phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của nguyễn tuân

26 390 0
phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của nguyễn tuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Quan niệm về đề tài Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tài, ông thành công ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình văn học và đặc biệt thành công ở thể tuỳ bút. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về phóng sự của Nguyễn Tuân để thấy được vị trí, giá trị và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân ở mảng sáng tác này. Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định phóng sự không tách rời mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; khẳng định hai phóng sự của ông là những thiên phóng sự thực thụ xét trên phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Do chưa có công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên luận nào về phóng sự Nguyễn Tuân nên chúng tôi gặp không ít khó khăn khi thực hiện đề tài này. Tác giả luận văn cũng không hy vọng trong khuôn khổ luận văn này có thể nói được thấu triệt những giá trị cũngnhư phát hiện được hết những sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân. Rất mong thầy cô và các bạn đồng nghiệp cùng quan tâm để việc nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân ngày càng hoàn thiện hơn, trả lại đúng vị trí xứng đáng cho phóng sự của tác giả này. 2.Lý do chọn đề tài 2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Tuân Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc- Hà Nội. Quê ông ở làng Mọc, xã Nhân Mục nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan, thường gọi là cụ Tú Lan- một nhà nho tài hoa bất đắc chí và có ảnh hưởng lớn đến cá tính Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung (tương đương phổ thông cơ sở) thì bị đuổi học vì tham gia bãi khoá phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam, lúc đó là vào năm 1929. Sau đó ông cùng mấy người bạn quá cảnh sang Thái Lan thì bị bắt đưa về Hà Nội rồi bị tù giam ở Thanh Hoá (năm 1930). Năm 1941 ông lại bị bắt và quản thúc ở trại tập trung Vụ Bản- Nho Quan- Ninh Bình vì có quan hệ với một số phần tử chính trị chống đối chính quyền thực dân Pháp. Ông bắt đầu viết báo, viết văn từ những năm 1930, 1931 nhưng mãi đến khoảng 1938, 1939 mới thành danh với tập tuỳ bút Một chuyến đivà tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: giang hồ xê dịch (còn gọi là chủ nghĩa xêdịch)- đi không mục đích, đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; vang bóng một thời- dựng lại những vẻ đẹp thời phong kiến xưa mà giờ chỉ còn vang bóng; đời sống trụy lạc- rượu, thuốc phiện, ả đào. Sau Cách mạng tháng Tám, vốn có tinh thần yêu nước thiết tha, Nguyễn Tuân hăng hái tuyên bố “lột xỏc” và tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công cuộc kiến thiết đất nước. Ông đi nhiều, viết nhiều, ca ngợi vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam trong xây dựng và chiến đấu. Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Nhà văn Nguyễn Minh Châu coi ông là một cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ. Ông cũng là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy khổ hạnh. Ông sáng tác không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời- ngày 28 tháng 7 năm 1987. Ông xứng đáng được coi là một cây bút lớn, một nhà văn hoá lớn và được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt I(năm 1996). 2.2. Lý do chọn đề tài Trong số nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp. Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng về thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, phóng sự…) vàkhông thuần nhất về quan điểm nghệ thuật. Giới nghiên cứu văn học, cho đến nay, chưa chú ý đến phóng sự của Nguyễn Tuân mà chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả này. Như thế không có nghĩa là phóng sựcủa ông kém cỏi về chất lượng nội dung hay nghệ thuật. Mảng phóng sự vẫn nằm trong sự thống nhất với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nếu có chăng chỉ là số lượng phóng sự của ông quá ít ỏi, vả lại đặt phóng sự bên các tác phẩm nổi tiếng khác của ông như tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết thì nú bị chìm đi. Nếu đặt phóng sự Nguyễn Tuân bên cạnh các phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang…và xem xét đánh giá một cách công bằng, khách quan chúng ta sẽ thấy phóng sự của Nguyễn Tuân không thua kém về nội dung xã hội cũng như chất lượng nghệ thuật, nếu như không muốn nói là ông có những đóng góp không thể phủ nhận cho thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.Đó chính là vấn đề mà chúng tôi, qua đề tài này, muốn làm rõ để chúngta có cái nhìn đầy đủ và công bằng hơn về sự nghiệp của Nguyễn Tuân. Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phóng sự của Nguyễn Tuân có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ: * Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần soi sáng, bổ sung thêm một bộ phận không thể bỏ qua trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân, đồng thời giúp hiểu rõ thêm quan điểm và phong cách nghệ thuật của ông. Đây là một nhà văn thống nhất về phong cách nhưng quan điểm nghệ thuật thì rất phức tạp. Vả lại, việc nghiên cứu này còn góp phần nhất định vào việc nghiên cứu, đánh giá thành tựu phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và lịch sử phát triển thể loại phóng sự nói chung ở Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong chừng mực nào đó, Nguyễn Tuân đã mở rộng phạm vi phản ánh cho phóng sự, đem đến những khả năng và phương thức phản ánh mới mẻ, độc đáo cho thể loại này. Phóng sự của Nguyễn Tuân cho chúng ta thấy phóng sự không chỉ bó hẹp ở việc phản ánh những hiện thực nhỡn tiền mà còn phản ánh một cách hấp dẫn những bi kịch trong thế giới tinh thần con người; thể loại này vốn đòi hỏi tôn trọng hiện thực khách quan song dưới ngòi bút Nguyễn Tuân cái Tôi chủ quan của người nghệ sĩ vẫn không hề bị yếu tố khách quan lấn lướt… * Ý nghĩa thực tiễn: Từ góc độ thực tiễn,nghiên cứu phóng sự của Nguyễn Tuân giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy Nguyễn Tuân ngày càng toàn diện hơn. Chúng ta thấy được sự phong phú về mặt thể loại cũng như đa dạng về phong cách nghệ thuật cùng những khía cạnh tư tưởng của một người nghệ sĩ tài hoa và đầy cá tính Nguyễn Tuân. Đồng thời qua nghiên cứu phóng sự của ông, chúng ta sẽ thấy được nội dung xã hội độc đáo cùng phong cách riêng của những phóng sự này. Về đại thể, có thể nói đây là những phóng sự về bi kịch tinh thần của xã hội giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 mang đậm chất chủ quan cá nhân của cái Tôi tác giả. Chúng ta có thể thấy phần nào hiện thực xã hội thực dân phong kiến cùng nhỡn quan tinh thần, nhỡn quan xã hội của nhà văn này. 3. Lịch sử vấn đề Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn, sự nghiệp văn chương của ông được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm nghiên cứu. Trước tiên phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người đã dày công nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và sâu sắc. Ông cung cấp cho độc giả một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, phong cách ngôn từ và thể loại… Tiếp đến là các giáo sư Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trương Chớnh… mỗi người đều có những hướng nghiên cứu riêng và có giá trị khoa học cũng như giá trị thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về phóng sự Nguyễn Tuân. Có chăng chỉ là những nhận xét khái quát, những đánh giá về mặt nào đótrong các công trình nghiên cứu của một vài học giả, chưa đủ để làm nổi bật các đặc điểm phóng sự của Nguyễn Tuân cũng như chưa làm nổi bật được những đóng góp của ông ở lĩnh vực này. Qua khảo sát, chúng tôi thấy phóng sự Nguyễn Tuân được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Hà Văn Đức…xin dẫn ra đây một số nhận xét về phóng sự Nguyễn Tuân của các học giả này: Vũ Ngọc Phan: “Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc (Mai Lĩnh- Hà Nội, 1941) chỉ là một thiên phóng sự về thuốc phiện, chia làm hai quyển, mà đáng lý phải mang chung một nhan đề: Ngọn đèn dầu lạc. Đây là tâm trạng, là tình cảnh những người dưới quyền lực Nàng Tiên Nâu. Nào họp nhau để nói xấu người vắng mặt (Ngọn đèn dầu lạc, tr.29), nào tính ích kỷ phô bày một cách thản nhiên giữa một chỗ cực kỳ bẩn thỉu (Ngọn đèn dầu lạc,tr.51), nào sự dối trá, xa lánh đối với cả những người rất thân (Tàn đèn dầu lạc,tr.12), nào những cái vui buồn không chừng, phút đến rồi phút đi (Tàn đèn dầu lạc, tr. 45 và 46), rồi là những cách bòn rút của kẻ đã nương nhờ cửa Phật mà vẫn không dứt tình được với ả phù dung. Đó là tất cả những tâm trạng và cảnh huống gây nên bởi ả phiền. Nguyễn Tuân viết thiên phóng sự này khá tài tình, nhưng cái giọng khinh bạc vẫn là cái giọng bao hàm cả mọi việc; người đọc thấy rõ ở đó sự linh hoạt, khác hẳn những thiên tuỳ bút lê thê của ụng”. (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, tập I, Nxb Khoa học Xã hội,Hà nội, 1989) Tác giả Hà Văn Đức cho rằng: “Hai thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc vàTàn đèn dầu lạc viết về tình cảnh và tâm trạng của những người nghiện thuốc phiện. Tác giả đã lý giải những hành vi tâm địa thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỷ đến độ trắng trợn của những kẻ nghiện hút. Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh huống và tâm trạng ấy một cách sinh động, với giọng văn tài hoa và khinh bạc vốn có của mình. ” (Trích từ chương XXII- Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, 1997) Phóng sự cũng nằm trong mảng đề tài về đời sống trụy lạc của Nguyễn Tuân, xin dẫn ra đây nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về đề tài trụy lạc trong sáng tác Nguyễn Tuân, để trên cơ sở ấy chúng ta có thêm căn cứ để đánh giá phóng sự của ông: “Viết về đề tài truỵ lạc, thực ra không chỉ có Nguyễn Tuân. Nhưng Nguyễn Tuân viết không giống một cây bút nào khác. Dĩ nhiên ông không viết như những nhà văn hiện thực phê phán mô tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội. Nhưng ông cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa, mượn cớ tả thực để gợi trí tò mò tục tĩu. Đồng thời cũng không thi vị hoá thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác.[…] Điều Nguyễn Tuân muốn nói (LTT) không phải là bản thân sự trụy lạc mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nú nhưng tự biết không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết là do yếu hèn, bất lực. Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn ào của truy hoan để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình. ” (Nguyễn Đăng Mạnh- Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại- Nxb Đại học Sư phạm, 2005) Nhìn chung đó là những nhận xét đánh giá khái quát xác đáng về mặt này, mặt kia, song chưa đủ để làm nổi bật hết các khía cạnh giá trị của phóng sự Nguyễn Tuân. Thực trạng này không phải là do chất lượng phóng sự của Nguyễn Tuân kém cỏi mà có lẽ là vìphóng sự bị chìm đi bên các tác phẩm nổi tiếng khác của ông. Đồng thời, một phần là do quan điểm nhỡn nhận văn học thời kỳ trước đây nặng về chủ nghĩa đề tài nên chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức tới mảng sáng tác này của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập phóng sự duy nhất trong sự nghiệpsáng tác của Nguyễn Tuân được sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, đó là: + Ngọn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1939. Tập phóng sự này gồm 10 chương, 94 trang sách (khổ 14, 3 x 20, 3 cm). +Tàn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1941. Tập phóng sự này gồm 8 chương, 100 trang sách (khổ 14, 3 x 20, 3 cm). (Văn bản hai tập phóng sự mà chúng tôi sử dụng do nhà văn Vương Trí Nhàn cung cấp. Sách xuất bản khi Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã chấm dứt. Chế độ kiểm duyệt sách báo của thực dân rất khắt khe. Nhiều câu văn, đoạn văn không liền mạch là do kiểm duyệt cắt bỏ, có khi cắt bỏ cả một trang, thậm chí cả chương sách). 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp phân loại- thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống… Nhưng phương pháp chủ yếu của luận văn này là so sánh văn học. So sánh phóng sự của Nguyễn Tuân với một số phóng sự của các tác giả khác cùng thời (Ngô Tất Tố, Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng…) nhằm khẳng định giá trị không thua kém cùng những sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. * Nguyễn Tuân bắt đầu nghề viết với tư cách một nhà báo. * Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực. * Phóng sựkhông nằm ngoài đề tài đời sống truỵ lạc của Nguyễn Tuân. - Chương 2: Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc- những thiên phóng sự thực thụ. * Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức nhối- nạn thuốc phiện. * Tư liệu phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú, xác thực. * Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân. - Chương 3 : Nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân. * Phóng sự Nguyễn Tuân thể hiện sự uyên bác hơn đời. * Phát hiện mới về nhân vật “ vang bóng một thời”. * Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHểNG SỰ THỐNG NHẤTTRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN Phóng sự của Nguyễn Tuân tuy số lượng ít ỏi nhưng nú không hề tách rời hay lạc lõng, mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như phongcách nghệ thuật của ông. Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn Tuân rất phong phú và đa dạng. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng với những thiên tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc mà còn là diễn viên kịch, diễn viên điện ảnh và đặc biệt, ông còn là một nhà báo với những thiên phóng sự độc đáo không thua kém gì phóng sự của các nhà phóng sự nổi tiếng cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ TrọngPhụng, Trọng Lang, Tam Lang…Cú thể nói hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn Tuân là những đóng góp không thể phủ nhận hay lãng quên của Nguyễn Tuân chothể loại phóng sựở Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Sở dĩ nói phóng sự thống nhất trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân bởi vì Nguyễn Tuân bắt đầu bước vào nghề viết với tư cách một nhà báo mà “phúng sự là đứa con đầu của nghề bỏo” (Vũ Ngọc Phan). Thứ đến là đề tài mà phóng sự của ông đề cập không nằm ngoài đề tài trụy lạc- một trong ba đề tài lớn của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945. Đồng thời phóng sự cũng không nằm ngoài cảm hứng hiện thực (Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực, điều này sẽ được nói rõ ở phần sau) cũng như phong cách nghệ thuật của ông. Những điều này càng khẳng định việc nghiên cứu phóng sự của tác giả này là cần thiết, qua đó, có cái nhìn đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 1. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp viết văn với tư cách một nhà báo Nguyễn Tuân bắt đầu vào nghề viết từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX, sau khi ra tù, với tư cách một nhà báo. Ông vừa soạn những bản tin ngắn cho tờ Trung Bắc tân văn vừa gửi đăng một số bài thơ, truyện ngắn, phóng sự trên các báo Đông Tây, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy …với các bút danh : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuân, Nguyễn Tuân, Tuấn Thừa Sắc v. v…ễng bắt đầu sống với ngòi bút từ năm 1937 và được độc giả chú ýkhi tập du ký Một chuyến đi được đăng báo năm 1938( xuất bản thành sách năm 1941).Hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941)là những sáng tác có giá trị của Nguyễn Tuân ở quãng đời làm báo của mình. Về sau, vì nhiều lí do, ông không viết phóng sự nữa, chuyển hẳn sang sáng tác văn học và đặc biệt thành công ở thể tuỳ bút- một thể loại rất gần gũi với phóng sự. Vậy tại sao hai phóng sự chỉ xuất hiện đột xuấttrong hành trình sáng tác của ông, sau đó, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa? Hãy bắt đầu từ việc so sánh tỉ lệ phóng sự trong hành trình sáng tác và danh mục tác phẩm của ông để tìm lời giải đáp. * Giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945: - Một vụ bắt rượu lậu (truyện ngắn), Đông Dương tạp chí, số 29, ngày 27- 11- 1937. - Một chuyến đi (du ký), đăng báo năm 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất bản thành sách năm 1941. - Vang bóng một thời ( tập truyện ngắn), đăng báo năm 1939, Tân Dân, Hà Nội xuất bản thành sách năm 1940. - Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939. - Thiếu quê hương (tiểu thuyết), đăng báo năm 1940, Anh Hoa, Hà Nội, xuất bản năm 1943. - Xác ngọc lam (truyện ngắn), Tạp chí Thanh Nghị, 1943. - Tàn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941. - Chiếc lư đồng mắt cua (tuỳ bút), Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941. - Tuỳ bút I, Cộng sự, Hà Nội, 1941. - Tuỳ bút II, Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943. - Tóc chị Hoài (tuỳ bút), Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943. - Những đứa con hoang, Giai phẩm, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1943. - Vô đề (sau đổi là Lột xác- truyện), Tạp chí Văn mới, 1945. - Nguyễn (tập truyện), Thời đại, Hà Nội, 1945. * Giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945: - Chùa Đàn (truyện), Quốc văn, Hà Nội, 1945. - Đường vui (tuỳ bút), Hội văn nghệ Việt Nam, 1949. - Tình chiến dịch ( 1950). - Thắng càn (truyện), Văn nghệ, 1953. - Chú Giao làng Seo (sách Kim Đồng), 1953. - Bút ký đi thăm Trung Hoa , Văn nghệ, Hà Nội, 1955. - Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình, Văn nghệ ( tập I, 1955; tập II, 1956). - Truyện một cái thuyền đất(sách Kim Đồng), 1958. - Sông Đà (tập tuỳ bút), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. - Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút kí), Hội văn nghệ, Hà Nội, 1972. - Ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976. - Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 1981. - Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986. - Cảnh sắc và hương vị đất nước (tuỳ bút), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986. - Nguyễn Tuân toàn tập (2000). (Thư mục tác phẩm này được chúng tôi tham khảo trong cuốn: Tôn Thảo Miên (tuyển chọn và giới thiệu)- Nguyễn Tuân- về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2003, tr.31,32; Cuốn: Nguyễn Đăng Mạnh- Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại,Nxb Đại học Sư phạm, 2005, tr.251) Nếu nhìn vào hành trình sáng tác và danh mục tác phẩmcủa Nguyễn Tuân, chúng ta thấy cả hai phóng sự của ông đều thuộc giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 và chiếm tỉ lệ rất ít ỏi. Chúng ta đều biết phóng sự không xa lạ với nghề báo. Có thể nói, bằng báo chí, phóng sự tìm được con đường nhanh nhất để đến với công chúng và tạo được dư luận rộng rãi, kịp thời mà không phải loại hình nào cũng có được. Báo chí đáp ứng được một trong những yêu cầu có tính đặc trưng của phóng sự- một thể loại phản ánh cuộc sống với yêu cầu hàng [...]... thể tách rời trong sự nghiệp sáng tác của ông Đồng thời những sáng tác này cũng cho thấy chúng không nằm ngoài quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. Cũng không thể không thừa nhận những đóng góp của tác giả này cho thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 Việc nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần khẳng định giá trị đích thực của những thiên phóng sự thực thụ của nhà văn... thõn… Ở phóng sự của Nguyễn Tuân, chúng ta còn nhận thấy nghệ thuật tiếp cận hiện thực của ông rất độc đáo Phần đa các nhà phóng sự đều tiếp cận hiện thực từ góc nhìn khách quan, Nguyễn Tuân tiếp cận hiện thực mang đậm yếu tố chủ quan Hầu hết các nhân vật trong phóng sự Nguyễn Tuân dường như là sự phân thân của chính nhà văn Hai tập phóng sự của ông ghi lại quãng đời của chính tác giả gần mười năm phóng. .. dở của tồn tại con người như Nguyễn Tuân Đó là bản lĩnh, nhân cách đáng trọng ở nhà văn này PHẦN KẾT LUẬN Nói tóm lại, nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân là cần thiết Nói cách khác, sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta bỏ qua các phóng sự của Nguyễn Tuân khi nghiên cứu nhà văn này.Sở dĩ nói như vậy là vì qua nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận thấy phóng sự là một bộ phận thống nhất, không thể tách... đã sáng tạo ra một thể loại bút ký – phóng sự Cái lối dẫn truyện linh hoạt của Nguyễn Tuân, nhiều khi như lan man, chuyện này sang chuyện khác làm cho phóng sự của ông có sự gần gũi với thể loại tựy bút Vì thế cũng có thể nói ông đã tạo ra một thể loại tựy bút phóng sự Những đóng góp trên của Nguyễn Tuân khẳng định vị trí không thể phủ nhận của nhà văn này trong làng phóng sự Việt Nam nói chung, phóng. .. tranh của người dân mất nước Cùng với những phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam… phóng sự Nguyễn Tuân góp một phần không nhỏ vào việc phanh phui, vạch trần cái hiện thực thối nát của xã hội Việt Nam thời thực dân phong kiến Đóng góp lớn nhất về mặt nội dung của phóng sự Nguyễn Tuân là không đi vào những hiện thực nhỡn tiền như các tác giả phóng sự. .. mới là chất Nguyễn Tuân, không lẫn vào ai được Nú phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan độc đáo của nhà văn này Nguyễn Tuân góp vào làng phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bằng một giọng điệu riêng Đọc phóng sự Nguyễn Tuân người đọc thấy nú như lời tự bạch, tự sám hối của một người đã chót nhúng sâu vào thuốc phiện Chính vì vậy người đọc thấy phóng sự của Nguyễn Tuân mang đặc điểm của bút ký Chừng... khói, tác phẩm chấp cả sự phê bỡnh… Lắm chữ nên hay khoe chữ, khoe tài Chính đặc điểm này góp phần tạo nên cái nét độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân Hầu hết các tác giả phóng sự đều chú ýđến việc sử dụng đan xen nhiều dạng thức ngôn ngữ: ngụn ngữ đời thường, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, đanh thép, giàu thông tin và ngôn ngữ văn chương giàu hình ảnh Trong phóng sự của mình, Nguyễn Phóng. .. TĐDL, tr.46) .Nguyễn Tuân xót xa cho những truyền thống đạo lý tốt đẹp đầy tình nghĩa của dân tộc đang từng bước bị cái xã hội hiện đại làm rạn nứt Ai đó nghi ngờ vấn đề dân tộc tính trong sáng táccủa Nguyễn Tuân trước cách mạng, còn tôi, tôi vẫn thấy nú biểu hiện một cách kín đáo trong nhiều trang văn của ông, kể cả trong những trang phóng sự về đề tài trụy lạc- được coi là những sáng tác thuộc giai... giai đoạn bế tắc của Nguyễn Tuân Nét đẹp văn húa xét cho cùng cũng là một phần của tinh hoa dân tộc Nguyễn Tuân bảo tồn những nét đẹp văn húa của dân tộc trước sự xâm thực của văn húa ngoại lai thì còn gì phải nghi ngờ đó là dân tộc tính hay không nữa 3 Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân Với Nguyễn Tuân, đi là để “thay đổi thực đơn cho giác quan” Ông không chịu được sự bàng bạc, bằng... ít ỏi trong sự nghiệp sáng tác của ông Về mặt nội dung, phóng sự Nguyễn Tuân ã phản ánh một hiện tượng xã hội không thể làm ngơ trong xã hội Việt Namthời Pháp thuộc Đó là tình trạng bế tắc, không lối thoát của con người trong cái xã hội ngột ngạt, tù đọng, vô nghĩa lý Nú là nguyên nhân đẫn đến tình trạng của số đông tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức lao vào cuộc sống trụy lạc hy vọng tìm lối thoát trong . thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHểNG SỰ THỐNG NHẤTTRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN Phóng sự của Nguyễn Tuân tuy số lượng ít ỏi nhưng nú không hề tách rời hay. liệu phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú, xác thực. * Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân. - Chương 3 : Nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân. * Phóng sự Nguyễn Tuân thể hiện sự. thực sự quan tâm đúng mức tới mảng sáng tác này của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập phóng sự duy nhất trong sự nghiệpsáng tác của Nguyễn Tuân được sáng

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan