nghiên cứu khả năng hấp phụ ion photphat của bùn đỏ và ứng dụng xử lý tách khỏi nguồn nước

78 1.6K 5
nghiên cứu khả năng hấp phụ ion photphat của bùn đỏ và ứng dụng xử lý tách khỏi nguồn nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÁCH KHỎI NGUỒN NƯỚC Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60 44 29 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÁCH KHỎI NGUỒN NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………… 1.1. Vấn đề ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam……………………………………… 1.2. Giới thiệu chung về photphat…………………………………………… 1.2.1.Tính chất của photphat………………………………………………… 1.2.2. Một số nguồn gây nhiễm photphat …………………………………… 1.2.3. Tác hại của photphat …………………………………………………… 1.3 . Các phƣơng pháp xác định lƣợng photphat…………………………… 1.3.1.Phương pháp khối lượng………………………………………………… 1.3.2. Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ……………………………………… 1.3.3. Phương pháp quang phổ ……………………………………………… 1.3.3.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử…………………………… 1.3.3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử………………………… 1.3.4. Phương pháp cực phổ . …………………………………………………. 1.4. Các phƣơng pháp xử lý ô nhiễm photphat…………………………… 1.4.1. Kết tủa photphat ……………………………………………………… 1.4.2. Sử dụng phương pháp sinh học ………………………………………… 1.4.3. Hấp phụ và trao đổi ion ………………………………………………… 1.4.4. Một số vật liệu dùng để xử lý photphat………………………………… 1.4.4.1. Than hoạt tính ……………………………………………………… 1.4.4.2. Than hoạt tính cố định Zirconi ……………………………………… 1.4.4.3. Than tro bay………………………………………………………… 1.4.4.4. Một số vật liệu khác………………………………………………… 1.5. Bùn đỏ và đặc tính của bùn đỏ…………………………………………. 1.5.1. Giới thiệu về bùn đỏ…………………………………………………… 1.5.2. Đặc tính của bùn đỏ…………………………………………………… 1.5.3. Ứng dụng bùn đỏ trong xử lý photphat…………………………………. 1 2 2 3 3 3 4 5 5 6 7 7 7 9 10 10 11 12 15 15 16 18 19 19 19 21 22 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM…………………………………………… 2.1. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu……………………. 2.1.1. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………… 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 2.2. Dụng cụ và máy móc …………………………………………………… 2.3. Hóa chất sử dụng……………………………………………………… 2.4. Tổng hợp vật liệu……………………………………………………… CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………… 3.1. Tối ƣu hóa các điều kiện xác định PO 4 3- bằng phƣơng pháp đo quang 3.1.1. Xác định bước sóng cực đại hấp thụ của phức màu…………………… 3.1.2. Khảo sát độ bền của phức màu giữa PO 4 3- với thuốc thử Mo(VI)……… 3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit HCl và H 2 SO 4 tới khả năng tạo phức màu………………………………………………………………………. 3.1.4. Ảnh hưởng nồng độ thuốc thử Mo (VI)……………………………… 3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ và loại chất khử……………………………… 3.1.6. Ảnh hưởng của bản chất dung môi …………………………………… 3.1.7. Ảnh hưởng của các ion lạ đến phép xác định………………………… 3.1.8. Xây dựng đường chuẩn…………………………………………………. 3.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ PO 4 3- của bùn đỏ biến tính ………… 3.2.1. Xác định tính chất vật lý của vật liệu…………………………………… 3.2.1.1. Xác định hình dạng vật liệu………………………………………… 3.2.1.2.Xác định diện tích bề mặt riêng (BET) và thể tích lỗ xốp…………… 3.2.1.3. Xác định thành phần của vật liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X…………… 3.2.1.4. Thành phần hóa học của bùn đỏ thô ở Lâm Đồng …………………… 3.2.3. Khảo sát khả năng hấp phụ photphat của các loại vật liệu…………… 3.2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ PO 4 3- của vật liệu ở điều kiện tĩnh……………………………………………………………… 3.2.4.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ của vật liệu………………. 3.2.4.2. Ảnh hưởng của thời gian đạt cân bằng……………………………… 3.2.4.3. Ảnh hưởng nồng độ đầu của PO 4 3- đến khả năng hấp phụ 24 24 24 24 26 26 27 29 29 29 29 31 32 33 34 35 37 43 43 43 45 46 49 50 51 51 54 55 3.2.5. Khảo sát khả năng hấp phụ PO 4 3- bởi vật liệu ở điều kiện động……… 3.2.5.1. Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu ở điều kiện động 3.2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ nạp mẫu đến khả năng hấp thu của PO 4 3- …………………………………………………………………………… 3.2.5.2. Khảo sát nồng độ chất rửa giải……………………………………… 3.2.5.4. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích rửa giải 3.2.5.5. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ rửa giải đến hiệu suất rửa giải………. 3.2.5.6. Khảo sát ảnh hưởng của một số ion khác đến khả năng hấp phụ PO 4 3- . 3.3. Thử nghiệm xử lý mẫu giả và khảo sát khả năng tái sử dụng vật liệu…………………………………………………………………………… 3.4. Thử nghiệm xử lý mẫu nƣớc chứa photphat………………………… KẾT LUẬN…………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… PHỤ LỤC 57 57 58 59 60 61 62 64 65 68 70 1 MỞ ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Môi trường ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và các khu dân cư đang bị suy thoái, ô nhiễm. Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học đang bị cạn kiệt, sự cố môi trường có chiều hướng gia tăng, trong đó phải kể đến thực trạng ô nhiễm môi trường nước. Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể thiếu được cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Việt Nam tuy là xứ sở nhiệt đới nhưng nguồn nước sạch đang ngày càng cạt kiệt vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề nhiễm bẩn nguồn nước bởi các dòng nước thải của con người và các nhà máy. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và đề xuất các biện pháp xử lý nước thải có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường. Các hoạt động công nghiệp như sản xuất xà phòng, kem đánh răng, bật lửa, công nghiệp dệt may, xử lý nước và phân bón… đã thải vào nguồn nước một lượng lớn các chất độc hại trong đó có photphat, ảnh hưởng không nhỏ đến môi sinh và cuộc sống con người. Do đó việc tìm ra các quy trình xử lý nhằm loại bỏ các chất độc hại nói chung và photphat nói riêng ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Trong thời gian gần đây, một số công trình nghiên cứu với những phương pháp khác nhau đã được thực hiện nhằm đưa ra các quy trình tách loại photphat ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó, phương pháp sử dụng vật liệu hấp phụ được đánh giá cao về tính hiệu quả, đơn giản, chi phí thấp cũng như quy trình xử lý thân thiện với môi trường. Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, trong bản luận văn này chúng tôi: “Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion photphat của bùn đỏ và ứng dụng xử lý tách khỏi nguồn nước”. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vấn đề ô nhiễm nước ở Việt Nam Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người. Sự ô nhiễm đất nước, không khí có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một thành phần bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác. Ô nhiễm là vấn đề nan giải và rộng khắp, nó có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới con người. Kiểm soát và hạn chế sự ô nhiễm nước là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Vấn đề này có liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, nó không còn là vấn đề của một quốc gia mà đó là vấn đề của toàn nhân loại. Việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đã gây nên một áp lực nặng nề đối với nguồn tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, làng nghề đang ngày càng bị ô nhiễm bởi chính các nguồn thải. Lượng nước thải hàng ngày quá lớn không được xử lý để đạt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí được đổ trực tiếp ra kênh rạch thoát nước là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Tại các thành phố lớn, hàng trăm các cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm các nguồn nước do không có các công trình hay thiết bị xử lý triệt để là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy là rất lớn. Ở Phú Thọ, nước thải công nghiệp được thải ra từ các nhà máy sản xuất bột giặt, sản xuất phân bón, sản xuất giấy với lưu lượng thải hàng ngàn m 3 /ngày gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Với khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải sinh hoạt con người và gia súc không được xử lý thấm xuống đất, bị rửa trôi và đi vào nguồn nước làm cho tình trạng ô nhiễm về vi sinh ngày càng cao. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc chống nấm mốc…trong sản xuất, 3 nuôi trồng đã khiến nguồn nước ở sông hồ, kênh mương bị nhiễm bẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi sinh và sức khỏe sinh sản của người dân. 1.2. Giới thiệu chung về photphat 1.2.1.Tính chất của photphat Các muối photphat nói chung không có màu. Tất cả các dihydrophotphat đều dễ tan trong nước, còn trong các muối monohydrophotphat trung tính chỉ muối của kim loại kiềm là dễ tan. Trong số các muốiphotphat tan, muối trinatri photphat cho môi trường kiềm. PO 4 3- + H 2 O → OH - + HPO 4 2- Muối của ion PO 4 3- tạo nên kết tủa amoni photphomolipdat (NH 4 ) 3 [PMo 12 O 40 ] màu vàng không tan trong axitnitric nhưng tan trong kiềm và dung dịch amoniac: 3NH 4 + + PO 4 3- + 12MoO 4 2- + 24H + → (NH 4 ) 3 [PMo 12 O 40 ] + 12H 2 O Ở nồng độ cho phép, muối photphat có nhiều công dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và kỹ thuật. Muối photphat của canxi và amoni được dùng với một lượng lớn để làm phân bón vô cơ. Muối Na 3 PO 4 dược dùng làm mềm nước cho các nồi hơi cao áp và làm chất tẩy rửa. Khi vượt quá giới hạn cho phép, photphat sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước, đất và sức khỏe con người. 1.2.2. Một số nguồn gây nhiễm bởi các hợp chất chứa photpho [4] Photphat tồn tại trong nước là do sự phát tán từ các nguồn nhân tạo là chủ yếu: Phân bón vô cơ, hợp chất hữu cơ của thuốc trừ sâu, polyphotphat từ nguồn chất tẩy rửa (chất khử cứng). Ngoài ra nó còn là thành phần của các chất kìm hãm ăn mòn, phụ gia trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm. Nước thải dân dụng (bể phốt), nước thải nông nghiệp, công nghiệp cũng là nguồn chính nhiễm 4 photphát. Một nguồn photphát khác là quá trình rửa trôi photphat dư thừa của các vùng đất canh tác và sa lắng từ khí quyển. Theo các báo cáo về môi trường, nguyên nhân chính làm cho nguồn nước bị nhiễm photphat là do nguồn thải của các nhà máy sản xuất bột giặt và sản xuất phân bón. Hầu hết bột giặt tổng hợp siêu cấp được sản xuất cho thị trường gia dụng chứa một lượng lớn polyphotphat, đa số trong chúng chứa từ 12 ÷ 13% photpho hoặc hơn 50% polyphotphat. Sử dụng những nguyên liệu này như là một chất thay thế cho xà phòng đã làm gia tăng lượng photpho trong nước thải sinh hoạt. Muối photphat vô cơ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp bao gồm: sản phẩm làm sạch, kem đánh răng, bật lửa, công nghiệp dệt may, xử lý nước và phân bón. 1.2.3. Tác hại của photphat Trong môi trường nước, photphat tồn tại ở các dạng: H 2 PO 4 - , HPO 4 2- , PO 4 3- dạng polymetaphotphat như: (NaPO 3 ) 6 và photpho hữu cơ. Photpho là nguyên tố rất quan trọng đối với sinh vật. Chúng có mặt trong thành phần ATP (Adenosin triphosphat), ADP (Adenosine diphosphate), trong photpholipit, trong axit nucleic. Chính vì thế, photpho rất cần thiết cho sinh vật. Khi lượng photphat có trong đất quá nhiều, các ion photphat sẽ kết hợp với các ion kim loại trong đất như nhôm (Al 3+ ), sắt (Fe 3+, Fe 2+ ), Ca 2+ … dẫn đến chai cứng đất, tiêu diệt một số sinh vật có lợi, không tốt cho cây trồng phát triển. Trong môi trường nước, khi lượng photphat quá dư sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng. Trong môi trường tự nhiên, quá trình trao đổi, hoà tan photphat từ dạng kết tủa hoặc phức bền diễn ra từ từ, quá trình tiêu thụ photphat diễn ra cân bằng tạo sự phát triển ổn định cho hệ sinh vật. Tuy nhiên khi lượng photphat quá dư do nước thải mang đến gây hiện tượng phú dưỡng ở các lưu vực. Phú dưỡng là hiện tượng phát triển ồ ạt, mạnh mẽ của các loài sinh vật thuỷ sinh như rong, bèo, tảo… Sự phát triển quá mạnh mẽ sẽ gây nên sự thay đổi hệ sinh thái và điều kiện môi trường. Với mật độ dày đặc, chúng ngăn cản 5 ánh sáng đi sâu vào lòng nước. Khi chết đi quá trình phân huỷ xác của chúng cần một lượng oxi lớn, làm cạn kiệt oxi trong nước, làm tăng các chất ô nhiễm trong nước, do các sản phẩm phân huỷ không hoàn toàn. Các xác chết cùng sản phẩm phân huỷ tạo nên lớp bùn dày ở đáy hồ. Cứ như vậy, sau một thời gian, quá trình phân huỷ hiếu khí chuyển thành phân huỷ yếm khí ở đáy rồi lên các tầng trên. Quá trình phân huỷ yếm khí tạo ra nhiều sản phẩm có tính khử, càng làm ô nhiễm môi trường nước, tạo ra các khí độc, các khí có mùi khó chịu. Hậu quả làm sinh vật sống trong nước bị chết, ở mức độ nhẹ hơn, đối với các lưu vực có dòng chảy, hiện tượng phú dưỡng có thể làm nghẽn dòng chảy do sự phát triển của bèo, làm nông các lưu vực do bùn tạo thành quá dày, môi trường sống của các sinh vật xâm hại … Đối với con người, nhiều nghiên cứu cho thấy sự hấp thụ nhiều chất phốt phát vô cơ có thể kích thích các khối u ác tính ở phổi, việc loại bỏ các thực phẩm chứa phốt phát nhân tạo sẽ có thể là yếu tố then chốt trong điều trị ung thư phổi cũng như ngăn ngừa căn bệnh này. Trong khi đó, phốt phát ngày càng được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm với vai trò làm tăng lượng canxi và sắt, cũng như giữ nước, giúp thực phẩm không bị khô. 1.3. Các phương pháp định lượng photphat 1.3.1.Phương pháp khối lượng Trong phân tích khối lượng, người ta kết tủa photphat dưới dạng hợp chất ít tan bằng thuốc thử thích hợp. Lọc rử sạch kết tủa rồi đem sấy nung kết tủa tới khối lượng không đổi. Từ lượng cân cuối cùng thu được. ta tính được hàm lượng chất cần xác định. • Nguyên tắc: Kết tủa PO 4 3- dưới dạng hợp chất ít tan MgNH 4 PO 4 trong môi trường kiềm yếu. Sau đó lọc rửa kết tủa và nung ở nhiệt độ 900 0 C trong thời gian 2 giờ, dạng cân hình thành là Mg 2 P 2 O 7 (magiepyrophotphat) 2MgNH 4 PO 4 → Mg 2 P 2 O 7 + 2NH 3 + H 2 O [...]... nghiên cứu chế tạo dạng ZrO2 và khảo sát khả năng hấp phụ photphat Kết quả cho thấy, vật liệu hấp phụ tốt photphat, tải trọng hấp phụ theo mô hình Langmuir là 29,71 mg P/g Thời gian cân bằng hấp phụ là 5 giờ Khả năng hấp phụ tăng khi giảm pH và ngược lại Nghiên cứu ảnh hưởng của lực ion đến khả năng hấp phụ PO43- của ZrO2 nhận thấy, khả năng hấp phụ bị ảnh hưởng rất ít bởi lực ion Từ đó tác giả đưa ra... với Mo (VI), với tác nhân khử là axit ascorbic - Chế tạo vật liệu hấp phụ bùn đỏ hoạt hóa - Nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu đối với PO43- Nghiên cứu ảnh hưởng các điều kiện pH, nồng độ của chất bị hấp phụ, thời gian và ảnh hưởng của các ion đến khả năng hấp phụ của vật liệu - Áp dụng xử lý mẫu thực tế 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 2.1.2.1 Phương pháp xác định PO43Nồng độ PO43- được xác định... xúc với nó 21 1.5.3 Ứng dụng bùn đỏ trong xử lý photphat Bùn đỏ là tên gọi một sản phẩm chất thải của quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm Tác giả Yanzhong Li, Changjun và các cộng sự đã nghiên cứu sử dụng bùn đỏ thô, bùn đỏ đã được hoạt hóa trong việc tách loại PO43- khỏi dung dịch nước [20] Các tác giả đã xử lý bùn đỏ bằng axit và nhiệt Các kết quả chỉ ra rằng loại bùn đỏ hoạt hóa có hiệu... tách loại photphat khỏi nguồn nước 23 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu đề tài nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ photphat của bùn đỏ Để giải quyết nội dung trên chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu các vấn đề sau: - Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện xác định photphat bằng phương pháp đo độ hấp thụ quang của phức màu giữa... liệu có khả năng hấp phụ photphat tốt Mẫu khác được chuẩn bị bằng cách nung mẫu ở 7000C trong 2 giờ Kết quả chỉ ra rằng ở điều kiện pH = 7 thích hợp tách loại photphat Dựa vào đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã tìm được dung lượng hấp phụ cực đại photphat của bùn đỏ xử lý axit là 202mgP/g và bùn đỏ xử lý nhiệt có dung lượng hấp phụ cực đại photphat là 155mg P/l Tác giả Yaqui Zhao, Qingyan Yue và các... Vander Waals Hấp phụ vật lý là quá trình thuận nghịch Chiều nghịch của sự hấp phụ là sự khử hấp phụ Hấp phụ vật lý kèm theo hiệu ứng nhiệt nhỏ (từ 4 đến 25KJ/mol) Các chất đã bị hấp phụ sẽ dễ bị khử hấp phụ Trong hấp phụ hóa học, các phân tử của chất bị hấp phụ liên kết với chất hấp phụ bởi các lực hóa học bền vững, tạo thành những hợp chất hóa học bề mặt mới Hấp phụ hóa học là bất thuận nghịch và kèm theo... khai quy mô công nghiệp Trong thời gian gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu sử dụng bùn đỏ làm chất hấp thụ khí và xử lý môi trường, làm sạch khí và chất lỏng Bùn đỏ còn đang được nghiên cứu sử dụng làm chất hấp phụ các khí độc và làm chất hấp phụ kim loại nặng độc hại 20 1.5.2 Đặc tính của bùn đỏ Ta đã biết, bùn đỏ là chất thải rắn của quá trình sản xuất nhôm theo công nghệ Bayer Quặng bauxite là... Hấp phụ và trao đổi ion Cơ sở lý thuyết của phương pháp: Khi tiếp xúc với dung dịch, bề mặt chất rắn có xu hướng giữ lại các chất tan trong dung dịch Khả năng hấp phụ của mỗi chất phụ thuộc vào bản chất, diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ, nhiệt độ, pH và bản chất của chất tan Để đánh giá lực hấp phụ người ta dựa vào năng lượng tự do, những chất có năng lượng tự do càng lớn thì càng có khả năng hấp. .. bởi hơi nước ở 10000C hoặc được xử lý hóa học với axit hay muối axit Than hoạt tính cũng được dùng để tách lượng photphat trong nước thải 1.4.4.2 Than hoạt tính cố định Zirconi Nghiên cứu sử dụng Zirconi làm vật liệu hấp phụ photphat đã được số tác giả công bố, các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng Zr xử lý ô nhiễm photphat rất có triển vọng Chun Hu cùng các cộng sự [19], đã nghiên cứu chế... nghiên cứu sử dụng bùn đỏ dạng hạt để hấp phụ photphat, sau đó rửa giải bằng NaOH ở những nồng độ khác nhau Tác giả Ying Zhao, JunWang, Zhaokun Luan, Xiang Peng, Zhen Liang, Lishi [29] đã thiết lập hệ xử lý photphat bằng bùn đỏ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ photphat đã được nghiên cứu như: pH, lượng bùn đỏ, nồng độ photphat Kết quả chỉ ra rằng khi pH đầu ra đạt 10,9 thì hiệu quả tách photphat . thấp cũng như quy trình xử lý thân thiện với môi trường. Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, trong bản luận văn này chúng tôi: Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion photphat của bùn đỏ và ứng dụng xử lý tách. NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÁCH KHỎI NGUỒN NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2011 MỤC LỤC. NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ TÁCH KHỎI NGUỒN NƯỚC Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60 44 29 LUẬN

Ngày đăng: 08/01/2015, 08:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

  • 1.1. Vấn đề ô nhiễm nước ở Việt Nam

  • 1.2. Giới thiệu chung về photphat

  • 1.2.1.Tính chất của photphat

  • 1.2.2. Một số nguồn gây nhiễm bởi các hợp chất chứa photpho [4]

  • 1.2.3. Tác hại của photphat

  • 1.3. Các phương pháp định lượng photphat

  • 1.3.1.Phương pháp khối lượng

  • 1.3.2. Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ [4]

  • 1.3.3. Phương pháp quang phổ

  • 1.3.4. Phương pháp cực phổ

  • 1.4. Các phương pháp xử lý ô nhiễm photphat

  • 1.4.1. Kết tủa photphat

  • 1.4.2 Sử dụng phương pháp sinh học [3]

  • 1.4.3. Hấp phụ và trao đổi ion

  • 1.4.4. Một số vật liệu dùng để xử lý photphat

  • 1.5. Bùn đỏ và đặc tính của bùn đỏ

  • 1.5.1. Giới thiệu về bùn đỏ

  • 1.5.2. Đặc tính của bùn đỏ

  • 1.5.3. Ứng dụng bùn đỏ trong xử lý photphat

  • CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

  • 2.1. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

  • 2.1.1. Nội dung nghiên cứu

  • 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.2. Dụng cụ và máy móc

  • 2.3. Hóa chất sử dụng

  • 2.4. Tổng hợp vật liệu:

  • CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1. Tối ưu hóa các điều kiện xác định PO4 bằng phương pháp đo quang

  • 3.1.1. Xác định bước sóng cực đại hấp thụ của phức màu

  • 3.1.2. Khảo sát độ bền của phức màu giữa PO4 3- với thuốc thử Mo(VI)

  • 3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit HCl và H2SO4 tới khả năng tạo phức màu

  • 3.1.4. Ảnh hưởng nồng độ thuốc thử Mo (VI)

  • 3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ và loại chất khử

  • 3.1.6. Ảnh hưởng của bản chất dung môi

  • 3.1.7. Ảnh hưởng của các ion lạ đến phép xác định

  • 3.1.8. Xây dựng đường chuẩn

  • 3.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ PO4 3- của bùn đỏ biến tính

  • 3.2.1. Xác định tính chất vật lý của vật liệu

  • 3.2.3. Khảo sát khả năng hấp phụ photphat của các loại vật liệu

  • 3.2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ PO4 3- của vật liệu ở điều kiện tĩnh

  • 3.2.5. Khảo sát khả năng hấp phụ PO4 3- bởi vật liệu ở điều kiện động

  • 3.3. Thử nghiệm xử lý mẫu giả và khảo sát khả năng tái sử dụng vật liệu

  • 3.4. Thử nghiệm xử lý mẫu nước chứa photphat

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan