hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

87 1.1K 7
hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN QUANG ĐÔNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN QUANG ĐÔNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS –TS: NGUYỄN HỒNG SƠN Hà Nội - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Tình hình nghiên cứu. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu. 4 6. Những đóng góp mới của luận văn. 5 7. Kết cấu nội dung luận văn. 6 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. 7 1.1. Những vấn đề về NSNN: 7 1.1.1. Khái niệm, bản chất và chức năng của NSNN: 7 1.1.2. Chức năng của NSNN: 9 1.1.3. Vai trò của NSNN 10 1.2. Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN: 11 1.2.1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN: 11 1.2.2. Hệ thống NSNN: 13 1.2.3. Nguyên tắc phân cấp NSNN: 14 1.2.4. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: 14 1.3. Quá trình quản lý chi NSNN: 20 1.3.1. Lập dự toán chi NSNN: 20 1.3.2. Chấp hành dự toán chi NSNN: 23 1.3.3. Quyết toán chi NSNN: 27 1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN. 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. 32 2.1. Khái quát một số nét về tình hình kinh tế xã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. 32 2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội: 32 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Thạch Hà. 36 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 đến 2012 39 2.2.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước qua các năm: 39 2.2.2 Cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. 42 2.2.3. Cơ cấu chi đầu tư phát triển. 44 2.2.4. Cơ cấu chi thường xuyên. 45 2.3. Tổ chức quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nước: 47 2.3.1. Căn cứ để lập dự toán: 47 2.3.2. Trình tự xây dựng dự toán chi ngân sách của các cấp NSĐP: 47 2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong quá trình lập dự toán Ngân sách địa phương: 48 2.4. Tổ chức quản lý việc chấp hành chi ngân sách: 49 2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi ngân sách nhà nước: 49 2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN: 51 2.5. Tổ chức công tác quyết toán chi NSNN: 54 2.5.1. Quyết toán của từng cấp ngân sách: 54 2.5.2. Tổng hợp quyết toán chi NSĐP: 54 2.5.3. Phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP: 54 2.6. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý chi NSNN : 55 2.6.1. Công tác kiểm tra, thanh tra . 55 2.6.2. Công tác xử lý vi phạm: 56 2.7. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: 56 2.7.1. Trong cơ cấu chi ngân sách: 56 2.7.2. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước: 57 2.7.3. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước: 58 2.7.4. Trong quyết toán chi ngân sách. 60 2.7.5. Trong công tác thanh tra, kiểm tra: 60 2.7.6. Nguyên nhân những bất cập: 61 Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH: 64 3.1. Phương hướng và mục tiêu chung: 64 3.2. Các giải pháp cụ thể: 64 KẾT LUẬN: 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KT- XH Kinh tế- Xã hội 4 NSNN Ngân sách nhà nước 5 NSTW Ngân sách Trung ương 6 NSĐP Ngân sách địa phương 7 QP- AN Quốc phòng- An ninh 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc 10 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC CÁC BẢNG TT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng số 2.1 Quyết toán thu, chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 37 2 Bảng số 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 39 3 Bảng số 2.3 Thu kết dư NSNN và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 40 4 Bảng số 2.4 Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 41 5 Bảng số 2.5 Cơ cấu chi đầu tư phát triển tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 42 6 Bảng số 2.6 Cơ cấu chi thường xuyên tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012) 43 ii 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việc quản lý NSNN ở nước ta từng bước được hoàn thiện kể từ sau khi có luật NSNN (20/03/1996), sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật NSNN (20/05/1998) và sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật NSNN (16/12/2002) bắt đầu thực hiện từ 01/01/2004. Từ đó đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách kinh tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng, thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và quản lý NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, khai thác tốt nội lực, đa dạng hoá nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển, làm giàu đất nước, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của nhà nước, tăng tích luỹ cho việc phát triển của nền kinh tế thị trường đúng hướng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn một số yếu tố, điều kiện tiền đề chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình quản lý NSNN tại các địa phương, việc quản lý ngân sách còn lúng túng, thiếu tính thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật NSNN, tình trạng cấp phát sử dụng NSNN dàn trãi, lãng phí, tham ô, tham nhũng, biển thủ tiền và tài sản công còn chưa được ngăn chặn, gây bức xúc trong xã hội. Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương không ngoại lệ, công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém: Thu NSNN trên địa bàn bình quân hàng năm chỉ đáp ứng được 31% nhu cầu chi tối thiểu. Công tác quản lý chi NSNN vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho; việc kiểm soát chi ngân sách, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy quản lý NSNN đang còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được củng cố và hoàn thiện; bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm còn dàn trải, lãng phí; cơ chế bao cấp còn mang dấu ấn nặng nề do vậy sinh ra tình trạng thiếu năng động sáng tạo trong quản lý ngân sách nhà nước; đối với các xã, phường, thị trấn thiếu chủ động trong việc bố trí sắp xếp điều hành chi theo dự toán được 2 giao và khả năng nguồn thu cho phép. Mặt khác, chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập, nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách; thực hiện khoán chi ngân sách ở một số đơn vị chưa tích cực; chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí; việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý các trường hợp vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí kém hiệu quả; tính công khai, minh bạch nhiều nơi chưa đảm bảo. Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, để làm sáng tỏ những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và đặc thù công tác quản lý chi NSNN ở địa phương, tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. 2. Tình hình nghiên cứu. Vấn đề quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách đối với địa phương nói riêng là một vấn đề quan trọng, luôn được quan tâm nghiên cứu. Trước những năm 1996 đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng Luật NSNN năm 1996 ; tiếp đó nhiều nghiên cứu đã ra đời nhằm hoàn thiện luật NSNN năm 1996 để xây dựng Luật NSNN năm 2002. Từ khi Luật NSNN năm 2002 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2004 đến nay đã trải qua gần 10 năm thực thi, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đặc biệt là trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới rất cần đến nhiều nghiên cứu để xem xét, bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN trong tình hình mới. Từ thực tế đó, trong thời gian qua Quốc hội đã thành lập nhiều đoàn về các địa phương để giám sát việc thi hành luật ngân sách nhà nước, đồng thời Quốc Hội và Uỷ ban kinh tế - ngân sách của Quốc hội đã thành lập các đoàn đi khảo sát tình hình lập, phê chuẩn dự toán, phân bổ quyết toán ngân sách ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đúc rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp thực hiện. Ngoài ra, các đề tài như: Nghiên cứu cơ cấu thu, chi NSNN trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và các chỉ tiêu kinh tế vi mô 3 khác do TSKH Trịnh Huy Quách làm chủ nhiệm; Cơ cấu lại các khâu chủ trương ngân sách Việt Nam do Nguyễn Minh Tân làm chủ nhiệm; Luận án Tiến sĩ kinh tế đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Phú Hà; Luận án tiến sỹ kinh tế đề tài : Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam của Nguyễn Văn Nhất,… Những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn ở trong và ngoài nước cùng với các nghiên cứu nêu trên đã góp phần rất lớn trong việc hoạch định các chính sách, tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong thời gian qua. Thông qua đó Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan đã ban hành các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và các Thông tư liên tịch nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước. Đây là những tài liệu quý mà đề cương luận văn đã thống kê cơ bản đầy đủ ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh kể từ khi Luật NSNN có hiệu lực thi hành đến nay, chưa có đề tài khoa học, luận văn nào đề cập đến vấn đề này. Nhiều vấn đề về quản lý ngân sách nảy sinh ở các cấp chính quyền địa phương với những điều kiện và hoàn cảnh mới, rất cần đến sự mổ xẻ, thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa các vấn đề về lý luận đối với công tác quản lý, phân cấp quản lý, áp dụng luật NSNN trong quá trình quản lý chi NSNN của các nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ chuyên sâu vào nghiên cứu các vấn đề: Lý luận cơ bản về NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng; phân tích rõ thực trạng về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý NSNN và thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 4 - Nhiệm vụ: Luận văn có nhiệm vụ trả lời và làm sáng tỏ những nội dung sau : + Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước, quản lý chi NSNN. + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. + Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và chủ yếu tập trung nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ 2010- 2012. Tác giả chọn phạm vi nghiên cứu này để so sánh năm cuối (2010) của thời kỳ ổn định ngân sách địa phương trước liền kề và những năm đầu (2011 và 2012) của thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 5 năm (2011- 2015). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Dựa vào phương pháp này, các khoản thu, chi NSNN được xem như một hệ thống luôn biến đổi, vận động do đó cần được quan tâm, đổi mới. Đồng thời còn sử dụng các phương pháp quy nạp, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên lý thuyết quản lý nhà nước về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô, vi mô, kinh tế ngành như: Lý thuyết tài chính tiền tệ, ngân hàng, thuế, kho bạc, thống kê kinh tế,… để làm cho các lập luận có tính thuyết phục. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu nêu trên và từ các sự kiện, số liệu trong quá khứ về tài chính NSNN của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm làm rõ thực trạng để có ý kiến cho hiện tại và kiến [...]... về ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3 Một số giải giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 6 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1 Những vấn đề về NSNN: 1.1.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của... nghiệm cho việc quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - Trên phương diện đánh giá thực trạng: Luận văn đi vào phân tích thực trạng chi NSNN và môi trường, thể chế phát triển quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2012 Trên cơ sở đó làm rõ các vấn đề nổi cộm trong quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát... được chia thành 3 cấp bao gồm: Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố thuộc trung ương quản lý (gọi chung là Ngân sách Tỉnh) ; Ngân sách cấp Huyện, Quận, Thành phố, Thị xã thuộc cấp Tỉnh quản lý (gọi chung là Ngân sách Huyện) và Ngân sách Xã, Phường, Thị trấn thuộc cấp Huyện quản lý (gọi chung là Ngân sách Xã) 13 Qua xem xét trên cho thấy, thực chất việc tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta hiện nay được chia thành... cấp ngân sách trong quản lý bao gồm: NSTW, Ngân sách Tỉnh, Ngân sách Huyện và Ngân sách Xã Trong đó: - NSTW tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Bộ, Ngành thuộc Trung ương quản lý - Ngân sách Tỉnh tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Sở, Ngành, đơn vị thuộc Tỉnh quản lý - Ngân sách Huyện tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Phòng, Ban, Ngành, đơn vị thuộc Huyện quản lý - Ngân sách. .. hợp lý, có hiệu quả nguồn lực tài chính ở địa phương; 5 + Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển theo hướng hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi NSNN, làm cơ sở cho việc quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đúng chuẩn mực và công bằng hơn; + Đề xuất giải pháp áp dụng quy trình lập, phân bổ và chấp hành dự toán nhằm gắn kết chính sách, ... kết dư ngân sách cấp tỉnh; + Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách cấp tỉnh Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh trình HĐND quyết định; + Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính : + Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước, ... đất nước Mặt khác, ngân sách cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên và ngân sách cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của 12 ngân sách cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ quy định của Nhà nước Về mặt dân chủ thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước. .. soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chi NSNN Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; phân tích, mổ xẻ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để làm căn cứ đưa ra những giải pháp khắc phục - Đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi. .. ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý + Các cơ đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên; + Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc... phục - Đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Các giải pháp tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua Trong đó, một số giải pháp Luận văn sẽ cố gắng luận giải thấu đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các đề xuất mới có giá trị thực tiễn . dựng thành 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước. Chương 2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. . pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 7 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC tế xã hội của huyện Thạch Hà. 36 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 đến 2012 39 2.2.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước qua các năm:

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan