các cuộc chơi lớn của thế giới; (3)- Nhà nước cần có chính sách phát triển khoa học công nghệ và nhân lực một cách mạnh mẽ phục vụ đường lối phát triển kinh tế. Đánh giá một cách khái quát, có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà nước và vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhưng có ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung các học giả đã đề cập rất nhiều vấn đề về mặt lý thuyết vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường, cũng như họ đã đề cập một cách khái quát tới nhân tố tác động tới vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế; họ coi các chính sách kinh tế vĩ mô là để ổn định phát triển kinh tế và coi ổn định là điều kiện để tăng trưởng kinh tế chứ không đề cập theo hướng chính sách kinh tế vĩ mô quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế. Các học giả nói nhiều đến trách nhiệm hoạch định đường lối và tổ chức thực thi đường lối phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, ban hành cơ chế chính sách kinh tế cũng như tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học cũng như chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển đội ngũ doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà luận án sẽ phải đi sâu nghiên cứu và làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Để tạo nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu luận án của mình, tác giả rất coi trọng Chương này và đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản dưới đây: 2.1. NHÀ NƢỚC VÀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VỚI DOANH NGHIỆP, NGƢỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các yếu tố kinh tế (vốn đầu tư, lao động, nguyên liệu, thông tin ), các yếu tố phi kinh tế cũng có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Điều này được phản ánh cụ thể qua năng lực quản trị quốc gia, vai trò ngày càng tăng của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là trong xu thế đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Các yếu tố phi kinh tế có quan hệ chặt chẽ với ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nếu ba chủ thể này không có tinh thần phát triển cũng như không có trách nhiệm đối với tăng trưởng kinh tế và không nhận được phần lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại một cách bình đẳng và công bằng thì nền kinh tế không thể có tăng trưởng dương chứ chưa nói đến tăng trưởng nhanh và có chất lượng. Trong ba chủ thể, ở bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước giữ vị trí hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế. 7 Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện vai trò định ra đường lối phát triển, tổ chức thực hiện đường lối ấy và kiểm tra, đôn đốc những chủ thể tham gia thực thi đường lối phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đường lối. Việc hoạch định đúng đường lối sẽ kích thích người dân và doanh nghiệp tăng đầu tư phát triển sản xuất, qua đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế. Để tổ chức thực hiện đường lối phát triển kinh tế, vai trò Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành các luật pháp, cơ chế chính sách, tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế đạt được hiệu quả. Các luật pháp, cơ chế chính sách thích hợp được ban hành không chỉ là các công cụ quản lý của Nhà nước mà còn là yếu tố quan trọng để khuyến khích người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đường lối phát triển kinh tế là sản phẩm chủ quan của Nhà nước. Vì vậy, để bảo đảm đường lối này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, Nhà nước cũng là chủ thể không thể thay thế trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả việc thực hiện và tính đúng đắn của đường lối do mình đề ra để có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Doanh nghiệp và người dân với tư cách là những người tạo ra sản phẩm xã hội cũng như những người tiêu thụ sản phẩm xã hội, họ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc gia và chịu sự quản lý của Nhà nước. Họ phải được tôn trọng và khích lệ đúng mức. 2.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Đồng tình với quan điểm của các học giả trọng "Thể chế”, tác giả cho rằng, vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế là một trong số ít vấn đề quan yếu nhất trong nghiên cứu lý luận và triển khai thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta. Thực tiễn phát triển cho thấy, do có sự khác nhau về thể chế kinh tế mà sự phát triển của nền kinh tế Bắc Triều Tiên khác hẳn với nền kinh tế của Hàn Quốc (Nam Triều Tiên); nền kinh tế Trung Quốc trước và sau cải cách mở cửa (1978) có sự khác nhau rất lớn; hoặc nền kinh tế của Việt Nam trước và sau đổi mới (1988) có sự khác nhau rất xa. Tác giả nhận thấy, trong khi tìm các giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và có hiệu quả, việc đầu tiên phải nghiên cứu là làm rõ “vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế”. Tác giả tán thành với ý kiến của học giả Ngô Doãn Vịnh cho rằng, Nhà nước thực hiện vai trò của mình đối với phát triển kinh tế thị trường thông qua việc ban hành thể chế kinh tế thị trường (nhất là chính sách kinh tế), đưa ra đường lối phát triển kinh tế và thực thi cơ chế quản lý kinh tế ba "P" trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: cơ chế phân bổ (đối với nguồn lực), cơ chế phối hợp (đối với các chủ thể tham gia phát triển) và cơ chế phân phối (đối với sản phẩm đầu ra) để đảm bảo đội ngũ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, từ đó quyết định trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của đất nước (dưới hình 2). Điều đó được thể hiện như sau: - Nhà nước thực thi cơ chế phân bổ nguồn lực theo quy luật kinh tế thị trường. Nghĩa là hướng nguồn lực chảy vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các nguồn lực quốc gia. - Nhà nước thực thi cơ chế phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giảm 8 thiểu và dần dần triệt tiêu mâu thuẫn, cản trở nhau giữa các doanh nghiệp. Nhà nước tạo cơ hội để thật nhiều doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. - Nhà nước thực thi cơ chế phân phối công bằng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người dân; hướng tới khuyến khích gia tăng tích lũy đầu tư và sử dụng hàng sản xuất trong nước là chủ yếu. Hình 2: Cơ chế tác động của Nhà nƣớc tới tăng trƣởng kinh tế của Nhà nƣớc Nguồn: Ngô Doãn Vịnh [90] Từ các mối quan hệ nêu trên, vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế được thể hiện chủ yếu trên 3 nội dung cơ bản sau đây: - Nhà nước thực hiện vai trò ban hành và tổ chức thực hiện thể chế kinh tế để phát triển doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về: đầu tư, thu-chi ngân sách, tỷ giá, kiềm chế lạm phát, lãi suất ngân hàng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô có lợi cho tăng trưởng kinh tế, tích lũy và tiêu dùng. - Nhà nước thực hiện vai trò hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc: Hoạch định và tổ chức [...]... dụng vào việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2012 3.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2012 Ở phần này, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản dưới đây: (1)- Nền kinh tế có bước phát triển nhưng... TRIỂN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NÓI RIÊNG ĐẾN NĂM 2020 Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả đi sâu phân tích các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Những giải pháp chính được tác giả phản ánh dưới đây: (1)- Nâng cao vai trò ban hành và thực thi thể chế kinh tế đảm bảo tăng. .. trưởng kinh tế nói riêng Những chỉ tiêu đó qua ứng dụng ở luận án này cho thấy chúng thiết thực, có tính khả thi 3 Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát huy vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012, tác giả đã xác định rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những yếu kém trong việc thực hiện vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở nước nhà. .. nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khoảng 7,7-7,8% Điều đó chứng tỏ rằng, vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế chưa được thực hiện một cách có hiệu quả và đang có nhiều vấn đề yếu kém phải khắc phục 16 (2)- Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bộc lộ nhiều bất cập: a) Theo phương pháp phân tích hạch toán tăng trưởng, mức đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế của. .. dịch cơ cấu kinh tế và bước đầu các học giả đã chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chi phối bởi thể chế chính trị và thể chế kinh tế hiện hành 2 Tác giả khẳng định, Nhà nước là chủ thể quan trọng hàng đầu có vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời đã lý giải rõ vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế dưới góc độ phát triển hiệu quả, bền vững và trên cơ sở tư duy từ... hành phát triển kinh tế và đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế Mà cụ thể là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế ở nước ta CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong trạng thái có hiệu quả và bền vững trong những năm tới, Nhà nước Việt Nam phải thực thi... giá vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế để phát hiện mặt được, mặt chưa được trong quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế Từ đó mà đề ra chương trình đổi mới hoạt động của Nhà nước và cải cách hành chính nhà nước một cách đúng đắn, đem lại hiệu quả cao Từ nhận thức như vậy, tác giả đã đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nói chung và tăng. .. nào đề cập một cách hệ thống về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển hiệu quả, bền vững; càng chưa có công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề nghiên cứu vai trò cảu Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thông qua vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã công bố chủ yếu đề cập vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư,... tạo cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu của luận án Tác giả khẳng định, tăng trưởng kinh tế là vấn đề then chốt, quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia; nó không phải là một thực thể độc lập Tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp để tăng trưởng kinh tế Đồng thời, chỉ ra Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát... tiếp tạo ra sản phẩm cần thiết cho xã hội, quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của đất nước Vì thế, Nhà nước có trách nhiệm to lớn đối với việc làm thế nào để đội ngũ doanh nghiệp của nước ta phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả để từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững Vai trò của doanh nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua một số vấn đề chủ yếu sau: 10 . 2: Xếp hạng và điểm số GCI (Global Competitiveness Index ) Việt Nam trong giai đoạn 20 08 -20 12 Nội dung 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 Điểm số của Việt Nam (/tổng 7 điểm) 4,1 4,0 4,3 4 ,2. 42 nghìn doanh nghiệp năm 20 00 đã đạt tới khoảng 408 nghìn doanh nghiệp vào năm 20 12. Nếu so năm 20 12 với năm 20 00 thì số doanh nghiệp của nước ta tăng gấp 9,7 lần. Từ năm 1988 đến 31/ 12/ 20 12, . đoạn 20 06 -20 12, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt trung bình khoảng 6%. Giai đoạn 20 01 -20 05, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (khoảng 7 ,25 %), sang giai đoạn 20 06 -20 12,

Ngày đăng: 11/01/2015, 08:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan