đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn hà nội g

126 696 0
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn hà nội g

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ *** NGUYỄN BÍCH NGÂN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN BÍCH NGÂN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỮU DŨNG Hà Nội - 2008 MỤC LỤC MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Trang CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA VÀ NHỎ 7 1.1 Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 1.1.2 Khái quát về nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 15 1.2 Nhận thức cơ bản về chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 1.2.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 28 1.3 Những yêu cầu mới về chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 33 1.3.1 ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiêp vừa và nhỏ trong giai đoạn mới 33 1.3.2 XCCc Các yêu cầu mới đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệ nghiệp vừa và nhỏ 34 1.4 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp 36 1.4.1 Hàn Quốc 36 1.4.2 Nhật Bản 38 1.4.3 Trung Quốc 41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 45 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội 45 2.1.1 Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội 45 2.1.2 Sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua 49 2.2 Những vấn đề đặt ra đối với chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội 57 2.2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội 57 2.2.2 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội 73 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 82 3.1 Phƣơng hƣớng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội và chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý 82 3.1.1 Phương hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội 82 3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các DNVVN trên địa bàn Hà Nội 88 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội 89 3.2.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý 89 3.2.2 Giải pháp về bố trí, sử dụng nguồn nhân lực quản lý 92 3.2.3 Giải pháp về cơ chế trả lương, thưởng cho cán bộ quản lý 94 3.2.4 Khẩn trương xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp 98 3.2.5 Giải pháp về chính sách hỗ trợ của Nhà nước 101 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa USD United States Dollar Đô la Mỹ EU European Union Liên minh Châu Âu ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVN của một số nước và vùng lãnh thổ 9 Bảng 1.2 Tổng hợp các nhóm kỹ năng quản lý và kỹ năng quản lý cụ thể 31 Bảng 2.1 Số lượng DNVVN trên địa bàn Hà Nội 46 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động của các DNVVN trên địa bàn Hà Nội 50 Bảng 2.3 Nguồn gốc xuất thân của các cán bộ quản lý doanh nghiệp 59 Bảng 2.4 Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý DNVVN 60 Bảng 2.5 Trình độ đào tạo theo chuyên ngành của cán bộ quản lý doanh nghiệp 61 Bảng 2.6 Mức độ phù hợp giữa chuyên môn đào tạo và yêu cầu 61 Bảng 2.7 Mức độ đáp ứng của trình độ chuyên môn so với yêu cầu công việc 63 Bảng 2.8 Trình độ ngoại ngữ và tin học của các cán bộ quản lý DNVVN Hà Nội 64 Bảng 2.9 Nhu cầu bổ sung kỹ năng quản lý của cán bộ quản lý doanh nghiệp 66 Bảng 2.10 Nguồn gốc của các kỹ năng 68 Bảng 2.11 Khả năng nhận biết được sự thay đổicủa nghề nghiệp trong tương lai 69 Bảng 2.12 Tương quan giữa tuổi đời và thâm niên công tác 70 Bảng 2.13 Bảng tổng hợp phân loại sức khỏe cán bộ quản lý doanh nghiệp 71 Bảng 2.14 Một số chỉ tiêu tính bình quân cho một DN từ 2000 đến 2005 72 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Cơ cấu DNVVN trên địa bàn phân theo quy mô lao động 47 Hình 2.2 Cơ cấu DNVVN trên địa bàn phân theo ngành, lĩnh vực hoạt động 48 I. Tính cấp thiết của đê tài Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ; năng lực của nền kinh tế được nâng cao; thu nhập, đời sống của đa số dân cư được cải thiện… Những kết quả đó do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, về tổng thể doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn nhiều hạn chế về năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh Đặc biệt, toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng có nhiều thách thức lớn đối với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn bởi sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng là sự hạn chế về nguồn nhân lực quản lý chưa được chú trọng phát triển và chất lượng chưa cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. II. Tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội nói riêng, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực, đã bước đầu được chú trọng trong những năm gần đây. Đã có nhiều bài viết, công trình khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học, các hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như trong các sách chuyên khảo có liên quan. Trong phạm vi đề tài của luận văn, tác giả thấy có hai nhóm vấn đề đã được nhiều cá nhân và tổ chức tập trung nghiên cứu. Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ; Những vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Về những vấn đề lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp vừa và nhỏ , ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu như PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Lê Xuân Bá, PGS.TS Nguyễn Hữu Thắng Có nhiều công trình liên quan đến khía cạnh này đã được công bố ở nước ta. Trong đó, có hai công trình được nghiên cứu, điều tra công phu là công trình do PGS.TS Nguyễn Cúc chủ biên với tiêu đề: “Hình thành những điều kiện khung cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” được nghiên cứu dưới sự tài trợ của Viện KAS (Cộng hòa Liên Bang Đức). Sau đó công trình trên được Nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành năm 1997. Nội dung chính của công trình nghiên cứu trên bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận văn của học viên như kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới; đánh giá sự hình thành bước đầu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng khuyến nghị những điều kiện khung-nhất là khuôn khổ luật pháp và chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS. TS Lê Xuân Bá và tập thể tác giả nghiên cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2006, ngoài trình bày những kinh nghiệm quốc tế, những vấn đề thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đã phân tích những thuận lợi, khó khăn hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Công trình cũng nêu bật một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Liên quan đến nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trước hết là những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn của quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Tiếp theo là những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam và cuối cùng là những công trình nghiên cứu về chủ đề trên tại địa bàn Thành phố Hà Nội. Về quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn như: PGS.TS Trần Xuân Cầu, GS.TS Phạm Thị Cành, GS.TS Đỗ Văn Phức, PGS.TS Phạm Thị Như Liêm, TS Trần Anh Tài Về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực quản lý nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu như GS.TS Tô Xuân Dân, PGS.TS Nguyễn Tiệp, PGS.TS Nguyễn Thị Thơm, TS Nguyễn Hữu Dũng, TS Nguyễn Đình Dương, Th.s Phạm Thị Minh Nghĩa đã công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn. Sau đây là một số công trình cụ thể về các vấn đề đã nêu trên. Trước hết phải kể đến công trình của Đỗ Đức Định: “Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới”, Nhà xuất bản Thống kê năm 1999 ; Ngô Trần Ánh: “Kinh tế và quản lý doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê năm 1999; công trình của Trần Thị Nhung-Nguyễn Duy Dũng: “Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2005; các bài viết của TS Nguyễn Hữu Dũng về “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập xét từ góc độ nguồn nhân lực”, về “Chiến lược phát triển con người trong hệ thống phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội năm 2004; bài viết của PGS-TS Nguyễn Tiệp về “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật-Tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động và Xã hội năm 2007… Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như luận án của Nguyễn Văn Hân: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở Hà Bắc theo cơ chế thị trường”, luận văn của Phạm Thanh Hải: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở chi nhánh công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội”. Có thể nói, các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đề cập một cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội nói riêng và đã đề cập tới nguồn nhân lực quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhìn chung còn chưa được đề cập đầy đủ. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yếu tố có tầm quan trọng sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu làm rõ vấn đề chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục tiêu [...]...- Làm sáng tỏ vai trò của chất lượng nguồn nhân lực quản lý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh - Đánh giá xác thực hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội b, Nhiệm... và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và. .. những mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp - Điều tra, phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ở Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng - Làm rõ căn cứ và nội dung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và. .. và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội IV Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực các cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp g p phần cải tiến chất lượng, phục vụ cho việc nâng... nhân lực quản lý là một tiêu chí tổng hợp phản ánh một cách khái quát phẩm chất, năng lực, kỹ năng quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Có nhiều cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng. .. cao và ngược lại Hiệu quả của nguồn nhân lực quản lý có thể được đánh giá, xem xét thông qua hai mặt: hiệu quả của các quyết định quản lý và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn nhân lực cán bộ quản lý doanh nghiệp quan trọng như vậy nên việc nâng cao chất lượng của đội ngũ này luôn đóng vai trò quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp. .. phương sẽ nhập vào Thủ đô Hà Nội Cũng tương tự như vậy, từ 1 tháng 8 năm 2008, các cơ quan hành chính của Hà Nội mở rộng mới chính thức đi vào hoạt động Vì thế những đánh giá hiện trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh chỉ được đề cập trên phạm vi thành phố Hà Nội hiện nay - Đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung đánh giá chuyên sâu chất. .. tới chất lượng nguồn nhân lực quản lý là xem xét tới khả năng thực hành quá trình quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Mặc dù trên thực tế rất khó định lượng một cách chính xác hiệu quả lao động của đội ngũ quản lý, tuy nhiên thông thường điều này được phản ánh ở năng lực hoạt động và công tác của nguồn nhân lực quản lý Chất lượng của nguồn nhân lực quản lý cao thì hiệu quả hoạt động của họ... đến thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một tập thể lao động nếu không có hoạt động lao động của quản lý sẽ trở nên đơn lẻ giống như các véctơ không có chung một hướng, và hoạt động sẽ lệch lạc không có hiệu quả 1.2 Nhận thức cơ bản về chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Đề cập tới chất. .. những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã trực tiếp điều tra, phỏng vấn tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội VI Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Chƣơng II: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và . trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý các doanh. doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội 82 3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các DNVVN trên địa bàn Hà Nội

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

  • 1.1 Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • 1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • 1.2.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • 1.3 Những yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • 1.3.1 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiêp nhỏ và vừa trong giai đoạn mới

  • 1.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp

  • 1.4.1 Hàn Quốc

  • 1.4.2 Nhật Bản

  • 1.4.3 Trung Quốc

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  • 2.2.2 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội

  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  • 3.1 Phương hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội và chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý

  • 3.2.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý

  • 3.2.2 Giải pháp về bố trí, sử dụng nguồn nhân lực quản lý

  • 3.2.3 Giải pháp về cơ chế trả lương, thưởng cho cán bộ quản lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan