thực trạng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp việt nam

57 884 6
thực trạng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, ở Việt Nam đang sôi động một loại thị trường : thị trường chứng khoán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn sốt chứng khoán như hiện nay, trong đó phải kể đến những món lợi về kinh tế mà nó mang lại cho các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, nhiều làn sóng kinh doanh mới đã và đang ùa vào nước ta. Nhu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải minh bạch hoá cơ chế quản lý, kinh doanh. Chính vì lẽ đó, các công ty cổ phần ra đời và ngày càng thể hiện bước đi đúng đắn của mình khi đưa cổ phiếu của công ty đến với công chúng, gắn liền lợi ích của công ty với các cổ đông. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy vai trò của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng đến sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã không còn chỉ là việc của các doanh nghiệp mà là của tất cả mọi người, những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán. Các công ty càng có uy tín trong kinh doanh thì sự chú ý của các nhà đầu tư vào đợt phát hành cổ phiếu của chúng càng lớn. Cũng vì thế, nhìn vào giá của cổ phiếu mà chúng ta có thể thấy một phần kết quả kinh doanh của công ty. Như vậy, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO) là một bước tiến rất quan trọng, nó đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công ty. Tuy cũng đã hình thành ở nước ta trong một thời gian nhưng IPO vẫn còn khá non yếu nếu đem so với thế giới. Có nhiều câu hỏi đặt ra là: IPO nên được hiểu như thế nào là đúng, những công ty nào mới được phép tiến hành IPO và thực trạng phát hành cổ phiếu ở nước ta trong những năm qua có những nét gì đặc biệt? cũng như những giải pháp cho vấn đề này trong giai đoạn hiện nay? Tất cả những nội dung đó cũng là đề tài nghiên cứu chính trong 1 bài thuyết trình của nhóm1 lớp Anh 1:”Thực trạng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam” Chương I: Lý luận chung về vấn đề phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng I) Tìm hiểu về IPO 1. Định Nghĩa về cổ phiếu Cổ Phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: +Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; +Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: +lợi tức cố định; +không có quyền bầu cử, ứng cử v.v. 2. Định nghĩa về IPO 2 IPO (Initial Public Offering) hay còn gọi là Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng là việc 1 doanh nghiệp cổ phần lần đầu tiên thực hiện phát hành chứng khoán của mình tới công chúng đầu tư ở bên ngoài công ty và phương thức thực hiện để chào bán chứng khoán phải tiến hành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong định nghĩa về IPO cần lưu ý tới các điểm sau: (1)Để hiểu định nghĩa IPO, cần hiểu khái niệm phát hành cổ phiếu lần đầu. Phát hành cổ phiếu lần đầu là việc một công ty lần đầu tiên thực hiện đợt phát hành cổ phiếu của mình cho công chúng. (1)Khái niệm IPO dễ bị lẫn lộn với một khái niệm khác là phát hành sơ cấp. IPO là một bộ phận của phát hành sơ cấp, do đó, phát hành sơ cấp chưa chắc đã là IPO. Điểm khác nhau quan trọng giữa IPO và phát hành sơ cấp là phát hành sơ cấp là việc phát hành chứng khoán mới, còn IPO phải là lần phát hành chứng khoán đầu tiên của một công ty. Từ đó có thể thấy một công ty có thể có nhiều lần phát hành sơ cấp nhưng chỉ có duy nhất một lần phát hành IPO. (1)Tiếp theo lần phát hành IPO, những lần phát hành tiếp thêm các cổ phiếu ra công chúng của một công ty được gọi là phát hành bổ sung (SOEs – seasoned equity offerings). (1)Công chúng trong định nghĩa về IPO được hiểu là một số lượng lớn nhất định các nhà đầu tư tham gia mua một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quy định cho phép của Nhà nước, thường thì các nước khác nhau có tỷ lệ khác nhau. Điều 3 khoản 7 Nghị định 144/2003/NĐ-CP Về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán quy định: “Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 3 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.” (1)Việc phát hành IPO phải gắn liền với việc cổ phiếu này sẽ phải được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đó, đối tượng các nhà đầu tư sẽ rất rộng. Họ sẽ mua cổ phiếu nhằm nhiều mục đích khác nhau: Mua để đầu tư, mua để đầu cơ, ăn chênh lệch giá… (1) Phát hành IPO có các đặc điểm sau: Chứng khoán phát hành là những chứng khoán có chất lượng cao; Công ty phát hành là các công ty có triển vọng phát triển trong tương lai. II) Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam 1) Điều kiện phát hành . Theo điều 12 của bộ luật chứng khoán được Quốc hội thông qua vào ngày 29/6/2006 thì điều kiện để chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng gồm có: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Nói một cách cụ thể, tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng được chia ra làm hai nhóm 4 tiêu chuẩn bao gồm nhóm các tiêu chuẩn định lượng và nhóm các tiêu chuẩn định tính * Các chỉ tiêu định lượng 1.Công ty phải có quy mô nhất định; 2.Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành ra công chúng; 3.Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định; 4.Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư; 5.Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phẩn của công ty trong một khoảng thời gian quy định. * Các chỉ tiêu định tính 1.Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên ban giám đốc điều hành và hội đồng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty; 2.Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu tư. Có nghĩa là cơ cấu công ty phải hạn chế ở mức độ cao nhất những xung đột liên quan đến quyền lợi của các bên liên quan, xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý v.v…; 3.Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy cao nhất. Điều này có nghĩa là các báo cáo tài chính của công ty phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín. Các tài liệu khác phải được lập theo đúng quy định, ngôn từ và các ký hiệu trong các tài liệu phải rõ ràng và phải được lập hay thẩm tra của các tổ chức theo quy định; 4.Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành; Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra 5 cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành Việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng của các công ty thường phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cao của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và phải hoàn thành các thủ tục khá phức tạp trước và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng. Nguyên nhân khiến các cơ quan quản lý đặt ra các yêu cầu cao cho việc phát hành IPO là do: 1. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng là việc phát hành chứng khoán cho một số lượng lớn công chúng đầu tư. Nhiều người trong số đó là các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư không có sự hiểu biết và khả năng phân tích cao về chứng khoán. Để bảo vệ các nhà đầu tư này, chứng khoán phát hành phải là các chứng khoán có chất lượng cao và công ty phát hành phải là các công ty có triển vọng phát triển trong tương lai. 2. Do các công ty nêu trên là các công ty lần đầu phát hành ra công chúng nên các thông tin liên quan đến các công ty không được nhiều người biết đến. Các chuyên gia phân tích cũng không có điều kiện theo dõi các công ty này trước khi công ty thực hiện việc phát hành . Việc đưa ra các yêu cầu cao về chất lượng đối với các công ty lần đầu phát hành ra công chúng là để bù đắp những sự thiếu hụt về thông tin cho công chúng đầu tư. 3. Ở các nước đang trong giai đoạn xây dựng thị trường chứng khoán như Việt Nam, thị trường chứng khoán còn là một khái niệm mới mẻ nên nhiều tầng lớp dân cư còn dè dặt trong việc chọn thị trường chứng khoán là nơi đầu tư các khoản tiết kiệm của mình. Việc đưa ra các loại hàng hoá có chất lượng cao sẽ bước đầu tạo dựng được niềm tin cho công chúng vào thị trường chứng khoán và đây cũng được coi là một trong những biện pháp kích cầu chứng khoán trong giai đoạn đầu thành lập thị trường. 6 III)Quy trình tiến hành IPO Thông thường việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được thực hiện theo các bước sau: 1. Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài… 2. Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư. 3.Ban chuẩn bị lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (đối với công ty có số vốn lớn thì phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và tổ hợp hoạt động trên cơ sở hợp đồng giữa các tổ chức phát hành). Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành. 7 4. Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty. 5.Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường. 6.Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm. 7.Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán 8 sau khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán. 8.Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền. 9.Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết. IV) Tác Dụng Của Việc Phát Hành Cổ Phiếu Ra Công Chúng * Đối với Công ty phát hành: +Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng thì hoàn toàn ngược lại. +Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động vốn đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp. * Đối với nhà đầu tư cổ phiếu: +Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua Cổ phiếu được công ty phát hành. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư 9 có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. +Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. V)Một số thuận lợi và rủi ro khi tiến hành hoạt động IPO 1.Thuận lợi - Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh. 10 [...]... phát hành thêm trên tổng số cổ phần hiện có: 10 .Cổ phiếu phát hành cho người lao động trong doanh nghiệp: - Số lượng: cổ phiếu - Giá phát hành : đồng /cổ phiếu 11 Cổ phiếu phát hành cho các cổ đông hiện tại: - Số lượng: cổ phiếu - Giá phát hành: đồng /cổ phiếu 12a Cổ phiếu phát hành cho người đầu tư ngoài tổ chức phát hành: - Số lượng: cổ phiếu - Giá phát hành: đồng /cổ phiếu 12b Tỷ lệ cổ phần do cổ. .. Tổng doanh thu 2 X-1 Nguồn vốn chủ sở hữu II Mục đích phát hành cổ phiếu III .Cổ phiếu đăng ký phát hành: 1 Tên cổ phiếu: 2 Loại cổ phiếu: 14 3 Mệnh giá cổ phiếu: đồng 4 Giá phát hành cao nhất dự kiến: 5 Giá phát hành thấp nhất dự kiến: đồng /cổ phiếu đồng /cổ phiếu 6 Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành: cổ phiếu 7 Thời gian dự kiến phát hành: 8 Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến: đồng 9 Tỷ lệ số cổ phần... 6 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng) Thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng (Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số /ĐKPH do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày / / ) 1Tên tổ chức phát hành: 2Địa chỉ trụ sở chính: 3Số điện thoại: 22 4Số Fax: 5Tên, địa chỉ tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) 6Cổ phiếu phát hành: • Tên cổ phiếu: • Loại cổ phiếu: • Mệnh... tổ chức phát hành nắm giữ: - Tỷ lệ: % - Số lượng cổ đông: người 13 Cổ phiếu phát hành cho người nước ngoài: - Số lượng: cổ phiếu 15 - Giá phát hành: đồng /cổ phiếu 14.Thời gian đăng ký mua cổ phiếu dự kiến: từ ngày đến ngày 15 Phương thức phân phối (thông qua bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành hay đấu giá): IV Cổ phiếu cùng loại hiện đang lưu hành (dùng cho trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để... PHIẾU RA CÔNG CHÚNG (tên cổ phiếu) (theo Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số /ĐKPH ngày tháng năm ) Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Tên tổ chức phát hành: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: I Cổ phiếu phát hành: 1 Tên cổ phiếu phát hành: 2 Loại cổ phiếu: 3 Mệnh giá: 4 Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành: 5 Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến : 6 Ngày phát hành: 7 Ngày bắt đầu chào bán:... Rủi Ro: - Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày - Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 810% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí... tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty - Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng... mua cổ phiếu: 11 Ngày kết thúc chuyển giao cổ phiếu: II Tổ chức bảo lãnh phát hành: 1 Tên tổ chức bảo lãnh phát hành chính: 2 Tên các tổ chức bảo lãnh phát hành khác và số lượng cổ phiếu cam kết bảo lãnh, số lượng cổ phiếu còn lại chưa phân phối hết của từng tổ chức (nếu có): 3 Phí bảo lãnh phát hành: III Đại lý phân phối: 1 (Tên đại lý phân phối): 2 IV Kết quả chào bán cổ phiếu: Đối Giá Số cổ Số... cổ phiếu đã phân phối: , chiếm % tổng số cổ phiếu được phép phát hành 2 Tổng số tiền thu từ việc bán cổ phiếu: đồng 20 3 Tổng chi phí : đồng 1 2 Phí phân phối cổ phiếu: 3 Phí kiểm toán: 4 4 Phí bảo lãnh phát hành: Tổng thu ròng từ đợt phát hành: .đồng (có xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả nhận tiền mua cổ phiếu đính kèm) VI Cơ cấu vốn của tổ chức phát hành sau đợt phát. .. nhận của kiểm toán; 1 Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có); 1 (Các tài liệu khác nếu có) , ngày tháng năm (tên tổ chức phát hành) TM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 2: 17 (Ban hành kèm theo Thông tư số.60 /2004/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng) BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG . thuyết trình của nhóm1 lớp Anh 1: Thực trạng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam Chương I: Lý luận chung về vấn đề phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng I). là Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng là việc 1 doanh nghiệp cổ phần lần đầu tiên thực hiện phát hành chứng khoán của mình tới công chúng đầu tư ở bên ngoài công ty và phương thức thực. lượng: cổ phiếu - Giá phát hành: đồng /cổ phiếu 12a. Cổ phiếu phát hành cho người đầu tư ngoài tổ chức phát hành: - Số lượng: cổ phiếu - Giá phát hành: đồng /cổ phiếu 12b. Tỷ lệ cổ phần do cổ đông

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1.1 TT

  • ..., ngày ... tháng ... năm ...

  • (tên tổ chức phát hành)

  • TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

    • 8.1.1.1.1 Giám đốc điều hành

    • Thông báo

    • phát hành cổ phiếu ra công chúng

      • tổng Giám đốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan