đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

106 968 2
đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  NGUYỄN VĂN CÔNG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  NGUYỄN VĂN CÔNG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌ C PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY Hà Nội – 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi trường của tôi được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích luỹ kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và sự tham khảo ý ki ến của các bạn đồng học. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Thụy, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn khoa học để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp nhưng kiến th ức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo. Đồng thời tôi cũng cảm ơn gia đình cùng bạn bè và các đồng nghiệp, những người đã ủng hộ tôi suốt quá trình học và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2012 Nguyễn Văn Công Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 i MỤC LỤC Danh mục bảng ii  Danh mục hình iii Danh mục chữ viết tắt iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 3 1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu 3 1.1.1. Biến đổi khí hậu 3 1.1.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu 5 1.2. Các nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới và Việt Nam 8 1.2.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 8 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam 15 CHƯƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Phạm vi nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu 23 2.2.2. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu 23 2.2.3. Khung sinh kế bền vững 25 2.2.4. Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 37 3.1.3. Các sinh kế chính người dân khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà 39 3.2. Tác động biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu 44 3.3. Năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà 62  3.3.1. Nguồn lực con người 63 3.3.2. Nguồn lực xã hội 65 3.3.3. Nguồn lực tự nhiên 66 3.3.4. Nguồn lực tài chính 68 3.3.5. Nguồn lực về vật chất – hạ tầng 70 3.3.6. Các hoạt động tự thích ứng 71 3.3.7. Phân tích các chính sách thích ứng 72 3.4. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân và các giải pháp giảm thiểu 74  3.4.1. Tình trạng dễ bị tổn thương của sinh kế do biến đổi khí hậu 75 3.4.2. Các giải pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương 77 KẾT LUẬN 82 Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục 88 Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 ii Danh mục bảng Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam 12  Bảng 3.1. Thành phần loài các nhóm sinh vật ghi nhận được ở khu vực Cát Bà – Long Châu 31  Bảng 3.2. Hiện trạng các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 37 Bảng 3.3. Cơ cấu nghề khai thác hải sản của xã Phù Long – Cát Hải 39 Bảng 3.4. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng tại Hải Phòng 48 Bảng 3.5. Tóm tắt tác động chính của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới các xã và thị trấn trên đảo Cát Bà 57  Bảng 3.6. Ma trận đánh giá tác động tiềm năng của các yếu tố tự nhiên bất thường đối với môi trường, sinh thái và tài nguyên khu vực Cát Bà 62  Bảng 3.7. Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà 67 Bảng 3.8. Hiện trạng một số loại đất (tính đến 2010) ở khu vực nghiên cứu 67 Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 iii Danh mục hình Hình 1.1. Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây 4 Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực 5  Hình 1.3. Xu thế biến động mực nước biển trung bình toàn cầu từ số liệu vệ tinh 6 Hình 1.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) trong 50 năm qua 11 Hình 1.5. Diễn biến của số cơn XTNĐ hoạt động ở Biển Đông, ảnh hưởng và đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 50 năm qua 12  Hình 1.6. Diễn biến mực nước biển theo số liệu các trạm thực đo 133 Hình 1.7. Khung Sinh kế bền vững của DFID (2001) 17 Hình 2.1. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do 24 Hình 2.2. Mô hình sinh kế bền vững (UNDP, 2010) 25 Hình 3.1. Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà 29 Hình 3.2. Bản đồ phân bố san hô khu vực đảo Cát Bà 34 Hình 3.3. Bản đồ phân bố diện tích rừng ngập mặn đảo Cát Bà 35 Hình 3.4. Bản đồ phân bố cỏ biển khu vực đảo Cát Bà 36 Hình 3.5. Hiện trạng phân bổ ngư trường của nghề khai thác thủy sản xã Phù Long 40 Hình 3.6. Diễn biến nhiệt độ tại Cát Bà thời kỳ 1961 - 2007 45 Hình 3.7. Diễn biến lượng mưa năm tại trạm Phù Liễn (1955 - 2005) 46 Hình 3.8. Diễn biến mực nước biển tại trạm Hòn Dáu (1955 - 2007) 47 Hình 3.9. Bản đồ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại đảo Cát Bà 59 Hình 3.10. Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học 60 Hình 3.11. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu 63 Hình 3.12. Cảm nhận của người dân về biểu hiện và tác động BĐKH 64 Hình 3.13. Phân bổ lao động trong sinh kế theo giới 66 Hình 3.14. Thu nhập trung bình theo sinh kế người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà 69 Hình 3.15. Số lượng nguồn thu nhập của hộ 70 Hình 3.16. Mức độ tin tưởng của người dân về cơ sở hạ tầng 71 Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 iv Danh mục chữ viết tắt AUSAID : Cơ quan hỗ trợ phát triển Úc BĐKH : Biến đổi khí hậu DANIDA : Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch DFID : Cơ quan phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh DTSQ : Dữ trữ sinh quyển HST : Hệ sinh thái IPCC : Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển KTTS : Khai thác thủy sản KT-XH : Kinh tế và xã h ội MONRE : Bộ Tài nguyên và Môi trường NOAA : Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia, Hoa Kỳ NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBND : Uỷ ban nhân dân UN : Liên hợp quốc UNDP : Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên Hiệp Quốc UNFCCC : Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu VQG : Vườn Quốc gia WMO : Tổ chức Khí tượng Thế giới XTNT : Xoáy thuận nhiệt đới Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 1 MỞ ĐẦU Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) quần đảo Cát Bà nằm ở vùng biển Đông Bắc, được UNESCO công nhận năm 2004 là khu vực có giá trị đa dạng sinh học và quan trọng đối với bảo tồn và phát triển của khu vực Vịnh Bắc Bộ. Nằm ở phía Đông thành phố Hải Phòng, thuộc huyện Cát Hải, khu DTSQ Cát Bà có tổng diện tích 28.500 ha, vùng lõi là Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập theo quyế t định số 79/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký ngày 31/3/1986 với diện tích là 15.200 ha (đất núi 9.800 ha và đất mặt nước là 5.400 ha) và vùng đệm có diện tích là 14.831 ha. Vườn có hệ sinh thái đa dạng với thảm thực vật và rừng, núi đá vôi và hang động các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn (25 loài), san hô (193 loài) và cỏ biển [2]. Vùng đệm VQG Cát Bà gồm 06 xã và 01 thị trấn với tổng dân số 16.340 người, trong đó khoảng 66% dân số tập trung ở khu vực thị trấn Cát Bà. Sinh kế chủ yếu của người dân là nông-lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ du lịch [25]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn đối với toàn cầu và Việt Nam đặc biệt với các vùng ven biển. Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2007, Việt Nam là một trong 05 quốc gia chịu tác động lớn nhất do biến đổi khí hậu và nước bi ển dâng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2011 do bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ năm trung bình cả nước tăng 0,5 o C và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía bắc và tăng ở phía nam. Từ năm 1993 đến 2010 xu hướng mực nước biển tăng trên toàn dải ven biển Việt Nam trung bình 2,9mm/năm [6]. Ảnh hưởng của nước biển dâng đã làm gia tăng xói lở đường bờ biển, bão lụt, nhiễm mặn gây ra thiệt hại và rủi ro đến đời sống kinh tế xã hội và nguồn lợi vùng ven biển. Xói lở đã làm ảnh h ưởng 16,1 km trên tổng số 125 km bờ biển tại Hải phòng, và xói sạt diễn biến phức tạp tại khu vực đảo Cát Bà (xã Phù long) và Cát Hải. Các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn kéo dài, bão, v.v.) và tai biến thiên nhiên xảy ra phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động sản xuất và sinh kế của cộng đồng địa phương và nguồn lợi ven biển. Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 2 Trong bối cảnh đó, thực hiện đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà” có ý nghĩa cả về khoa học thực tiễn, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu cho địa phương trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu  Dự báo các tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà;  Đánh giá khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu của các nhóm cộng đồng ven biển tham gia hoạt động sinh kế chính tại vùng đệm VQG Cát Bà;  Cung cấp các khuyến nghị và đề xuất giải pháp giảm thiểu cho các hoạt động sinh kế và quản lý tài nguyên hỗ trợ tăng cườ ng khả năng thích ứng của người dân địa phương trước tác động của biến đổi khí hậu. Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012 Nguyễn Văn Công – K18 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu 1.1.1. Biến đổi khí hậu Trong lịch sử phát triển của Trái đất, khí hậu đã có nhiều lần thay đổi do tự nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn các thời kỳ ấm lên của Trái đất đã xảy ra từ cách đây rất lâu (hàng vài triệu năm) cho tới khoả ng 18.000 năm trước Công nguyên. Thời kỳ tiểu băng hà gần nhất xảy ra ở châu Âu trong giai đoạn giữa hai thế kỷ XVI-XIX. Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ XIX. Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74 o C so với năm 1850. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Do nóng lên, băng tuyết ở các Cực của Trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong các đại dương nở ra, làm mực cho nước biển toàn cầu dâng lên trung bình 0,17 m trong thế kỷ XX. Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại…) xảy ra nhiều hơn, dị thường hơn và ác liệ t hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn… [11] Theo chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do ho ạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [3]. Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là sự gia tăng của khí nhà kính trong bầu khí quyển. [...]... tiễn, đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân đã được tổng hợp và bước đầu được thử nghiệm Tuy nhiên, các đánh giá thực địa được thực hiện chưa nhiều và chưa toàn vẹn cả quy trình Bằng việc tổng hợp phương pháp và thực hiện đánh giá trên thực địa, tác giả đã thực hiện theo một quy trình đầy đủ đối với một đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với. .. công bố bài viết về tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội do biến đổi khí hậu trong hoàn cảnh của Việt Nam Trong bài viết này, ông đã chỉ ra được nguyên nhân và sự gia tăng tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại vùng phía bắc Việt Nam đối với một số các tổ chức ngành kinh tế trong hiện trạng biến đổi khí hậu [48] Bài viết đã đưa ra được phương pháp luận về tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội Tuy... xem xét các mối đe dọa và tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà chưa đánh giá một cách toàn diện về sinh kế người dân theo khung sinh kế bền vững CARE là tổ chức đã hướng đến sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, năm 2007, CARE xây dựng khung đánh giá sử dụng trong an ninh sinh kế hộ Trong khung đánh giá này,... bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã công bố của Việt Nam (MONRE, 2009, 2012) và các nguồn số liệu khác, ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực /vùng, tỉnh) 2.2.2 Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu được Allison đưa ra năm 2009 trong báo cáo của ông và cộng sự Theo khung đánh giá này, các khái niệm được sử dụng cho đánh giá. .. mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu TÍNH NHẠY CẢM (S) TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG (PI =S+E) NĂNG LỰC THÍCH ỨNG (AC) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MỨC ĐỘ PHƠI VỚI TÁC ĐỘNG (E) TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG (V=PI+AC) Hình 2.1 Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (Allison và NNK, 2009) Nguyễn... tận dụng cơ hội hoặc đối phó với những hậu quả nếu có Năng lực thích ứng được xét trên các nguồn lực: con người, xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất – phương tiện  Phân tích và đánh giá năng lực thích ứng và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu là cơ sở đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng do biến đổi khí hậu  Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một... không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu hay không [5] Chính vì vậy, gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố biến đổi khí hậu sẽ giúp xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu Đây là một nhu cầu... xuất bản cuốn sách Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển Cuốn sách đã tổng hợp mối quan hệ giữa sinh kế ven biển và tác động của biến đổi khí hậu đồng thời khả năng dễ bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động biến đổi khí hậu cũng đã được làm rõ [9] Ngoài ra, các tổ chức khác như Oxfam và hội chữ thập đỏ cũng là những tổ chức tiến hành nhiều các đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng... 1987) về các chất làm suy giảm tầng ôzôn Cũng trong năm 1988, WMO và UNEP cùng thành lập Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu gọi tắt là IPCC với nhiệm vụ đánh giá các thông tin khoa học về biến đổi khí hậu, bao gồm các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với con người, cũng như các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu Năm 1990, IPCC đã công bố báo cáo đánh giá đầu tiên... giảm thiểu tính dễ bị tổn thương Tính dễ bị tổn thương được hiểu ở đây là mức độ của một hệ thống dễ bị ảnh hưởng hoặc không có khả năng đối phó trước tác động tiêu cực của BĐKH, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan và thay đổi khí hậu Tính dễ bị tổn thương có thể là một hệ thống với đặc điểm, cường độ, và tốc độ của các hiện tượng thời tiết thay đổi mà hệ thống đang phải gánh chịu, tính nhạy cảm . tài Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà có ý nghĩa cả về khoa học thực tiễn, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế. NGUYỄN VĂN CÔNG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Chuyên ngành: Khoa học Môi trường. tích các chính sách thích ứng 72 3.4. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân và các giải pháp giảm thiểu 74  3.4.1. Tình trạng dễ bị tổn thương của sinh

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Danh mục bảng

  • Danh mục hình

  • Danh mục chữ viết tắt

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀNGHÊN CỨU

  • 1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu

  • 1.1.1. Biến đổi khí hậu

  • 1.1.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu

  • 1.2. Các nghiên cứu đã tiến hành trên thếgiới và Việt Nam

  • 1.2.1. Các nghiên cứu vềbiến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

  • 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam

  • CHƯƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Phạm vi nghiên cứu

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu

  • 2.2.2. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu

  • 2.2.3. Khung sinh kế bền vững

  • 2.2.4. Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa

  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan