Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT

29 965 0
Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11   THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phân môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của hoá học. Học hoá là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT” với mục đích xây dựng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 11, nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình hóa học THPT. Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 11A1; 11A2; 11A3; 11A4 và Đội tuyển học sinh giỏi hóa học của trường THPT Bá Thước. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài dạy trong chương trình hóa học 11- cơ bản và nâng cao. Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang 2 tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. 2.1.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp: Khi dạy kiến thức hóa học trong bất kì lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịch… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hóa hữu cơ có liên quan đến sinh học như: gluxit, protein, lipit… nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau. Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng? Trả lời: Do phân tử khối của O 2 lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh hơn nên tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất. 2.1.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn. Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày. Ví dụ: Tại sao khi ta để muối ăn khan trong lọ không có nắp lại dễ chảy nước? Trả lời: Trong muối ăn ngoài thành phần chính là NaCl còn có lượng nhỏ MgCl 2 . Chính MgCl 2 rất ưa nước nên hút ẩm làm cho muối ăn chảy nước. 2.1.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các hiện tượng thực tiễn. Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm 3 cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất . * Thực tế giảng dạy cho thấy: Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, 4 truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”. 2.3.1. Các giải pháp thực hiện: “Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT” bằng cách: 2.3.1.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 2.3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có 5 thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 2.3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. 2.3.1.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? 2.3.1.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá. 2.3.1.6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn. 2.3.1.7. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập 6 theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. 2.3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện: 2.3.2.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích. 2.3.2.2. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi. 2.3.2.3. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn. 2.4. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT * Ví dụ 01: Vì sao cồn có thể sát khuẩn? Cồn là dung dịch Ancol etylic (C 2 H 5 OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (do protein là cơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn 7 thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém. Áp dụng: Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương … nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu học sinh được biết sẽ rất tốt cho cuộc sống. Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy về bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11-CB). * Ví dụ 02: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu? Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO 3 . Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO 3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr 2 O 3 là một hợp chất có màu xanh đen. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO 3 . Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO 3 và biến thành Cr 2 O 3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài 8 “Ancol” (tiết 56-57 lớp 11-CB) hay “Crom và hợp chất của crom”(tiết 58 lớp 12). * Ví dụ 03: Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa? Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì [(C 2 H 5 ) 4 Pb] có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào đibrometan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua (PbBr 2 ), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì. Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung “Hệ thống hóa về hidrocacbon”( Tiết 55 lớp 11-CB) giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chì vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. * Ví dụ 04: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ? Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO 2 . Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO 2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. 9 Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO 2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO 2 . Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO 2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO 2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa. Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có công dụng ra sao thì không ít học sinh biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy phần “Cacbon Đioxit” (tiết 24 lớp 11-CB). * Ví dụ 05: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu? “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo một phần thành khí PH 3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P 2 H 4 (điphotphin), khí PH 3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí 2 4 3 2 2 5 2 2 4 3 P H PH O P O H O + → + Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính. Áp dụng: Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về P để giải thích hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”. Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. Hiện tượng này giáo viên có thể đề cập trong bài “Phốtpho” (tiết 17 lớp 11-CB). 10 [...]... dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học 2.5.1 Kết quả nghiên cứu: Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT ” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định Học sinh trở nên thích học hoá hơn,... nêu trong bài “Andehit-Xeton” (tiết 65-66 lớp 11- THPT) 2.5 KIỂM NGHIỆM Một trong những điểm tôi đã làm là “ Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT ” Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế... THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa hoá học lớp 10 -11- 12 2 Phân phối chương trình môn hoá học phổ thông (Tài liệu chỉ đạo chuyên môn, thực hiện từ năm học 2 011- 2012) 3 Sách giáo viên hoá học lớp 10 -11- 12 (NXB GD) 4 Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11- 12 (Tập 1,2 NXB GD) 5 Con người và những phát minh (Bách khoa thư chuyên đề – NXB GD 1998) 6 Báo hóa học và ứng dụng 7 Từ điển hoá học phổ thông Bá Thước, ngày... luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là một điều không dễ 2.5.2 Kết quả đối chứng: Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt Ví dụ gần đây nhất qua năm học từ 2 011- 2012 giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu cụ thể theo bảng sau: Lớp Mức độ Giỏi 11A2 Thường xuyên áp Khá 04 15 Kết quả Trung bình 10 Yếu – Kém 01 25 dụng 11A3 Có... Để dạy hoá học trong nhà trường phổ thông có hiện quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Với. .. thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB) * Ví dụ 19: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng,... đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển ở nước ta Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà còn có thể giải thích được vấn đề này Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành Giáo viên có thể nêu vấn đề trên để dẫn dắt vào bài giảng “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB)... đioxit SiO 2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó Học sinh biết giải thích và vận dụng 19 trong thực tiễn tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11- CB) *Ví dụ 24:... kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót,... 3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo Ngoài ra, axit HNO 3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ Áp dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học của axit nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 14-15 lớp 11CB) để nhắc nhở học sinh thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc *Ví dụ 23: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ? Tuy dung dịch axit . hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT với mục đích xây dựng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp. gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện. thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”. 2.3.1. Các giải pháp thực hiện: Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT bằng

Ngày đăng: 10/01/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan